ĐÁP ÁN CÂU HỎI MÔN TỔ CHỨC THI CÔNG
Chương 1
Câu 1: Thiết kế tổ chức thi công xây dựng do ai lập?
Thiết kế tổ chức xd do tổ chức nhận thầu chính về thiết kế lập cùng với thiết kế kỹ thuật (hoặc TK kỹ
thuật- bản vẽ thi công).
Được cấp nào phê duyệt?
Do chủ đầu tư phê duyệt.
Câu 2: Những tài liệu nào làm căn cứ lập thiết kế TCXD?
- Luận chứng Ktế - kỹ thuật đã được duyệt.
- Những tài liệu về k/sát địa chất, địa hình, thủy văn.
- Những giải pháp sdụng vật liệu và kết cấu, các phương pháp thi công xd, các thiết bị cơ giới sẽ
sdụng để xây lắp các hạng mục công trình.
- Khả năng phối hợp giữa các đơn vị nhận thầu xây lắp
- Các tài liệu liên quan đến nguồn cung cấp điện, nước.
- Các tài liệu liên quan đến khả năng cung cấp lao động.
- Các tài liệu liên qua đến khả năng cung cấp chi tiết cấu kiện và vật liệu trong vùng.
- Các hợp đồng ký với nước ngoài về lập thiết kế thi công, cung cấp vật tư, thiết bị.
Câu 3: Thiết kế thi công ai lập?
- Thiết kế thi công do tổ chức nhận thầu xây lắp chính lập. Đối với những công việc do tổ chức thầu
phụ đảm nhiệm thì từng tổ chức nhận thầu phụ phải lập TKTC cho công việc của mình làm.
- Đặc biệt đối với công trình phức tạp nhà thầu chính, thầu phụ không thể lập TKTC thì có thể hợp
đồng (thuê) đơn vị tư vấn thiết kế làm TKTC.
Ai phê duyệt?
- Thiết kế TC phải do giám đốc tổ chức xây lắp ( hay tổ chức nhận thầu chính) duyệt.
- Thiết kế TC do thầu phụ lập phải do giám đốc tổ chức xây lắp thầu phụ duyệt đồng thời phải được
thầu chính chấp nhận.
Câu 4: Căn cứ những tài liệu nào để lập thiết kế tổ chức thi công?
- Tổng dự tóan công trình;
- Thiết kế tổ chức xây dựng đã duyệt;
- Các bản vẽ thi công;
- Nhiệm vụ lập TKTC, trong đó ghi rỏ khối lượng và Tgian.
- Các hợp đồng cung ứng vật tư, máy, thiết bị… trong đó phải ghi rỏ chủng lọai, quy cách, thời gian
cung ứng từng lọai cho từng hạng mục hoặc cho từng công tác xây lắp.
- Khả năng điều động các loại xe, máy và các thiết bị thi công cần thiết.
- Khả năng phối hợp thi công giữa các đơn vị xây lắp chuyên ngành với đơn vị nhận thầu chính.
- Tài liệu liên quan hạ tầng kỹ thuật như: k/s địa chất, nguồn điện, nước, nơi sử dụng nước, thóat
nước…
- Các qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn,đơn giá, định mức hiện hành có liên quan.
Câu 5: Công trường và công trình giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
Giống nhau: đều là nơi thi công công trình và có người lãnh đạo và giám sát.
Khác nhau:
- Công trường: là một đơn vị xây lắp phải đảm bảo đảm nhận một khối lượng công trình lớn, có địa
bàn xây dựng ở một điểm hay nhiều điểm gần nhau. Mỗi công trường đều có ban chỉ huy lãnh
đạo toàn diện, có các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ phụ trách từng chức năng khác nhau,
phân chia tổng mặt bằng công trình ra làm nhiều khu vực.
- Công trình: Công trình đơn vị hay còn gọi là hạng mục công trình.
mỗi công trình đơn vị để phù hợp với năng lực SX của các tổ, đội công nhân; đồng thời tận dụng
tối đa số lượng, năng suất máy móc thiết bị thi công, ta phân chi mặt bằng công trình ra những
phạm vi nhỏ.
Câu 6: Diện thi công là gi?
Là tuyến công tác hay phạm vi làm việc hợp lý nhất của một công nhân hay một tổ đội để đạt
năng suất cao nhất trong một thời gian làm việc liên tục nhất định nào đó, được tính bằng (m) hay (m2).
Cho một ví dụ cụ thể về diện thi công không có trong sách.
Câu 7 : Cách xác định số lượng nhân công cần thiết hòan thành 1 công trình ?
Dựa vào khối lượng công việc, định mức lao động ta có công thức tính lao động cần thiết hòan thành khối
lượng từng công việc như sau:
Ta có : Qi= Vi x hi x Ki
Trong đó:
Qi: Là số công nhân cần thiết hthành klg công việc i
Vi: Là khối lượng công việc i
hi: Định mức gốc công việc I (1242/1998/QĐ-BXD)
Ki: Hệ số điều chỉnh định mức gốc lọai công việc i
* Lượng lao động cần thiết hòan thành khối lượng công việc tòan công trình:
Qch=∑ Qi ( công) với ( i=1 đến n)
* Số công nhân cần thiết hòan thành công trình theo tiến độ:
N=Qch/T x K (người)
Qch: là tổng số công hòan thành công trình( công)
N: Số người hay số công nhân cần thiết hòan thành công trình theo tiến độ( người)
T: Thời gian tiến độ (ngày)
K: Hệ số kể đến năng suất lao động.( K=0.9 -1)
Câu 8 : Cách xác định số lượng máy cần dùng trong thời gian thi công ?
- Muốn xác định được chính xác số lượng máy dùng thi công theo tiến độ ta phải dự vào các yếu tố
sau:
+ Khối lượng công việc phải thi công bằng máy
+ Năng suất một ca máy
+ Số ca máy trong một ngày
+ Thời gian làm việc của ca máy theo dự kiến
Công thức tính sử dụng một lọai máy:
Nm=(ƩQ
i
*100)/(C*T*n*D
bq
) (máy)
Nm :Là số lượng máy cần thiết (máy)
∑ Qi :Tổng khối lượng công việc làm bằng máy
C :Số ca máy làm việc trong một ngày
n : Năng suất dự kiến lấy 90 đến 100
Dbq :Định mức năng suất bquân của ca máy
T: Thời gian làm việc của ca máy
Dbq= [(ƩQ
i
)/(ƩQ
i
/d
i
)] ( i từ 1 đến n), di năng suất ca máy công việc thứ i
Câu 9 : Phương pháp thi công song song và nối tiếp có những ưu, khuyết điểm gì ?
Thi công song song:
Ưu điểm: tiền vốn, vật tư, nhân lực nhiều, thời gian thi công ngắn.
Khuyết điểm: đội chuyên nghiệp tham gia thi công nhiều và vẫn không tránh khỏi việc bị ngưng trong
thời gian thi công của các tổ, đội chuyên nghiệp.
Thi công nối tiếp:
Ưu điểm: được áp dụng khi thời gian thi công không khẩn trương, tiền vốn, vật tư, nhân lực ít.
Khuyết điểm: thời giant hi công kéo rất dài, cường độ sử dụng vật liệu thấp,không tránh khỏi hiện tượng
ngừng việc ở các tổ, đội chuyên nghiệp.
Câu 10 : Sinh viên cần phải nắm vững những vấn đề cơ bản gì của môn học này để làm tốt công tác
tổ chức thi công ?
- Lập được biện pháp và tiến độ cho những công trình thông thường
- Lập được kế họach khối lượng cho công trình từng tháng và từng kỳ (10 ngày).
- Lập bảng kế họach cung cấp vật tư chủ yếu theo tiến độ phục vụ cho thi công.
- Tính tóan được nhà tạm, kho bãi, đg vận chuyển, hệ thống điện nước để bố trí cho tổng mặt bằng thi
công công trình.
Chương 2
Câu 11 : Tiến độ ngang là gì ?
một biểu kế họach quy định rỏ trình tự thi công từ lúc khởi công, thời gian thi công các công việc trong
một công trình xây dựng.
Những nguyên tắc cần thiết nào khi lập tiến độ ngang ?
- Phải nắm chắc các qui mô xây dựng các công trình trong công trường, đọc và hiểu kỹ các hồ sơ thiết
kế
- Phải có dự kiến tiến độ thi công các hạng mục công trình mới tiến hành lập tổng tiến độ
- Đảm bảo đủ vốn thực hiện liên tục, chi trả vật tư, nhân công, máy…
- Ưu tiên trọng điểm công trình chủ yếu (công trình chính).
- Đảm bảo thi công liên tục giữa các quý, các năm.
Cầu 12 : Các bước lập tiến độ ngang ?
Bước 1: Bước chuẩn bị
Bước 2: Xác định thời gian thi công trường
Bước 3 Xác định trình tự thi công các công trình
Bước 4 Lên tiến độ
Bước 5 Đánh giá và điều chỉnh tiến độ
Theo anh (chị) bước nào là quan trọng nhất ? vì sao ?
Câu 13 : Tiến độ ngang tổng công trường và tiến độ ngang của công trình đơn vị giống và khác
nhau ở những điểm nào ?
Giống nhau:
- Là một loại biểu kế hoạch quy định rõ trình tự khởi công và thời gian thi công của các công trình trong
một công ttình hay của các công việc trong một công trình xây dựng.
- Là một bộ phận quan trọng của công tác thiết kế tổ chức thi công.
Giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ theo dõi chỉ đạo mọi công việc trên công trình, công
trường được thuận lợi, chủ động đảm bảo thời gian và an toàn lao động.
Khác nhau:
- Tiến độ ngang tổng công trường: là kế hoạch bao hàm tất cả các công việc của các hạng mục tại công
trường có khối lượng lớn và thời gian thi công dài. Là cơ sở xin cấp vốn, vật tư, nhân lực…cho hang quý
hang năm. Mặt khác là cơ quan nhà nước cấp trên ổn định thời gian thi công cho từng đơn vị xây lắp.
- Tiến độ ngang của công trình đơn vị: là tiến độ cụ thể chỉ ra thời gian thi công từng phần việc của một
hạng mục công trình nào đó. Là cơ sở để lập kế hoạch thi công cho từng giai đoạn hoặc từng thơi gian
ngắn (tuần, tháng, quý), kế hoặch, khối lượng, kế hoạch vật tư, nhân lực máy móc,…và các yêu cầu để
phục vụ công trình.
Tiến độ ngang của công trình đơn vị trực thuộc công trường có nằm trong tiến độ ngang của tổng
tiến độ công trường đó hay không ? Vì sao ?
Tiến độ ngang của công trình đơn vị trực thuộc công trường có nằm trong tiến độ ngang của tổng
tiến độ công trường. vì tiến độ công trình bao hàm các công việc của công trình xây dựng. được chia
thành từng hạng mục nhỏ với khoảng thời gian nhất định. Tiến độ thi công công trình đơn vị là sự ch tiết
và cụ thể theo trình tự cho từng công trình.
Câu 14 : Những nguyên tắc nào cần lưu ý khi lập tiến độ ngang của công trình đơn vị ?
- Nắm chắc thiết kế kỹ thuật công trình từ móng đến mái, nghiên cứu kỹ các hồ sơ và các tài liệu thiết
kế
- Phải xác định xong biện pháp công nghệ xây lắp của các công việc chủ yếu trong xây dựng công
trình , cũng như dự kiến xogn việc tổ chức lao động cho từng công việc.
- Đảm bảo sự cân bằng về nhân lực hoặc máy móc thiết bị nhưng phải điwwù hòa và cân đối được các
mặt cung cấp khác như vật liệu, ván
- Trình tự thi công các công việc phải hợp lý trên cơ sở tính toán phù hợp với cấu tạo công trình.
- Để đơn giản trong quá trình lập kế hoạch, ta tiến hành ghép các công việc đơn giản có chung tính
chất, có cùng cao độ và có chung loại thợ thành công việc tổng hợp.
Câu 16 : Các bước lập tiến độ ngang một công trình đơn vị ?
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu
Bước 2: Xác định thời gian thi công cho từng công việc
Bước 3: Xác định trình tự thi công các công việc.
Bước 4 Lập biểu tiến độ thi công
Bước 5 Biểu diễn tiến độ và nhân công
Bước 6 Vẽ biểu đồ và đánh giá tiến độ.
Câu 17 : Tiến độ ngang ngắn có liên quan gì đến tiến độ công trình đơn vị ? và có thuộc nằm trong
tổng tiến độ công trường trực thuộc không ? Vì sao ?
Việc lập tiến độ ngang ngắn ngày là lập những bảng số liệu nhằm chi tiết cụ thể, nội dung của kế
hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị theo hàng tháng, để phục vụ theo dõi, chỉ đạo thi công dể dàng.
Tiến độ ngang ngắn ngày vẫn nằm trong tổng tiến độ công trường trực thuộc.
۞Vì : tiến độ thi công công trình đơn vị lập ra để chỉ đạo thi công cho một nhóm công việc của
công trình trong thời gian ngắn.
Chương 3
Câu a : Tại sao người ta phải chia công trình ra nhiều đọan và phân đọan công tác ?
Nhằm mục đích đơn giản và tạo thuận lợi cho việc tổ chức và chỉ tạo thi công.
mặt bằng thường chia tại đâu ?
Dựa vào vị trí các khe lún, khe co dãn hoặc vị trí kết cấu thay đổi làm một đoạn thi công.
theo chiều cao thì chia thế nào ?
Dựa vào độ cao mỗi tầng. Ngoài ra còn phân chia sao cho phù hợp với chiều cao mỗi đợt thi công
.
nêu ý nghĩa của việc phân chia đọan và phân đọan này.
- Để phù hợp với năng lục sản xuất của các tổ, đội công nhân.
- Tận dụng hết số lượng, khả năng và năng suất của máy móc thiết bị thi công.
Câu b : Cho biết dây chuyền đơn là gì ?
Thực hiện công việc của họ tuần tự trong tất cả các phân đọan với kết quả là hòan thành một quá
trình công tác đã qui định được gọi là dây truyền đơn.
khác nhau như thế nào so với dây chuyền kỹ thuật ?
Dây truyền đơn là một phần của dây truyền kỹ thuật.
Câu c : Chu kỳ công tác là gì ?
Là những khối lượng công tác mà một tổ (đội) công nhân chuyên nghiệp hòan thành khối lượng
công tác của họ trong mỗi phân đọan công tác.
modun chu kỳ công tác ?
Là khỏang thời gian mà một tổ (đội) công nhân chuyên nghiệp hòan thành khối lượng công tác
của họ trong mỗi phân đọan công tác. Được ký hiệu là K
Câu d : Cho biết thế nào là dây chuyền đơn đồng nhịp và khác nhịp( hay dây chuyền đơn ko đồng
nhịp) ?.
Dây chuyền đơn đồng nhịp có môduyn chu kỳ K không thay đổi trong tất cả các phân đọan.
Dây chuyền đơn không đồng nhịp là dây chuyền có moduyn chu kỳ K thay đổi trong các phân
đọan
Bài tập xem lại vd trong bài giảng.
Chương 4
Câu 18 : Thế nào là sơ đồ mạng ?
Là một hệ thống công tác theo kiểu mạng lưới được hình thành do sự sắp xếp có hướng theo một
trật tự công tác nhất định. Bởi những vòng tròn sự kiện và những mũi tên công tác nhằm phục vụ tổ chức
chỉ đạo thực hiện mục tiêu nào đó.
đường găng là gì ?
Là đường nối liền các sự kiện các công việc từ khởi đầu đến sự kiện kết thúc có tổng tg là lớn nhất ( đó là
tgian xd công trình). Ký hiệu Tg.
công việc găng là gì ?
Những công việc nằm trên đường găng, được biểu thị bằng mũi tên đậm. Những công việc không
nằm trên đường găng là những công việc phụ có thời gian dự trữ.
Câu 19 : Nếu một đường các công tác có thời gian dự trữ thì đường đó có phải đường găng không ?
vì sao ?
Nếu một đường các công tác có thời gian dự trữ thì đường đó không phải là đường găng.
Vì: thời gian dự trữ là hiệu số giữa chiều dài đường găng và một đường bất kỳ. những công việc có thời
gian dự trữ là những công việc phụ.
Câu 20 : Nêu các nguyên tắc lập sơ đồ mạng ?
- Trong sơ đồ mạng, các mũi tên biểu thị công việc luôn hướng từ trái qua phải và khởi đầu từ sự kiện
thứ tự nhỏ và kết thúc ở sự kiện thứ tự lớn.
- Trong sơ đồ mạng chỉ có một sự kiện khởi đầu và một sự kiện kết thúc, không có sự kiện khởi đầu
và kết thúc trung gian.
Không cho phép những công việc cắt nhau
- Không cho phép những công việc tạo thành chu trình kín trong mạng ( hình 2) điều này cũng trái
nguyên tắc 1
- Nếu trong sơ đồ có nhóm công việc, có chung sự kiện khởi công và sự kiện hòan thành, thì có thể
thay nhóm đó bằng một công việc( ghép công việc) nhưng thời gian công việc ghép bằng chiều
dài lớn nhất của nhóm công việc được thay thế.
- Nếu một công việc có thể khởi công từng phần khi công việc trước đó chỉ mới hòan thành từng bộ
phận thì ta có thể biểu diễn.
- Không cho phép tập trung quá nhiều công việc vào một sự kiện hoặc xuất phát từ một sự kiện đi ra.
- Những công việc khác nhau về tính chất phải ký hiệu khác nhau không được dùng chung sự kiện
đầu và cuối
- Được phép biểu diễn sơ đồ công việc bằng mũi tên thẳng hoặc mũi tên gãy góc.
- Những công việc song song hay xuất phát ở một sự kiện và kết thúc ở nhiều sự kiện thì biểu diễn
như sau.
- Những công việc có quan hệ tương quan khác nhau thì phải thể đúng các quan hệ đó bằng cách thêm
vào sự kiện mới.
Câu 21 : Nếu các công việc tạo thành một chu trình kín trong sơ đồ mạng thì điều gì sẽ sãy ra ?
Thì công việc trong sơ đồ đó sẽ bị lập lại và trái với nguyên tắc khi lập sơ đồ mạng.
Bài tập : Cách tính tiến độ thời gian sơ đồ mạng theo sự kiện ?
Chương 5
Câu 23 : Cho biết nội dung thiết kế tổng mặt bằng xây dựng ?
- Phần công tác đất và nền móng hay còn gọi là phần ngầm
- Phần kết cấu công trình hay còn gọi là phần thân và phần mái
- Phần hòan thiện.
Thiết kế một công trình xây dựng có nằm trong thiết kế tổng mặt bằng xây dựng hay không ? vì sao
?
Thiết kế một công trình xây dựng nằm trong thiết kế tổng mặt bằng xây dựng. Vì trong phạm vi
hẹp có thể xem tổng mặt bằng xây dựng là nơi diễn ra toàn bộ quá trình xây dựng công trình và đồng nhất
với công trường. Ngoài ra tổng mặt bằng xây dựng còn gọi là tổng mặt bằng công trình định vị vì đối
tượng xây dựng là một công trình, tổng mặt bằng công trình định vị nằm trong tổng mặt bằng xây dựng.
Câu 24 : Tại sao phải thiết kế tổng mặt bằng xây dựng theo từng giai đọan ?
Để đảm bảo cho tiến độ thi công và quản lý công việc, phân công công việc một cách cụ thể. Tùy
từng công trình cụ thể mà nội dung thiết kế từng gian đoạn có thể khác nhau cho phù hợp với thực tế và
đảm bảo kinh tế.
Rút ra bài học gì từ vấn đền này ?
Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng phải dựa và nguyên tắc chung, những chỉ dẫn của quy phạm,
các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng. Vì thế người ta đòi hỏi phải có kinh nghiệm, phải nắm vững
công nghệ xây dựng cho từng giai đoạn thi công và có tầm nhìn tổng quát trong quá trình thi công.
Câu 25 : Các tài liệu nào có liên quan khi thiết kế tổng mặt bằng xây dựng ?
a- Các tài liệu qui định chung
- Các hướng dẫn về thiết kế tổng mặt bằng xây dựng
- Vd: Bản vẽ thiết kế kiến trúc tổng mặt bằng xây dựng.
- Các tài liệu kỹ thuật đối với từng công trình
- Các qui chuẩn, các tiêu chuẩn về thiết kế vị trí các công trình tạm trên công trình
- Các qui chuẩn, các tiêu chuẩn về an tòan lao động, vệ sinh môi trường.
- Các qui định và các ký hiệu trên bản vẽ…
b- Các tài liệu riêng cho từng công trình
- Mặt bằng hiện trạng khu đất xây dựng
- Bản đồ địa hình, bản đồ khảo sát đo đạc
- Mặt bằng tổng thể qui họach các công trình xây dựng.
- Mặt bằng quy họach hệ thống đường sẽ xây dựng vĩnh cửu cho công trình
- Các bản vẽ cung cấp điện, nước
- Các bản vẽ công nghệ xây dựng, được thiết kế trong hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, thiết kế tổ chức
xây dựng.
- Biểu đồ tổng hợp nhân lực
- Tiến độ cung cấp vật tư.
Câu 26 : Khi thiết kế tổng mặt bằng xây dựng cho một công trình cụ thể thì cần những tài liệu điều
tra khảo sát gì ?
- Các máy móc thiết bị mà địa phương đang có.
- Khả năng cung ứng nhân lực
- Khả năng cung cấp điện, nước
- Khả năng hợp tác hỗ trợ địa phương trong xây dựng
- Các yêu cầu riêng về trật tự xã hội
- Đơn giá vật liệu và đơn giá xây dựng ở địa phương.
Câu 27 :Khi thiết kế tổng mặt bằng xây dựng cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản nào ?
1. Tổng mặt bằng xây dựng phải thiết kế sao cho các công trình tạm phục vụ tốt nhất cho quá trình
sản xuất và đời sống của cán bộ, công nhân trên công trường trong suốt thời gian thi công, bảo
đảm an tòan lao động và vệ sinh môi trường.
2. Phải cân nhắc thiết kế sao cho số lượng nhà tạm là ít nhất, giá thành xây dựng rẻ nhất, khả năng
khai thác và sử dụng nhiều nhất.
3. Khi thiết kế tổng mặt bằng xây dựng phải đặt nó trong một mối quan hệ chung với sự đô thị hóa
tại nơi xây dựng công trình.( VD cụ thể tại TpCT, hay TpHCM).
4. Khi thiết kế tổng mặt bằng xây dựng phải tuân thủ theo các hướng dẫn, các tiêu chuẩn, qui chuẩn
bảo đảm an tòan lao động và vệ sinh môi trường.
5. Học tập kinh nghiệm thiết kế tổng mặt bằng xây dựng của các đơn vị trong, ngoài khu vực.
Cau 28 : Các chỉ tiêu đánh giá tổng mặt bằng xây dựng ?
- Đánh giá chung
- Đánh giá riêng
+ về chỉ tiêu kỹ thuật
+ về góc độ an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
+ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ về kinh tế
+ chỉ tiêu về mặt xã hội
- Các chỉ tiêu đánh giá và so sánh
+ về giá thành xây dựng tạm
+ về số lượng xây dựng tạm
Chỉ tiêu về giá thành xây dựng nhà tạm có được coi là chỉ tiêu kinh tế không ? vì sao ?
Phải. Vì trong công trình phải tận dụng những công trình tạm có sẵn hay xây dựng sao cho chi phí rẽ nhất.
vì thế sẽ được xem như là chỉ tiêu kinh tế.
Câu 29 : Trình tự các bước thiết kế tổng mặt bằng xây dựng ?
Bước 1:
Phân khu diện tích công trình đơn vị sẽ xây dựng và các công trình tạm đã thiết kế trong phạm vi
đủ để thực hiện sự độc lập của công trình và mối liên hệ với các công trình xung quanh
Bước 2: Vẽ mặt bằng công trình theo diện tích đã định với tỉ lệ 1:100. Trong đó phải xác định vị trí chính
xác công trình, đường và các công trình lân cận có liên quan.
Bước 3: Bố trí cần trục, máy xây dựng
Bước 4: Thiết kế xưởng sản xuất và phụ trợ
Bước 5: Thiết kế các lọai nhà tạm
Bước 6: Thiết kế mạng lưới cấp thóat nước.
Bước 7: Thiết kế mạng lưới điện
Bước 8: Hệ thống an tòan bảo vệ và vệ sinh môi trường.
Người thiết kế có được phép thay đổi các bước trên không ? Nếu có phải đảm bảo đkiện gì ?
→ Tuy nhiên các bước thiết kế trên người thiết kế có thể thay đổi trước hoặc sau, nhưng phải đảm
bảo TMB xây dựng phải hợp lý phục vụ tốt cho thi công.
Câu 30 : Khi thiết kế giao thông cho tổng mặt bằng xây dựng cần phải điều tra khảo sát vấn đề gì ?
Tại sao ?
- Mạng lưới giao thông công cộng ở địa phương.
- Khảo sát địa hình, địa chất.
- Xác định các điểm cung cấp nguyên vật liệu.
- Điều tra vận chuyển trong khu vực.
۞ Vì có khảo sát mới biết được lưu lượng xe và nhu cầu của địa phương. Dựa vào đó có thể thiết
kế mạng lưới giao thong và loại mặt đường cũng như cấp công trình thiết kế để giảm giá thành
xây dựng đến mức tối đa.
Câu 31 : Giải thích tại sao nói thiết kế đường giao thông cho tổng mặt bằng theo sơ đồ phối hợp
vòng kín và nhánh cụt là phù hợp nhất ?
Vì nó kết hợp được các ưu điểm như: giao thông tốt, xe chạy một chiều, vào một cổng ra một
cổng, giá thành xây dựng thấp.
Câu 32 : Xác định vật liệu cần dự trữ tại kho và diện tích kho nhằm mục đích gì ? viết công thức
xác định cả hai.
Nhằm xác định lượng dự trữ hợp lý cho từng loại vật liệu, dựa vào đó có thể xác định được diện
tích kho bãi cần xây dựng.
Xác định lượng vật liệu cần dự trữ:
⇒ Lượng vật liệu cần dự trữ tại kho bãi công trường
V
max
= r
max
.T
dt
Trong đó: T
dt
: Lấy theo tính tóan hoặc qui phạm
r
max
: tổng khối lượng vật liệu sớm nhất
Xác định diện tích kho bãi
Áp dụng công thức S= (α*V
max
)/ϑ (m2)
Trong đó: V
max
: Lượng vật liệu dự trử tối đa tại kho bãi
ϑ : Lượng vật liệu chứa trên 1m2
α : 1,5 -1,7 kho chứa hổn hợp
α : 1,4-1,6 kho kín
α : 1,2-1,3 các bãi lộ thiên chứa thùng hàng
α : 1,1-1,2 các bãi lộ thiên chứa lọai đổ đống
Câu 33 : Khi thiết kế điện cho tổng mặt bằng xây dựng ta cần quan tâm đến điều gì ?
- Nhu cầu về điện
- Tổng công suất điện tiêu thụ trên công trường
- Nguồn cung cấp điện và bố trí mạng điện
Nếu tổng công suất tiêu thụ lớn hơn công suất trạm biến áp cung cấp thì hãy đề xuất hướng giải
quyết.
- Lập bảng kế hoạch công tác thi công sử dụng các thiết bị điện hợp lý trong quá trình thi công cũng
như sử dụng điện trong sinh hoạt.
- Sử dụng các thiết bị điện có điện áp thấp hạng chế các thiết bị tiêu thụ điện có điện áp 380V, các
thiết bị chiếu sang trong sinh hoạt và ngoài công trường.
- Sử dụng máy phát điện, tự cung cấp điện ngoài công trường nếu được.
Câu 34 : Khi thiết kế điện trong tổng mặt bằng xây dựng cần lưu ý những vấn đề gì để đảm bảo an
tòan về điện ?
- Dây điện phải dùng lọai có vỏ bọc cao su, đảm bảo độ bền về cơ học
- Tủ điện phân phối điện chính cho thi công cần đặt nơi dễ tháo lắp. Mỗi máy thi công cần có cầu dao
riêng và phải có rơle bảo vệ.
Câu 35 : Bố trí mạng lưới cấp nước cần bảo đảm nguyên tắc gì ?
Tùy theo qui mô và tính chất của công trường và nhu cầu sử dụng nước mà ta bố trí mạng lưới cho phù
hợp đảm bảo nguyên tắc sau:
- Tổng chiều dài đường ống là ngắn nhất
- Đường ống phải đến tất cả các vị trí dùng nước
- Chú ý đến khả năng thay đối cho phù hợp giai đoạn thi công
- Hạn chế bố trí đường ống qua đường ôtô
- Phải đảm bảo đủ lưu lượng tính tóan
- Khi công trình cao phải có bể chứa và máy bơm đẩy phụ.
- Mỗi công trình bố trí ít nhất hai họng cứu hỏa, mỗi họng cách nhau 20-30m