Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm 09-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.98 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI – thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ . Trong sự
phát triển đó ,khoa học sinh học cũng có những bước tiến nhảy vọt trở thành lĩnh
vực có gia tốc lớn nhất về nhiều mặt . Sự gia tăng khối lượng tri thức , sự đổi mới
chương trình sinh học phổ thông , đỏi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy và học.
Vấn đề được đặt ra vậy phải dạy và học cái gì ? Dạy và học như thế nào? Để có hiệu
quả .
Nguồn tri thức thì vô tận , trong khi thời gian ở trường phổ thông lại có hạn do đó
giáo viên không thể cung cấp cho học sinh nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại .
Mà nhiệm vụ của giáo viên là cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ sở và quan
trọng hơn cả là trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc , tự nghiên cứu để tìm
hiểu và nắm bắt thêm tri thức – Chính là hướng cho học sinh con đường chiếm lĩnh
tri thức mới.
Vậy dạy học bằng phương pháp nào để đạt được mục đích giáo dục . Có nhiều
phương pháp dạy học khác nhau , tuy nhiên không có phương pháp nào là độc tôn
và tự nó khẳng định được hiệu quả dạy học mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong
đó yếu tố lựa chọn phương pháp phù hợp nội dung chương trình , đối tượng học sinh
sẽ nâng cao được chất lượng dạy học .
Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT , qua học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp
, nghiên cứu sách báo bản thân tôi đã rút được một số kinh nghiệm trong phương
pháp dạy học sinh học . Trong đó bản thân thấy cần kíp phải phối hợp các phương
pháp dạy học tích cực trong giảng dạy sinh học nói chung và giảng dạy các bài thực
hành sinh học nói riêng để nâng cao hiệu quả dạy học.
Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp học sinh phát huy tính tích
cực , tự giác , chủ động , sáng tạo ,rèn luyện thói quen và khả năng tự học , tinh thần
hợp tác , kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập
và trong thực tiễn , tạo niềm tin , niềm vui , hứng thú trong học tập. Làm cho “Học “
là một quá trình kiến tạo ,học sinh tìm tòi , khám phá , phát hiện , khai thác và sử lí
thông tin … tự hình thành hiểu biết , năng lực và phẩm chất.
1
I.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .


Thực trạng chung của giảng dạy các bài thực hành sinh học ở trường THPT là
hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân do nhiều lí do khách quan và chủ quan chẳng hạn:
- Các bài thực hành sinh học rất cần các điều kiện trực quan , điều kiện thí
nghiệm tuy nhiên việc đáp ứng của các nhà trường còn nhiều hạn chế.
- Nội dung kiến thức các bài thực hành mang tính chất thực nghiệm chứng minh ,
bổ sung cho phần lí thuyết đã học nên giáo viên chưa đầu tư nhiều về mặt
phương pháp.
- Có những bài thực hành cần nhiều thời gian, tuy nhiên thời gian thời gian dành
cho một tiết thực hành trên lớp chỉ gói gọn trong 45 phút .
- Các trường chưa có cán bộ thực hành chuyên trách trợ giúp cho giáo viên khi
làm thí nghiệm…
Từ thực trạng trên tôi thấy để nâng cao hiệu quả giảng dạy các tiết thực hành ,
ngoài việc nhà trường cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, giáo viên cần đổi mới phương
pháp giảng dạy . Đặc biệt chú trọng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực để
phát huy các kĩ năng , tính sáng tạo tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
II . NỘI DUNG
II.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy các tiết thực hành sinh học ở
trường THPT.
a. Đối với nhà trường:
- Trang bị đầy đủ cơ sở và trang thiết bị thực hành.
- Cần có cán bộ chuyên trách phụ tá giúp giáo viên chuẩn bị bài thực hành
b. Đối với giáo viên bộ môn.
Cần có sự đầu tư đổi mới trong phương pháp tổ chức, phương pháp giảng dạy .
Ngoài các phương pháp chính thường dùng trong thực hành như : phương pháp thực
hành quan sát – tìm tòi bộ phận, phương pháp thực hành thí nghiệm – tìm tòibộphận
thì tuỳ vào nội dung từng bài thực hành cụ thể và đối tượng học sinh có thể sử dụng
phối hợp các phương pháp dạy học tích cực sau:
2
- Sử dụng câu hỏi để tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu của học sinh. Nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh. Trong đó chủ yếu là câu hỏi tìm tòi ơ rixtic,

câu hỏi định hướng.
- Sử dụng sơ đồ hoá với các dạng khác nhau như biểu đồ , đồ thị , bảng biểu, để
tổ chức định hướng hoạt động nghiên cứu.
- Sử dụng phiếu học tập trong đó chứa đựng những yêu cầu dưới dạng câu hỏi ,
bài toán nhận thức theo một hệ thống được in sẵn và phát cho học sinh. Các
phiếu học tập phải có mục đích rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn, chính xác và yêu cầu
công việc không quá dễ , quá khó để tránh tình trạng nhàm chán trong học sinh.
- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề : Đây là phương pháp tích cực hoá hoạt động
nhận thức của học sinh. Khi giáo viên nêu vấn đề đã biến nội dung học tập
thành một chuỗi tình huống có vấn đề. Giải quyết vấn đề này xong lại nảy sinh
vấn đề mới do đó thường xuyên kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ : dạy học hợp tác trong nhóm sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả làm việc và tính phối hợp nghiên cứu của học sinh.
II.2 Phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bài thực hành
Xem phim về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã và dich mã - SH12 nâng cao.
1. Mục tiêu bài thực hành. Học bài này HS
- Biết vận dụng kiến thức đã học để phân tích sơ đồ biểu diễn của quá trình nhân đôi
ADN , phiên mã và dịch mã.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát , tính sáng tạo trong hoạt động nhóm, kĩ năng phân tích
và khái quát hoá kiến thức .
2.Chuẩn bị :
a. GV:
- Đĩa CD về diễn biến quá trình nhân đôi AND, phiên mã và dịch mã.
- Máy vi tính và máy chiếu.
- Phiếu học tập.
b.HS: Tài liệu sgk, vở ghi giấy bút.
3
3.Phương pháp giảng dạy.
- Phương pháp chính là trực quan- tìm tòi và sử dụng phối hợp với các phương
pháp dạy học tích cực như: Dạy học giải quyết vấn đề, sử dụng phiếu học tập ,dạy

học hợp tác nhóm…
4.Tiến trình bài thực hành
a.ổn định lớp.
b. Kiểm tra bài cũ
GV: Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là gì? Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
được thể hiện hư thế nào?
Phiên mã Dịch mã
(HS nêu được sơ đồ : A DN ARN prôtêin tính trạng).

Nhân đôi
GV: ở các loài có vật chất di ruyền là ARN thì mối quan hệ AND- ARN- Prôtêin
còn đúng không ?Nếu không thì quá trình sinh tổng hợp prôtêin diễn ra theo cơ chế
nào?(VD: virut mà vật chất di truyền là ARN thì quá trình đó diễn ra theo cơ chế
phiên mã ngược từ ARN ADN sau đó mới dịch mã tổng hợp Prôtêin )
c.Tiến trình bài thực hành:
Hoạt động thấy- trò Nội dung thực hành.
1. HĐ1: Tìm hiểu bài thực hành.
- GV: Giới thiệu mục đích yêu cầu của bài
thực hàh , giới thiệu các thiết bị như: máy
vi tính , đĩa CD-R cần thiết cho bài thực
hành.
2. HĐ2: Tiến hành các nội dung thực
hành .
- GV: Cho các nhóm xem phim về cơ chế
nhân đôi ADN và yêu cầu hoàn thành nội
dung phiếu học tập.
I. Mục đích yêu cầu bài thực hành.
(SGK).

II. Chuẩn bị.(SGK).

III. Cách tiến hành.
Quan sát diễn biến của các quá trình
1.Nhân đôi AND.
a. Tháo xoắn của phân tử ADN
b.Tổng hợp các mạch AND mới theo
4
Phiếu học tập số 1.
( Thời gian: 7phút)
1. Có những loại enzim và thành phần
nào tham gia quá trình nhân đôi ADN?
Chức năng của chúng?
2. Đặc điểm tổng hợp các mạch mới bổ
sung trên mạch khuôn 3

5

và trên
mạch khuôn 5

3

? Giải thích vì sao
có sự khác nhau đó?
3. Dựa trên nguyên tắc nào mà các ADN
con sinh ra giống hệt ADN mẹ?
- GV: Cho các nhóm xem phim quá trình
phiên mã và yêu cầu hoàn thành nội dung
phiếu học tập.
Phiếu học tập số 2
( Thời gian: 7 phút )

1. Có những thành phần và enzim nào
tham gia quá trình phiên mã ? Chức năng
của chúng?
2. Điểm giống và khác nhau giữa quá
trình nhân đôi ADN và quá trình phiên
mã ?
3. Sự khác nhau giữa phiên mã ở sinh vật
nhân sơ và nhân thực ? Vì sao có sự khác
nhau trên?

- GV: Cho các nhóm xem phim quá trình
NTBS.
- Trên mạch khuôn chiều 3

5

- Trên mạch khuôn chiều 5

3

.
c. Xoắn lại của các phân tử ADN con.
2. Phiên mã.
a. Tháo xoắn một đoạn ADN tương
ứng với một gen để có mạch khuôn.
b. Tổng hợp mARN tạo ra mARN sơ
khai (mARN ban đầu và hình thành
mARN trưởng thành)
3. Dịch mã.
a Mở đầu

5
dịch mã và yêu cầu hoàn thành nội dung
phiếu học tập.
Phiếu học tập số 3.
(Thời gian: 5 phút)
1. Có những thành phần và enzim nào
tham gia quá trình dịch mã ? Chức năng
của chúng?
2. Cơ chế dịch mã dựa trên nguyên tác
nào? Giải thích?
3. Mô tả diễn biến quá trình dịch mã
3. HĐ3: Củng cố và thu hoạch.
- Để củng cố GV gọi đại diện 1 số nhóm
báo cáo kết quả phiếu học tập, nhóm
khác nhận xét bổ sung,
- GV nhận xét và kết luận.
- Hướng dẫn về nhà viết thu hoạch mỗi
học sinh viết một bản thu hoạch:
+ Nội dung: Mô tả, nhận xét quá trình
nhân đôi ADN , phiên mã và dịch mã.
+ Cho một phần trình tự nuclêôtit của
mạch gốc của gen là:
3

…TATGGGXATGTAATGGGX…5.
a. Xác định trình tự nuclêôtit của.
- Mạch bổ sung của gen.
- mARN được phiên mã từ gen trên
b. Trình tự các axít amin của prôtêin dịch
b. Kéo dài.

c. Kết thúc.
III. Củng cố và thu hoạch
1.Củng cố
2.Thu hoạch.
6
mã từ gen trên?
5. Dặn dò: Học sinh về nhà viết bản thu hoạch nộp lại tiết sau và chuẩn bị bài thực
hành số 9.
* Kết quả thực nghiệm:
Sau khi áp dụng phương pháp sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực
trong giảng dạy bài thực hành : Xem phim về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã và
dich mã ở 3 lớp 12 mà tôi phụ trách là 12A
3
, 12A
4
, 12A
6
.
Để đánh gia khả năng nắm bắt kiến thức của học sinh , bằng kiểm tra thu được kết
quả như sau:
Kquả
lớp
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
12A
3
13 27% 22 44% 14 29% 0 0% 0 0%
12A
4
8 19% 17 40% 18 41% 0 0% 0 0%

12A
6
7 17% 20 47% 15 36% 0 0% 0 0%
SL: Số lượng , TL: Tỉ lệ (%)
Kết quả chung cả 3 lớp : Điểm khá, giỏi chiếm 65%, trung bình 35% , không có
điểm yếu , kém
* Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình giảng dạy bộ môn sinh học và 3 năm thực hiện chương trình thay
sách THPT, cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi nhận thấy: Việc dạy
học cho học sinh không phải là cố nhồi nhét cho học sinh một mớ kiến thức , mà
cần trang bị cho học sinh phương pháp nghiên cứu và tự chiếm lĩnh tri thức , làm
được điều đó người giáo viên đặc biệt là giáo viên sinh học phải tự học tập, nghiên
cứu, không ngừng trau dồi kiến thức và nghiệp vụ để có phương pháp dạy học tốt
nhất.
Bên cạnh việc tự học , tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết cho bản thân thì việc
học hỏi thêm qua dự giờ đồng nghiệp , qua việc lắng nghe ý kiến rút kinh nghiệm
của đồng nghiệp, của ban giám hiệu cũng là bài học vô giá đối với bản thân giáo
viên.
7
III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thực hành là một trong những đặc thù của bộ môn sinh học, mang tính thực
nghiệm cao. Vì vậy sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực kết hợp
với ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy thực hành, sẽ giúp cho học sinh hứng
thú hơn trong học tập , đặc biệt giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn và phát triển được
năng lực tư duy và kĩ năng thực hành . Điều này sẽ khích lệ học sinh tham gia tích
cực hơn trong hoạt động học tập, đồng thời giúp học sinh tự điều chỉnh được cách
học .
2 Kiến nghị.
- Xin đề xuất với các cấp lãnh đạo về việc trang bị đầy đủ và kịp thời hơn các trang

thiết bị thực hành, các tài liệu , phin ảnh hỗ trợ để giáo viên bộ môn có đủ tư liệu
giảng dạy
- Mối trường THPT nên biên chế 1 cán bộ thực hành chuyên trách để hỗ trợ cho
giáo viên bộ môn khi làm thí nghiệm.
Người thực hiện GV:

8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×