Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng Bệnh đái tháo đường (Kỳ 6) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.23 KB, 5 trang )

Bài giảng Bệnh đái tháo đường
(Kỳ 6)
TS. Đỗ Thị Minh Thìn (Bệnh học nội khoa HVQY)
4.2. Thể dục liệu pháp:
Đây là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái
tháo đường;
làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động
tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe nên tập nhẹ nhàng
vừa phải, không nên tập quá sức.
Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp,
cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường
máu.
4.3. Thuốc làm hạ đường huyết:
4.3.1. Thuốc uống hạ đường huyết:
Điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2, nếu chế độ ăn và luyện tập
thể thao mà đường huyết không về bình thường được.
* Nhóm sufonylurêa (sunfamit hạ đường huyết):
+ Cơ chế tác dụng:
- Kích thích tế bào bêta của tuyến tụy sản xuất ra insulin.
- Làm tăng nhạy cảm với insulin.
- Làm giảm đề kháng insulin.
- Giảm sự kết dính tiểu cầu hạn chế gây đông máu.
- Làm bình thường quá trình tiêu fibrin nội mạc.
- Giảm hoạt tính gốc tự do.
- Làm chậm tiến triển bệnh lý võng mạc.
+ Sunfamid hạ đường huyết thế hệ 1:
- Tolbutamide (diabetol, tolbucal, xyclamid): hấp thu nhanh qua đường
tiêu hoá, sau 30 phút có tác dụng, tác dụng đỉnh sau 4-5h, kéo dài 12h.
Viên nén hàm lượng 0,5g x 1-2g/ngày chia nhiều lần trong ngày. Nếu
đường máu trở về bình thường có thể giảm liều và duy trì 0,5- 1g/ngày.
- Chlorpropamide (diabiner, galiron, melliner ): thuốc có tác dụng


mạnh hơn tolbutamid nhưng độc tính cao hơn. Thuốc hấp thu nhanh 30’- 1h
sau khi uống và kéo dài
24h. Nên có thể cho uống một lần vào buổi sáng.
- Carbutamide:
+ Sunfamid thế hệ thứ 2:
- Glibenclamid (daonil, maninil ): viên 5 mg x 2- 4v/ngày.
- Gliclazid (diamicron, predian): viên 80 mg x 2- 3v/ngày.
- Glimepirid được coi là thuốc có tác dụng hạ đường huyết mạnh
nhất trong các sunfonylurêa (amaryl): 2 mg; 4 mg x 1- 2v/ngày, có thể tăng
liều đến khi đường máu trở về bình thường, giảm liều điều trị củng cố 1v/ngày.
Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với bigunamid hoặc insulin.
* Nhóm bigunamid:
+ Cơ chế tác dụng:
- ức chế sự tân sinh glucose ở gan.
- Tăng nhạy cảm của insulin đối với tổ chức ngoại vi.
- Tăng sử dụng glucose ở tổ chức cơ, giảm hấp thu glucose ở ruột non.
- Tăng tổng hợp glucogen, giảm tân tạo glucogen trong gan, ngoài ra
biguamid còn có tác dụng ức chế tổng hợp lipit cho nên nó làm giảm cholesterol
và triglycerid máu.
- Có tác dụng gây chán ăn nên rất tốt với bệnh nhân đái tháo đường có béo
phì.
+ Dựa theo cấu trúc hoá học có 3 nhóm biguanid khác nhau:
- Phenethylbiguanid (phenformin).
- Buthylbiguanid (buformin, silubin, adebit).
- Methyl biguanit (metformin, metforal, glucofase).
Hiện nay trên lâm sàng chủ yếu dùng methyl biguanid vì ít độc hơn 2
loại trên.
Viên metformin 500 mg hoặc 850 mg: 2- 3v/ngày. Liều tối đa có
thể dùng 2500mg/ngày, có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp với sulfonylurêa
hoặc insulin.

+ Tác dụng phụ:
- Chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá.
- Nhiễm toan axit lactic do điều trị liều cao kéo dài biguamid sẽ dẫn đến
phân hủy quá nhiều glucogen do đó axit lactic sẽ được tạo nên nhiều hơn.

×