Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH CẦU THẬN MẠN (Kỳ 1) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.76 KB, 5 trang )

BỆNH CẦU THẬN MẠN
(Kỳ 1)


I. ĐỊNH NGHĨA
Bệnh cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương cầu thận, tiến triển từ từ,
kéo dài nhiều năm. Các triệu chứng đặc trưng là phù, huyết áp cao, protein niệu,
hồng cầu niệu, nhưng cũng có thể chỉ có protein và hồng cầu niệu đơn độc.
Cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận mạn ngày càng nặng dần. Do có nhiều
nguyên nhân và tổn thương giải phẫu bệnh học cũng khác nhau nên hiện nay nhiều
tác giả đề nghị gọi là “hội chứng cầu thận mạn”.
II. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân khởi đầu của viêm cầu thận mạn có thể là:
- Sau viêm cầu thận cấp.
- Sau viêm cầu thận có hội chứng thận hư.
- Sau các bệnh hệ thống (Lupus …) hoặc chuyển hóa (đái tháo đường)…
- Sau các bệnh di truyền (hội chứng Alport …).
- Không rõ nguyên nhân khởi đầu: bệnh nhân đến trong tình trạng viêm cầu
thận mạn rõ, thậm chí giai đoạn muộn mà không thấy có tiền sử bệnh viêm cầu
thận.
III. TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC
Ở giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ, sinh thiết thận có thể cho
biết các thể tổn thương mô bệnh học:
- Viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa.
- Viêm cầu thận màng.
- Viêm cầu thận màng tăng sinh.
- Viêm cầu thận ổ, mảnh.
- Xơ hóa cầu thận ổ.
- Viêm cầu thận IgA (bệnh Berger).
IV. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1. Lâm sàng:


- Phù: nhẹ, trung bình hoặc nặng, tái phát nhiều lần.
- Đái ít: lượng nước tiểu thay đổi tùy từng bệnh nhân và từng giai đoạn
bệnh.
Viêm cầu thận mạn ở giai đoạn càng tiến triển thì tình trạng thiểu niệu càng
rõ.
- Cao huyết áp: Ở giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ tỷ lệ bệnh
nhân cao huyết áp thấp. Ở suy thận giai đoạn III, IV tỷ lệ bệnh nhân có cao huyết
áp > 80%.
- Thiếu máu: Khi chưa có suy thận, không có thiếu máu hoặc chỉ thiếu máu
nhẹ. Khi có suy thận, thiếu máu xuất hiện và ngày càng nặng dần, đôi khi liên
quan chặt chẽ với các giai đoạn suy thận.
- Các triệu chứng biểu hiện hội chứng urê máu cao: (khi đã có suy thận rõ).
Nôn, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, các biểu hiện tim mạch, thần kinh, các
biểu hiện lâm sàng của toan máu (thở sâu, rối loạn nhịp thở) và nặng nhất là hôn
mê do urê máu cao.
2. Cận lâm sàng:
- Protein niệu: Thường rõ. Khi protein niệu ≥ 3,5 g/24giờ là có hội chứng
thận hư đi kèm. Tuy nhiên, khi suy thận đã đến giai đoạn nặng thì protein niệu
thường < 1 g/24giờ.
- Hồng cầu niệu: Hay gặp đái máu vi thể, ít khi có đái máu đại thể. Khi có
đái máu đại thể tái phát nhiều lần trên lâm sàng thì thường là biểu hiện của bệnh
cầu thận IgA.
- Trụ niệu: Bao gồm trụ hồng cầu, trụ hạt. Tuy nhiên không phải trụ niệu
lúc nào cũng có.
- Urê, creatinin, acid uric máu tăng, mức lọc cầu thận giảm khi có suy thận.
- Điện giải:
. K
+
máu thường tăng khi có suy thận.
. Ca

++
máu giảm ở suy thận cuối giai đoạn II trở đi.
. Na
+
máu thường giảm do phù và ăn nhạt.
. Hồng cầu, huyết sắc tố giảm khi có suy thận.
- Siêu âm thận: Kích thước thận bình thường khi chưa có suy thận. Thận teo
nhỏ đều 2 bên khi có suy thận. Mức độ teo nhỏ tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển
của suy thận và tùy theo nguyên nhân khởi đầu.
- X quang: Bóng thận teo nhỏ, đều ở hai bên ở giai đoạn đã suy thận. Khi
chưa có suy thận, nếu chụp UIV sẽ thấy hình ảnh đài bể thận bình thường.
- Sinh thiết thận: Trong giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ độ I,
II có thể tiến hành sinh thiết thận. Qua sinh thiết thận, sẽ cho biết loại tổn thương
mô bệnh học.

×