Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 5 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.13 KB, 5 trang )

Lắng nghe tiếng lòng của con
Cha mẹ Liên ly dị đã một năm, Liên ở với mẹ, chỉ cuối tuần em mới về với cha.
Một hôm, Liên nói với mẹ:
Liên: Con nhớ ba. Suốt ngày con chỉ ở với mẹ.
Mẹ: Con nói vậy không đúng.
Liên: Con ở với mẹ suốt tuần và cuối tuần con mới được gặp ba.
Mẹ: Con cứ giở lịch mà xem. Thời gian con ở với ba cũng bằng thời gian con ở
với mẹ thôi.
Liên: Nhưng buổi chiều con không thấy ba. Con nhớ ba lắm.
Mẹ: Không đúng. Chiều thứ Bảy và Chủ Nhật nào con cũng gặp ba.
Liên: Nhưng con ở với mẹ từ thứ Hai đến thứ Sáu. Chỉ có thứ Bảy và Chủ Nhật
con mới ở với ba.
Mẹ: Vậy cả tuần con làm chuyện gì? Mẹ chỉ gặp con buổi sáng trước khi con đi
học và mấy tiếng đồng hồ buổi chiều, khi cả hai đều mệt phờ. Còn con và ba chơi
với nhau suốt ngày thứ Bảy và Chủ Nhật thì sao?
Liên không nói gì nữa, cứ ngồi lầm lì suốt buổi chiều. Mẹ không hiểu tình cảm của
Liên cũng là điều dễ hiểu. Câu Liên nói: "Con nhớ ba. Suốt ngày con chỉ ở với
mẹ" làm cho bà sốc. Thực ra, Liên không muốn xúc phạm mẹ, cháu chỉ nhớ ba,
thế thôi. Trong tình huống như vậy, ít có cha mẹ nào không cảm thấy bị xúc phạm
và mẹ Liên đã phản ứng: "Con nói vậy không đúng".
Bà cố giải thích, cố thuyết phục nhưng những lời nói lúc này không có tác dụng gì
với Liên. Liên cố nói, hy vọng mẹ sẽ hiểu. Liên chỉ cần mẹ hiểu rằng cháu rất nhớ
ba.
Trong trường hợp này, mẹ của Liên không hiểu được tình cảm của con. Nhưng
nếu bà cố lắng nghe tâm tình, thấu hiểu nhu cầu tình cảm của con thì bà sẽ giúp
Liên vượt qua cơn đau buồn và đương đầu với sự chia cách tình cảm gia đình.
Chúng ta hãy đề cập một trường hợp khác. Mẹ của Lan đã ly dị và tái giá khi Lan
tròn mười một tuổi.
Lan: Từ khi mẹ lấy chú ấy thì con không được ở một mình với mẹ. Mẹ và con
không đi chơi riêng với nhau như trước nữa.
Mẹ: Theo con thì ta phải làm thế nào?


Lan: Có thể là mỗi chiều mẹ con mình chơi trò gì đó và nói chuyện riêng với nhau
chăng?
Mẹ: Ý kiến hay đấy. Vậy chiều nào mẹ ở nhà thì mẹ con mình dành riêng nửa giờ
để nói chuyện với nhau, được chứ?
Trong khi trò chuyện, mẹ của Lan đã biết lắng nghe, khôn khéo giải quyết và thỏa
mãn nhu cầu tình cảm của con.
Trong khi trò chuyện, tâm tình với con, các cháu nhiều khi phát biểu không rõ
ràng tình cảm và nguyện vọng, cho nên cha mẹ càng phải kiên nhẫn và thông cảm
lắng nghe.
Lắng nghe trẻ
Cha mẹ gần gũi chuyện trò, hiểu được tính tình, khả năng của con sẽ giúp phụ
huynh kịp thời uốn nắn. Bạn nên thực hiện công việc này từ sớm, mỗi ngày chỉ
mất 15 phút và không khó khăn gì.
1. Tạo môi trường trò chuyện
- Nhìn ngắm con
- Chú ý tới các biểu hiện của con xem nó vui, buồn hay e ngại gì không
- Hãy yên lặng
- Dùng các biểu hiện cho thấy bạn đang lắng nghe con nói chẳng hạn như ''Mẹ/bố
hiểu. À, Ồ, Ừm ''.
- Bảy tỏ dấu hiệu khuyến khích con tiếp tục nói: ''Còn gì nữa? Kể cho mẹ/bố nữa
đi. Con thấy điều đó thế nào? Mẹ/bố hiểu ý con. Thế sau đó thì sao?''
- Lắng nghe và gọi tên những cảm xúc mà bạn thấy từ những gì con bạn bày tỏ.
''Chắc nó làm con bực lắm nhỉ. Dường như con đang rất vui."
- Sử dụng các cụm từ giải quyết vấn đề khi cần thiết. ''Con mong sẽ làm gì? Con
nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu con làm được điều con muốn."
- Đừng cho rằng lúc nào bạn cũng phải đưa ra lời khuyên hay giúp con tìm ra giải
pháp. Giá trị của việc lắng nghe chính ở việc bạn nghe con nói
- Hãy lắng nghe thay vì tranh cãi. Bày tỏ sự thông cảm, hiểu biết đồng thời giữ vị
thế của mình
- Đừng phủ nhận, xem thường hay làm cho trẻ sao lãng khỏi những cảm xúc

chúng đang bày tỏ.
2. Làm thế nào để khen ngợi trẻ?
Tác dụng của việc khen ngợi đối với cách cư xử là củng cố lòng tự trọng và hành
vi đúng đắn của trẻ. Khen ngợi làm tăng mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa cha mẹ
và con cái cũng như góp phần xây dựng lòng tự trọng của trẻ. Bạn chỉ cần dành ra
một phút để thực hiện công việc quan trọng này:
- Nhìn vào mắt con trìu mến
- Ngồi sát lại gần con
- Mỉm cười
- Khen ngợi một hành vi cụ thể: ''Con đã dọn dẹp căn phòng của mình thật tuyệt
vời."
- Nói với con bằng tình cảm trìu mến và sự thành thật
- Chạm vào con một cách âu yếm, có thể chỉ là cái vỗ nhẹ vào lưng
- Khen ngợi ngay lập tức, khi bạn nhận thấy hành vi đáng tuyên dương của con.
Chú ý:
- Lời khen phải thành thật và cụ thể
- Không làm giảm hiệu quả của việc khen bằng việc khen quá nhiều hay tỏ ra
không thành thực.


×