Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Bài thuyết trình Văn học - NT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.13 KB, 38 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NÚI THÀNH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
1

BÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC
TÁC PHẨM: CON CÒ
2


3

4

Người thực hiện: Lê Ánh Tuyết
Học sinh lớp: 9/1
5

Trường THCS Nguyễn Trãi
NĂM HỌC: 2009 - 2010
6

CON CÒ- KHÚC CA THIẾT THA, SÂU LẮNG VỀ TÌNH MẸ
CỦA CHẾ LAN VIÊN
A/Dàn ý:
7

* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
- Giá trị bài thơ: + Khúc ca thiết tha, sâu lắng cuả tình mẹ.
+ Thể điệu lời ru.


* Thân bài:
- Luận điểm 1: Hình ảnh con cò trong ca dao qua lời ru đi vào tiềm thức của
tuổi thơ.
+ Con cò trong ca dao.
8

+ Con cò trong ca dao qua lời ru đi vào tiềm thức của tuổi thơ và nuôi
dưỡng tâm hồn con.
- Luận điểm 2: Hình ảnh con cò trở nên gần gũi, thân thiết với con người
trên mỗi chặng đường đời:
+ Khi tuổi ấu thơ nằm trong nôi.
+ Khi đi học.
+ Lúc trưởng thành.
9

- Luận điểm 3: Hình ảnh co cò mang ý nghĩa biểu tượng về tấm lòng người
mẹ, lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.
+ Quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc.
+ Phần kết đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong lời
ru ấy.
- Nói thêm về nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Thể thơ tự do linh hoạt, gợi nhiều cảm xúc.
10

+ Giọng điệu thơ gần với âm điệu lời ru.
*Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa bài thơ bằng lời thơ của Hen- rich Hai- nơ
11


12

B/Bài thuyết trình:
Tôi muốn ôm mẹ thật chặt, tôi muốn hôn mẹ thật nhiều, tôi muốn nói
với mẹ một câu từ sâu thẳm trái tim: “ Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm”. Đó là
tất cả những cảm xúc của tôi từ khi đọc xong bài thơ Con Cò của Chế Lan
Viên. Bài thơ cho tôi cảm nhận sâu sắc về tình mẹ, thấm thía hơn về tấm
lòng người mẹ và ý nghĩa của lời ru ngọt ngào, êm ái đối với mỗi con người.
13

Chế Lan Viên chắc hẳn hạnh phúc lắm khi ở bên mẹ mới viết được
bài thơ giàu cảm xúc đến thế. Bài thơ Con Cò được ông viết vào năm 1962
in trong tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão. Phải nói rằng bài thơ là
bản nhạc ru của tình mẹ. Bản nhạc ru ấy qua bốn tám năm vẫn du dương,
vấn vương lòng người đến thế. Khiến cho lòng người phải thốt lên hai tiếng
mẹ yêu. Những câu hát ru của mẹ, của bà sẽ đi vào tiềm thức của trẻ thơ, ở
lại đó và đi cùng con người suốt cuộc đời. Nói như Nguyễn Duy: “ Sữa nuôi
phần xác, hát nuôi phần hồn”. Nhất là trong xã hội ngày nay, hát ru trở thành
14

công việc khá khó khăn đối với các bà mẹ trẻ và không được nghe tiếng hát
ru là thiệt thòi của nhiều trẻ thơ. Chính vì vậy, bài thơ Con Cò của Chế Lan
Viên thêm ý nghĩa.
( Bài thơ)
Như tựa đề của bài thơ đã nói, con cò là hình tượng trung tâm và bài
thơ là sự phát triển của hình tượng ấy. Một hình tượng được gợi ra từ những
câu ca dao quen thuộc. Nhưng bài thơ không phải là sự lặp lại đơn giản
những hình ảnh và ý tứ có sẵn trong ca dao. Mà hình ảnh con cò trong ca
15


dao đã được tác giả phát triển, mở rộng thành ý nghĩa biểu tượng và tập
trung hướng vào biểu hiện tình mẹ, lòng mẹ lớn lao, sâu nặng và bền lâu đối
với mỗi đứa con. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò được phát triển
qua từng đoạn thơ, nhưng vẫn mang tính thống nhất. Con cò rất quen thuộc
trong ca dao dân ca Việt Nam. Một xứ sở nông nghiệp như Việt Nam, ngoài
con trâu là bạn của nhà nông, chia sẻ mọi công việc nặng nhọc, vất vả với
người nông dân thì hình ảnh con cò cũng rất gần gũi với họ. Bởi vì từ ngoài
cánh đồng đến luỹ tre làng, ở đâu người ta cũng thấy thấp thoáng bóng cò
16

lặng lẽ, lầm lụi, chăm chỉ bên cạnh người nông dân như hình với bóng. Khi
người nông dân cày ruộng thì cò bì bõm theo sau để nhặt cái tôm, cái tép.
Khi người nông dân nghỉ ngơi uống nước thì cò rỉa lông, rỉa cánh và ngắm
nghiá người nông dân . Từ vẻ đẹp này mà một vị vua như Trần Nhân Tông
xúc cảm viết nên bài thơ “Thiên trường vãn vọng” với câu thơ đẹp:
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.
17

Con cò còn là hình ảnh rất gần gũi và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng
trong ca dao. Bởi thế nó cũng xuất hiện trong nhiều câu hát ru. Ở đoạn đầu
bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng
làm lời hát ru. Ở đây tác giả không dùng cả bài ca dao mà chỉ lấy vài chữ
trong mỗi bài nhằm để gợi ra những lời hát ấy. Mỗi bài ca dao, ít nhiều thể
hiện sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò. Như các
câu:
Con cò bay lả bay la
18

Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

hay:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng
Những câu ca dao gợi tả không gian quen thuộc và cuộc sống nhịp nhàng,
thong thả, bình yên của thời xưa. Còn bài ca dao:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
19

Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
lại có ý nghĩa sâu sắc hơn. Con cò ở đây là biểu tượng cho những con người.
Cụ thể như người mẹ, người bà nói riêng và người phụ nữ nhọc nhằn, vất vả
lặn lội kiếm sống, gặp cảnh ngộ éo le vẫn giữ vẹn sự trung thực, ngay thẳng,
20

trắng trong Bài ca dao gợi ta nhớ đến những khúc ca dao quen thuộc cũng
thường đi vào lời ru như:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
hay:
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
21

Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.
và Tú Xương, một ông chồng chỉ chăm đèn sách, chỉ chơi bời hát xướng

nhưng cũng hiểu vợ mình vất vả như thân cò:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Qua những lời ru của mẹ. hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu
thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới
tâm hồn của con người qua những lời ru của ca dao dân ca. Đó là điệu hồn
22

của dân tộc, ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa có thể hiểu và chưa cần để hiểu
những nội dung, những ý nghĩa biểu tượng của lời ru này. Chúng chỉ cần vỗ
về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng
trực giác, một cách vô thức về tình yêu và sự che chở của mẹ. Đoạn thơ
khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống:
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân
23

Dù con còn trong nôi, con chưa biết con cò, chưa hiểu lời mẹ hát,
nhưng giọng tình cảm âu yếm đó sẽ là vành nôi ru con vào giấc ngủ.
Đến đoạn thơ thứ hai, cánh cò từ trong nôi đã đi vào tiềm thức tuổi
thơ, trở nên gần gũi, thân thiết và theo con trên mọi chặng đường đời.
Những nét khái quát về cuộc đời niên thiếu và sự trưởng thành của con được
miêu tả rất nhanh với một giọng kể tuần tự, nhằm diễn tả một hình ảnh, tâm
hồn luôn bên con: Hình ảnh con cò:
Từ thưở ấu thơ, khi con nằm trong nôi:
24

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Đến tuổi tới trường:

Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Và đến lúc trưởng thành:
Lớn lên, lớn lên, lớn lên
Con làm gì?
25

×