Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án 4 - Tuần 28-2 buổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.5 KB, 25 trang )

Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
TUẦN 28
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
Tiếng Việt
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II ( Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu :
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kỹ năng đọc hiểu. Yêu cầu H
về kỹ năng đọc thành tiếng: H đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kỳ II
của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa
các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ
điểm Người ta là hoa đất.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu của học kỳ II để H
bốc thăm.
III. Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài
2.Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng.
- Từng H lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài 1 – 2 phút).
- H đọc trong sgk hoặc học thuộc lòng bài tập đọc mà mình bốc thăm.
- T đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc. H trả lời.
-T cho điểm theo qui định của Bộ. Nếu H đọc chưa đạt yêu cầu cần tiếp tục luyện đọc
để kiểm tra lại giờ sau.
3. Tóm tắt lại bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm
Người ta là hoa đất.
- H đọc yêu cầu bài tập
- T: Trong chủ điểm Người ta là hoa đất có những bài tập đọc nào là truyện kể ? (Bốn
anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa).
-H làm bài vào phiếu. Viết tên bài, nêu nội dung chính và các nhân vật có trong
truyện.
Tên bài Nội dung chính Nhân vật


Bốn anh tài Ca ngợi sức khoẻ, tài
năng, nhiệt thành làm
việc nghĩa: trừ ác cứu
dân lành của bốn anh em
Cẩu Khây
Cẩu Khây, Nắm Tay
Đóng Cọc, Lấy Tai Tát
Nước, Móng Tay Đục
Máng, yêu tinh, bà lão
chăn bò.
Anh hùng lao động Trần
Đại Nghĩa
Ca ngợi Anh hùng lao độ
Trần Đại Nghĩa đã có
những cống hiến xuất sắc
cho sự nghiệp quốc
Trần Đại Nghĩa
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
1
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
phòng và xây dựng nền
khoa học trẻ của đất
nước.
4. Củng cố, dặn dò:
T nhận xét giờ học Dặn H về nhà xem lại các bài học về 3 kiểu câu: Ai làm gì?; Ai
thế nào?; Ai là gì?.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp H củng cố kỹ năng
- Nhận biết hình dạng và đặc điểm một số hình đã học

- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật;
các công thức tính diện tích hình bình hành và hình thoi.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ :
- 2 H lên bảng nêu lại công thức tính diện tích hình bình hành và diện tích hình thoi.
B. Thực hành
* Bài tập 1:
- H quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong sgk, lần lượt đối chiếu các câu a,
b, c, d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định được câu nào là câu
phát biểu đúng, câu nào là phát biểu sai, rồi chọn chữ tương ứng.
-VD. d, “Hình tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau” là một phát biểu sai, do đó ghi
chữ S.
* Bài tập 2:
- 1H nêu yêu cầu bài tập. T tổ chức cho H thảo luận theo nhóm 2.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả. T và lớp kết luận.
VD. Trong hình thoi PQRS thì “PQ không song song với PS” – Đây là câu trả lời
đúng. H chọn chữ Đ rồi ghi vào ô trống.
* Bài tập 3. T nêu yêu cầu bài tập.
-H lần lượt tính diện tích từng hình.
Sau đó so sánh số đo diện tích từng hình (cùng đơn vị đo là cm
2
).
*Kết luận: Hình vuông là hình có diện tích lớn nhất.
* Bài tập 4: H nêu yêu cầu của bài.
-H giải bài tập vào vở. 1H lên bảng chữa bài.
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56 : 2 = 28 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 – 8 = 10 (m)

Diện tích hình chữ nhật là:
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
2
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
18 x 10 = 180 (m
2
)
Đáp số: 180 m
2.
C. Củng cố, dặn dò :
- T nhận xét giờ học, yêu cầu HS xem kĩ các bài tập đã luyện.

Tiếng Việt
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II ( Tiết 2)
ÔN CHÍNH TẢ, LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
I. Mục đích, yêu cầu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả Hoa giấy.
- Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì ?; Ai là gì ?; Ai thế nào ?
II. Đồ dùng dạy học : Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
Ba tờ giấy khổ to để 3 H làm BT2.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Nghe viết chính tả: Hoa giấy
-T đọc đoạn văn Hoa giấy, H theo dõi trong sgk.
-H đọc thầm lại đoạn văn. Nhắc H chú ý những từ đễ viết sai.
-T hỏi về nội dung đoạn văn. (Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy). T giới thiệu tranh
ảnh về hoa giấy.
-H gấy sgk, T đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu để H viết.
-T đọc, H soát lỗi.
-T chấm chữa 8 bài. H đưa bài chon bạn cùng soát lỗi.

3. Đặt câu
- H đọc bài tập 2.
T: +BT2a yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học ? (Ai
làm gì ?)
+ BT2b yêu cầu đặt các câu tương ứng với kiểu câu gì? (Ai thế nào ?)
+ BT2c yêu cầu đặt câu văn tương ứng vơi kiểu câu gì ? (Ai là gì ?)
- H làm bài vào vở bài tập. Đọc kết quả bài làm.
-T nhận xét, mời 3 H làm phiếu dán kết quả lên bảng.
-T chấm điểm bài làm tốt, chốt lại kết quả đúng.
VD: BT2a: Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam
chơi đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng mấy dứa bạn em thích đọc chuyện dưới gốc
cây bàng.
4. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau

BUỔI CHIỀU
Bồi dưỡng phụ đạo Tiếng Việt:
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
3
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích, yêu cầu
-Giúp các đối tượng H luyện tập về các kiểu câu kể đã học.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
a. Bài dành cho H yếu, trung bình .
Tìm 3 kiểu câu kể đã học trong đoạn văn sau. Nói rõ tác dụng của từng kiểu câu.
Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm
bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt sỏ đã đầy và nhấm nháp

từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.
- HS: Nhắc lại khái niệm 3 kiể câu kể đã học
- T: Nhắc lại một số điểm cần lưu ý về 3 kiểu câu kể đã học.
- H suy nghĩ, làm bài vào vở, nêu câu trả lời.
-T chốt lại câu trả lời đúng.
VD: - Câu: Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười.
Kiểu câu Ai là gì ? Tác dụng: giới thiệu nhân vật “tôi”
- Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi từng cây một.
Kiểu câu Ai là gì ?. Tác dụng: giới thiệu những hoạt động của nhân vật “tôi”
- Câu: Buổi chiều một cách lạ lùng.
Câu kể: Ai thế nào ?. Tác dụng: kể về đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng chài
ven sông.
b. Bài dành cho H giỏi
Hãy viết một đoạn văn ngắn về nhân vật Ga-vrốt trong truyện: Ga-vrốt ngoài chiến
luỹ. Trong đoạn văn sử dụng 3 kiểu câu kể đã học.
-H viết đoạn văn vào vở, đọc đoạn văn của mình trước lớp, nêu rõ từng loại câu kể đã
học được sử dụng trong từng câu của đoạn văn.
-T nhận xét, khen những H viết đúng và hay.
3. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học

Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT
I .Mục đích yêu cầu:
- HS luyện viết đúng, đẹp, trình bày khoa học bài luyện viếttuần 14, 15 trong vở luyện
viết Tập II
- Rèn cho HS tính cẩn thận kiên trì trong học tập
- Chẩn bị cho đội HS thi chữ viết cấp trường
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1.Luyện vết chữ hoa.

Giáo viên Trần Minh Việt Trang
4
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
- HS: Đọc đoạn cần viết ở vở Luyện viết, tìm những tiếng có viết hoa.
- HS: Đọc những tiếng có viết hoa trong đoạn văn cần viết.
- GV: Giới thiệu bảng mẫu chữ cái có ghi các chữ cái hoa:S, T, V,
L, C, M
- T: Sửa những nét H viết sai, cho H luyện lại những nét viết sai đó.
- HS: Tập viết bảng con các chữ cái viết hoa trên.
- GV: Nhận xét sửa sai các nét cho HS.
2. Luyện viết vào vở:
- T: Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết, yêu cầu HS quan sát thật kĩ mẫu chữ trong vở
luyện viết để viết cho đẹp.
- T: Lưu ý HS quan sát thật kĩ mẫu chữ ở vở để viết cho đúng mẫu.
- Cách trình bày bài ca dao
- HS : Dựa vào cách viết mẫu ở vở để viết vào vở
- T: Ra thêm một đoạn văn cho 1HS giỏi thi chữ viết cấp huyện
- T: Chấm bài và nhậ xét kĩ lỗi của HS
3. Nhận xét bài viết của HS.
- GV: Xem và chấm bài một số em.
- GV: Nhận xét bài viết của HS.
- Sửa những lỗi phổ biến trong bài viết của HS.
4. Củng cố dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc những hs viết chưa đẹp, luyện viết thêm ở nhà.
o0o
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách tính diện tích hình bình hành và hình thoi.
- Giải toán có phân số.

II. Các hoạt động D-H
* Bài 1: Một hình bình hành có độ dài đáy là 18cm, chiều cao bằng
9
5
độ dài đáy. Tính
diện tích hình bình hành đó.
- HS: Nêu các bước giải bài toán, giải vào vở
- HS: 1em chữa bài bảng lớp
VD: Giải
Chiều cao hình bình hành là:
18 x 5 : 9 = 10 (cm)
Diện tích hình bình hành là:
18 x 10 = 180 (cm
2
Đáp số: 180 cm
2
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
5
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
* Bài 2: Hình thoi ABCD có đường chéo AC là 20cm, độ dài đường chéo BD bằng
5
3
độ dài đường chéo AC. Tính diệntích hình thoi ABCD HS: Tự giải bài toán.
- T: Tổ chức chữa bài và yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình thoi.
* Bài 3: Tìm x
a)
16
15
4
3

=+ x
b)
9
8
7
3
=xx
c) x -
5
2
3
1
=
- HS: Tự làm bài vào vở.
- T: Chấm bài một số em và tổ chức chữa bài
III. Nhận xét dặn dò
- T: Nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các bài tập đã làm.
o0o
Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2009
Toán
GIỚI THIỆU TỈ SỐ
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp H:
- Hiểu được ý nghĩa thực tiễn của hai số đó.
- Biết đọc, viết tỉ số của hai số, biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu tỉ số: 5 : 7 và 7 : 5
-T nêu VD: Một đội có 5 xe tải và 7 xe khách, vẽ sơ đồ minh hoạ.
-T nêu: Số xe tải
-Số xe khách
Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay

7
5
(5 chia 7 hay 5 phần 7).
- Tỉ số này cho biết số xe tải bằng
7
5
số xe khách.
- Tỉ số của số xe khách và số xe tải là 7 : 5 hay
5
7
(7 chia 5 hay 7 phần 5)
Tỉ số này cho biết số xe khách bằng
5
7
số xe tải.
2. Giới thiệu tỉ số a : b (hay
b
a
): T kẻ bảng như ở sgk.
Số thứ nhất Số thứ hai Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai
5 7
5 : 7 hay
5
7
3 6
3 : 6 hay
6
3
a b (khác 0)
a : b hay

b
a
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
6
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
H lập tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai
T lưu ý: viết tỉ số không kèm theo tên đơn vị
3. Thực hành
* Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài tập. T hướng dẫn H cách viết.
Viết tỉ số của a và b biết:
A, a = 2; b = 3 thì
b
a
=
3
2
. Hoặc tỉ số của a và b là
3
2
-H làm các câu còn lại vào bảng con.
Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài toán, làm bài vào vở, 1H làm bảng lớp.
a, Tỉ số của số bút đỏ và số bút xanh là:
8
2
b, Tỉ số của số bút xanh và số bút đỏ là :
2
8
Bài tập 3: H nêu yêu cầu bài tập. H làm bài vào vở. Nối tiếp nêu kết quả.
Tổng số H cả tổ là : 5 + 6 = 11(em)
a. Tỉ số của số bạn trai và số bạn cả tổ là :

11
5
b. Tỉ số của số bạn gái và số bạn cả tổ là:
11
6
Bài tập 4: H đọc bài toán, lớp suy nghĩ, vẽ sơ dồ đoạn thẳng và giải bài toán:
Bài giải:
Số trâu trên bãi cỏ là:
20 : 4 = 5 (con)
Đáp số : 5 con
4. Củng cố, dặn dò:
-T nhận xét giờ học
o0o
Tiếng Việt
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II (Tiết 3)
I. Mục đích, yêu cầu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng.
- Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính các bài tập đọc là văn xuôi
thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Cô Tấm của mẹ.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng: 1/3 số H trong lớp.
- T: Tổ chức thực hiện như tiết 1
3. Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, nội dung
chính.
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
7
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
-H nêu yêu cầu bài tập 2, suy nghĩ nêu miệng nội dung chính của từng bài. T ghi vào

băng kẽ sẵn trên lớp. H đọc lại bảng tổng kết.
Tên bài Nội dung chính
Sầu riêng Giá trị và vẻ đặc sắc của Sầu riêng, loại cây ăn quả đặc sắc
của Miền Nam.
Chợ Tết

Bức tranh chợ tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh
động nói lên cuộc sống nhộn nhịp ở thôn quê vào dịp tết.

4. Nghe viết: Cô Tấm của mẹ
-T đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ .
-H theo dõi sgk.
-H quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm bài thơ.
-T lưu ý cách trình bày kiểu thơ lục bát.
-T: Bài thơ nói lên điều gì ? (Khen cô bé ngoan giống cô Tấm xuống trần)
-H gấp sgk, T đọc từng câu ngắn hoặc từng bộ phận cho H viết. Viết xong, H đổi vở
cho nhau soát lỗi chính tả.
-T chấm chữa 10 bài, nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị cho bài sau.
o0o
Tiếng Việt
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II (Tiết 4)
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hệ thống các từ ngữ, thành ngữ, tục gữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất,
Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm.
- Rèn kỹ năng lụa chọn và kết hợp từ qua các bài tập đọc điền từ vào chỗ trống để tạo
thành cụm từ.
II. Các hoạt động dạy học

1. Giới thiệu bài
2. Bài tập 1, 2:
3. - T: Các em đã được học những chủ điểm nào trong học kì II?
-Ghi lại các từ ngữ, thành ngữ thuộc 3 chủ điểm Người ta là hoa đất,Vẻ đẹp muôn
màu, Những người quả cảm.
-H nêu yêu cầu bài tập, làm bài theo nhóm 3: Mở lời giải trong 2 tiết LTVC ở mỗi chủ
điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học ra phiếu.
-Đại diện các nhóm nhìn vào phiếu trình bày, T nhận xét, cho điểm những nhóm hệ
thống hoá vốn từ tốt nhất.
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
8
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
VD: Chủ điểm Người ta là hoa đất
Từ ngữ Thành ngữ
Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba Người ta là hoa đất
Những đặc điểm của cơ thể khoẻ
mạnh,vạm vỡ, cân đối, chắc nịch,
cưòng tráng
Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
3. Bài tập 3: H nêu yêu cầu bài tập 3.
- HS: Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống.
-T hướng dẫn: Ở mỗi chỗ trống, các em thử lần lượt điền các từ cho sẵn sao cho tạo ra
cụm từ có nghĩa.
-H làm vào vở, T mở phần bảng lớp đã ghi sẵn nội dung bài tập. 3H lên bảng làm bài.
-Lớp cùng T nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
VD: Lời giải a) + Một người tài đức vẹn toàn
+ Nét chạm trổ tài hoa.
+ Phát hiệnvà bồi dưỡng những tài năng trẻ
C. Củng cố, dặn dò : T nhận xét giờ học .

Dặn H ôn lại các bài tập đọc, học thuộc lòng.
o0o
Đạo đức:
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG
I. Mục đích, yêu cầu : Học xong bài này, H có khả năng:
- Hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông, đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và
mọi người.
- Có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng
luật giao thông.
- Biết tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng dạy học :
-Một số mẫu biển báo giao thông.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 6 thông tin sgk trang 40.
- HS: Các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của
tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.
- HS: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- T nêu kết luận.
2. Thảo luận nhóm (BT1 - sgk)
-T chia H thành nhóm 2: Quan sát tranh.
-H quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+Nội dung các bức tranh nói về điều gì ?
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
9
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
+ Những - việc làm đó đã theo đúng luật giao thông chưa ?
+ Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông ?.
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-T kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản
trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là chấp hành đúng luật giao

thông.
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 3
-T giao nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống ở sgk.
-H dự đoán kết quả ở từng tình huống. Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-T kết luận: Các việc làm trong tình huống ở BT2 là những việc làm dễ gây tai nạn
giao thông. Luật giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
4. Hoạt động tiếp nối:
-HS: Tìm hiểu biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa của các biển báo
đó.
o0o
Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2009
Thể dục
BÀI 55
I. Mục đích, yêu cầu
- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động
tác.
- Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn sự khéo léo.
II. Địa điểm:
-Sân trường.
-Dụng cụ: Dây nhảy, bóng.
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
- T nhận lớp, nêu yêu cầu, mục đích giờ học.
- H thực hiện các động tác khởi động.
- H ôn lại bài thể dục phát triển chung.
- HS: Ôn nhảy dây.
2. Phần cơ bản.
1. Môn tự chọn.
a. Đá cầu: Ôn tâng cầu bằng đùi:
-H tập theo đội hình hàng ngang và vòng tròn do tổ trưởng và lớp trưởng điều khiển.

-Khoảng cách giữa em nọ với em kia tối thiểu là 1,5 m
- T: Theo dõi và uốn năn động tác choHS
- HS: Thi tâng cầu bằngđùi giữa các nhóm
b. Trò chơi vận động.
-Trò chơi “Dẫn bóng”.
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
10
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
- T nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- H chơi thớiau đó chơi chính thức và thi giữa các tổ.
- T: Theo dõi HS chơi và nhắc HS chú ý an toàn khi chơi
3. Phần kết thúc.
-H thực hiện một số động tác hồi tĩnh.
- H:Đứng vỗ tay hát một bài.
-T nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
- T nhắc H: ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Ôn tâng cầu bằng đùi.
o0o
Tiếng Việt
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II (Tiết 5)
I. Mục đích, yêu cầu :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng.
- Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung chính, nhân vật của các bài tập
đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng:
- T: Kiểm tra số H còn lại và số HS tiết trước đọc chưa đạt
3. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những

người quả cảm.
-1H đọc yêu cầu bài tập, nói tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm.
-H làm việc theo nhóm, mỗi nhóm kẻ bảng thống kê như ở sgk.
-Đại diện các nhóm trình bày, lớp cùng T nhận xét, kết luận nhóm làm tốt nhất.
Tên bài Nội dung chính Nhân vật
Khuất phục tên cướp
biển
Ca ngợi hành động dũng
cảm của bác sỹ Ly trong
cuộc đối đầu với tên
cướp biển hung hãn,
khiến hắn phải khuất
phục
- Bác sỹ Ly
- Tên cướp biển
Ga-vrốt ngoài chiến luỹ Ca ngợi lòng dũng cảm
của chú bé Ga-vrốt, bất
chấp hiểm nguy, ra ngoài
chiến luỹ nhặt đạn tiếp tế
- Ga-vrốt
- Ăng-giôn-ra
- Cuốc-phây-rắc
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
11
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
cho nghĩa quân
Dù sao trái đất vẫn quay Ca ngợi hai nhà khoa học
Cô-péc-ních và Ga-li-lê
dũng cảm, kiên trì bảo vệ
chân lý khoa học

- Cô-péc-ních
- Ga-li-lê
Con sẻ Ca ngợi hành động dũng
cảm, xả thân cứu con của
sẻ mẹ
- Con sẻ mẹ, sẻ con
- Nhân vật “tôi”
- Con chó săn
4. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học . Dặn H tiếp tục ôn tập.
o0o
Tiếng Việt
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II (Tiết 6)
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP LÀM VĂN
I. Mục đích, yêu cầu
- Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể Ai thế nào ?, Ai làm gì ?; Ai là gì ?
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng lớp kẽ sẵn để H phân biệt 3 loại câu kể
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1: T nêu yêu cầu bài tập
- H tự xem lại các kiểu câu đã học.
- T chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 câu, đại diện nhóm trình bày, T ghi nhanh kết
quả vào bảng so sánh. 1H đọc lại bảng so sánh.
Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài tập
Làm việc cá nhân, nêu câu trả lời, lớp trao đổi, nhận xét. T chốt lời giải đúng.
TT Kiểu câu Tác dụng
Câu 1 Ai là gì ? Giới thiệu nhân vật “tôi”
Câu 2 Ai làm gì ? Kể các hoạt động của

nhân vật “tôi”
Câu 3 Ai thế nào ? Đặc điểm, trạng thái của
buổi chiều
Bài tập 3:HS: nêu yêu cầu bài tập
- T: nhắc H : Trong đoạn văn cần sử dụng :
+ Câu kể Ai là gì ? Giới thiệu, nhận định về bác sỹ Ly
+ Câu kể Ai làm gì ?. Kể về hành động của bác sỹ Ly
+ Câu kể Ai thế nào ? . Nói về đặc điểm, tính cách của bác sỹ Ly
- H viết đoạn văn, nối tiếp nhau đọc đoạn văn trước lớp.
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
12
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
-T nhận xét nội dung đoạn văn, các kiểu câu kể, sự liên kết câu trong đoạn văn.
- T: Cho điểm những đoạn văn viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học, nhắc HS xem lạibài để tiết sau kiểm tra đọc hiểu và kiểm tra viết.
o0o
Toán
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ.
I. Mục đích, yêu cầu
- Giúp H biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài toán 1: T nêu và ghi bài toán lên bảng:
Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số đó là
5
3
. Tìm hai số đó.
- T: ? Bài toán cho biết điều gì ?. Bài toán hỏi gì ?
T vẽ sơ đồ đoạn thẳng lên bảng. Hướng dẫn H giải theo các bước.:
+Theo sơ đồ tìm: tổng số phần bằng nhau:

3 + 5 = 8 (phần)
Số bé là: 96 : 8 x 3 = 36
Số lớn là: 96 – 36 = 60
Đáp số: Số lớn: 60
Số bé : 36
-Hoặc T có thể hướng dẫn H theo các bước:
+ Tìm tống số phần - tìm giá trị một phần - tìm số bé - tìm số lớn.
2. Bài toán 2: T nêu và ghi bài toán lên bảng.
- 1H lên bảng tóm tắt theo sơ đồ đoạn thẳng.
- 1H giỏi nêu các bước giải. T cùng H giải bài toán.
Bài giải:
Theo sơ đồ bài ra, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số vở của Minh là:
25 : 5 x 2 = 10 (quyển)
Số vở của Khôi là :
25 – 10 = 15 (quyển)
Đáp số: Minh: 10 quyển
Khôi : 15 quyển
H rút ra cách giải dạng toán.
3. Thực hành.
* Bài tập 1: H nêu bài toán, vẽ sơ đồ đoạn thẳng và giải bài toán vào vở.
- T hướng dẫn H vẽ nếu không vẽ sơ đồ thì có thể diễn đạt như sau:
Bài giải:
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
13
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
Biểu thị số bé là hai phần bằng nhau thì số lớn là 7 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 7 = 9 (phần)
Số bé là :

333 : 9 x 2 = 74
Số lớn là :
333 – 74 = 259
Đáp số: Số bé: 74
Số lớn: 259
* Bài tập 2 :
- H nêu bài toán, vẽ sơ đồ và tự giải vào vở.
- HS: 1em chữa bài bảng lớp
* Bài tập 3: H nêu bài toán, nêu các bước giải
-T: Tổng của hai số đó bằng bao nhiêu ? (99) (Số lớn nhất có hai chữ số)
Em hiểu tỉ số của hai số đó là như thế nào ?
- H vẽ sơ đồ và giải vào vở. 1H làm bảng lớp.
- T chấm một số em, nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Do đó tổng hai số là 99.
Biểu thị số bé là 4 phần bằng nhau thì số lớn là 5 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
4 + 5 = 9 (phần)
Số bé là :
99 : 9 x 4 = 44
Số lớn là :
99 – 44 = 55
Đáp số: Số bé : 44
Số lớn : 55
4. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ cách giải dạng toán.
o0o
Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. Mục đích, yêu cầu

- Củng cố kiến thức về phần vật chất và năng lượng, các kỹ năng thực hành và thí
nghiệm.
- Củng cố những kỹ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sản xuất, liên quan tới nội dung
phần vật chất và năng lượng.
- H biết yêu thiên nhiên và thái độ tôn trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các đồ dùng phuc vụ thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt,
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
14
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi ôn tập.
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức về phần vật chất và năng lượng .
- Cách tiến hành: H suy nghĩ, làm việc cá nhận câu hỏi 1,2 trang 110 và 3,4,5 trang
111.
- H trình bày trước lớp : T nêu câu hỏi, mỗi câu mỗi H trình bày
- T chốt lại câu trả lời đúng.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Đố bạn chứng minh được”
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức về phần vật chất và năng lượng và các khả năng quan
sát, thí nghiệm.
- Cách tiến hành : T chia lớp thành 3 nhóm, từng nhóm đưa ra câu đố (mỗi nhóm 5
câu thuộc các lĩnh vực T chỉ định) mỗi câu có thể đưa ra nhiều dẫn chứng.
VD: Hãy chứng minh rằng Nước không có hình dạng xác định .
Ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đến mắt.
Không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
- HS: Các nhóm lần lượt trả lời (mỗi lần một dẫn chứng), khi đến lượt, nếu quá một
phút sẽ mất lượt. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Nhóm nào trả lời được nhiều
điểm hơn thì thắng.
- T: Tổng kết trò chơi, nhắc lại một số tính chất cơ bản của Nước, Không khí, Ánh
sáng.

IV. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học, yêu cầu HS tự ôn thêm ở nhà.
o0o
Buổi chiều
Tiếng Việt
Luyện LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu:
- HS luyện xác định từ loại từ đó nhớ lại các loại từ loại đã học
- Tập viết đọcn văn có sử dụng các kiểu câu đã học
II. Các hoạt động D-H
* Bài 1. Xác định các từ loại có trong đoạn thơ sau:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phuùn ướt áo tứ thân
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
15
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu
- HS: Làm bài vào vở, 3 em làm bảng nhóm, đính bảng
- Lớp cùng T nhậ xét, chốt lời giải đúng.
- HS: Nhắc lại khái niệm Danh từ, Động từ, Tính từ.
* Bài 2: Viết một đoạn văn từ 5-7 câu về trường (lớp) của e. Trong đó có sử dụng các
kiểu câu kể đã học.
- HS: Viết bài vào vở

- HS: Nối tiếp đọc đoạn văn của mình,
- T: Nhận xét đoạn văn của HS, cho điểm những đoạn viết tốt.
III. Nhận xét, dặn dò
- T: Nhận xét giờ học, nhắc những HS viết đoạn văn chưa xong hoặc chưa đạt về nhà
viết tiếp.
o0o
Toán:
BỒI DƯỠNG H GIỎI, PHỤ ĐẠO H YẾU
I. Mục đích, yêu cầu :
- Củng cố H yếu dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số
- Giúp H nâng cao kỹ năng tìm hai số khi biết tổng và hiệu
II. Các hoạt động dạy học
1.Dành cho H trung bình - yếu
Bài tập 1: Tổng cả hai số là 84. Tỉ của hai số là
5
2
. Tìm hai số đó.
H vẽ sơ đồ. Giải bài tập vào vở.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số bé là:
84 : 7 x 5 = 60
Số lớn là:
84 – 60 = 24
Đáp số: Số bé: 60
Số lớn :24
Bài tập 2: Trên bãi cỏ có 30 con trâu và bò. Số trâu bằng
4
2

số bò. Hỏi trên bãi có bao
nhiêu con trâu, bao nhiêu con bò?
H vẽ sơ đồ bài toán. Giải vào vở. 1H len bảng chữa bài
Bài tập 3: Dũng và Hùng sưu tầm được 80 cái tem. Số tem Dũng sưu tầm bằng
7
5
số
tem của Hùng. Hỏi mỗi bạn sưu tầm được bao nhiêu con tem.
H vẽ sơ đồ. Nêu các bước giải.
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
16
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm giá trị của mỗi phần
- Tìm số tem mỗi bạn sưu tầm được
2. Dành cho H khá, giỏi
Bài tập 1: Người ta pha sơn đỏ với sơn trắng theo tỉ lệ 3:1. Hỏi đã dùng bao nhiêu lít
sơn đỏ để pha, biết rằng sau khi pha, được tất cả 28l sơn.
H vẽ sơ đồ bài toán và giải bài toán vào vở. 1H lên bảng chữa bài.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 3 = 4 (phần)
Số lít sơn đỏ đã pha là:
28 : 4 x 3 = 21 (lít sơn)
Số lít sơn trắng đã pha là:
28 – 21 = 7 (lít)
Đáp số: Sơn trắng: 21 lít
Sơn đỏ: 7 lít
Bài tập 2: Tổng của hai số là 231. Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải số thứ nhất thì
được số thứ hai. Tìm hai số đó.

H nhận biết được hai số đó hơn kém nhau 10 lần.
H giải bài toán.
T nhận xét, chấm chữa bài
3.Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học
o0o
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS: Luyện về giải các dạng toán có lời văn đã học.
II. Các hoạt động D-H
* Bài 1: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi bằng 268 m. Chiều rộng kém chiều
dài 24 m. Tính diện tích thửa ruộng đó
- HS: Xác định dạng toán, tóm tắt bài toán
- HS: Nêu cách giải bài toán: Tìm nửa chu vi – Tính chiều dai, chiều rộng – Tính diện
tích
* Bài 2: An mua một quyển truyện và một cái bút hết 16000 đồng. Biết rằng giá tiền
mua một quyển truyện bằng
3
5
số tiền mua một cái bút. Hỏi An mua quyển truyện đó
hết bao nhiêu tiền?
- HS: Vẽ sơ đồ và tự giải bài toán vào vở
- 2 em giải bảng lớp, lớp cùng T nhận xét, chốt kết quả đúng.
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
17
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
VD:Bài giải
Biểu thị số tiền mua truyện là 5 phần bằng nhau thì số tiên mua bút là 3 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:

5 + 3 = 8 (phần)
Số tiền mua truyện là:
16 : 8 : 5 = 10 000 (đồng)
Đáp số: 10 000 đồng
* Bài 3: Hai chị thợ dệt cùng dệt được tất cả 416 m vải,. chị thứ nhất đã dệt trong 24
ngày, chị thứ hai đã dệt trong 28 ngày.Hỏi mỗi chị đã dệt bao nhiêu m vải?
- HS: Tóm tắt bài toán, nêu cách giải và giải vào vở
- HS: 2em giải bảng lớp
VD: Tìm tổng số ngày dệt của hai người – Tìm số m vải dệt trong 1 ngày – Tìm số vải
của mỗi người dệt được.
III. Nhận xét dặn dò:
- T: Nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại bài tập.
o0o
Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục đích, yêu cầu :
Giúp H rèn kỹ năng giải toán, tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập.
*Bài tập 1: H nêu bài toán, nêu các bước giải, vẽ sơ đồ tìm tổng số phần bằng nhau,
tìm số bé, tìm số lớn.
-H giải vào vở, nêu kết quả.
-Lớp cùng T nhận xét và chốt kết quả đúng.
*Bài tập 2: H đọc bài toán, nêu các bước giải. 1H làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở, T
cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
Theo sơ đồ ta có tổng phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7(phần)

Số cam đã bán là:
280 : 7 x 2 = 80 (quả)
Số quýt đã bán là:
280 – 80 = 200 (quả)
Đáp số: Cam: 80 quả
Quýt: 200 quả.
*Bài tập 3: H nêu bài toán, suy nghĩ, xác định dạng toán, nêu các bước giải.
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
18
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
Bài giải:
Tổng số H cả hai lớp:
34 + 32 = 66 (học sinh)
Số cây mỗi H trồng được là:
330 : 66 = 5 (cây)
Lớp 4A trồng được là:
34 x 5 = 170 (cây)
Lớp 4B trồng được là :
330 – 170 = 160 (cây)
Đáp số: 4A: 170 cây
4B: 160 cây
*Bài tập 4: H nêu bài toán, vẽ sơ đồ và làm bài vào vở.
T chấm một số em. Nhận xét và chốt kết quả đúng.
Nửa chu vi: 350 : 2 = 175 (m)
Theo bài ra ta có sơ đồ: T vẽ sơ đồ
- Theo sơ đồ, tổng phần bằng nhau là: 3 + 4 = 7(phần)
- Chiều rộng hình chữ nhật là: 175 : 7 x 3 = 75 (m)
- Chiều dài hình chữ nhật là: 175 – 75 = 100 (m)
T chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò :

T nhận xét giờ học
o0o
Tiếng Việt
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU - LUYỆN TỪ VÀ CÂU
(Kiểm tra theo đề do chuyên môn trường ra)
o0o
Lịch sử:
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG
I. Mục đích, yêu cầu : Học xong bài này, H biết:
- Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền học Trịnh của
nghĩa quân Tây Sơn.
- Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống
nhất được đất nước, chấm dứt thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh.
II. Đồ dùng dạy học : Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS
-Thành thị ở thế kỷ XVI – XVII có gì đặc biệt ?.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nguyên nhân của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
19
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
-T dựa vào lược đồ trình bày sự phát triển của nghĩa quân Tây Sơn trước khi tiến ra
Thăng Long.
- HS: Đọc SGK và nêu nguyên nhân của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
3. Diễn biến cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn
* Trò chơi Đóng vai.
-1H đọc cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn.
T nêu: Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đằng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì?

? Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của quân tướng Trịnh Khải như thế
nào ?
? Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra như thế nào ?
-H đóng vai theo SGK, đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- HS: Các nhóm lần lượt thi đua trình diễn và nhânj xét cho nhau
4. Kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- HS: Đọc SGK
-T nêu: Kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ?
- T: Kết luận: Nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã lật đổ chính
quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài, giao lại chính quyền cho vua Lê Chiêu Thống, mở đầu
cho việc thống nhất lại giang sơn sau hơn 200 năm bị chia cắt bởi các cuộc chiến tranh
Trịnh- Nguyễn
H: đọc phần bài học ở sgk
5. Củng cố, dặn dò :
-T nhận xét giờ học
ưĐịa lí:
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu : Học xong bài này, H biết:
- Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp
- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển một số ngành kinh tế ở đồng bằng
duyên hải miền Trung.
- Sử dụng tranh ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía.
- Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ
chức lễ hội.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Tranh, ảnh một số địa điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung, một số nhà
nghĩ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung
- Mẫu vật: đường mía

III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động du lịch
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
20
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
B1: H quan sát hình 9 và trả lời câu hỏi: Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó
để làm gì?
H liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi của sgk
B2: T khẳng định điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động dịch vụ
du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống của người dân vùng này và vùng khác.
2. Phát triển công nghiệp
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
H quan sát hình 10 và liên hệ bài trước để giải thích lý do có nhiều xưởng sửa chữa
tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển.
T khẳng định các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn.
B2: H tìm hiểu quá trình sản xuất đường. H quan sát hình 11 và nói với nhau biết về
các công việc của sản xuất đuờng.
T yêu cầu H liên hệ bài trước: từ điều kiện đến các hoạt động trồng mía của nhân dân
trong vùng, các nhà máy sản xuất đường hiện đại như trong các ảnh của bài.
B3: T giới thiệu cho H biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển tỉnh Quảng
Ngãi.
3. Lễ hội
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- T giới thiệu thông tin về một số lễ hội như: Lễ hội cá Ông.
- T cho đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang và yêu cầu H mô
tả khu Tháp Bà.
T tổng kết bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS: Đọc phần bài học ở SGK

-T nhận xét giờ học
o0o
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2009
Thể dục
BÀI 56
I. Mục tiêu
- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động
tác.
- Trò chơi “Trao tín gậy”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luyện sức
nhanh.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường, vệ sinh an toàn tập luyện.
- Dây nhảy cho H, tín gậy.
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu
- T nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
21
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
- H khởi động.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Thi nhảy dây: Lần 1 chơi thử, lần 2 chơi chính thức.
2. Phần cơ bản.
a, Môn tự chọn: Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi.
- Học đỡ và chuyền cầu bằng mu bàn chân: Tập theo đội hình 2 – 4 hàng ngang quay
mặt vào nhau từng đôi cách nhau 2 – 3 m, mỗi hàng 2 người cách nhau 1,5m, một
người tâng cầu một người đỡ, sau đó đổi vai.
T làm mẫu giải thích kĩ thuật động tác.
- H tập đồng loạt

-T kiểm tra, sửa sai.
b, Trò chơi:
-Trò chơi “Trao tín gậy”.
-T nêu trò chơi
- H nhắc lại cách chơi
- lớp chơi thử sau đó chơi chính thức.
- T: Quan sát động viên HS chơi đúng luật và hào hứng
3. Phần kết thúc:
- T cùng H hệ thống bài
- Một số động tác và trò chơi hồi tĩnh.
- T nhận xét giờ học
o0o
Tiếng Việt
KIỂM TRA CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN
(Kiểm tra theo đề chuyên môn trường ra)
o0o
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
Giúp H rèn kĩ năng giải toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
*Bài tập 1: H nêu yêu cầu. T hướng dẫn các bước giải:
- Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm độ dài mỗi đoạn
1H lên bảng vẽ sơ đồ.
H giải vào vở, 1H lên bảng giải bài tập
Giáo viên Trần Minh Việt Trang

22
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài là:
28 – 21 = 7 (m)
Đáp số: Đoạn 1: 21m
Đoạn 2: 7m
*Bài tập 2: H nêu yêu cầu, H nêu các bước giải:
- Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm số bạn trai, bạn gái
1H lên bảng vẽ sơ đồ. Lớp giải vào vở
1H lên bảng giải bài tập
Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
1 + 2 = 3 (phần)
Số bạn trai là:
12 : 3 = 4 (bạn)
Số bạn gái là:
12 – 4 = 8 (bạn)
Đáp số: 4 bạn trai
8 bạn gái
Bài tập 3: H tìm bước giải:
- Xác định tỉ số
- Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần bằng nhau

- Tìm hai số
Bài giải:
Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé.
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là:
72 : 6 = 12
Số lớn là:
72 – 12 = 60
Đáp số: Số bé: 12
Số lớn: 60
*Bài tập 4: Mỗi H tự đặt 1 đề toán theo số liệu đãcho ở bài tập rồi giải bài toán đó.
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
23
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
-T chọn một vài đề để cả lớp phân tích, nhận xét
-T nhận xét, chấm điểm
4. Củng cố, dặn dò :
T nhận xét giờ học
o0o
Khoa học
ÔN TẬP:VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu :
Củng cố những kỹ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội
dung phần vật chất và năng lượng.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh, ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng,
bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 3: Triển lãm
- Mục tiêu :

+ Hệ thống lại những kiến thức đã học ở phần vật chất và năng lượng.
+ Củng cố những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
+ H biết yêu thiên nhiên, có thái độ tôn trọng các thành tựu khoa học – kỹ thuật.
- Cách tiến hành : B1: Các nhóm trưng bày tranh ảnh về sử dụng nước, âm thanh, ánh
sáng, các nguồn nhiêt trong đời sống.
-B2: H tập giới thiệu tranh ảnh nhóm mình sưu tầm được.
-T cùng H đánh giá sự chuẩn bị của các nhóm H, cách giới thiệu về tranh ảnh của
nhóm mình.
2. Hoạt động 4: Trình bày nội dung thực hành: Quan sát sự thay đổi của bóng chiếu
cọc theo thời gian trong ngày.
-H lần lượt nối tiếp trình bày những gì đãquan sát được, nhận xét, trao đổi.
-T chốt lại cách giải thích đúng.
-T lưu ý H: Nối đỉnh của bóng cọc lúc 9 giờ sáng với đỉnh bóng cọc lúc 3 giờ chiều sẽ
được hướng Đông – Tây.
3. Củng cố, dặn dò :
T nhận xét giờ học nhắc HS tiếp tục ôn tập ở nhà.
o0o
Sinh hoạt Đội
đ/c Tổng phụ trách đội thực hiện
o0o
Kí duyệt:
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
24
Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B
Giáo viên Trần Minh Việt Trang
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×