Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Suy thận mạn (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205 KB, 5 trang )

Suy thận mạn
(Kỳ 1)
TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY)
1. Định nghĩa.
Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận-tiết niệu mạn tính
làm chức năng thận giảm sút dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận
bị tổn thương và mất chức năng không hồi phục. Suy thận mạn gây ra mức lọc
cầu thận giảm, urê và creatinin máu tăng, rối loạn cân bằng nước-điện giải, rối
loạn cân bằng kiềm-toan và rối loạn các chức năng nội tiết khác của thận.
Trong quá trình tiến triển của suy thận mạn có từng đợt nặng lên và cuối
cùng dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, lúc này hai thận mất chức năng hoàn
toàn, đòi hỏi phải điều trị thay thế thận.
2. Nguyên nhân.
+ Bệnh cầu thận: chiếm tỉ lệ 40% số bệnh nhân suy thận mạn, thường
khởi đầu bằng các bệnh:
- Viêm cầu thận cấp.
- Hội chứng thận hư.
- Viêm cầu thận mạn.
- Viêm cầu thận do bệnh hệ thống: luput ban đỏ hệ thống, Scholein-
Henoch.
- Bệnh cầu thận do chuyển hoá: bệnh cầu thận do đái tháo đường, bệnh
thận nhiễm bột.
+ Bệnh ống-kẽ thận mạn:
- Bệnh ống-kẽ thận do nhiễm khuẩn: viêm thận-bể thận mạn (chiếm tỉ lệ
khoảng 30% số bệnh nhân suy thận mạn).
- Bệnh ống-kẽ thận không do nhiễm khuẩn: viêm thận kẽ do uống kéo
dài thuốc giảm đau gốc phenaxetin, các thuốc thuộc nhóm non-steroid khác;
viêm thận kẽ do các tinh thể axít uric, do tăng canxi máu
+ Bệnh mạch máu thận: chiếm tỉ lệ 5% số bệnh nhân suy thận mạn.
- Xơ mạch thận lành tính hoặc ác tính do tăng huyết áp.
- Viêm nút quanh động mạch.


- Tắc tĩnh mạch thận hoặc tắc động mạch thận.
+ Bệnh thận bẩm sinh và di truyền:
- Bệnh thận đa nang.
- Loạn sản thận.
- Hội chứng Alport.
3. Cơ chế sinh lý bệnh.
3.1. Thuyết nephron nguyên vẹn:
Để giải thích cơ chế sinh bệnh học của suy thận mạn đã có nhiều giả
thuyết đưa ra, nhưng cho đến nay thuyết “nephron nguyên vẹn” do Bricker đề
xuất và chứng minh được
đa số các tác giả thừa nhận. Nội dung của thuyết “nephron nguyên
vẹn” của Bricker được tóm tắt như sau:
Trong đa số các trường hợp bệnh thận mạn tính, có tổn thương quan
trọng số lượng nephron, thì chức năng còn lại của thận là do các nephron được
coi như bình thường đóng góp. Chức năng của tập hợp các nephron còn lại
được gọi là nguyên vẹn khi nó có đặc điểm:
- Tương đối đồng nhất về mặt chức năng, kể cả chức năng cầu thận và
ống thận.
- Có khả năng đáp ứng về mặt chức năng, kể cả chức năng cầu thận cũng
như ống thận.
- Khi bệnh tiến triển thì số lượng nephron này cũng giảm dần.
Theo thuyết “nephron nguyên vẹn” thì chức năng của thận suy được
đóng góp bởi các nephron còn nguyên vẹn hoặc gần nguyên vẹn. Các nephron
còn tham gia chức năng vẫn còn tương đối đồng nhất về mặt chức năng của cả
cầu thận và ống thận. Không thể có nephron “không cầu” hoặc nephron
“không ống” tham gia vào chức năng thận. Các nephron còn chức năng này
phải gia tăng cả về cấu trúc và hoạt động chức năng để bù đắp cho sự giảm sút
số lượng nephron. Khi số lượng nephron còn chức năng giảm đến một mức nào
đó thì chúng không còn đủ khả năng đảm bảo chức năng của thận, sẽ làm xuất
hiện các triệu chứng của suy thận mạn. Số lượng nephron chức năng tiếp tục bị

giảm dần do tiến triển của bệnh, làm mức lọc cầu thận giảm dần tương ứng cho
tới suy thận giai đoạn cuối. Thuyết “nephron nguyên vẹn” đã trở thành cơ sở lý
luận về mặt sinh bệnh học của suy thận mạn.
Người ta thấy rằng, khi số lượng nephron chức năng giảm 75% thì mức
lọc cầu thận giảm 50% so với mức bình thường, lúc này mới bắt đầu xuất hiện
các triệu chứng của suy thận mạn. Quá trình tiến triển của bệnh từ khi có bệnh
thận đến khi suy thận giai đoạn cuối trung bình là 10 năm, cũng có thể chỉ 5
năm hoặc sau 20 năm. Suy thận tiến triển nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nguyên
nhân và các đợt tiến triển nặng lên của bệnh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×