Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH HỌC DỊCH KÍNH (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.68 KB, 5 trang )

BỆNH HỌC DỊCH KÍNH
(Kỳ 2)
III. CÁC RỐI LOẠN BỆNH LÝ CỦA DỊCH KÍNH
3.1. Chớp sáng:
Là dấu hiệu bất thường của mối quan hệ võng mạc - dịch kính. Bệnh nhân
cảm giác rất rõ những chấm sáng, vạch sáng hoặc chớp sáng và có thể định khu
chúng ở những góc phần tư nhất định trong thị trường. Tia sáng ít khi tồn tại kéo
dài hơn một phần của giây. Nó thường xuất hiện sau vài phút rồi lại mất đi sau vài
giờ, vài ngày thậm chí vài tuần. Triệu chứng này được thấy rõ khi vận nhãn, khi
thiếu ánh sáng hoặc khi tối hẳn. Dấu hiệu này có thể xảy ra đồng thời ở cả hai mắt
nhưng đại đa số là xuất hiện riêng rẽ cách nhau vài ngày đến vài năm.
Chớp sáng là biểu hiện củạ sự nhận biết ở não bộ một kích thích ở võng
mạc cảm thụ do sự bất thuờng của dịch kính. Nó hay kết hợp giữa một hiện tượng
xẹp và bong của dịch kính trong quá trình đông đặc với sự co kéo của dịch kính
lên võng mạc
Cần chẩn đoán phân biệt chớp sáng với những ám điểm nhấp nháy, migrain
- loại này có đặc điểm là đối xứng hai bên, rung động ở cả hai mắt, hình thể đoán
truớc được và tăng tiến kèm theo nôn và đau đầu.
3.2. Đục dịch kính (floates).
Những mảng đục, chấm đục trôi nổi trong dịch kính sẽ tạo nên những điểm
khuyết tương ứng trên thị trường của người bệnh. Sự xuất hiện của triệu chứng có
thể từ từ hoặc cấp tính ở một hoặc hai mắt. Bệnh nhân thưòng kể về một hay nhiều
chấm đen di động trước mắt, hình thể không nhất định có thể là một chấm, một
mảnh, mẩu hoặc hình vòng đen những chấm đen tiếp tục chuyển động ngay cả
khi mà nhãn cầu đã dừng lại, vì thế mà chúng có tên là floaters.
Đục dịch kính đa số do chảy máu mức độ ít trong dịch kính từ những vết
rách võng mạc hoặc ở những bệnh gây chảy máu võng mạc như đái tháo đường,
cao huyết áp, bạch cầu cấp, bạch cầu mãn, tắc nhánh nhỏ võng mạc, bệnh Eales,
bệnh Coats, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bán cấp (osler)… Máu chảy mới
thường được nhìn thấy như những vạch đen hoặc hình mạng nhện và muộn hơn thì
tản ra thành những chấm tròn nhỏ .


Những tế bào bạch cầu thâm nhập vào dịch kính trong viêm vùng pas plana
có thể là yếu tố gây nên những chấm nhỏ li ti ở trước mắt.
Đục dịch kính do sắc tố thường là hậu quả của những rách đứt võng mạc
dẫn tới bong võng mạc nhưng chưa bong tới vùng hoàng điểm.
Không nên coi những dấu hiệu đục dịch kính của bệnh nhân kể là sự tưởng
tượng hoặc kết luận ngay là vô hại. Khám cẩn thận dịch kính và võng mạc là điều
cần thiết để xác dịnh nguồn gốc, định loại chất gây đục dịch kính để có cách xử trí
thích hợp. Khi đã khám rất kỹ mà chưa thấy rõ căn nguyên thì bệnh nhân mới có
thể yên lòng rằng bệnh không đáng lo ngại.
3.3. Nhuyễn thể lấp lánh (Asteroid hyalosis):
Là trạng thái bệnh lý ít gặp, nó xảy ra trên những mắt khỏe mạnh của người
già và ở một mắt nhiều gấp 3 lần hơn là xảy ra ở cả hai mắt. Hàng trăm chấm tròn
nhỏ màu vàng cấu tạo bởi xà phòng canxi (canxium soaps) ở trong dịch kính .
Chúng chuyển động khi mắt chuyển động nhưng thường trở lại vị trí ban đầu bởi
vì chúng dính vào những sợi dịch kính. Những chấm này không liên hệ gì với
bệnh toàn thân cũng như các bệnh mắt khác. Chúng không ảnh hưỏng gì hoặc rất ít
ảnh hưởng tới thị lực nhưng lại phản xạ ánh sáng đèn khám rất rõ. Nếu những
chấm sao quá nhiều thì đáy mắt soi không rõ
3.4. Xẹp dịch kính cấp tínhvà rách võng mạc:
Dịch kính được bao bọc bởi võng mạc, đĩa thị, pas plana và thể thuỷ tinh.
Bình thường, dịch kính lấp đầy khoang này và dính vào pas plana cạnh oraserrata,
vào thể thuỷ tinh, quanh đĩa thị và một số điểm vào võng mạc.
Tất cả các dạng gel - kể cả dịch kính đều có sự thoái hoá theo thời gian kiểu
hoá lỏng (syneriesis) hoặc đông đặc liên quan tới sự hấp dẫn của các phần tử ở
trung tâm đã phân li, sự phân li của trung tâm và sự co rút của gel. Syneriesis thấy
ở 65% những người lớn hơn 60 tuổi. Mắt cận thị thì càng thấy rõ hiện tượng này,
ngay ở cả tuổi trẻ.
Theo tuổi tác, vùng trung tâm của dịch kính có thể trở nên syneriesis và
đuợc lấp đầy bởi dịch thoái biến của gel. Chất dịch này có thể lan tới khoang trước
của võng mạc. Phần gel còn lại của dịch kính xẹp xuống và ra trước gây nên một

bong dịch kính sau. Chính động lực của quá trình xẹp này có thể làm đứt những
chỗ nối dính của dịch kính với gai thị, với mạch máu và võng mạc cảm thụ vốn có
ở lúc trẻ tuổi. Bản thân bệnh nhân và người khám có thể chỉ thấy những phần của
chỗ dính sau còn dính lại vói đám dịch kính xẹp như một đám đục. Nêú đám đục
này bong ra từ gai thị thì bệnh nhân và người khấm sẽ thấy một vòng đục hình tròn
ở phía sau của dịch kính. Vì bong dịch kính sau dẫn tới kích thích những chỗ dính
dịch kính vào võng mạc gây triệu chứng loá mắt (photopsia) và sự rách của võng
mạc dẫn tới chảy máu.
Xẹp dịch kính cấp có thể đưa tới rách hoặc bong võng mạc do đó nếu bệnh
nhân có 3 triệu chứng: loá mắt, đám đục dịch kính xuất hiện, chảy máu dịch kính
thì cần soi kỹ võng mạc để tìm chỗ rách nếu chảy máu mức độ ít.
Nếu bệnh nhân bị xẹp dịch kính dẫn tới rách võng mạc và chảy máu dịch
kính nhiều thì thêm các dấu hiệu của xuất huyết dịch kính. Nhiều trường hợp rách
võng mạc dẫn tới bong, đặc biệt rách võng mạc có chảy máu có thể đưa tới bong
võng mạc sau nhiều ngày đến nhiều năm sau. Vị trí rách võng mạc hay gặp ở phía
trước xích đạo và thường thấy nhất ở góc phần tư trên ngoài.
Thoái hoá dịch kính - võng mạc được Favre mô tả (1961) có tính chất gia
đình: dịch kính có những sợi to lớn xoắn xít vào nhau, dịch kính hoá lỏng, bong
dịch kính sau, thoái hoá võng mạc chu biên dạng u nang.

×