Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải pháp nào để tránh béo phì sau khi sinh? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.82 KB, 6 trang )

Giải pháp nào để tránh béo
phì sau khi sinh?


Trong những năm gần
đây, đời sống xã hội đã
nâng lên một bước, cho
nên việc chăm sóc cho mẹ
tròn con vuông, sinh con
được khỏe mạnh, thông
minh đã được các bậc
cha mẹ chú trọng nhiều
dễ dẫn đến việc lạm dụng
bồi dưỡng, vì vậy việc
tăng cân rồi thành béo phì sau sinh đã trở thành phổ
biến.

Ảnh hưởng của béo phì đến thai phụ

Tập thể dục sau sinh 1 tháng.

Bên cạnh sự tăng cân do thai, nước ối, nhau và dây rốn, cơ
thể thai phụ còn tích lũy thêm ít nhất từ 3 - 5kg dự trữ năng
lượng dưới dạng tế bào mỡ. Theo các chuyên gia dinh
dưỡng, khuyên các sản phụ nên tăng cân cần thiết cho phát
triển bình thường của thai nhi chiếm trọng lượng từ 10 -
12kg, trong đó nên phân bố vào mỗi 3 tháng của thai kỳ,
với 3 tháng đầu nên tăng cân ít khoảng 1 - 2kg hoặc có thể
không tăng, với 3 tháng giữa nên tăng 4 - 5kg, với 3 tháng
cuối có thể tăng 5 - 6kg; nếu vào 6 tháng cuối của thai kỳ
mà tăng ít khoảng 1kg thì cần được khám thai định kỳ, vì


rất có thể thai nhi có vấn đề về sức khỏe.

Ngoài cách tính phỏng đoán tăng cân trong thai kỳ như
trên, theo các nhà khoa học cũng khuyên nên dựa vào chỉ
số khối cơ thể (viết tắt BMI) là phương pháp thông dụng,
được tính như sau:

BMI = W(kg) : (D)2. Trong đó W là cân nặng cơ thể tính
bằng kg và D là chiều cao được tính bằng mét; nếu BMI <
19,8 thì có thể tăng cân từ 12 – 18 kg trong suốt thai kỳ;
nếu BMI giao động từ 19,8 - 26 thì tăng 11,5 - 16kg; nếu
BMI giao động từ 26 - 29 thì nên tăng 7 - 11kg; nếu > 29
thì chỉ nên tăng trên 6kg trong thai kỳ. Qua thống kê, các
nhà khoa học cũng thấy rằng, chiều cao của phụ nữ Việt
Nam đa số là dưới 1,60m, nên việc tăng cân từ 10 - 15kg
trong quá trình mang thai là một chỉ số lý tưởng, nếu để
tăng trên 16kg trong thai kỳ, thì sẽ có nguy cơ duy trì số
cân này và bắt đầu kích thích chứng béo phì khó kiểm soát.

Tuy nhiên, do còn những suy nghĩ lạc hậu cho là ăn càng
nhiều càng tốt cho em bé, nên vẫn còn xuất hiện nhiều
người tăng cân quá mức, khiến cơ thể không tương xứng
với cân nặng, nguy cơ tai biến sản khoa cũng cao hơn, tình
trạng béo phì sau sinh tất yếu sẽ xảy ra, làm tăng nguy cơ
mắc các bệnh mạn tính và giảm khả năng tình dục.

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra
nhiều bất tiện trong sinh hoạt, nguy hiểm hơn là gây ra
nhiều chứng bệnh, làm giảm tuổi thọ, béo phì còn liên quan
nhiều đến nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, giảm khả năng

lao động và nhất là giảm sức bền trong lao động, chức năng
sinh sản cũng gặp nhiều khó khăn, hay mắc phải các bệnh
mỡ cao trong máu, gan nhiễm mỡ và các bệnh nội tiết khác
như đái tháo đường.

Những giải pháp tránh béo phì sau sinh

Trước hết, sản phụ phải biết tự cân đối một chế độ dinh
dưỡng hợp lý cho mình hàng ngày, bằng cách giảm bớt
năng lượng nạp vào cơ thể, đặc biệt là chất béo từ mỡ động
vật. Tuy nhiên, giải pháp chỉ nên thực hiện sau sinh từ
tháng thứ 6 trở đi, vì trước đó sản phụ cần có nhiều năng
lượng đủ để có sữa cho bé bú, tránh ăn kiêng quá mức vì
khi ăn kiêng, cơ thể sẽ không có đủ sữa cho bé và chất
lượng sữa cũng giảm theo. Cần có một chế độ thực đơn đủ
chất dinh dưỡng như: chế độ ăn có nhiều rau tươi và hoa
quả để có nhiều vitamin và muối khoáng; có nhiều tinh bột
từ cơm, ngũ cốc, bánh mì, đậu; có nhiều chất đạm có từ
động vật như: cá, tôm, cua, bò, gà, thịt heo

Cần uống đủ nước trong ngày, ít nhất là 2 lít trong 24 giờ
và uống bất kỳ thời điểm nào khi cảm thấy khát, tránh uống
trà quá đậm đặc, cà phê, rượu bia hay thuốc lá vì các chất
kích thích sẽ được bài tiết qua sữa và có thể ảnh hưởng trực
tiếp đến em bé. Sau khi đã ngừng cho con bú mẹ, có thể bắt
đầu chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hơn hoặc có thể dùng
thêm các chế phẩm giảm cân nếu muốn.

Cần duy trì vận động hàng ngày, ngay cả trước và sau sinh,
tập luyện vừa sức vì tập luyện trong thời kỳ mang thai

không chỉ giúp cơ thể dẻo dai lúc sinh mà còn làm cho quá
trình trao đổi chất giữa mẹ và con được tốt hơn, tăng sức đề
kháng của cơ thể mẹ. Các bài tập bắt đầu từ cường độ nhẹ
với thời gian ngắn rồi mới tăng dần đến vừa sức, nhất là
một năm đầu sau sinh. Nếu tập quá sức hoặc quá mạnh sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đi bộ là cách làm đơn giản, hiệu quả và đang được rất
nhiều sản phụ ưa chuộng. Ở tuần lễ đầu sau sinh, sản phụ
nên đi lại nhẹ nhàng, sau đó có thể di chuyển gần như bình
thường và sau một tháng sản phụ có thể bắt đầu tập luyện
với các môn thể thao phù hợp, với giai đoạn này tốt nhất là
đi bộ, tập yoga, tập trên các máy tập đa năng…

Tập với thời gian ngắn từ 10 - 20 phút, sau đó tăng dần từ
45 phút đến 1 giờ mỗi ngày. Sau sinh 2 - 3 tháng có thể vận
động nặng. Với những sản phụ sinh mổ, vẫn nên bắt đầu
tập luyện từ 1 tháng sau sinh nhưng rất nhẹ nhàng bằng các
bài thể dục tay không, đi bộ tăng dần, chú trọng tập mà vết
mổ thấy không đau hoặc đau ở mức độ vừa phải là được.

Ngoài giải pháp bằng chế độ dinh dưỡng thật tốt, duy trì
chế độ vận động thường xuyên và hợp lý, thì bên cạnh đó
sản phụ cũng cần tạo cho mình có một cuộc sống vui vẻ,
tinh thần thoải mái, tránh tối đa những xung đột, những
stress trong cuộc sống, stress trong công việc; nghỉ ngơi
một cách khoa học và hợp lý, tạo thói quen theo dõi cân
nặng mỗi tuần một lần.


×