Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế - 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.14 KB, 15 trang )

Câu hỏi ôn tập Công pháp quốc tế - 3


21.Khái niệm & cách xác định thềm lục địa
Tại điều 76 công ước quốc tế về luật biển 1982 thì thềm lục địa bao gồm đáy biển
& lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó cho đến bờ
ngoài của thềm lục địa hoặc cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh
hải 200 hải lí , khi bờ ngoài của rìa lục địa quốc gia đó ở khỏang cách gần hơn.
Thềm lục địa không được mở rộng quá giới hạn 350 hải lí hoặc không vượt quá
100 hải lí kể từ đáy đẳng sâu 2500m, là đường nối các điểm có độ sâu trung bình
là 2500m, có 2 cách xác định thềm lục địa
Ø Nếu thềm lục địa hẹp nhỏ hơn 200 hải lí quốc gia ven biển có quyền tuyên bố
thềm lục địa bằng 200 hải lí.
Ø Nếu thềm lục địa rộng hơn 200 hải lí quốc gia ven biển xác định thềm lục địa
theo 2 cách : tuyên bố thềm lục địa 350 hải lí hoặc nối các đường đẳng sâu 2500m
& tính thêm 100 hải lí
Chế độ pháp lí bao gồm quyền & nghĩa vụ các quốc gia ven biển. Quốc gia ven
biển được quyền thực hiện quyền chủ quyền của họ đối với tài nguyên thiên nhiên,
thực hiện quyền về thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nếu quốc gia ven
biển không khai thác tài nguyên ven biển thì các quốc gia khác không được quyền
khai thác.
Quyền tài phán cụ thể có đặc quyền cho phép & điều chỉnh việc khoan ở thềm lục
địa với bất kì mục đích nào, có quyền tiến hành & áp dụng các biện pháp thích
hợp để bảo vệ mội trường biển, xây dựng & cho phép xây dựng qui định các điều
kiện thể thức khai thác các đảo nhân tạo.
Về nghĩa vụ các quốc gia ven biển không được cản trở vùng nước vùng trời trên
vùng đặc quyền kinh tế .
Nghĩa vụ về việc đóng góp nếu quốc gia ven biển khai thác tài nguyên bên ngoài
giới hạn ngòai 200 hải lí phải đóng góp cho cơ quan quyền lực theo công ước.
Các quốc gia ven biển có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do lắp đặt
dây cáp, ống dẫn ngầm trong thềm lục địa phù hợp với qui ước của công ước


22. Khái niệm & chế độ pháp lí của vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải & tiếp liền với lãnh
hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt & hạn chế
đối với các tàu thuyền nước ngòai .
Vùng tiếp giáp lãnh hải theo công ước quốc tế về luật biển 1982 qui định rộng
không quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (điều
33).Vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận đặc thù của vùng đặc quyền kinh
tế.Vùng tiếp giáp lãnh hải khác về bản chất so với vùng lãnh hải, đây là vùng biển
mà quốc gia ven biển được hưởng các quyền mang tính chất chủ quyền trên những
lĩnh vực nhất định mang tính chất cảnh giác.
Các quyền thuộc chủ quyền quốc gia ở vùng biển này bao gồm ngăn ngừa những
vi phạm đối với các luật & qui định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên
lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình , trừng trị những vi phạm đối với các luật &
qui định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.
Chế độ pháp lí tại khỏan 3 điều 23 qui định
Quốc gia ven biển có thẩm quyền đối với các hiện vật có tính lịch sử & khảo cổ
nằm trên đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải. Quyền kiểm tra giám sát các họat
động liên quan đến các lĩnh vực hải quan, thuế quan, y tế & nhập cư. Quốc gia ven
biển được quyền xử lí trừng trị các vi phạm về 4 qui định về hải quan thuế quan, y
tế, nhập cư.
23. Quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan của nhà nước có trụ sở đóng trên lãnh thổ
nước sở tại để thực hiện quan hệ ngoại giao đối với quốc gia đó hoặc với quốc gia
khác nếu các quốc gia có liên quan đồng ý.
Quyền ưu đãi miễn trừ là việc mà quốc gia nước sở tại tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất, tốt nhất dành cho các cơ quan & thành viên cơ quan ngoại giao cũng như gia
đình ho, để họ thực hiện tốt nhất chức năng nhiệm vụ ngoại giao trên cơ sở phù
hợp hiến pháp quốc tế.
Quyền ưu đãi dành cho cơ quan đại diện ngoại giao ( điều 20 - điều 28)
Ø Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở những tòa nhà dành cho cơ quan đại diện

ngoại giao, những bộ phận nhà cửa & đất đai thuộc tòa nhà đó bất kể chủ là ai
được dùng vào công việc của đoàn kể cả nhà ở của đoàn ( điều 1 công ước Viên
1961)
Ø Chính quyền sở tại không được phép vào khi không được sự đồng ý của người
đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao,cá nhân & các cấp có thẩm quyền của nước
sở tại không được xâm nhập cơ quan đại diện ngoại giao trong mọi trường hợp,
dưới bất kì hình thức nào, xuất phát từ việc đảm bảo bí mật nhà nước của cơ quan
đại diện ngoại giao.
Ø Nước nhận đại diện có nghĩa vụ bảo vệ , thi hành kịp thời các biện pháp ngăn
chặn sự xâm chiếm hoặc làm hư hại an ninh , danh dự cơ quan đại diện không bị
xâm phạm ( điều 22 công ứơc Viên 1961). Mặc dù vậy nước cử đại diện không lợi
dụng quyền miễn trừ để họat động trái chức năng ngoại giao.
Ø Tài sản trong trụ sở kể cả phương tiện giao thông không bị khám xét trưng thu
hoặc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án.
Ø Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ & tài liệu của cơ quan đại diện bất kể
thời gian địa điểm (điều 24 công ước Viên 1961).Quyền tự do liên lạc bằng tất cả
các phương tiện hợp pháp, liên lạc với nước mình, liên lạc với cơ quan đại diện
ngoại giao khác & cơ quan lãnh sự của nước mình đóng tại nước sở tại hoặc nước
thứ 3.
Ø Quyền được miễn thuế được miễn tất cả các thứ thuế & lệ phí trừ các khoản
dịch vụ .Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm, thư tín ngoại giao, vali ngoại giao
không bị mở, không bị giữ ( điều 27 ). Quyền treo quốc kì & quốc huy tại trụ sở
tại nhà riêng & phương tiện đi lại của người đứng đầu cơ quan đại diện .
24. Quyền ưu đãi, miễn trừ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao.
v Quyền ưu đãi miễn trừ dành cho viên chức
· Quyền bất khả xâm phạm về thân thể một cách tuyệt đối họ không bị bắt hoặc
giam giữ dưới bất kì hình thức nào( điều 29 ) nước nhận đại diện phải có sự đối xử
trọng thị thích đáng & có những biện pháp hợp lí để ngăn chặn các hành vi xâm
phạm đến thân thể đến tự do phẩm giá của viên chức.
· Quyền tự do đi lại trong phạm vi mà pháp luật nước sỡ tại qui định trừ các vùng

mà nước chủ nhà hạn chế .
· Quyền miễn trừ về xét xử hình sự, dân sự, xử phạt hành chánh trừ các vụ kiện
dân sự sau: Vụ kiện về bất động sản trên lãnh thổ thuộc sỡ hữu riêng của viên
chức ngoại giao. Vụ kiện về về thừa kế nếu viên chức ngoại giao tham gia tố tụng
dân sự với tư cách riêng. Vụ kiện về họat động thương mại hoặc nghề nghiệp tự do
của viên chức vượt ra ngoài chức năng của mình.
· Quyền được miễn thuế & lệ phí hải quan ( trừ chi phí lưu kho,cước vận chuyển &
những cước phí về những dịch vụ tương tự đối với đồ dùng của cá nhân & thành
viên gia đình), miễn kiểm tra hải quan nếu họ có đầy đủ xác định hành lí không
chứa các đồ đạc cấm xuất nhập cảnh.
· Các quyền ưu đãi miễn trừ trên cũng dành cho thành viên gia đình viên chức (
điêù 37)
v Quyền ưu đãi miễn trừ dành cho nhân viên kỷ thuật & nghiệp vụ, phục vu
· Nhân viên hành chánh- kỉ thuật & các thành viên gia đình họ nếu không phải là
công dân nước sở tại hoặc không thường trú tại nước nầy được hưởng các quyền
ưu đãi tương đương với viên chức đó là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nơi
ở, quyền miễn trừ xét xử về hình sự.
· Quyền được miễn thuế & lệ phí đối với thu nhập cá nhân, ngược lại nếu là công
dân của nước sở tại có nơi thường trú nước sở tại thì quyền miễn trừ về hải quan
hẹp hơn, chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự & xử phạt vi phạm hành
chánh trong khi thi hành công vụ ( điều 37)
· Nhân viên phục vụ nếu không phải là công dân nước sở tại không thường trú tại
nước sở tại sẽ được miễn các thuế đánh vào tiền công thu nhập, còn về tất cả các
mặt khác được quyền ưu đãi & miễn trừ trong chừng mực được nước đại diện cho
phép.
Tuy nhiên nước nhận đại diện phải thi hành quyền tài phán của nước mình đối với
những người này để không làm cản trở việc thi hành thực hiện chức năng của đòan
ngoại giao.
25. Quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan lãnh sự
Trụ sở cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm chính quyền nước tiếp nhận không

được phép vào trụ sở của cơ quan lãnh sự nếu không có sự đồng ý của người đứng
đầu cơ quan lãnh sự trừ trường hợp hỏa hoạn hoặc tai họa xảy ra cần bảo vệ khẩn
cấp ( điều 31 công ước Viên 1963)
Nước tiếp nhận có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp thích hợp để bảo vệ trụ sở cơ
quan lãnh sự trước mọi sự tấn công, xâm chiếm hoặc gây thiệt hại ngăn ngừa mọi
sự phá rối trật tự hoặc làm tổn hại đến danh dự cơ quan lãnh sự.
Trụ sở đồ đạc, tài sản & phương tiện đi lại của cơ quan lãnh sự không bị trưng
dụng vì lí do an ninh quốc phòng hoặc lợi ích công cộng, trường hợp cần trưng
dụng vì lí do trên, nước tiếp nhận phải áp dụng mọi biện pháp, cách xử lí không
làm cản trở đến việc thi hành chức năng lãnh sự & phải bồi thường nhanh chóng &
thỏa đáng.
Hồ sơ lưu trữ, tài liệu thư tín lãnh sự là bất khả xâm phạm, vali lãnh sự không
được mở ra hoặc giữ lại trừ trường hợp có lí do chính đáng ( điều 33 công ước
Viên 1963)
Cơ quan lãnh sự có quyền tự do thông tin liên lạc với chính phủ các cơ quan đại
diện ngoại giao & cơ quan lãnh sự khác của nước mình tại bất cứ đâu.
Trụ sở & nhà riêng của người đứng đầu cơ quan lãnh sự được treo quốc kỳ, quốc
huy.
Quyền ưu đãi dành cho thành viên cơ quan lãnh sự
Viên chức lãnh sự được hưởng bất khả xâm phạm về thân thể, họ không bị bắt, bị
tạm giữ, tạm giam trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng trên cơ sở quyết định của
cơ quan có thẩm quyền ( điều 41)
Viên chức lãnh sự được hưởng quyền miễn trừ tư pháp & hành chánh về các hành
vi của mình trong khi thi hành công vụ, trừ các trường hợp liên quan đến các vụ
kiện dân sự ( điều 43)
Viên chức lãnh sự nhân viên lãnh sự & các thành viên của họ được hưởng quyền
miễn mọi thứ thuế & lệ phí đánh vào thân thể & tài sản , trừ các thứ thuế theo qui
định tại điều 49
Viên chức lãnh sự nhân viên lãnh sự & các thành viên của họ được hưởng quyền
miễn trừ hải quan đối với đồ đạc cá nhân mang vào nước tiếp nhận,hành lí riêng

của viên chức lãnh sự & các thành viên gia đình họ không bị khám xét trừ trường
hợp nếu nước tiếp nhận nghi ngờ vali lãnh sự có chứa các tài liệu không phục vụ
cho hoạt động lãnh sự thì có quyền iêu cầu đại diện cơ quan lãnh sự mở để kiểm
tra.Nhân viên lãnh sự được hưởng quyền miễn thuế & lệ phí đối với đồ đạc mang
vào lần đầu, được hưởng quyền miễn thuế & lệ phí đối với tiền lương thu được
trong thời gian làm việc.
26. So sánh cơ quan đại diện ngoại giao & cơ quan lãnh sự
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ quốc
gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại & với cơ quan đại
diện ngoại giao của các nước khác ở quốc gia sở tại.
Cơ quan lãnh sự là cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước tại nước ngoài nhằm
thực hiện chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ nhất định của nước tiếp
nhận trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước hữu quan.
v Giống nhau : đều là cơ quan đại diện ở nước ngoài
v Khác nhau :
· Về chức năng : cơ quan ngoại giao mang tính vĩ mô, còn cơ quan lãnh sự mang
tính vi mô (cụ thể trong việc cấp visa, giấy tơ đi đường, tài liệu văn bản, công
chứng, chứng thực giấy tờ…)
· Về quan hệ : Quan hệ lãnh sự là loại quan hệ đặc thù gắn bó mật thiết với quan
hệ ngoại giao nhưng lại mang tính độc lập tách khỏi quan hệ ngoại giao, được đại
diện tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền & lợi ích hợp pháp của công dân nước
mình tại nước sở tại.
· Quan hệ ngoại giao là quan hệ mang tính đại diện & chính trị, còn quan hệ lãnh
sự là quan hệ hành chánh – pháp lí quốc tế được thiết lập trong quan hệ đối ngoại
để bảo vệ các quyền & lợi ích hợp pháp của tổ chức & công dân nước mình tại
nước nhận lãnh sự, nếu không có thỏa thuận khác thì bao gồm cả quan hệ lãnh sự.
· Khi cắt đứt quan hệ ngoại giao thì quan hệ ngoại giao đương nhiên chấm dứt ,
không làm ảnh hưởng đến quan hệ lãnh sự đương nhiên không bị cắt đứt.
· Về số lượng: thì một quốc gia cóthể đặt một hoặc nhiều cơ quan lãnh sự của
mình tại nước khác,còn cơ quan ngoại giao chỉ có một cơ quan đại diện đặt tại thủ

đô.
· Về phạm vi quan hệ : Phạm vi quan hệ đối với nước sở tại thì cơ quan ngoại giao
có quan hệ trên phạm vi tòan lãnh thổ nước sở tại. Còn phạm vi quan hệ đối với cơ
quan lãnh sự thì quan hệ trong phạm vi cơ quan đại diện của mình.
27. Trong điều 1 Hiến pháp 92 của nước CH XHCN VN có ghi rõ:“nước CH
XHCN VN là một nước độc lập có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo vùng biển và vùng trời”. Bằng lý luận đã
học anh chị hãy chứng minh nội dung trên.
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng
trời phía trên, vùng đất phía dưới thuộc chủ quyền hoàn toàn & đầy đủ của một
quốc gia điều này có nghĩa là lãnh thổ quốc gia được cấu thành 4 bộ phận:
Vùng đất: là bộ phận quan trọng không một quốc gia nào không có & chiếm phần
lớn tổng diện tích lãnh thổ so với các bộ phận khác.
Vùng đất này bao gồm: toàn bộ đất lục địa, các đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Các
vùng đất đương nhiên thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của mỗi quốc gia mà
không có sự can thiệp nào.
Vùng nước: là toàn bộ vùng nước nằm trong đường biên giới của Quốc gia đó do
vị trí địa lý cùng các yếu tố tự nhiên khác mà các vùng nước này được chia thành
như sau
Nội địa: là vùng nước nằm trong vùng lãnh thỉi Quốc gia như sông, kênh, ao kể
cả tự nhiên và nhân tạo.
Tính chất chủ quyền của Quốc gia đối với vùng nước nội địa hoàn toàn mang tính
chất tuyệt đối. Trừ trường hợp sông Mê Công thuộc các nước tiểu bang.
Vùng nước biên giới: là nước sông, hồ, kênh nằm giữa biên giới của các nước
hữu quan. Tính chất chủ quyền của Quốc gia đối với vùng nước biên giới mang
tính chất hoàn toàn tương đối. Bởi vì nó được điều chỉnh giữa Điều ước quốc tế
giữa hai nước hữu quan với nhau. Có qui chế pháp lý riêng được ghi nhận trong
Điều ước.
Vùng nước nội thuỷ: là vùng nước biển nằm giáp với bờ biển được giới hạn bởi
một bên là đường bờ biển và phía bên kia là đường cơ sở dùng để đo chiều rộng

lãnh hải.
Tính chất chủ quyền của Quốc gia đối với vùng nước nội thủy thuộc chủ quyền
hoàn toàn tuyệt đối và riêng biệt vì tàu thuyền nước ngoài muốn vào nội thủy phải
xin phép Quốc gia vên biển, được phép mới được vào. Tài nguyên thiên nhiên ở
vùng nội thuỷ do Quốc gia ven biển hoàn toàn quyết định.
Vùng nước lãnh hải: là vùng nước biển có chiều rộng nhất định được giới hạn bởi
một bên là đường cơ sở và phía bên kia là ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
Tính chất chủ quyền của quốc gia đối với lãnh hải mang tính chất hoàn toàn tương
đối vì theo điều 17 của công ước quốc tế về Luật biển 1982, thì tàu thuyền của mọi
quốc gia nước ngoài đều có quyền qua lại vô hạn trong vùng lãnh hải của quốc gia
ven biển không cần xin phép. Đường biên giới quốc gia trên biển được tính từ
đường ranh giới của lãnh hải.
Vùng trời: là khoản không gian bao trùm lên vùng đất và vùng nước của quốc gia.
Qui chế pháp lý của vùng trời do PLQG và PLQT qui định.
Tính chất chủ quyền của quốc gia đối với vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn
tuyệt đối và riêng biệt. Vì vậy khi máy bay nước ngoài bay trên vùng trời của quốc
gia chủ nhà thì bắt buộc phải xin phép và chỉ cho máy bay dân sự bay trên vùng
trời của quốc gia, còn máy bay quân sự của nước ngoài không được bay trên vùng
trời của quốc gia chủ nhà.
Chủ quyền quốc gia vươn tới độ cao do quốc gia chủ nhà qui định nhưng ngày nay
chưa có quốc gia nào qui định độ cao của vùng trời.
Bên trên vùng trời được coi là khoảng trung vũ trụ là sân chơi chung của cộng
đồng.
Vùng lòng đất: là toàn bộ vùng nằm dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia.
Tính chất chủ quyền của quốc gia đối với vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn
toàn tuyệt đối và riêng biệt vì vậy quốc gia có quyền khai thác tài nguyên thiên
nhiên trong lòng đất của quốc gia.
Vùng lòng đất được thừa nhận mặc nhiên vì không có điều ước quốc tế nào qui
định. Biên giới vùng lòng đất được tính tới tận tâm trái đất.
Căn cứ vào lãnh thổ của mình nước CH XHCN VN đã thực hiện quyền tối cao của

quốc gia đối với lãnh thổ của mình. Cụ thể Điều 1 HP 1992 nước CH XHCN VN
đã khẳng định:”Nước CH XHCN VN là một nước độc lập có chủ quyền thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo vùng biển và vùng trời”.
Việc khẳng định quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ của mình đã được
nước ta dựa vào hai phương diện: quyền lực & vật chất.
Về phương diện quyền lực được thể hiện:Quyền lực của nước CH XHCN VN
được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ của chính Quốc gia mình. Quyền lực tối cao
đối với lãnh thổ là cao nhất loại trừ mọi quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào phạm vi
lãnh thổ của mình. Quyền lực này là quyến tối cao đối với tất cả mọi người, mọi tổ
chức hoạt động trên phạm vi lãnh thổ của Quốc gia.
Quyền lực tối cao của nước CH XHCN VN đối với lãnh thổ được thực hiện thông
qua hoạt động của hệ thống các cơ quan NN bao gồm: cơ quan lập pháp (QH),
hành pháp (Chính phủ ), tư pháp (Cơ quan tư pháp) bao trùm lên tất cả lĩnh vực
trong đời sống xã hội của Quốc gia.
Quyền lực này là quyền không chia sẻ với bất kỳ nước nào khác và là chủ quyền
thiêng liêng của nước CH XHCN VN.
Về phương diện vật chất: Theo quan niệm đúng đắn của nhiều quốc gia và được
chấp nhận một cách rộng rãi thì lãnh thổ quốc gia là một diện tích vùng đất, vùng
nước, vùng trời và vùng lòng đất mà trong đó một NN áp dụng để qui định hệ
thống các qui tắc pháp lý nhằm thực hiện chủ quyền của mình. Điều này có nghĩa
là lãnh thổ quốc gia đồng thời cũng là nền tảng, là cơ sở vật chất quan trọng của
quốc gia là thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Với ý nghĩa trên nên trong HP 1992
mà cụ thể tại Điều 1: nước CH XHCN VN đã khẳng định rõ quyền tối cao của
mình đối với lãnh thổ: ”Nước CH XHCN VN là một nước độc lập có chủ quyền
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo vùng biển và vùng
trời”. Việc khẳng định quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ của nước CH
XHCN VN được dựa trên nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ một
trong những nguyên tắc chung quan trọng của LQT hiện đại.


×