Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
Ngày soạn:
A. KHÁI QUÁT
NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
TPPCT:1;BÀI 1:
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết sự tương phản về trình độ kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, các nước công
nghiệp mới (NICs).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất
hiện các ngành kinh tế mới, chuyển địch cớ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người ở hình 1.
- Phân tích bảng số liệu về kinh tế – xã hội của từng nhóm nước.
3. Thái độ:
Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phóng to các bảng 1.1,1.2/SGK
- Bản đồ các nước trên Thế giới
- Chuẩn bị phiếu học tập
III. TRỌNG TÂM BÀI
- Sự tương phản về trình độ kinh tế - xã hội của các nhóm nước phát triển và đang phát triển.
- Đặc trưng của được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới nền kinh tế - xã hội thế
giới
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Vào bài:
So sánh tương quan cuộc sống giữa VN với Hoa Kỳ => cụôc sống giữa hai nước.
Kể một số thành tựu khoa học mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
Họat động 1: tìm hiểu sự phân chia TG thành các nhóm
nước
HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 1/6/SGK sau
khi dựa vào kiến thức đã đọc, trả lời:
* Nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên TG
theo mức GDP BQĐN (USD/người)
Phiếu học tập :
I. Sự phân chia TG thành các nhóm nước
- Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác
nhau được chia làm 2 nhóm nước: phát triển
và đang phát triển
- Các nước đang phát triển thường có GDP/
người thấp, nợ nhiều, HDI thấp
- Các nước phát triển thì ngược lại
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
GDP/người (USD/người) MỘT SỐ NƯỚC
TIÊU BIỂU
Mức thấp: < 725
Mức trung bình dưới: 725-2895
Mức trung bình trên: 2895- 8955
Mức cao: > 8955
- GV giảng thêm cho HS về các chỉ tiêu HDI
Họat động 2: Sự tương phản về trình độ phát triển KT
_XH của các nhóm nước
- Hoạt động nhóm
+ Nhóm 1: làm việc bảng 1.1, trả lời câu hỏi: nhận xét chênh
lệch về GDP BQĐN giữa các nhóm nước
+ Nhóm 2: làm việc bảng 1.2, trả lời câu hỏi: nhận xét cơ cấu
GDP giữa các nhóm nước
+ Nhóm 3: làm việc bảng 1.3, trả lời câu hỏi: nhận xét sự
khác biệt về HDI và tuổi thọ
trung bình giữa các nhóm nước
(nhóm 2 ghi trên Phiếu học tập dòng 2, nhóm 3 là dòng 3 và
4)
* Phiếu học tập :
Sự tương phản về KT – XH giữa các nhóm nước
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét sửa chữa bổ sung
Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc CM KH và CN hiện đại
- GV giảng giải về cuộc CM KH và CN hiện đại, so sánh các
cuộc CM khoa học công nghệ mà con người đã trải qua
- HS tìm các VD câu hỏi SGK/9 yêu cầu
- GV bổ sung
- Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình
độ nhất định về CN gọi là các
nước công nghiệp mới (NICs)
II. Sự tương phản về trình độ phát triển
KT _XH của các nhóm nước
- GDP BQĐN chênh lệch lớn giữa các nước
phát triển và đang phát triển
- Trong cơ cấu KT,
+ các nước phát triển KV dịch vụ chiếm tỉ
lệ rất lớn, NN rất nhỏ
+ các nước đang phát triển tỉ lệ ngành NN
còn cao
- Tuổi thọ TB các nước phát triển > các nước
đang phát triển
- HDI các nước phát triển > các nước đang
phát triển
III. Cuộc CM KH và CN hiện đại
- Cuối thế kỷ XX, đầu TK XXI, CM KH và
CN hiện đại xuất hiện
- Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao
+ Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng
tri thức cao
+ Bốn trụ cột:
* Công nghệ sinh học
* Công nghệ vật liệu
* Công nghệ năng lượng
* Công nghệ thông tin
=> Nền KT tri thức
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Trình bày đặc điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển và đang phát
triển.
- Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế
giới .
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Vẽ BĐ BT 3/ 9/ SGK
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
Ngày soạn:
TPPCT:2; BÀI 2:
XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các biểu hiện tòan cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa, khu vực hóa.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ TG để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết KT khu vực.
- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên qui mô về DS, GDP của một số liên kết KT khu vực.
3. Thái độ:
Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong sự
đóng góp vào việc thực hiện
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ các nước trên TG
- Lược đồ các tổ chức lien kết kinh tế TG, khu vực (GV có thể dung kí hiệu để thể hiện trên nền lược đồ hành
chính TG vị trí của các nước trong các tổ chức liên kết KT khác nhau).
III. TRỌNG TÂM BÀI
Các biểu hiện và hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh
- Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã
hội thế giới?
3. Bài mới
Vào bài:
Liên hệ việc gia nhập WTO của VN cũng như tháng 8 hàng năm kỷ niệm sự ra đời của ASEAN, bàn về toàn
cầu hóa, thấy sự hội nhập của VN
Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
Họat động 1:tìm hiểu xu hướng toàn cầu
hóa
- GV: nêu rõ vì sao hiện nay chúng ta phải
hội nhập tức xu thế toàn cầu hóa là không
thể đảo ngược
- Chia thành 6 nhóm
+ 4 nhóm tìm hiểu về 4 biểu hiện của tòan
cầu hóa dựa trên kiến thức SGK
+ 2 nhóm tìm hiểu về mặt tích cực và tiêu
cực của tòan cầu hóa
- Đại diện nhóm trình bày, liên hệ VN
Họat động 2:Xu hướng khu vực hóa KT
- Hoạt động cặp nhóm, trả lời phiếu học
I. Xu hướng toàn cầu hóa
- Là quá trình liên kết các quốc gia về KT, văn hóa, khoa học,
1. Toàn cầu hóa về kinh tế
a/ Thương mại phát triển
b/ Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
c/ Thị trường tài chính mở rộng
d/ Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
2/ Hệ quả của toàn cầu hóa
- Tích cực: thúc đẩy SX phát triển, tăng trưởng KT, đầu tư, tăng
cường hợp tác quốc tế
- Thách thức: gia tăng khỏang cách giàu nghèo
II. Xu hướng khu vực hóa KT
1. Các tổ chức liên kết KT khu vực
- Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
tập,
trả lời câu hỏi SGK: so sánh DS và GDP
của các tổ chức liên kết KT KV?
- Vì sao phải liên kết với nhau?
- KV hóa KT có lợi ích và đặt ra thách thức
gì?
- VN gia nhập những KV hóa KT nào?
TG, những quốc gia tương đồng về văn hóa, XG, địa lí hoặc có
chung mục tiêu, lợi ích
- Các tổ chức liên kết KV
2/ Hệ quả của khu vực hóa KT
- Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng KT,
tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành
viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường tòan cầu hóa KT
- Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền KT,
quyền lực quốc gia
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế ? Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến những hệ quả gì?
- Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành dựa trên những cơ sơ nào?
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
HS sưu tầm tài liệu về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
Ngày soạn:
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
TPPCT:3; BÀI 3:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ DS ở các nước đang phát triển và già hóa DS ở các nước phát
triển.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm MT; phân tích được hậu quả của ô nhiễm MT;
nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ MT.
2. Kĩ năng:
Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
Nhận thức được: để giải quyết các vấn đề toàncầu cần phải có sự hợp tác của toàn nhân lọai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Một số hình ảnh về ô nhiễm MT trên TG và VN.
- Một số tin, ảnh htời sự về chiến tranh KV và nạn khủng bố trên TG.
- Phiếu học tập
III. TRỌNG TÂM BÀI
Đặc điểm, hậu quả của bùng nổ DS ở các nước đang phát triển và già hóa DS ở các nước phát triển, ô nhiễm
MT và một số vấn đề khác.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành trên cơ sở nào?
3. Bài mới
Vào bài:
Liên hệ thiên tai gần đây, với sự giúp đỡ cứu nạn lẫn nhau trên biển của Trung Quốc với ngư dân VN
Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
Họat động 1: Dân số
- Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: dựa vào bảng 3.1/13 so sánh tỉ
suất gia tăng DS tự nhiên của nhóm nước
đang phát triển và phát triển và toàn TG
+ Nhóm 2: DS tăng nhanh dẫn đến hậu quả
gì?
+ Nhóm 3: Dựa vào bảng 3.2/14 so sánh cơ
cấu DS theo nhóm tuổi của nhóm nước
đang phát triển và phát triển
+ Nhóm 4: DS già dẫn đến hậu quả gì?
- Thảo luận nhóm, HS trình bày, nhóm
khác trao đổi bổ sung
- GV kết luận sửa chữa bổ sung
Họat động 2: Môi trường
- GV chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm thực
hiện 1 yêu cầu trong phiếu học tập sau:
Vấn Hiện Nguyên Hậu Giải
I. Dân số
1. Bùng nổ dân số
- DS TG tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX
- DS bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển
2. Già hóa dân số
- DS TG có xu hướng già đi:
+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm
+ Tỉ lệ > 65 tuổi tăng
II. Môi trường
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và Suy giảm tầng ô dôn
- Lượng CO2 tăng => hiệu ứng nhà kính tăng => nhiệt độ
Trái đất tăng
- Khí thải từ SX CN và sinh hoạt => mưa axit => tầng ôdôn
mỏng và thủng
2. Ô nhiễm MT nước ngọt, biển và
đại dương
- Chất thải CN và sinh hoạt chưa xử lí => đổ trực tiếp vào
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
đề
MT
trạn
g
nhân quả pháp
Biến
đổi
khí
hậu
toàn
cầu
Suy
giảm
tầng ô
dôn
Ô
nhiễm
MT
nước
ngọt
biển
và đại
dương
Suy
giảm
đa
dạng
sinh
học
- Thảo luận nhóm, HS trình bày, nhóm khác
trao đổi bổ sung
- GV kết luận sửa chữa bổ sung
Hoạt động 3: Một số vấn đề khác
- Trao đổi HS về khủng bố, liên hệ thực tế
sông hồ => ô nhiễm => thiếu nước sạch
- Chất thải CN chưa xử lí => đổ trực tiếp vào sông biển, đắm
tàu, rửa tàu, tràn dầu => MT biển chịu nhiều tổn thất
3. Suy giảm đa dạng sinh học
- Khai thác thiên nhiên quá mức => sinh vật bị tuyệt chủng
hoặc sắp tuyệt chủng => mất nhiều loài SV, gen di truyền,
thực phẩm, htuốc, nguyên liệu SX…
III. Một số vấn đề khác
- Khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa
dân số diễn ra chủ ở nhóm nước phát triển?
- Giải thích câu nói : Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”.
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Sưu tập tài liệu về vấn đề MT
- Làm BT3/16/SGK
- Chuẩn bị tài liệu về tòan cầu hóa, nhất là VN chuẩn bị bài TH
Ngày soạn:
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
TPPCT:4; BÀI 4:
THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TÒAN CẦU HÓA ĐỐI
VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.
2. Kĩ năng:
- Thu thập và xử lí thong tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Một số hình ảnh về việc áp dụng thành tựu KH và CN hiện đại vào SX và kinh doanh.
- Đề cương báo cáo.
III. TRỌNG TÂM BÀI
- Cơ hội và thách htức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra tư liệu học sinh chuẩn bị
- Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu trên thế giới là gì?Tình trạng đó có thể gây ra các hậu qủa tiêu cực
như thế nào?Trình bày một số giải pháp có thể giải quyết tình trạng đó?
3. Bài mới
Vào bài
- Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt các nước đang phát triển trước rất nhiều thách thức . Bài
thực hành hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các cơ hội và thách thức đó.
Hoạt động của GV và HS
Họat động 1: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TÒAN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN
- GV chi lớp thành 4 nhóm nhỏ.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Nhóm 1 và nhóm 2 :
- Đọc thông tin ô kiến thức trong sgk và thảo luận về những cơ hội của toàn cầu hóa đối với
các nước đang phát triển , Tìm ví dụ cụ thể, có thể liên hệ với VN.
Nhóm 3 và nhóm 4:
- Đọc thông tin ô kiến thức trong sgk và thảo luận về những thách thức của toàn cầu hóa đối
với các nước đang phát triển , Tìm ví dụ cụ thể, có thể liên hệ với VN.
Họat động 2: TRÌNH BÀY BÁO CÁO
- Trên cơ sở thảo luận nhóm và tìm hiểu của các cá nhân , học sinh lên bảng trình bày báo cáo về chủ đề
“Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển”
- Các HS khác góp ý ,bổ sung .GV tổng kết nội dung thảo luận.
(có thể hướng dẫn để mỗi nhóm viết thành 1 báo cáo về nhà thực hiện chi tiết)
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
1. Qúa trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội thuận lợi gì cho các nước đang phát
triển ?
2. Các nước đang phát triển đang đứng trước các thách thức to lớn như thế nào trong quá trình toàn cầu
hóa nền kinh tế thế giới ?
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Hoàn thành bài thực hành
- Sưu tầm tài liệu về châu phi
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
Ngày soạn:
TPPCT:5; BÀI 5:
MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được châu Phi khá giàu khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô, nóng, tài nguyên bị cạn
kiệt, tàn phá nghiêm trọng…
- Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến trang đe dọa và
xung đột sắc tộc.
- Kinh tế tuy có khởi sắc, nhưng cơ bản còn chậm .
2. Kĩ năng:
Phân tích được các lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của châu Phi
3. Thái độ:
Chia sẻ với những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên châu Phi, Kinh tế chung.
- Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu
III. TRỌNG TÂM BÀI
- Khó khăn về ĐKTN: Khí hậu khô nóng, phần lớn diện tích lãnh thổ là hoang mạc và xavan.
- Vấn đề dân cư và xã hội: Dân số tăng nhanh, tuổi thọ trung bình thấp, đa số là dân nghèo; đói nghèo, bệnh
tật và các cuộc nội chiến là những khó khăn, ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống người dân châu Phi.
- Vấn đề KT: chậm phát triển và còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Qúa trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội thuận lợi gì cho các nước đang phát triển ?
- Các nước đang phát triển đang đứng trước các thách thức to lớn như thế nào trong quá trình toàn cầu hóa
nền kinh tế thế giới ?
3. Bài mới
Vào bài:
GV có thể liên hệ thực tế những xung đột, dịch bệnh xảy ra ở Châu Phi hay cảnh quan tự nhiên, công trình
Kim tự tháp … để bắt đầu về “lục địa đen”
Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
Họat động 1: Một số vấn đề tự nhiên
- HS họat động nhóm để tìm hiểu thuận
lợi và khó khăn:
Thuận lợi Khó khăn
- Khí hậu
- Cảnh quan
- Khoáng
sản
- Sông ngòi
- Giải pháp?
I. Một số vấn đề tự nhiên
Thuận lợi Khó khăn
- Khí hậu
- Cảnh quan
- Khoáng sản
- Sông ngòi
- Đa dạng
- Rừng Nhiệt đới
ẩm, …
- Phân bố nhiều
nơi với nhiều loại
- Sông Nin,
- Khô nóng.
- Hoang mạc, bán hoang
mạc, xavan.
- Khóang sản và rừng bị
khia thác quá mức
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
- GV làm rõ việc khai thác TNTN ở
Châu Phi do TB nước ngoài nắm giữ và
lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay TB nước
ngoài => VD
Họat động 2:Một số vấn đề dân cư và
xã hội
- So sánh và nhận xét các chỉ số dân số
của Châu Phi so với nhóm nước phát
triển, nhóm đang phát triển và TG dựa
vào bảng 5.1?
- Nguyên nhân và hậu quả?
- GV bổ sung thêm VN giúp các nước
trong nhóm Cộng đồng Pháp ngữ như
Senegal, Benanh phát triển Nông nghiệp
Hoạt động 3:Một số vấn đề Kinh tế
- Dựa vào bảng 5,2, nhận xét tốc độ
tăng
trưởng GDP của một số quốc gia châu
Phi so với TG?
- GV bổ sung thêm kiến thức cho HS
để thấy tình trạng KT châu Phi hiện so
với TG hầu như thua sút rất lớn.
- Giải pháp:
=> Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên
=> Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi
II. Một số vấn đề dân cư và xã hội
- Tỉ suất sinh cao nên DS tăng nhanh
- Tuổi thọ TB thấp
- Dịch bệnh, HIV
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu
- Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật
=> Được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ
chức TG
III. Một số vấn đề Kinh tế
- Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát triển
- Nguyên nhân:
+ Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân
+ Xung đột, chính phủ yếu kém,….
- Nền KT châu Phi cũng đang thay đổi tích cực
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Người dân Châu Phi cần có những giải pháp gì để khác phục khó khăn trong quá trình khai thác ,bảo vệ tự
nhiên?
- Hãy phân tích tác động của các vấn đề dân cư- xã hội Châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này?
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Sưu tầm về một số tài liệu về Mĩ la tinh
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
Ngày soạn:
TPPCT:6; BÀI 5:
MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
TIẾT 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết Mĩ Latinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển KT, song nguồn TNTN được khai thác lại
chỉ phục vụ cho thiểu số dân, gây tình trạng không công bằng, mức sống chênh lệch lớn với một bộ phận
không nhỏ dân cư sống dưới mức nghèo khổ.
- Phân tích được tình trạng phát triển thiếu ổn định của nền KT các nước Mĩ Latinh, khó khăn do nợ, phụ
thuộc nước ngoài và những cố gắng vượt qua khó khăn của các nước này.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của châu Mĩ Latinh
3. Thái độ:
- Tán thành với những biện pháp mà các quốc gia Mĩ Latinh đang cố gắng thực hiện để vượt qua khó khăn
trong gỉai quyết các vấn đề KT-XH.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phóng to hình 5.4/ SGK
- BĐ địa lí tự nhiên châu Mĩ Latinh, KT chung.
III. TRỌNG TÂM BÀI
- Vấn đề tự nhiên, dân cư, xã hội: nguồn lợi lớn tự nhiên được khai thác song không mang lợi ích đến cho đại
đa số bộ phận dân cư các nước Mĩ Latinh. Mức sống của người dân rất chênh lệch. Mặc dù đa số dân chúng
sống trong các đô thị nhưng số dân chiếm tỉ lệ nghèo khổ khá lớn.
- Vấn đề KT: KT phát triển không ổn định, tổng nợ nước ngoài lớn. nguyên nhân và một số biện pháp khắc
phục.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Châu Phi cần có những giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác bảo vệ tự nhiên?
- Hãy phân tích tác động của các vấn đề dân cư – xã hội Châu Phi tới sự phát triển kinh tế châu lục này?
3. Bài mới
Vào bài:
- Đưa ra 1 số hình ảnh tiêu biểu về Mĩ Latinh như lễ hội Carnival, rừng Amadôn,…
Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
Họat động 1: Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội
Một số vấn đề tự nhiên
- GV yêu cầu HS sử dụng BĐ “cảnh quan và khoáng sản ở Mĩ
Latinh” hình 5.3/24/ SGK để:
+ Kể tên cảnh quan và TN khoáng sản
+ Nhận xét cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm => giá
trị?
+ Kể một số loại tài nguyên chính của Mĩ Latinh .
- GV bổ sung đa số nguồn tài nguyên, trang trại đều nằm trong
tài chủ TB, người lao động hưởng lợi ích không đáng kể
Dân cư và xã hội
I. Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội
1. Tự nhiên
- Cảnh quan có sự phân hóa đa dạng theo
chiều B-N ,Đ-T ,theo độ cao.
- Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và
nhiên liệu
- Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát
triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây CN
và cây ăn quả nhiệt đới.
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp/nhóm :phân tích
bảng 5.3/26/SGK,yêu cầu mỗi nhóm học sinh tính giá trị GDP
của 10% số dân nghèo nhất và 10% số dân giàu nhất của một
nước và nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư ở Mĩ
Latinh?.
- Đại diện một số nhóm trình bày . Các nhóm được phân công
giống nhau sẽ nhận xét . GV chuẩn lại kiến thức
=> khó khăn đặt ra?
Liên hệ so sánh với VN để thấy rõ chênh lệch giàu nghèo ở Mĩ
latinh là rất lớn
- Vì sao có sự chênh lệch giàu nghèo ở Mĩ latinh lớn?
- HS nêu những khó khăn do quá trình đô thị hóa tự phát?
Họat động 2: Một số vấn đề Kinh tế
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 5.4/26/SGK và trả lời
câu hỏi trong SGK . Đại diện các nhóm cho ý kiến. GV nhận
xét các ý kiến của học sinh và kết luận .
-
- Dựa vào bảng 5.4 tính tỉ lệ nợ nước ngoài của 2 hoặc 3 nước
so với tổng GDP của nước đó trong năm 2004 .
+ Họat động cặp
Quốc gia tỉ lệ nợ nước ngoài so với
GDP
Ac-hen-ti-na
Bra-xin
Chi-lê
Ê-cua-đo
Ha-mai-ca
Mê-hi-cô
Pa-na-ma
Paragoay
Pê-ru
Vê-nêxu-ê-la
- HS ghi lên bảng và nhận xét
- Vì sao phải vay nợ nhiều? => hậu quả vay nợ nhiều?
2. Dân cư và xã hội
- Dân cư còn nghèo đói
- Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự
chênh lệch rất lớn
- Đô thị hóa tự phát cao (75%) => đời sống
dân cư khó khăn => ảnh hưởng vấn đề XH
và phát triển KT
II. Một số vấn đề Kinh tế
- Tốc độ phát triển KT thiếu ổn định, Nợ
nước ngòai lớn
Nguyên nhân:
+ Tình hình chính trị thiếu ổn định
+ Các thế lực bảo thủ cản trở
+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển
KT-XH độc lập, tự chủ
- Hiện nay, các quốc gia Mĩ La tinh đang cải
cách, nền kinh tế đang có những chuyển
biến tích cực.
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Vì sao các nước Mĩ la tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người ngèo vẫn
cao?
- Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ la tinh phát triển không ổn định?
- Dựa vào hình 5.4 ,lập bảng tốc độ tăng GDP của Mĩ la tinh giai đoạn 1985- 2004 và nhận xét?
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Sưu tầm tài liệu về Tây Nam Á và Trung Á
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
Ngày soạn:
TPPCT:7; BÀI 5:
MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
TIẾT 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA
KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:7
1. Kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển KT của KV Tây Nam Á và Trung Á.
- Hiểu được một số vấn đề chính của KV đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới
xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng BĐ các nước trên TG để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của KV Tây Nam Á và Trung Á.
- Đọc trên lược đồ Tây Nam Á và Trung Á để thấy vị trí các nước trong KV.
- Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.
- Đọc và phân tích các thong tin địa lí từ các nguồn thong tin về chính trị, thời sự quốc tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ các nước trên TG.
- BĐ địa lí tự nhiên Châu Á.
- Phóng to hình 5.8/SGK
III. TRỌNG TÂM BÀI
Một số vấn đề của KV Tây Nam Á và Trung Á.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao các nước Mĩ la tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người ngèo vẫn
cao?
- Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ la tinh phát triển không ổn định?
3 Bài mới
Vào bài:
Liên hệ hiểu biết thực tế tình hình một số nước như hạt nhân của Iran, xung đột ở Iraq, Israel-Palestine…
Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
Họat động 1:Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và
khu vực Trung Á
- Họat động cá nhân:
+ Xác định trên bản đồ KV Tây Nam Á và Trung Á,
tên các quốc gia?
- Họat động nhóm theo phiếu học tập
+ Chia lớp thành 4 nhóm
Các đặc điểm Tây Nam Á
Trung Á
Vị trí địa lý
Diện tích
Số quốc gia
Dân số
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực
Trung Á:
1/ Tây Nam Á
- Diện tích 7 triệu km2 với 313 triệu người
- Tài nguyên chủ yếu dầu khí tập trung quanh vịnh
Pec-xich
- Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh
- Hiện nay đa số dân cư theo đaọ Hồi nhưng bị
chia rẽ thành nhiều giáo phái =>mất ổn định
2/ Trung Á
- Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng,
thủy điện, than, urani…
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
Ý nghĩa vị trí địa lý
Điều kiện tự nhiên
Tài nguyên thiên
nhiên
Đặc điểm XH
- HS đại diện trình bày, các nhóm khác đóng góp
- GV bổ sung, sửa chữa
Họat động 2: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á
và khu vực Trung Á
1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ
Khu vực Đông Á Đông Nam Á Trung Á Tây Nam Á
Chênh lệch
tiêu thụ/ khai
thác (nghìn
thùng)
- Nhận xét khả năng cung cấp dầu mỏ cho TG của KV
Tây Nam Á?
- GV gợi mở cho HS tình hình căng thẳng hiện nay ở
đây từ năm 2003, chiến tranh Iraq-Hoa Kì, bản chất của
vấn đề hạt nhân Iran,…
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
- GV tổ chức thảo luận nhóm về vấn đề này: (dựa vào
hiểu biết và kênh chữ SGK)
+ Tình hình?
+ Nguyên nhân?
+ Hậu quả?
- Khí hậu khô hạn =>trồng bông và cây CN
- Các thảo nguyên chăn thả gia súc
- Khu vực đa sắc tộc, mật độ DS thấp
- Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đaọ Hồi
- Giao thoa văn minh phương Đông và Tây
II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và
khu vực Trung Á
1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ
- Trữ lượng dầu mỏ lớn,chiếm gần 65% TG =>
nguồn cung chính cho TG
=> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều
cường quốc
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
- Biểu hiện: xung đột dai dẳng của người Arab-Do
thái,chiến tranh ở Apganixtan(2001),Irắc(2003)
- Nguyên nhân:
+ Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên
+ Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan
- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
- Trình bày một số đặc điểm chính về vị trí, tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á. Nêu bật vai trò của
khu vực Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ - nhiên liệu chiến lược hiện nay.?
- Quan hệ giữa Ixaren và Paletin có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế xã của hai quốc gia ? Để
cùng phát triển , hai nước cần phải làm gì?
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Chuẩn bị bài để kiểm tra 1 tiết.
- HS làm bài tập 1 trong SGK trang 33
- Sưu tầm tài liệu về tự nhiên và dân cư Hoa Kì
Ngày soạn:
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
TPPCT:8 KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
- HS làm bài tốt
- HS giữ trật tự trong khi làm bài
- u cầu nội dung kiểm tra phải rõ ràng . kiến thức trong chương trình học
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 . Ổn định lớp
2. Tiến hành kiểm tra
HĐ 1: Phát đề thi cho HS
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu1:
Đây là đặc điểm nổi bật của hầu hết các nước Mỹ La Tinh :
A.
Có trình độ đô thò hoá rất cao.
B.
Có tỉ lệ gia tăng dân số loại cao nhất thế giới.
C.
Có sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo.
D.
Có tỉ lệ người dân sống dưới mức nghèo khổ lớn nhất thế giới.
Câu2:
Đặc trưng của cuộc cách mạng KHCN hiện đại là :
A.
Sản xuất hoàn toàn bằng máy móc.
B.
Thực hiện sản xuất đại cơ khí và tự động hoá cục bộ.
C.
Tạo sự ra đời của nền kinh tế tri thức.
D.
Làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
Câu3:
NAFTA là tổ chức liên kết kinh tế của khu vực :
A.
Nam Mỹ.
B.
Bắc Mỹ
C.
Châu Á – Thái Bình Dương.
D.
Tây Âu.
Câu4:
Những loại tài nguyên nào đang bò khai thác mạnh ở Châu Phi :
A.
Đất, nước ngọt.
B.
Sinh vật biển.
C.
Khoáng sản, rừng.
D.
Tất cả .
Câu5:
Tuổi thọ bình quân của các nước phát triển năm 2005 là :
A.
65 tuổi
B.
76 tuổi
C.
87 tuổi
D.
75 tuổi
Câu6:
MER COSUR là tổ chức liên kết kinh tế của khu vực :
A.
Nam Mỹ
B.
Bắc Mỹ
C.
Nam Á
D.
Châu Phi
Câu7:
Đô thò hoá quá mức là đặc điểm xã hội của khu vực :
A.
Mỹ La Tinh
B.
Nam Á
C.
Tây Nam Á và Trung Á
D.
Châu Phi
Câu8:
Đây là kết quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đai :
A.
Chuyển nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí.
B.
Chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất đại cơ khí.
C.
Sự ra đời của nền kinh tế tri thức.
D.
Sản xuất hoàn toàn bằng máy móc.
Câu9:
Khoáng sản nổi tiếng của Châu Phi là :
A.
Kim cương, vàng.
B.
Phốt phát.
C.
Dầu mỏ, khí đốt.
D.
Uranium.
Câu10:
Nước nào sau đay không thuộc nhóm nước công nghiệp mới :
A.
Đài Loan
B.
Hàn Quốc
C.
Braxin
D.
Thái Lan
Câu11:
Các nước có GDP bình quân đầu người cao ( trên 8955 usd/ người- năm 2004) tập trung nhiều ở khu vực :
A.
Đông Nam Á, Nam Á, Tây Âu.
B.
Bắc Mỹ, Tây Âu, Autraylia.
C.
Bắc Mỹ, Tây u, Nam Á.
D.
Trung Phi, Nam Á, Trung Á.
Câu12:
Sự giàu có về dầu mỏ đã làm cho khu vực Tây Nam Á và Trung Á :
A.
Trở thành khu vực có nền kinh tế phát triển của thế giới.
B.
Trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.
C.
Tập trung nhiều nước, lãnh thổ công nghiệp mới của thế giới.
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
D.
Có vò trí đòa lý – chính trò quan trong của thế giới.
PHẦN TỰ LUẬN ( 7đ)
Câu 1:Cho bảng số liệu sau: GDP và nợ nước ngoài của một số quốc gia Mó La tinh – năm 2004(đơn vò :tỉ USD)
Quốc gia GDP Tổng số nợ
Ac-hen-ti-na 151.,1 158,0
Braxin 605,0 220,0
Mê – hi- cô 676,5 149,9
Vê- nê- xu-ê-la 109,3 33,3
Hãy tính tỉ lệ nợ nước ngoài của các quốc gia trên so với tổng GDP của các quốc gia đó trong năm 2004 và rút ra nhận xét cần
thiết ? (2 đ)
Câu 2: Vì sao các nước Mó la tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi đểnphát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này
vẫn cao? (3đ)
Câu 3 : Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào? (2 đ)
HĐ 2 : GV quan sát ,điều khiển giờ kiểm tra
HĐ 3: Thu bài kiểm tra
III.KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
GV nhận xét về tiết kiểm tra
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Soạn bài mới ,sưu tầm những tư liệu về Hoa Kì
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Ngày soạn:
TPPCT:9 ;BÀI 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
( Diện tích:9629 nghìn km
2
, Dân số:296,5 triệu.người (2005), Thủ đô: Oasintơn)
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN của từng vùng.
- Đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển KT
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích được các lược đồ để thấy đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản, dân cư
HK.
- Kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư HK.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ Tây bán cầu hoặc BĐ TG.
- BĐ địa lí tự nhiên Hoa Kì.
- Phóng to bảng 6.1,6.2/ SGK.
III. TRỌNG TÂM BÀI
- Đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì, ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển KT.
- Đặc điểm TN và tài nguyên phân hóa rõ rệt qua các vùng.
- Đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển KT
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Bài mới
Vào bài:
Hình ảnh tiêu biểu của Hoa Kỳ như Nữ thần tự do, kinh đô Hollywood,….
Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
Họat động 1:Lãnh thổ và vị trí địa lí
- GV sử dụng bản đồ hướng dẫn HS xác
định vị trí và đặc điểm lãnh thổ Hoa Kì
hoặc Gọi HS lên bảng chỉ bản đồ và đánh
giá vị trí của Hoa Kì ?
Họat động 2:Điều kiện tự nhiên
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ
- Diện tích :9,6 triệu km
2
- Gồm 3 bộ phận:+ Trung tâm lục địa Bắc Mĩ
+ Bán đảo A-lax-ca
+ quần đảo Ha oai
2.Vị trí địa lí
a. Đặc điểm
- Nắm ở Tây bán cầu
- Giữa 2 đại dương: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
- Tiếp giáp Canada và Mĩ La tinh
b. Ý nghĩa
- Giao lưu thuận lợi với các khu vực trên thế giới
- Có thị trường và nguồn cung cấp tài nguyên rộng lớn.
- Tránh được 2 cuộc đại chiến thế giới.
II. Điều kiện tự nhiên
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
Quan sát hình 6.1,dựa vào nội dung SGKvà
sự hiểu biết của mình ,hãy trình bày
đặcđiểm tự nhiên các bộ phận lãnh thổ Hoa
Kì.
Thảo luận theo nhóm :
Nhóm 1 : Tìm hiểu miền Tây
Nhóm 2: Tìm hiểu miền Trung Tâm
Nhóm 3: Tìm hiểu miền Đông
Nhóm 4 : Tìm hiểu phần lãnh thổ Alaska và
Ha oai
Hoạt động 3:Dân cư
- Dựa vào bảng 6.1và 6.2/39,HS nhận xét sự
gia tăng dân số của Hoa Kì? => nguyên
nhân?
- Người Nhập cư đem lạicho Hoa Kì những
thuận lợi cơ bản gì?
- D ựa vào bảng 6.2,nêu những biểu hiện già
hóa dân số Hoa Kì?
- Hiện tượng nhập cư ở Hoa Kì tạo nên đặc
điểm gì nỗi bật về thành phần dân cư?
1. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ
Miền Tây Trung Tâm Đông
Đặc
điểm tự
nhiên:
Địa hình,
đất đai
Sông
ngòi
Khí hậu
Khoáng
sản
- Các dãy núi trẻ
cao, theo hường
bắc-nam, xen giữa
là bồn địa, cao
nguyên
- Ven Thái Bình
Dương có đồng
bằng nhỏ.
- Nguồn thủy năng
phong phú.
- Ven biển: cận
nhiệt và ôn đới hải
dương
- Nội địa: hoang
mạc và bán hoang
mạc
Kim lọai màu
- Phía bắc là gò
đồi thấp, - Phía
nam là đồng
bằng phù sa màu
mỡ.
- Hệ thống sông
Mit-xi-xi-pi.
Phía bắc: ôn đới
Phía nam: cận
nhiệt
Phía bắc: than,
sắt
Phía nam: dầu
khí
- Núi trung bình,
sườn thoải, nhiều
thung lũng cắt
ngang
- Đồng bằng phù sa
ven biển rộng màu
mỡ.
- Nguồn thủy năng
phong phú.
Cận nhiệt và ôn đới
hải dương
Than, sắt
Giá trị
KT
- CN luyện kim
màu, năng lượng
- Chăn nuôi
- Thuận lợi trồng
trọt
- CN luyện kim
đen, năng lượng
- Thuận lợi trồng
trọt
- CN luyện kim
đen, năng lượng
2. A-la-xca và Ha oai
- A-la-xca: Đồi núi, giàu có về dầu khí
- Ha oai: Nằm giữa Thái Bình Dương, phát triển du lịch và hải sản
III. Dân cư
1. Gia tăng dân số
- Dân số đứng thứ 3 TG:296,5 triệu người(2005)
- DS tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ
La tinh, Châu Á,Canađa
⇒ Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao
động
2. Thành phần dân cư
- Đa dạng:
+ Có nguồn gốc chủ yếu từ châu Âu
+ Gốc chấu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh
+ Dân Anh điêng còn 3 triệu người
3. Phân bố dân cư
- Tập trung ở :
+ Vùng Đông Bắc và ven biển
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
- Hình 6.3, nhận xét phân bố dân cư? =>
nguyên nhân?
- Phân bố dân cư có sự thay đổi theo xu
hướng nào?
+ Sống chủ yếu ở các đô thị
- Dân cư có xu hướng chuyển từ Đông Bắc xuống phía Nam và
ven TBD
V. KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ
- Phân tích những thuận lợi của vị trí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp
Hoa Kì?
- Dựa vào bảng 6.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện số dân của Hoa Kì qua các năm. Giải thích nguyên nhân và phân
tích ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế?
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Sưu tầm tài liệu về kinh tế Hoa Kì
Ngày soạn:
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
TPPCT:10 ;BÀI 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
( Diện tích:9629 nghìn km
2
, Dân số:296,5 triệu.người (2005), Thủ đô: Oasintơn)
TIẾT 2: KINH TẾ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được HK có nền KT qui mô lớn và đặc điểm các ngành KT: DV, CN và NN.
- Nhận thức được xu hướng thay đổi cơ cấu ngành, lãnh thổ và nguyên nhân của sự thay đổi.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu thống kê để so sánh giữa HK với các châu lục, quốc gia; so sánh giữa các ngành KT
HK.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phóng to bảng 6.4
- BĐ KT chung HK
- Phiếu học tập.
III. TRỌNG TÂM BÀI
- HK có nền KT lớn mạnh nhất TG. Năm 2004, GDP của HK là 11667,5 tì USD chiếm 28,5% GDP TG; là
nước đứng đầu TG nhiều sản phẩm CN và NN.
- Nền KT Hoa Kì đang có xu hướng thay đổi về cơ cấu ngành KT. Tỉ trọng giá tr5i sản lượng NN, CN giảm,
DV tăng.
- Nền KT Hoa Kì đang có sự chuyển dịch trong cơ cấu lãnh thổ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp, công
nghiệp của Hoa Kì
3. Bài mới
Vào bài
Khẳng định qui mô to lớn của nền kinh tế Hoa Kì so với TG cũng như mối quan hệ thương mại rất phát triển
hiện nay giữa VN – Hoa Kì
Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
Họat động 1: Qui mô nền kinh tế
Dựa vào bảng 6.3 và nội dung SGK,
em có nhận xét gì về vị thế của Hoa
Kì trong nền kinh tế thế giới?
=.>GV có thể cung cấp cho HS một
số nguyên nhân đã giúp cho Hoa Kì
phát triển nhanh chóng , đạt thành
tựu cao.
Họat động 2:Các ngành kinh tế
- HS làm việc theo nhóm nhỏ:
B1: GV chia nhóm và giao nhiệm
vụ cho từng nhóm
+ Nhóm 1 và 3 : tìm hiểu những
đặc điểm nổi bật của ngành dịch vụ
.
+ Nhóm 2 và 4 :tìm hiểu đặc điểm
I. Qui mô nền kinh tế
- Từ 1890 Hoa Kì đã trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới.
- Năm 2004: + GDP Hoa Kì đạt 11667,5 tỉ USD = 28,54% của thế
giới.
+ GDP/ người đạt 39752 USD
II. Các ngành kinh tế
1. Dịch vụ: Phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP –năm
2004
- Các ngành nghề dịch vụ đa dạng và có phạm vi hoạt động trên
phạm vi toàn thế giới .
a/ Ngoại thương
- Kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 12% thế giới
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
nổi bật của ngành công nghiệp.
+ Nhóm 5 và 6 :tìm hiểu đặc điểm
nổi bật của ngành nông nghiệp.
B2:Các nhóm tiến hành thảo luận
và sau đó đại diện trình bày
B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Nhập siêu 707,2 tỉ USD (2004)
b/ Giao thông vận tải
- Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất TG
c/ Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp TG, tạo nguồn thu và
lợi thế cho KT Hoa Kì
- Thông tin liên lạc rất hiện đại
- Ngành DL phát triển mạnh
2. Công nghiệp: là ngành tạo nguồn hàng XK chủ yếu
- Tỉ trọng trong GDP giảm dần: 19,7% năm 2004
- 3 nhóm:
+ CN chế biến chiếm chủ yếu về xuất khẩu và lao động
+ CN điện
+ CN khai khoáng
- Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng
các ngành hiện đại
- Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống
+ Hiện nay: mở rộng xuống phái nam và Thái Bình Dương với các
ngành hiện đại
3. Nông nghiệp: đứng hàng đầu TG
- Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% năm 2004
- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm thuần nông tăng dịch vụ NN
- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ => các vành đai
chuyên canh -> vùng SX nhiều lọai nông sản theo mùa vụ
- Hình thức: chủ yếu là trang trại: số lượng giảm dần nhưng diện tích
trung bình tăng
- Nền NN hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh
- Là nước XK nông sản lớn
- NN cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
- Dựa vào bảng 6.3 ,vẽ biểu đồ so sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số châu lục?
- Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Hoa Kì và giải thích nguyên nhân ?
- Ví sao nông nghiệp Hoa Kì hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh lớn?
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Sưu tầm tài liệu về sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì
Ngày soạn:
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
TPPCT:11 ;BÀI 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
( Diện tích:9629 nghìn km
2
, Dân số:296,5 triệu.người (2005), Thủ đô: Oasintơn)
TIẾT 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ PHÂN HÓA
LÃNH THỔ SẢN XUẤT CỦA HOA KÌ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Xác định được sự phân bố một số nông sản và các ngành CN chính của HK, những nhân tố ảnh hưởng tới tới
sự phân hóa đó.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích được các lược đồ, phân tích các mối lien hệ giữa điều kiện phát triển với sự
phân bố của các ngành NN và CN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- BĐ địa lí tự nhiên, KT chung HK.
III. TRỌNG TÂM BÀI
- SX NN HK có sự phân hóa theo lãnh thổ. Sự phân bố các nông sản phụ thuộc vào điều kiện sinh thái và yêu
cầu của SX nông sản hàng hóa.
- SX CN có sự phân háo giữa các vùng về mức độ tập trung, các TTCN và các ngành CN.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Hoa Kì và giải thích nguyên nhân ?
- Ví sao nông nghiệp Hoa Kì hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh lớn?
3. Bài mới
Vào bài
Hoạt động: chia lớp thành 5 nhóm
Họat động 1: Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
- GV cho HS lập bảng theo mẫu trong SGK/ 45
+ Nhóm 1: điền vào bảng sự phân bố cây lương thực
+ Nhóm 2: điền vào bảng sự phân bố cây công nghiệp và cây ăn quả
+ Nhóm 3: điền vào bảng sự phân bố của gia súc
- HS trao đổi và dựa vào bảng 6.6 hòan thành nhiệm vụ
- GV chuẩn kiến thức
Họat động 2: Sự phân hóa lãnh thổ Công nghiệp
- GV cho HS lập bảng theo mẫu trong SGK/ 46
+ Nhóm 4: điền vào bảng sự phân bố các ngành công nghiệp truyền thống
+ Nhóm 5: điền vào bảng sự phân bố các ngành công nghiệp hiện đại
- HS trao đổi hòan thành nhiệm vụ
- GV chuẩn kiến thức
V. KIỂM TRA ,ĐÁNH GIÁ
GV nhận xét kết quả làm việc của cả lớp . có thể thu và chấm một số bài tiêu biểu
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
HS về nhà hoàn chỉnh bài thực hành.
Sưu tầm tài liệu về liên minh châu Âu (EU)
Ngày soạn:
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
TPPCT:12,BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
(Dân số:459,7 triệu người (2005), Trụ sở:Brucxen (Bỉ))
TIẾT 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được quá trình hình thành và phát triển, mục đích và thể chế của EU.
- Chứng minh được rằng EU là trung tâm KT hang đầu TG.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU.
- Quan sát hình vẽ để trình bày về liên minh, hợp tác chính của EU.
- Phân tích bảng số liệu thống kê có trong bài học để nhận thấy được vai trò của EU trong nền KT TG.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- BĐ các nước trên TG.
- Phóng to hình 7.5 và bảng 7.1/ SGK.
III. TRỌNG TÂM BÀI
- Quá trình hình thành và phát triển, mục đích của EU.
- EU là trung tâm KT hang đầu của TG.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra hoàn chỉnh bài thực hành của HS
3. Bài mới
Vào bài:
Liên minh châu Âu là một trong những tổ chức khu vực có nhiều thành công nhất trên thế giới. Từ khi ra đời
đến nay,số lượng các nước thành viên EU liên tục tăng,với sự hợp tác,liên kết được mở rộng và phát triển.
Ngày nay,EUđã trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
Họat động 1: Quá trình hình thành và
phát triển
- Hãy xác định trên hình 7.2, các nước gia
nhập EU đến các năm 1995, 2004, 2007?
- Các mốc thời gian quan trọng hình thành
nên EU?
- EU được mở rộng theo các hướng khác
nhau trong không gian địa lí:
+ lên phía bắc: 1973 và 1995
+ Phía tây: 1986
+ Phía nam: 1981
+ Đông 2004 - 2007
Họat động 2: Mục đích và thể chế của EU
(GV sử dụng phương pháp giảng giải kết hợp
đàm thoại gợi mở), dựa vào kênh hình 7.3 và
7.4 cùng kênh chữ, để trả lời:
- Mục đích của EU là gì?
- Nêu tên các cơ quan đầu não của EU?
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển
- Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu
- 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu
- 1958: cộng đồng nguyên tử
- 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC)
- 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)
- Số lượng các nước thành viên tăng liên tục:Từ 6 nước ban đầu
(1957) đến 2007 là 27 nước
2. Mục đích và thể chế của EU
a. Mục đích:
+ Xây dựng phát triển khu vực mà nơi đó hàng hóa, người,
vốn,dịch vụ được tự do lưu thông giữa các thành viên
+ Tăng cường hợp tác, liên kết KT, luật pháp, an ninh và đối ngoại
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
Chúng có chức năng gì?
Hoạt động 3: Vị thế của EU trong nền KT
thế giới
- GV chia lớp thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: dựa vào nội dung 1 mục II, bảng
7.1 và hình 7.5, chứng tỏ EU là trung tâm
kinh tế hàng đầu TG
+ Nhóm 2: dựa vào nội dung 2 mục II, bảng
7.1, nêu bật vai trò của EU trong thương mại
thế giới
+ Nhóm 3: dựa vào hình 7.5, phân tích vai
trò EU trong nền kinh tế thế giới.
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác
bổ sung, trao đổi => GV củng cố, sửa chữa,
bổ sung
b. Thể chế:
+ Hội đồng châu Âu
+ Nghị viện
+ Hội đồng bộ trưởng
+ Ủy ban liên minh
II. Vị thế của EU trong nền KT thế giới
1. Trung tâm kinh tế hàng đầy thế giới
- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng cùng đồng tiền ơ-rô
=> EU trở thành trung tâm KT hàng đầu TG
- Vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước
2. Tổ chức thương mại hàng đầu
- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu
- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung 1 mức thuế
- EU dẫn đầu TG về thương mại
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công
nghiệp và trợ giá cho nông sản.
VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
- Liên Minh Châu Âu (EU)hình thành và phát triển như thế nào ? trình bày tóm tắt mục đích và thể chế của tổ
chức này?
- Vì sao có thể nói EU là trung tâm kinh tế hang đầu của thế giới?
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Sưu tầm các tài liệu về liên minh châu âu.
Ngày soạn
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng GV:Hồ Bá Biên
TPPCT:13BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
(Dân số:459,7 triệu người (2005), Trụ sở:Brucxen (Bỉ))
TIẾT 2: EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu và của việc sử dụng đồng tiền
chung EURO.
- Chứng minh được rằng sự hợp tác, lien kết đã đem lại những lợi ích KT cho các nước thành viên EU.
- Trình bày được nội dung của khái niệm lien kết vùng và nêu lên được một số lợi ích của việc lien kết vùng ở
EU.
2. Kĩ năng:
Phân tích được các sơ đồ, lược đồ có trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Các lược đồ: hợp tác SX máy bay Airbus, liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ và sơ đồ đường hầm Măng-sơ
III. TRỌNG TÂM BÀI
- Bốn mặt tự do của thị trường chung châu Âu.
- Khái niệm liên kết vùng.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Liên Minh Châu Âu (EU)hình thành và phát triển như thế nào ? trình bày tóm tắt mục đích và thể chế của tổ
chức này?
- Vì sao có thể nói EU là trung tâm kinh tế hang đầu của thế giới?
3. Bài mới
Vào bài:
Sử dụng hình ảnh máy bay Airbus và EURO để giới thiệu sự hợp tác của EU
Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
Họat động 1: Thị trường chung Châu Âu
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ý 1: “tự do lưu thông”
- Phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do
lưu thông trong EU? HS cho VD cụ thể?
- Vì saosự ra đời của đồng tiền chung là bước
tiến mới của liên kết EU?
- Lợi ích của đồng tiền chung?
Họat động 2: Hợp trong sản xuất và dịch vụ
- Sử dụng kênh chữ, kênh hình 7.7 và 7.8 hòan
thành bảng sau
Các dự án
hợp tác
Sản phẩm Các nước
tham gia
Lợi ích đem
lại
Máy bay
I. Thị trường chung Châu Âu
1. Tự do lưu thông
- 1993, EU htiết lập thị trường chung
a/ Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việc
b/ Tự do lưu thông dịch vụ
c/ Tự do lưu thông hàng hóa
d/ Tự do lưu thông tiền vốn
2. Euro – đồng tiền chung Châu Âu
- 1999: chính thức lưu thông
- 2004: 13 thành viên sử dụng
- Lợi ích:
+ Nâng cao sức cạnh tranh
+ Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
+ Thậun lợi việc chuyển vốn
+ Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp
II. Hợp trong sản xuất và dịch vụ
1. Sản xuất máy bay Airbus
- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập, nhằm cạnh tranh với các công
ty của Hoa Kỳ
Giáo án Lớp 11 Ban cơ bản