Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Cách tính khấu hao tài sản cố định & phương pháp Kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.18 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng Tài Sản Cố Định (TSCĐ)
là một đòi hỏi thiết yếu đối với mọi Doanh Nghiệp nhằm tối đa hoá lợi
nhuận, tối đa hoá giá trị Doanh Nghiệp. Trong điều kiện hiện nay khi mà
khoa học kỹ thuật và công nghệ trở thành một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp có
tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp , thì
Doanh nghiệp nào sử dụng TSCĐ có hàm lượng khoa học kỹ thuật càng cao
thì càng có điều kiện để thành công.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần, phần giá trị hao mòn
này được chuyển dần vào giá trị Sản Phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu
hao. Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và
giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong
quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.
Về phương diện kinh tế , khấu hao cho phép Doanh nghiệp phản ánh
được giá trị thực của tài sản, đồng thời làm giảm lãi ròng của Danh nghiệp,
về phương diện tài chính, khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho
doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ , về phương diện
thuế khoá, khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi tức chịu thuế,
tức là được trừ vào chi phí kinh doanh hợp lệ, và phương diện kế toán , khấu
hao là sự ghi nhận giảm giá của TSCĐ.
Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo những phương pháp khác
nhau.Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quyết
định của Nhà Nước về chế độ quản lý tổ chức đối với doanh nghiệp và yêu
cầu quản lý của doanh nghiệp ,phương pháp khấu hao được lựa chọn phải
bảo đảm thu hồi vốn nhanh ,đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi
phí của doanh nghiệp.
1
Xác định rõ tầm quan trọng của việc trính khấu hao và phương pháp
kế toán khấu hao TSCĐ trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ ở doanh
nghiệp. Em quyết định chọn đề tài :” Bàn về cách tính khấu hao TSCĐ và
phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành trong các


doanh nghiệp”.
Hy vọng với sự nỗ lực hết mình của em cùng với sự hướng dẫn nhiệt
tình của thầy giáo Trần Quý Liên , đề án này sẽ góp phần hoàn thiện hiểu
biết của em về vấn đề khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ.
2
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHẤU HAO TSCĐ
1. Khái niệm về khấu hao TSCĐ
- Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống
nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng
của tài sản cố định.
- Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài
sản cố định do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên,
do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
- Kế toán khấu hao là một hệ thống kế toán nhằm phân bổ giá hoặc giá trị
cơ bản khác của một tài sản đầu tư hữu hình, trừ đi giá trị phế liệu (nếu có)
trong một thời hạn sử dụng của một thiết bị (mà có thể là của một nhóm các tài
sản) theo một phương thức hệ thống hợp lý.
Như vậy , khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị
TSCĐ đã hao mòn. Hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị
và giá trị sử dụng của TSCĐ ; còn mục đích của trích khấu hao TSCĐ là biện
pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư
hỏng.Khấu hao là một loại chi phí đặc biệt, khác với các loại chi phí khác ở chỗ
nó không liên quan đến chi phí tiền mặt .Bút toán kép đối với khấu hao không
ảnh hưởng gì tới tài sản lưu động và các khoản phải trả .Trong sổ sách kế toán,
các chi phí khác làm giảm tiền mặt còn chi phí khấu hao làm giảm gía trị tài sản
ghi trong sổ sách. Bởi vậy, khấu hao còn được gọi là khoản chi phí “phi tiền
tệ”.
2. Tại sao phải trích khấu hao TSCĐ
Chúng ta có thể đưa ra bốn lý do chủ yếu đó là:

3
-Hao mòn vật chất
-Tác nhân kinh tế
-Tác nhân thời gian
-Sự hao cạn
SỰ HAO MÒN VẬT CHẤT :Sau nhiều năm sử dụng ,nhà cửa, mắy móc, xe cộ
và các trang thiết bị nội thất đều sẽ hư hỏng dần đến ngày nào đó không còn
dùng được nữa. Các yếu tố tự nhiên cũng như sự thiếu chăm sóc của con người
có thể làm cho đồ đạc , đất đai bị ăn mòn, gỉ sét hay bị mục nát dần.
TÁC NHÂN KINH TẾ: Tác nhân kinh tế cũng là một trong những yếu tố làm
cho tài sản có thể bị thải hồi sau một thời gian sử dụng.
Sự lỗi thời: Một thí dụ cho sự lỗi thời là những chiếc máy bay cánh quạt tuy
máy móc vẫn hoạt động tốt nhưng đã trở thành lạc hậu khi những phi cơ phản
lực ra đời, Chúng bị loại khỏi những đương bay lớn mặc dù vẫn có thể sử dụng
trong nhiều năm nữa.
Sự bất tương xứng: Sự bất tương xứng xẩy ra khi một tài sản không được sử
dụng đến nữa do quy mô của công ty phát triển và biến đổi . Thí dụ một chiếc
phà nhỏ do một hãng vận hành ở một khu nghỉ mát trên bờ biển sẽ trở nên
không phù hợp nữa khi khu nghỉ mát đó đông khách hơn. Lúc đó người ta nhận
thấy việc sử dụng một cái phà lớn sẽ có hiệu quả kinh tế hơn. Do vậy , chiếc
phà nhỏ không còn được sử dụng nữa.
TÁC NHÂN THỜI GIAN: Rõ ràng là thời gian có liên quan tới việc hư hỏng,
hao mòn hay lỗi thời và bất tương xứng của TSCĐ . Tuy nhiên có những loại
TSCĐ mà thời gian lại tác động tới một cách khác.
Thí dụ bạn thuê một ngôi nhà trong vòng mười năm. khi thời hạn kết thúc thì
thời gian thuê nhà không còn hiệu lực tức là số tiền bạn trả cho toà nhà đó
không còn giá trị nữa. Tương tự khi bạn mua một bằng phát minh với toàn
quyền sử dụng thì chỉ mình bạn mới có quyền sản xuất mặt hàng do bằng phát
4
minh đó sáng chế .Nhưng khi thời hạn của bằng phát minh này kết thúc thì bạn

không còn được toàn quyền sử dụng nữa.
SỰ HAO CẠN: Những tài sản thường được xếp vào loại bị hao cạn là các
nguồn tài nguyên thiên nhiên như mỏ quặng vỉa đá quý và giếng dầu. Trong quá
trình bị khai thác , những nguồn tài nguyên này sẽ bị cạn dần .Vì vậy ,Đối với
các tài sản này ,người ta còn tính dự trù số hao cạn.
Từ những điều phân tích trên , ta có thể chia ra hai loại hao mòn đó là:
-Hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ
xát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình của TSCĐ có thể
diễn ra hai dạng dưới đây:
+ Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xẩy ra trong quá trình sử dụng .
+ Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm, hơi nước, không khí...)
không phụ thuộc vào việc sử dụng.
Do có sự hao mòn hưũ hình nên TSCĐ mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc
ban đầu , cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác.
-Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học -kỹ
thuật.
Nhờ tiến bộ của khoa học-kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất ra càng ngày càng có
nhiều tính năng với năng suất cao hơn và với chi phí ít hơn.
Như vậy, một đặc điểm vô hình của TSCĐ là đến một lúc chúng sẽ không
còn hữu ích nữa do bị xuống cấp hoặc mất tính năng sử dụng do bị lạc hậu. Vì
những tài sản đó có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận thu được và đến các số liệu
trên sổ kế toán , việc xem xét một cách đúng đắn những đặc điểm này là điều cốt
lõi trong khi lập báo cáo tài chính của một công ty. Nhìn chung việc xử lý chúng
có liên quan đến khấu hao.
3. Sự cần thiết phải trích khấu hao một cách hợp lý
Trước hết, khấu hao về cốt lõi là một quá trình phân bổ giá trị, chứ không
phải là quá trình đánh giá ,tái đánh giá TSCĐ theo “giá trị” hiện hành của
5
chúng. Trong thực tiễn kế toán khấu hao không tập trung vào việc đo mức
giảm giá trị của một TSCĐ. Thay vì đó ,khấu hao là một quá trình theo đó gía

trị của một TSCĐ được phân bổ một cách hợp lỷtong thời hạn sử dụng TSCĐ
đó . tính hợp lý của điều đó được diễn giải như sau.
Các phương pháp hợp lý cần được sử dụng để khấu trừ dần giá của TSCĐ
trong quá trình thời hạn sử dụng của chúng giảm dần. Nếu thời hạn của một tài
khoá kế toán dài hơn hoặc ít nhất bằng thời gian sử dụng của TSCĐ thì sẽ
không nảy sinh sự cần thiết phải tính giá khấu hao. Nhưng do tài khoá kế toán
thường là một thời hạn ngắn (một năm) mỗi tài khoá kế toán phải được tính giá
theo phần tỷ lệ giá trị của TSCĐ sao cho giá tài sản được phân bổ hợp lý và
được coi như một khoản phí tổn trong mỗi tài khoá kế toán trong suốt thời gian
sử dụng tài sản. Về bản chất, giá trị của mỗi tài sản là một khoản phí tổn được
trả trước cho một thời hạn dài và sau đó ta cần dựa vào một phương pháp hợp
lý để phân bổ lại phí tổn đó trong suốt thời gian sử dụng tài sản sao cho số phí
tổn được cân đối với lợi nhuận trong từng thời hạn .
Hai là, việc xác định giá trị của một TSCĐ để tính thành một khoá phí tổn
(khấu hao) trong từng tài khoá kế toán phụ thuộc vào ba yếu tố :(1) giá (2) giá
trị phế liệu và (3) thời hạn sử dụng ước tính. Việc bàn luận những yếu tố mà
cần được xem xét khi ta phải ra các quyết định liên quan tới từng yếu tố là một
phần quan trọng của quan niệm khấu hao .
4. Những yếu tố liên quan đến trích khấu hao TSCĐ
4.1. Nguyên giá
Thuật ngữ “Nguyên giá” ở đây được dùng để chỉ tổng chi phí thực tế bỏ
ra để mua sắm và đưa một TSCĐ vào hoạt động . Theo định nghĩa đó, ngoài
giá phải trả cho người bán những khoản chi phí như vận chuyển, lắp đặt và
các phụ phí khác cũng cần được tính . Trong trường hợp công ty tự mình tạo
ra TSCĐ , thì giá của tài sản đó sẽ bao gồm giá vật liệu cọng với giá nhân
công và một phần hợp tý các chi phí gián tiếp mà không dễ dàng tính toán
6
một cách chính xác. Trong một số hoàn cảnh nhất định giá trị của TSCĐ
được xác định trên một cơ sở khác, tức là trên cơ sở giá thị trường tại thời
điểm mua. Ví dụ , đất đai nhà xưởng được biếu không cho một công ty để

khuyến khích công ty này xây dựng một nhà máy ở một thời điểm nào đó.
Có thể nhận thấy “Nguyên giá” không phải lúc nào cũng dễ xác định, và xác
định nó một cách chính xác lại càng khó. Tuy nhiên, việc xác định giá cần
được thực hiện theo phương thức càng hợp lý càng tốt.
4.2. Giá trị phế liệu
Số lượng khấu hao là mức chênh lệch giữa giá và giá trị phế liệu của tài
sản. Giá trị phế liệu là số tiền ước tính thu được do bán lại TSCĐ hoặc xử lý
tài sản theo một cách khác ở cuối thời hạn sử dụng của tài sản đó. Mặc dù
giá trị phế liệu chỉ có thể được xác định một cách chính xác ở thời điểm sau
này, giá trị này cũng cần được xác định ước tính ở thời điểm mua tậu
TSCĐ.Tuỳ thuộc vào bản chất và hoàn cảnh số tiền thu được do bán phế liệu
có thể rất nhỏ (bằng không) hoặc đáng kể (tác động của các thay đổi về công
nghệ, mẫu mã ). Kinh nghiệm và khả năng xét đoán chính là cơ sở quan
trọng cho việc ước tính giá trị phế liệu . Một khái niệm nữa là khái niệm về
giá trị phế liệu ròng (bằng giá trị phế liệu trừ đi chi phí ước tính cho việc di
chuyển, tháo dỡ tài sản). Dù theo phương thức nào , công ty phải nhất quán
sử dụng phương thức đó để xác định khấu hao.
4.3. Thời hạn sử dụng
Yếu tố thứ ba cần xác định trước để phân bổ các chi phí khấu hao một
cách hợp lý là ước tính thời gian sử dụng của tài sản. Thời hạn sử dụng ước
tính là khoảng thời gian mà tài sản được coi là mang lại lợi ích cho các hoạt
động kinh doanh của công ty. Thời hạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao
gồm sửa chữa, bảo dưỡng, hao mòn trong quá trình hoạt động , điều kiện khí
hậu và các điều kiện tại chỗ, kỹ năng vận hành của con người những biến
đổi về kinh tế , những phát minh và sự lỗi thời tất yếu. Như vậy thời hạn sử
7
dụng ước tính của cùng một tài sản có thể khác nhau tuỳ thuộc vào từng
công ty. Hơn nữa, nó còn là vấn đề của sự suy xét và cần được xác định dựa
trên kinh nghiệm và các thông tin liên quan khác. Nếu cần thiết thời gian sử
dụng của một tài sản có thể được xem xét lại một cách định kỳ.

Như vậy , rõ ràng là dựa vào ba yếu tố nói trên ta cũng không thể xác
định chính xác thời hạn sử dụng của một tài sản tại thời điểm mua tậu nó.
Theo các mức độ khác, việc xác định chúng là vấn đề suy đoán , kinh
nghiệm, các yếu tố thực tế và sự suy xét có cơ sở.
5. Các loại TSCĐ được sử dụng để trích khấu hao và không được
trích khấu hao
Theo điều 20 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Về ban hành Chế
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” ngày 30-12-1999 ta có:
5.1. Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh
doanh đều phải trích khấu hao, mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch
toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
5.2. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì
không phải trích khấu hao, bao gồm:
- Tài sản cố định không cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định của Hội
đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc cơ quan quyết
định thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản
trị) cho phép doanh nghiệp được đưa vào cất giữ, bảo quản, điều động cho
doanh nghiệp khác.
- Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ,
giữ hộ.
- Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như
nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,...
8
- Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường
xá,... mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các tài sản cố định trên đây
như đối với các tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh và tính mức
hao mòn của các tài sản cố định này (nếu có); mức hao mòn hàng năm được

xác định bằng cách lấy nguyên giá chia (:) cho thời gian sử dụng của tài sản cố
định xác định theo quy định tại khoản 1, Điều 18 của Chế độ Quản lý, sử dụng
và trích khấu hao TSCĐ- Bộ Tài Chính ban hành ngày 30-12-1999.
Nếu các tài sản cố định này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong
thời gian tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực
hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền khấu
hao được phân bổ theo nguồn gốc tài sản cố định.
5.3. Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản
cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp
phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại...
và xử lý tổn thất theo các quy định hiện hành.
Đối với những tài sản cố định đang chờ quyết định thanh lý, tính từ thời
điểm tài sản cố định ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
thôi trích khấu hao theo các quy định trong chế độ này.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ
Như chúng ta đã biết, cũng như phí tổn, khấu hao cần được dàn trải một
cách hợp lý trong suốt thời gian sử dụng của một TSCĐ. Điều đó có nghĩa , nó
là các phương pháp phân bổ các chi phí . Chính vì vậy, việc bàn luận về các
phương pháp khấu hao sẽ cung cấp thông tin cơ sở, giúp cho các nhà quản lý
9
lựa chọn một phương pháp thích hợp tuỳ theo hoàn cảnh thực tế của mỗi trường
hợp. Chúng ta có thể chia các phương pháp khấu hao ra làm hai loại :
1.a. Phương pháp đường thẳng
b. Phương pháp đơn vị sản phẩm
2. Các phương pháp khấu hao nhanh bao gồm :
a. Phương pháp cân đối giảm dần
b. Phương pháp số của tổng số năm
1.a. Phương pháp đường thẳng
Giả định cơ bản của phương pháp đường thẳng (SL) là quá trình khấu hao

là một hàm số của thời gian . Như vậy phí tổn khấu hao được phân bổ đồng đều
cho mỗi năm trong thời hạn sử dụng của một TSCĐ. Nói cách khác, phương
pháp đường thẳng tạo ra mức khấu hao thống nhất cho mỗi năm trong cả thời
hạn sử dụng của TSCĐ. Ta có thể xác định khấu hao năm bằng cách lấy số tiền
cần khấu hao (phí tổn ) trừ đi giá trị phế liệu sau Đó chia cho số năm của thời
hạn sử dụng ước tính . Ta có thể biểu diễn cách tính trên bằng công thức :
Khấu hao năm Số tiền phải khấu hao - Giá trị phế liệu
Thời hạn sử dụng(số năm)

Ngoài ra thời hạn sử dụng có thể được thể hiện bằng tỷ lệ pgần trăm thay vì
bằng số năm . Nếu thời hạn sử dụng của một tài sản cố định là 5 năm, thì ta có
thể tính được khấu hao năm bằng cách hoặc chia phí tổn khấu hao trừ đi giá trị
phế liệu cho 5 hoặc tính số phần trăm, tức là 20%(=100:5).
Những ưu điểm của phương pháp đường thắng (SL) là tương đối đơn giản
trong tính toán và dễ hiểu. Tuy nhiên , nó cũng có những hạn chế nghiêm trọng.
Trước hết, phương pháp này không hợp lý, vì nó dựa trên giả định là khấu hao
liên quan tới thời gian, cho nên cách tính này chỉ phù hợp khi tài sản được sử
dụng với cường độ đồng đều . Nhưng cường độ sử dụng tài sản có thể rất
10
không đồng đều và như vậy năng suất của nó cũng biến đổi. Ví dụ , một xe tải
có thể được sử dụng để chạy 40.000 km trong một năm nhưng lại để chạy
10.000 km trong một năm khác. Trong những trường hợp mà cường độ sử dụng
một TSCĐ biến đổi mạnh theo thời gian, thì phương pháp đường thẳng có thể
không hiện thực và hợp lý. Hơn nữa, phương pháp đường thẳng thường dẫn
đến chi phí vận hành quá cao liên quan đến sửa chữa bảo dưỡng và khấu hao ở
các năm cuối của thời hạn sử dụng một TSCĐ. Sở dĩ như vậy là vì ở những
năm sau hiệu suất sử dụng của các tài sản giảm đi dẫn tới những chi phí lớn
hơn về sửa chữa và bảo dưỡng và đối chiếu với lượng khấu hao không đổi, tổng
chi phí vận hành sẽ tăng lên nhiều. Nói tóm lại phương pháp đường thẳng
không cân đối giữa chi phí với hiệu quả vận hành của một tài sản.


1.b. Phương pháp đơn vị sản phẩm
Phương pháp này phần nào khắc phục được yếu điểm của phương pháp
đường thẳng ở chỗ là nó cân đối được số khấu hao năm với mức độ sử dụng tài
sản trong mỗi giai đoạn .Theo phương pháp này, khấu hao được tính theo tỷ lệ
thuận với mức độ hoạt động của mỗi tài sản cụ thể .Tiêu chuẩn để xác định
khấu hao ở đây không phải là số lượng thời gian mà là cường độ sử dụng trong
một thời hạn cụ thể . Mức độ sử dụng có thể được tính một trong hai cách (1)
số lượng giờ vận hành ước tính và (2) số lượng đơn vị sản phẩm tạo ra. Khấu
hao theo đơn vị sản phẩm được tính bằng cách chia thời hạn hoạt động của tài
sản cố định ( được thể hiện bằng số đơn vị sản phẩm) cho giá mua tài sản trừ đi
giá phế liệu dự đoán của tài sản đó .
Ưu điển của phương pháp này là giá của tài sản được phân bổ thành các
khoản chi phí tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng. Phương pháp này có thể áp dụng
khi ta dễ dàng tính được sản lượng vật chất của tài sản trong mỗi tài khoá kế
toán và khi ta ước tính được một cách khá chính xác tổng sản lượng vật chất do
tài sản đó tạo ra trong thời hạn sử dụng tài sản đó .
11
Phương pháp khấu hao theo đơn vị sản lượng còn có thể được áp dụng
trong các trường hợp liên quan tới kinh doanh phát triển một số loại tài nguyên
thiên nhiên ,ví dụ như ngành công nghiệp khai thác .Phương pháp này còn áp
dụng cho việc khấu hao các loại xe vận tải, máy bay...
2. Các phương pháp khấu hao nhanh
Các phương pháp khấu hao nhanh khác với các phương pháp khấu hao
trên ở chỗ những phương pháp khấu hao nhanh dự trù những khoản khấu hao
lớn ở những năm đầu của thời hạn sử dụng của tài sản và giảm đều dần ở
những năm sau. Có hai lý lẽ đưa ra nhằm biện hộ cho các phương pháp khấu
hao nhanh. Trước hết ở một số ngành kinh doanh, ví dụ như ô tô, trong đó theo
thời gian, các chi phí sửa chữa và bảo dưỡng tăng dần ,việc tính khấu hao ở
những năm đầu thấp hơn ở các năm sau sẽ tạo ra được một khối lượng đồng

đều các chi phí vận hành bao gồm khấu hao, bảo dưỡng và sửa chữa đối với
từng năm của thời hạn sử dụng tài sản. Hai là, có những loại tài sản mà khả
năng mang lại lợi ích của nó là chắc chắn hơn ở những năm đầu so với những
năm sau của thời hạn sử dụng .Trong những trường hợp như vậy dự trữ khấu
hao lớn ở những năm đầu có thể tao ra một sự phân bổ giá trị tài sản hợp lý
hơn.
Các phương pháp khấu hao nhanh bao gồm :
a. Phương pháp cân đối giảm dần
b. Phương pháp số của tổng số năm
2.a. Phương pháp cân đối giảm dần
Theo phương pháp này, một tỷ lệ cố định được áp dụng vào giá (chứ
không phải giá trừ đi giá trị phế liệu) của năm thứ nhất để xác định chi phí khấu
hao cho một thời hạn. ở các thời hạn tiếp theo, chi phí khấu hao cũng được tính
toán dựa trên tỷ lệ như vậy cho phần còn lại (giá trừ đi chi phí khấu háo tích luỹ
đến thời điểm đó) của tài sản. Tỷ lệ này được biểu diễn theo công thức sau:
12

×