KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 06
Ngày soạn : 19/09/2008 Tiết : 11
Ngày dạy : 22/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
Tên bài dạy : NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: dằn vặt. Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể
hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự
nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: An-đrây-ca, hoảng hốt, mải
chơi, an ủi, cứu nổi, nức nở, mãi sau. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,
giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù
hợp với nội dung.
- Giáo dục HS trung thực trong học tập. Ý thức trách nhiệm với mọi người.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh họa bài tập đọc trang 55 SGK phóng to. Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện
đọc (Từ Bước vào phòng…vừa ra khỏi nhà.). - Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu HS đọc thuộc bài kết hợp trả lời câu hỏi ở SGK.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục tiêu: Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân , nhóm .
- Nội dung : a/ Hướng dẫn luyện đọc
+ Yêu cầu HS đọc toàn bài.
+ Hướng dẫn chia đoạn.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn : sửa lỗi phát âm (An-đrây-
ca, hoảng hốt, mải chơi, an ủi, cứu nổi, nức nở, mãi sau).
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2 : giải nghĩa các từ: dằn
vặt, …
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc toàn bài .
+ Đọc mẫu với giọng trầm buồn, xúc động.
b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi ở SGK.
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh
gia đình của em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ
của cậu như thế nào?
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như
thế nào?
* Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
+ H/d HS tìm, thể hiện giọng đọc phù hợp từng đoạn
+ H/d đọc diễn cảm đoạn (Từ Bước vào phòng…khỏi nhà)
+ Đọc mẫu đoạn vừa hướng dẫn.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm trước lớp. Nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nêu nội dung chính của bài.
- Cả lớp .
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
+ 3 HS đọc bài, trả lời câu hỏi. Lớp n.xét.
- Lắng nghe .
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
+ Một HS khá, giỏi đọc.
+ Đoạn 1: An-đrây-ca …đến mang về nhà.
Đoạn 2: Bước vào phòng … đến ít năm nữa.
- Đọc nối tiếp từng đoạn (2-3 lượt).
+ HS đọc nối tiếp lượt 2. Đọc chú thích.
+ Luyện đọc theo nhóm đôi.
+ 2 HS đọc .
+ Lắng nghe .
- Đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ … An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với
mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+ …An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
+ …Ông cậu đã qua đời.
+ …cậu cho rằng đó là lỗi của mình...
+ … rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm
của mình, rất trung thực, rất nghiêm khắc với
bản thân về lỗi lầm của mình.
+ 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài.
- Lắng nghe, đánh dấu vào những từ cần nhấn giọng.
- Luyện đọc diễn cảm nhóm đôi .
- Đọc trước lớp. Lớp nhận xét.
Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông,
có ý thức, trách nhiệm với người thân.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Tiếp tục về luyện đọc cả bài. Thực hiện
việc trung thực trong học tập, ý thức trách nhiệm. Chuẩn bị bài: Chị em tôi
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : CHÍNH TẢ Tuần : 06
Ngày soạn : 19/09/2008 Tiết : 06
Ngày dạy : 22/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
Tên bài dạy : NGHE-VIẾT: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. MỤC TIÊU : Giúp hs :
- Nghe – viết đúng, đẹp câu chuyện vui Người viết truyện thật thà.
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi chính tả. Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm x/s.
- GD học sinh: Tính cẩn thận, chính xác.Ý thức rèn chữ viết. Tính trung thực.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Từ điển (nếu có) hoặc vài trang phô tô. Giấy khổ to và bút dạ.
- Học sinh : Xem thật kĩ bài Người viết truyện thật thà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động :
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Y/c HS viết: lang ben, cái kẻng, , len lén, hàng xén.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Hướng dẫn hs nghe - viết
- Hình thức tổ chức: Cả lớp .
+ Đọc đoạn văn viết chính tả 1 lượt: thong thả, rõ ràng, …
+ Giới thiệu nội dung chính của bài chính tả: Ban-dắc là
người như thế nào?
+ Luyện viết những từ HS dễ viết sai: Ban-dắc, truyện dài,
truyện ngắn, …
+ Nhắc HS về tư thế ngồi viết, cách cầm viết ; để vở.
+ Đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết . (1-2 lượt)
+ Đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
+ Chấm 7-10 bài .
+ Nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của các bài chấm.
* Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
- Mục đích: Làm bài tập chính tả
- Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm.
* Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập .
+ Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào vở.
+ Nhận xét.
* Bài tập 3a:
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập .
+ Phát giấy và bút dạ. Y/c HS làm bài.
+ Y/c cho HS trình bày kết quả.
+ Nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
* Hoạt động 3: Củng cố
- Yêu cầu HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai
những từ đã ôn luyện.
* Tổng kết, đánh giá tiết học :
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương .
- Yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ về nhà làm lại.
Sửa các lỗi sai vào vở.
- Chuẩn bị bài sau:
Nhớ-viết: Gà Trống và Cáo
- Cả lớp .
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
+ 2 HS bảng lớp. Cả lớp bảng con.
- Lắng nghe .
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
+ Theo dõi ở SGK .
+ …Ban-dắc là người rất thật thà, nói dối là
thẹn đỏ mặt và ấp úng…
+ 1 HS viết bảng. Cả lớp viết vào nháp.
+ Lắng nghe .
+ Viết bài .
+ Tự phát hiện và sửa lỗi .
+ Từng cặp HS đổi tập để sửa lỗi. Nộp vở.
+ Lắng nghe .
+ 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo .
+ Mỗi HS tự chữa lỗi vào vở.
+ Lắng nghe.
+ 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo .
+ Làm bài theo nhóm 4. (sử dụng từ điển).
+ Dán phiếu lên bảng. Lớp n.xét, bổ sung.
+ Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe. Thực hiện theo.
Từ láy có tiếng có chứa âm s: san sát, sẵn sàng, săn sóc, sáng suốt, sần sùi, song song, sốt sắng, sin sít
Từ láy có tiếng chứa âm x: xa xa, xam xám, xám xịt, xa xôi, xao xác, xào xạc, xao xuyến, xanh xao, …
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : LTVC Tuần : 06
Ngày soạn : 20/09/2008 Tiết : 11
Ngày dạy : 23/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
Tên bài dạy : DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên khái niệm về ý nghĩa khái quát của chúng.
- Biết cách viết hoa danh từ riêng trong thực tế.
- Giáo dục HS yêu quí tiếng Việt ; ý thức sử dụng kiến thức đã học khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng và bút dạ. BT1 (phần nhận xét)
viết sẵn trên bảng lớp. Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long), tranh, ảnh vua Lê Lợi.
- Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động :
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Tìm danh từ trong câu: “Vua Hùng một sáng đi săn”
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
Mục tiêu: H/d HS tìm hiểu ví dụ ; nắm được DTC, DTR
Hình thức tổ chức: Cả lớp. Nhóm
Bài 1:
- Y/c HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đội và tìm từ đúng.
- Nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam
(vừa nói vừa chỉ vào bản đồ một số sông đặc biệt là sông
Cửu Long) và giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công
đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Tổ chức cho HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt ý:
Bài 3:
- Y/c HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Tổ chức cho HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt ý:
- Nêu câu hỏi:
+ Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ.
- Cả lớp .
DANH TỪ
+ 2 HS trả lời, cả lớp nhận xét.
+ Lắng nghe .
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
- Thảo luận, tìm từ.
a/ sông b/. Cửu Long c/. vua d/. Lê Lợi
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- Thảo luận cặp đôi.
- Tiếp nối nhau trả lời.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- Thảo luận cặp đôi.
- Tiếp nối nhau trả lời.
-Lắng nghe.
+ Danh từ chung là tên của một loại vật: sông,
núi, vua, chúa, quan, cô giáo, học sinh, bác sĩ,
+ Sông : Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
+ Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Vua: Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến.
+ Lê Lợi: tên riêng của vị vua mở đầu nhà Hậu Lê.
+ Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
+ Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
+ Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể
Cửu Long viết hoa.
+ Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến: vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ
thể Lê Lợi viết hoa.
+ Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
+ Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì?
- Y/c HS đọc phần Ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để thuộc
ngay tại lớp.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: H/d HS làm bài tập
Hình thức tổ chức: Cả lớp. Nhóm
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận
trong nhóm và viết vào giấy.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Kết luận để có phiếu đúng.
+ Danh từ chung: Núi/ dòng/ sông/ dãy / mặt/ sông/ ánh /
nắng/ đường/ dây/ nhà/ trái/ phải/ giữa/ trước.
+ Danh từ riêng: Chung/Lam/Thiên Nhẫn/Trác/Đại Huệ/
Bác Hồ.
- Nêu câu hỏi :
+ Tại sao em xếp từ dãy vào danh từ chung?
+ Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào danh từ riêng?
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tổ chức cho HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Nêu câu hỏi:
+ Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng?
Vì sao?
- Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người
viết hoa cả họ và tên đệm.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ.
- Nhận xét, bổ sung.
kĩ sư,…
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật:
sông Hồng, sông Thu Bồn, núi Thái Sơn, cô
Nga, Mỹ Tho, Tiền Giang, …
+ Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
- 3 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- 2 HS phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
+ Vì dãy là từ chung chỉ những núi nối tiếp,
liền nhau.
+ Vì Thiên Nhẫn là tên riêng của một dãy núi
và được viết hoa.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.
- Viết tên bạn vào vở . 3 HS lên bảng viết.
+ Họ và tên người là danh từ riêng vì chỉ một
người cụ thể nên phải viết hoa.
- Lắng nghe.
- 2 HS nêu. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
* Tổng kết, đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ
về nhà làm lại. Học thuộc ghi nhớ. Tìm và viết vào vở 10 danh từ chung chỉ đồ dùng, 10 danh từ riêng chỉ
người hoặc địa danh. Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : KỂ CHUYỆN Tuần : 06
Ngày soạn : 20/09/2008 Tiết : 06
Ngày dạy : 23/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
Tên bài dạy : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU : Giúp hs :
- Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể.
- Kể lại được bằng lời một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về lòng tự trọng, kèm cử chỉ, điệu
bộ. Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Giáo dục HS có ý thức rèn luyện mình có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Bảng lớp viết sẵn đề bài. Những câu chuyện, tập truyện ngắn nói về lòng tự trọng.
- Học sinh : Những câu chuyện, tập truyện ngắn nói về lòng tự trọng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu HS kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý
nghĩa của truyện.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: H/d HS hiểu yêu cầu của đề bài
- Hình thức tổ chức: Cả lớp .
+ Yêu cầu HS đọc đề bài..
+ Gạch dưới các chữ: được nghe, được đọc, lòng tự trọng.
Giúp HS xác định đúng y/c, tránh kể chuyện lạc đề.
+ Y/c HS đọc các gợi ý.
+ Nhắc HS: Các bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ:
Trần Bình Trọng, truyện Buổi học thể dục, Sự tích dưa
hấu, Sự tích con Cuốc có thể kể những chuyện đó hoặc kể
những câu chuyện ở ngoài SGK.
+ Dán lên bảng dàn bài KC và nhắc thêm HS: Giới thiệu
câu chuyện của mình ; KC phải có đầu có cuối, có mở đầu,
diễn biến, kết thúc ; Với những truyện khá dài, các em có
thể kể 1-2 đoạn - chọn đoạn có sự kiện, ý nghĩa.
* Hoạt động 2: HS kể chuyện
- Mục đích: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý
nghĩa câu chuyện
- Hình thức tổ chức: Nhóm ; Cả lớp.
+ Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm. Theo dõi, hướng
dẫn thêm các nhóm gặp khó khăn.
+ Dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. Yêu cầu
HS thi kể chuyện trước lớp.
+ Nhận xét, khen ngợi các HS nhớ được câu chuyện, biết
kể chuyện bằng giọng kể biểu cảm.
+ Cùng HS nhận xét, tính điểm về:
Nội dung câu chuyện có hay, có mới không?
Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).
Khả năng hiểu truyện của người kể.
+ Yêu cầu HS bình chọn.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nội dung chuyện nói lên điều gì? Truyện khuyên ta điều
gì?
- Cả lớp .
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
+ 3 HS kể và nêu ý nghĩa của chuyện.
- Lắng nghe .
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
+ 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
+ Lắng nghe.
+ 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4
+ Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 1. Lắng nghe.
+ HS giới thiệu tên câu chuyện. Lắng nghe.
Nếu có bạn tò mò muốn nghe tiếp câu chuyện,
các em có thể hứa sẽ kể tiếp cho các bạn
nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ
cho các bạn mượn truyện đã đọc
+ Kể câu chuyện theo nhóm 4 em. Sau đó
trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Các nhóm cử đại diện thi kể câu chuyện.
Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa.
+ Lắng nghe.
+ Phát biểu.
+ Cùng GV và các bạn bình chọn.
- Xung phong phát biểu: nói lên lòng tự trọng.
Ta cần phải tự trọng trong học tập cũng như
trong cuộc sống. Lớp nhận xét.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu HS về kể lại chuyện cho người
thân nghe. Chuẩn bị bài sau: Lời ước dưới trăng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 06
Ngày soạn : 21/09/2008 Tiết : 12
Ngày dạy : 24/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
Tên bài dạy : CHỊ EM TÔI
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: tặc lưỡi, im như phỗng, yên vị, giả bộ, cuồng phong, ráng. Hiểu nội
dung bài: Cô chị hay nói dối, đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu truyện khuyên chúng ta không nên
nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: tặc lưỡi, giận dữ, sững sờ, im
như phỗng. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở
các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Giáo dục HS cảnh giác trước sự cám dỗ của kẻ xấu.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân , nhóm .
- Nội dung : a/ Hướng dẫn luyện đọc
+ Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc toàn bài.
+ H/d HS chia đoạn.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn : sửa lỗi phát âm (tặc lưỡi,
giận dữ, sững sờ, im như phỗng).
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2: giải nghĩa từ khó (tặc
lưỡi, im như phỗng, yên vị, giả bộ, cuồng phong, ráng).
+ Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi .
+ Yêu cầu HS đọc toàn bài .
+ Đọc mẫu với giọng vui, dí dỏm.
b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi ở SGK.
+ Cô chị xin phép ba đi đâu?
+ Vì sao mỗi lần nói dối, cô lại cảm thấy ân hận?
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
+ Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ?
* Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
- Mục đích: Giúp HS đọc diễn cảm.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân , nhóm.
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn.
+ Đọc mẫu đoạn văn vừa hướng dẫn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm (đọc phân vai).
+ Tổ chức HS đọc diễn cảm trước lớp. Theo dõi, sửa chữa
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nội dung chính bài nói lên điều gì ?
- Nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp .
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
+ 3 HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
+ Lắng nghe.
CHỊ EM TÔI
+ 1 HS khá, giỏi đọc. Lớp đọc thầm theo.
+ Đ1: Dắt xe…cho qua. Đ2: Tiếp theo... nên
người. Đ3: Phần còn lại
+ Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn (2 -3 lượt).
+ HS đọc nối tiếp lượt 2. 1 HS đọc chú giải.
+ Thực hiện theo yêu cầu .
+ 2 HS đọc .
+ Lắng nghe .
- Đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ …Cô xin phép ba đi học nhóm.
+ …vì mình đã nói dối, phụ lòng tin của ba.
+ …Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập
văn nghệ để đi xem phim…
+ Vì cô biết cô là tấm gương xấu cho em.
+ Lắng nghe, đánh dấu vào những từ cần nhấn giọng.
+ Lắng nghe.
+ Luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi .
+ Đọc trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
Khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối
là một tính xấu, làm mất lòng tin ở mọi người
đối với mình.
- Ghi vở .
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Tiếp tục về luyện đọc cả bài. Chuẩn bị
bài: Trung thu độc lập
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP LÀM VĂN Tuần : 06
Ngày soạn : 22/09/2008 Tiết : 11
Ngày dạy : 25/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
Tên bài dạy : VIẾT THƯ (TRẢ BÀI KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hiểu được những lỗi mà thầy cô giáo đã chỉ ra trong bài. Hiểu và biết được những lời hay, ý đẹp của
những bài văn hay của các bạn.
- Biết cách sửa lỗi do GV chỉ ra: về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả.
- Giáo dục HS yêu quí tiếng Việt. Yêu mến bạn bè, người thân.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Bảng lớp viết sẵn đề bài tập làm văn. Phiếu học tập các nhóm có sẵn nội dung .
Lỗi chính tả/
sửa lỗi
Lỗi dùng từ/
sửa lỗi
Lỗi về câu/
sửa lỗi
Lỗi diễn đạt/
sửa lỗi
Lỗi về ý/
sửa lỗi
………… ………… ………… ………… …………
- Học sinh: Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động :
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu HS chữa bài tập.
+ Một bức thư thường gồm những phần nào? Nhiệm vụ
chính của mỗi phần là gì ?
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Trả bài
Mục đích: Hướng dẫn HS nắm ưu, khuyết bài làm.
Hình thức tổ chức: Cả lớp
Nội dung :
- Trả bài và yêu cầu HS đọc lại bài của mình.
- Nhận xét kết quả làm bài của HS.
* Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục đích: Hướng dẫn HS chữa bài
Hình thức tổ chức: Nhóm, cả lớp
Nội dung :
- Phát phiếu cho từng HS .
Lưu ý: GV có thể dùng phiếu hoặc cho HS chữa trực tiếp
vào phần đề bài chữa trong bài tập làm văn.
- Đến từng bàn hướng , dẫn nhắc nhở từng HS.
- GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả, mà
nhiều HS mắc phải lên bảng, y/c HS lên bảng chữa bài.
- Y/c HS đọc những đoạn văn hay của các bạn trong lớp
hay những bài GV sưu tầm được của các năm trước.
- Sau mỗi bài, gọi HS nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết 1 lá thư.
- Cả lớp .
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
+ 2 HS đọc đoạn văn (đoạn 3).
+ 2 HS trả lời. Lớp nhận xét
+ Lắng nghe .
VIẾT THƯ (TRẢ BÀI KIỂM TRA VIẾT)
- Nhận bài và đọc lại.
- Lắng nghe.
- Nhận phiếu hoặc chữa vào vở: Đọc lời nhận
xét của GV. Đọc các lỗi sai trong bài, viết và
chữa vào phiếu hoặc gạch chân và chữa vào
vở. Đổi vở hoặc phiếu để bạn bên cạnh kiểm
tra lại.
- Đọc lỗi và chữa bài. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đọc bài.
- Nhận xét, tìm ý hay. Lớp bổ sung.
- Xung phong phát biểu. Lớp nhận xét.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu HS về sửa tiếp các lỗi sai. Chuẩn bị
bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
+ Ưu điểm:
Nêu tên những HS viết bài tốt, số điểm cao nhất.
Nhật xét chung về bài cả lớp đã xác định đúng kiểu bài văn viết thư, bố cục lá thư, các ý diễn đạt.
+ Hạn chế: Nêu những lỗi sai của HS (không nên nêu tên HS ).
Chú ý: GV cần nhận xét rõ ưu điểm hay sai sót của HS vào bài cụ thể. Tránh lời nói làm HS kém xấu hổ,
tự ti. GV nên có những lời động viên khích lệ các em cố gắng hơn nữa ở bài sau. Nếu HS không đạt yêu
cầu, GV không nên cho điểm mà dặn dò các em về nhà viết lại bài để có kết quả tốt hơn.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : LTVC Tuần : 06
Ngày soạn : 22/09/2008 Tiết : 12
Ngày dạy : 25/08/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
Tên bài dạy : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm :Trung thực – Tự trọng. Hiểu được nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ
điểm: Trung thực – Tự trọng.
- Sử dụng các từ thuộc chủ điểm để nói, viết.
- Giáo dục HS yêu quí tiếng Việt ; có thói quen sử dụng kiến thức đã học khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Từ điển - giấy khổ to và bút dạ. Bảng lớp viết sẵn BT1. Thẻ từ ghi:
- Học sinh : Tìm hiểu trước bài. Từ điển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Y/c HS: Viết 5 danh từ chung ; Viết 5 danh từ riêng
+ Nhận xét, bổ sung.
- Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
- Mục đích: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Hình thức tổ chức: Nhóm. Cả lớp.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận và làm bài
- Y/c HS làm nhanh lên bảng ghép từ ngữ thích hợp.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Y/c HS đọc bài đã hoàn chỉnh.
Bài 2:
- Tổ chức cho HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức thi giữa 2 nhóm thảo luận xong trước dưới hình
thức:
+ Nhóm 1: Đưa ra từ. + Nhóm 2: tìm nghĩa của từ.
+ Sau đó đổi lại. Nhóm 2 có thể đưa ra nghĩa của từ để
nhóm 1 tìm từ.
+ Nếu nhóm nào nói sai 1 từ, lập tức cuộc chơi dừng lại và
gọi nhóm kế tiếp.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm hoạt động sôi nổi, trả
lời đúng.
- Kết luận, chốt lời giải đúng:
+ Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, tổ chức hay người
nào đó là: Trung thành.
+ Trước sau như một không gì lây chuyển nổi là: Trung
kiên.
+ Một lòng một dạ vì việc nghĩa là: Trung nghĩa.
- Cả lớp .
DANH TỪ
+ 2 HS lên bảng. Lớp làm bảng con.
+ Lắng nghe .
MRVT: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
- 2 HS đọc. Lớp nhận xét.
- Hoạt động theo cặp, dùng bút chì viết vào
SGK.
- Làm bài, lớp nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS đọc bài.
- HS hoạt động trong nhóm
- 2 nhóm thi.
- 2 HS đọc lại lời giải đúng.
Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà,
nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp
em thường bảo: “Minh là một học trò có lòng tự trọng”. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không
tự kiêu. Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, tự ti
nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết
điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn
Minh.
Tự tin Tự ti Tự kiêu Tự hào Tự ái Tự trọng
+ Ăn ở nhân hậu, thành thật trước sau như một là: Trung
hậu.
+ Ngay thẳng, thật thà là : Trung thực.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi
trong nhóm và làm bài.
- Y/c HS trình bày.
- Kết luận, chốt lời giải đúng:
+ Trung có nghĩa là “ở giữa”: Trung thu, trung bình,
trung tâm
+ Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”: Trung thành,
trung nghĩa, trung kiên, trung thực, trung hậu.
- Y/c HS đọc lại 2 nhóm từ.
Bài 4:
- Tổ chức cho HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức cho HS đặt câu. GV nhắc nhở, sửa chữa từ cho
HS. VD:
+ Hà nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.
+ Các chiến sĩ công an luôn trung thành bảo vệ Tổ quốc.
+ Bạn Minh là người trung thực.
+ Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu đảm đang.
+ Trần Bình Trọng là người trung nghĩa.
+ Bộ đội ta rất trung kiên với lí tưởng cách mạng.
- Nhận xét, tuyên dương những HS đặt các câu hay.
* Hoạt động 4: Củng cố:
- Y/c HS nêu lại nội dung bài.
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai)
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.
- 2 em xung phong phát biểu. Lớp n.xét, bổ
sung. VD:
+ Lớp em không có HS trung bình.
+ Đêm trung thu thật vui và lí thú.
- Lắng nghe.
- Tiếp nối nhau trả lời. Lớp nhạn xét, bổ sung
* Tổng kết, đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ
về nhà làm lại. viết lại bài tập 1, bài tập 4 vào vở. Chuẩn bị bài sau: Cách viết tên người, tên địa lí Việt
Nam
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP LÀM VĂN Tuần : 06
Ngày soạn : 23/09/2008 Tiết : 12
Ngày dạy : 26/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
Tên bài dạy : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện. Dựa vào tranh minh hoạ và lời gợi ý, xây dựng được cốt truyện
Ba lưỡi rìu.
- Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật, đặc điểm của các sự vật. Lời kể tự
nhiên, sinh động, sáng tạo khi miêu tả. Nhận xét, đánh giá được lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Giáo dục HS lòng yêu quí tiếng Việt, tính trung thực.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh hoạ cho truyện trang 64. Bảng lớp kẻ sẵn:
Đoạn
Hành động của
nhân vật
Lời nói của
nhân vật
Ngoại hình
nhân vật
Lưỡi rìu vàng,
bạc, sắt
- Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Y/c HS đọc phần Ghi nhớ tiết trước (trang 54).
+ Y/c HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên.
+ Nhận xét, chốt ý.
- Bài mới :
* Hoạt động 1: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Hướng dẫn HS làm bài tập
Hình thức tổ chức: Nhóm. Cá nhân
Nội dung :
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề.
- Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên
bảng. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi
bức tranh và trả lời câu hỏi:
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu truyện kể lại chuyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
- Y/c HS dựa vào tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
- Chữa cho HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: - Tổ chức cho HS đọc yêu cầu.
- GV làm mẫu tranh 1.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và
trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng.
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chành trai nói gì?
- Cả lớp .
VIẾT THƯ (TRẢ BÀI KIỂM TRA VIẾT)
+ 2 HS phát biểu. Lớp nhận xét.
+ 1 HS kể. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Lắng nghe .
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
KỂ CHUYỆN
-1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời.
Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ … chàng tiều phu và cụ già (ông tiên).
+ … việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được
ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua
việc mất rìu.
+ …khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà
trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc.
- 3 HS kể cốt truyện.
- Lắng nghe.
-2 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Quan sát, đọc thầm.
+ … đang đốn củi, lưỡi rìu văng xuống sông.
+ …“Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay
Ví dụ về lời kể:
Ngày xưa có một chàng tiều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài của anh chỉ là một chiếc rìu sắt. Một
hôm, chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng đang không biết làm cách nào để vớt lên
thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng
bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng không nhận là
của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và
cám ơn cụ. Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
- Tổ chức HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu
trả lời.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại.
Chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng 1 nội dung.
- Gọi 2 nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình.
GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn (cố gắng cho nhiều lượt
HS thi kể).
- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS .
* Hoạt động 2: Củng cố
- Câu chuyện nói lên điều gì?
mất rìu không biết làm gì để sống đây.”
+ … nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại
mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- 2 HS kể đoạn 1. Lớp n.xét lời kể của bạn.
- Hoạt động trong nhóm.
- Đọc phần trả lời câu hỏi.
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn. Lớp
nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 2 HS kể toàn chuyện.
- Lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau trả lời. Lớp nhận xét.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Về tập kể lại câu chuyện cho người thân
nghe. Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
Ví dụ:
Có một chàng tiều phu nghèo đang đốn củi thì lưỡi rìu bị tuột khỏi cán, văng xuống sông. Chàng chán nản
nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”.
Gần khu vực nọ, có một chàng tiều phu nghèo, gia sản ngoài một lưỡi rìu sắt chẳng có gì đáng giá. Sáng
ấy, chàng vào rừng đốn củi. Vừa chặt được mấy nhát lưỡi rìu gãy cán văng xuống sông. Chàng tiều phu
buồn rầu, than: “Ta chỉ có một lưỡi rìu để kiếm sống, nay rìu mất thì biết sống sao đây.”
Đoạn Nhân vật làm gì? Nhân vật nói gì?
Ngoại hình
nhân vật
Lưỡi rìu vàng,
Bạc, sắt
1 Chàng tiều phu đang
đốn củi thì lưỡi rìu bị
văng xuống sông
“Cả gia tài nhà ta chỉ có
lưỡi rìu này. Nay mất rìu
không biết làm gì để
sống đây.”.
Chàng ở trần,
đón khố, người
nhễ nhại mồ
hôi.
Lưỡi rìu sắt bóng
loáng
2 Cụ già hiện lên Cụ hứa vớt rìu giúp
chàng trai. Chàng chắp
tay cảm ơn.
Cụ già râu tóc
bạc phơ, vẻ mặt
hiền từ.
3 Cụ già vớt dưới sống
lên một lưỡi rìu, đưa
cho chàng trai, chàng
trai ngồi trên bờ xua
tay.
Cụ bảo: “Lưỡi rìu của
con đây”, chàng trai nói:
“Đây không phải rìu của
con.”
Chàng trai vẻ
mặt thật thà.
Lưỡi rìu vàng
sáng loá
4 Cụ già vớt lên lưỡi rìu
thứ hai. Chàng trai
vẫn xua tay.
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này
của con chứ?”. Chàng
trai đáp: “Lưỡi rìu này
cũng không phải của
con”.
Lưỡi rìu bạc sáng
lấp lánh
5 Cụ già vớy lên lưỡi rìu
thứ ba, chỉ tay vào
lưỡi rìu. Chàng trai
giơ hai tay lên trời.
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này có
phải của con không?”
chàng trai mừng rỡ : “
Đây mới đúng là rìu của
con”
Chàng trai vẻ
mặt hớn hở.
Lưỡi rìu sắt
6 Cụ già tặng chàng trai
cả 3 lưỡi rìu. Chàng
chắp tay tạ ơn.
Cụ khen: “Con là người
trung thực, thật thà. Ta
tặng con cả ba lưỡi rìu”.
Chàng trai mừng rỡ nói:
“Cháu cảm ơn cụ”.
Cụ già vẻ hài
lòng. Chàng trai
vẻ mặt vui
sướng.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : KHOA HỌC Tuần : 06
Ngày soạn : 19/09/2008 Tiết : 11
Ngày dạy : 22/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
Tên bài dạy : MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. M Ụ C TI Ê U : Sau bài học, HS có khả năng :
- Nêu được các cách bảo quản thức ăn. Nêu được cách bảo quản một số loại thức ăn hàng ngày.
- Biết và thực hiện những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản, cách sử dụng thức ăn
đã được bảo quản.
- Giáo dục HS có ý thức lựa chọn và bảo quản thức ăn để có sức khoẻ tốt.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). Một vài loại rau, thực
phẩm thật như: Rau muống, su hào, rau cải, cá khô. Bảng nhóm.
- Học sinh: Tìm hiểu bài.
III. CÁC HO Ạ T ĐỘ NG D Ạ Y H Ọ C CH Ủ Y Ế U :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
+ Chúng ta cần làm gì để thực hiện VSAT thực phẩm?
+ Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín?
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Ho ạ t độ ng 1 : Các cách bảo quản thức ăn
Mục tiêu: HS kể tên các cách bảo quản thức ăn.
Cách tiến hành: Nhóm ; cả lớp.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang
24, 25 / SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình
minh hoạ?
+ Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để
bảo quản thức ăn?
+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
- Kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu,
không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách
thông thường có thể làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở
nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô
hoặc ướp muối.
* Ho ạ t độ ng 2 : Những lưu ý trước khi bảo quản và
sử dụng thức ăn.
Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các
cách bảo quản thức ăn.
Cách tiến hành: Nhóm ; cả lớp.
- GV chia lớp thành nhóm, đặt tên cho các nhóm theo
thứ tự: Nhóm: Phơi khô. Nhóm: Ướp muối. Nhóm: Ướp
lạnh. Nhóm: Đóng hộp. Nhóm: Cô đặc với đường
- Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau
vào giấy:
+ Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên
của nhóm ?
+ Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử
dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm ?
- Cả lớp .
ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN. SỬ DỤNG
THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
+ 3 HS trả lời. Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe .
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
- Chia nhóm, thảo luận theo hướng dẫn .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận:
+ Phơi khô, đóng hộp, ngâm nước mắm, ướp
lạnh bằng tủ lạnh.
+ Phơi khô và ướp bằng tủ lạnh, …
+ Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất
chất dinh dưỡng và ôi thiu.
- Lắng nghe.
- Chia nhóm, nhận đồ dùng học tập, thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
và các nhóm có cùng tên bổ sung.
* Nhóm: Phơi khô.
+ Tên thức ăn: Cá, tôm, mực, củ cải, măng,
miến, bánh đa, mộc nhĩ, …
+ Trước khi bảo quản cá, tôm, mực cần rửa
sạch, bỏ phần ruột; Các loại rau cần chọn loại
còn tươi, bỏ phần giập nát, úa, rửa sạch để ráo
nước và trước khi sử dụng cần rửa lại.
* Nhóm: Ướp muối.
- Kết luận: Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản, phải
chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa, … sau đó
rửa sạch và để ráo nước. Trước khi dùng để nấu nướng
phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với
loại ướp muối).
* Hoạt động 3: Củng cố: Trò chơi: “Ai đảm đang
nhất ?”
Mục tiêu: Liên hệ thực tế về cách bảo quản một số
thức ăn mà gia đình mình áp dụng.
Cách tiến hành: Nhóm.
- Y/c HS mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và
chậu nước.
- Yêu cầu mỗi tổ cử 2 bạn tham gia cuộc thi: “Ai đảm
đang nhất ?” và 1 HS làm trọng tài.
- Trong 7 phút các HS phải thực hiện nhặt rau, rửa sạch
để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng.
- GV và các HS trong tổ trọng tài quan sát và kiểm tra
các sản phẩm của từng tổ.
- Nhận xét và công bố các nhóm đoạt giải.
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
+ Tên thức ăn: Thịt, cá, tôm, cua, mực, …
+ Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi,
loại bỏ phần ruột; Trước khi sử dụng cần rửa lại
hoặc ngâm nước cho bớt mặn.
* Nhóm: Ướp lạnh.
+ Tên thức ăn: Cá, thịt, tôm, cua, mực, các loại
rau, …
+ Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi,
rửa sạch, loại bỏ phần giập nát, hỏng, để ráo
nước.
* Nhóm: Đóng hộp.
+ Tên thức ăn: Thịt, cá, tôm, …
+ Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi,
rửa sạch, loại bỏ ruột.
* Nhóm: Cô đặc với đường.
+ Tên thức ăn: Mứt dâu, mứt nho, mứt cà rốt,
mứt khế, …
+ Trước khi bảo quản phải chọn quả tươi,
không bị dập, nát, rửa sạch, để ráo nước.
- Lắng nghe.
- Tiến hành trò chơi.
- Cử thành viên theo yêu cầu của GV
- Tham gia thi.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : NX tiết học – Tuyên dương. Về học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài: Phòng
một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng