Làm gì với 3 tháng hè?
Lời khuyên từ các nhà giáo dục
Ða số phụ huynh thường lo lắng ngày hè của con sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc
làm của mình. Thực tế việc học hè nhiều quá không tốt, các cô giáo dạy hè cũng
có ý kiến là việc học hè chủ yếu là ôn tập và hướng dẫn vui chơi, việc học nghiêm
túc chỉ tập trung ở các em lên lớp 5 vì có thi chuyển cấp. Nếu có điều kiện cho bé
ở nhà với người lớn tuổi như ông bà nội ngoại thì rất tốt. Ðộ tuổi này, bé học được
rất nhiều nếu chúng ta biết cách hướng dẫn. Hãy tập cho bé thói quen: đọc sách
(qua việc cho bé đọc các truyện thiếu nhi); dạy thói quen ngăn nắp (lấy đồ vật gì ra
khỏi chỗ sau khi sử dụng để lại vị trí cũ); vệ sinh nhà cửa (lau bụi tủ, giường, bàn
ghế vừa tầm tay), học cách giúp đỡ cha mẹ như gấp quần áo, xếp mùng mền khi
thức dậy
Bé sẽ rất vui vì có cơ hội bày tỏ sự quan tâm đến cha mẹ, cảm thấy mình được tin
tưởng và hơn hẳn là đã trở thành người quan trọng - một thành viên trong gia đình.
Hãy tận dụng những ngày hè của bé một cách tốt nhất.
Làm người cha tốt
Làm người cha tốt có khó không?
Một người cha tốt có thể tạo ra nhiều tác động trong cuộc sống của một đứa trẻ.
Anh ta là trụ cột sức mạnh để nâng đỡ và rèn luyện con mình hình thành nhân cách.
Nhưng để là một người cha tốt, đôi lúc cũng không phải dễ dàng.
1. Cha phải là người chấp hành kỷ luật tốt. Người cha tốt dù thương con đến
đâu nhưng cũng sẽ không thỏa hiệp với những việc làm không tốt của con mình -
nhất là vi phạm những nguyên tắc sống có đạo đức.
2. Người cha cho phép con mình phạm lỗi. Một người cha tốt nhận ra rằng con
mình cũng chỉ là những người bình thường và chuyện phạm lỗi là một phần trong
quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên, người cha cũng thể hiện rõ ràng là nếu
con mình cứ lặp lại những sai phạm một cách thiếu trách nhiệm thì người cha sẽ
không tha thứ.
3. Tư tưởng cởi mở. Người cha tốt sẽ hiểu rằng mọi thứ đều thay đổi theo thời
gian và không cố gắng ép buộc con phải theo một tiêu chuẩn nào như thời của
mình. Người cha tôn trọng những giá trị và những ý kiến của con cái - nếu điều đó
không tổn hại đến gia đình và những người khác.
4. Người cha dạy con mình nhận thức đúng giá trị mọi thứ. Một người cha tốt
không bao giờ để con mình sống mãi trong sự “bao cấp” của gia đình. Tới một
thời điểm nào đó, người cha sẽ đòi hỏi con mình phải tự làm việc kiếm sống để ý
thức được giá trị của đồng tiền và tầm quan trọng của học vấn.
5. Người cha dành thời gian cho con cái. Người cha biết sẽ thú vị như thế nào
nếu cùng con mình vui đùa, xem phim hay cổ vũ con cái trong những trận thi đấu
nào đó. Người cha sẽ dành thời gian lắng nghe những đứa con mình và có những
cuộc chuyện trò vui vẻ, dễ chịu với chúng.
6. Người cha đem lại sự thông cảm. Mặc dù người cha có thể là một “fan” hâm
mộ bóng đá, nhưng nếu con trai của ông không cùng sở thích thì ông vẫn sẵn sàng
chấp nhận. Người cha có thể trung thành với những ước mơ của ông nhưng nếu
con trai ông ta có những ước mơ không như cha mình, người cha vẫn ủng hộ sự
quyết định của con và giúp con vạch ra con đường khác để đi.
7. Người cha phải biết thách thức con mình. Điều này có ý nghĩa rằng, người
cha sẽ cho chúng những tự do để đối diện và giải quyết những xung đột trong cuộc
sống của chúng.
8. Gia đình đối với người cha là vô giá. Không cần phải đắn đo, người cha sẽ
bảo vệ gia đình mình bằng bất cứ điều gì mà ông ta có thể làm được. Người cha
cũng sẵn sàng làm thêm công việc để giúp cho cuộc sống gia đình tốt hơn.
9. Tình thương của người cha luôn mênh mông - vô điều kiện. Đây là phẩm
chất cao quý nhất của một người cha tốt. Dù rằng người cha có thể thất vọng trước
những lỗi lầm của con cái, về những hy vọng dành cho chúng không thành, nhưng
người cha cũng sẽ là người mãi mãi yêu thương con mình
Làm phụ huynh gương mẫu
Muốn con mình trở thành những học sinh ngoan thì trước hết các bậc cha mẹ phải
là tấm gương để con noi theo. Dưới đây là một số quy tắc có thể giúp ích phần nào
cho các bậc phụ huynh trong cách dạy dỗ con.
Luôn tham dự các kỳ họp phụ huynh: Đây là địp để bạn gặp gỡ và trao đổi với
giáo viên về thời khóa biểu, các môn học, kỳ thi, nội quy nhà trường Do đó,
trong trường hợp đã cố gắng thu xếp nhưng vẫn không thể đến dự họp, bạn nên
gửi thư xin lỗi giáo viên và xin được gặp mặt sau ngày họp đó càng sớm càng tốt.
Hãy xem cuộc họp phụ huynh quan trọng như ở cơ quan: Nên ăn mặc gọn
gàng lịch sự, đến đúng giờ và không bồng trẻ nhỏ theo. Trước đó, bạn nên chuẩn
bị sẵn những câu hỏi về các vấn đề quan tâm, chứ đừng hỏi theo kiểu qua loa, hoặc
ngồi im một cách thụ động. Bạn cũng nên báo cho giáo viên biết về những nhu cầu
hoặc vấn đề đặc biệt của con mình, điều này sẽ rất có ích cho trẻ.
Không nên "hơi một chút" lại gọi điện thoại đến nhà riêng của giáo viên: Sau
giờ lên lớp, thầy cô cũng cần được nghỉ ngơi. Hơn nữa, ngoài những lo toan
thường ngày như tất cả mọi người, giáo viên còn phải soạn giáo án, chấm bài Do
đó, trong trường hợp thật sự cần thiết mới gọi điện thoại đến nhà riêng của họ. Đó
cũng là thể hiện sự tôn trọng của phụ huynh đối với thày cô.
Đưa đón trẻ đi học đúng giờ: Một đứa trẻ thường xuyên đi học trễ sẽ vừa bị mất
bài học, vừa dễ hình thành thói lề mề. Ngoài ra, nếu tan học đã lâu mà phụ huynh
vẫn chưa đến đón trẻ dễ bị mệt và đói, đó là chưa kể đến những nguy cơ đến từ
bên ngoài.
Không làm bài tập ở nhà giùm trẻ: Thấy con có nhiều bài tập ở nhà quá, phụ
huynh thường xót ruột và bắt tay vào làm giùm. Đó là một sai lầm, vì trẻ sẽ không
được củng cố kiến thức và có thể còn phát sinh tính ỷ lại. Ngược lại, cũng đừng
phó mặc cho chúng một mình vật lộn với cả đống bài tập. Bạn nên hướng dẫn con
làm bài chứ không nên làm sẵn cho chúng.
Đắn đo trước khi khiếu nại lên hiệu trưởng: Nếu có điều gì phiền lòng về giáo
viên, tốt nhất bạn nên trao đổi thẳng thắn với thầy cô đó và cần có thái độ điềm
tĩnh và cởi mở. Nếu vẫn không giải quyết được vấn đề thì lúc đó mới tính đến
chuyện khiếu nại lên hiệu trưởng và cần bình tĩnh và thận trọng. Nếu bạn biết lắng
nghe, thông cảm, và có thái độ hợp tác thì mọi vướng mắc có thể giải quyết dễ
dàng.