Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

giáo án 4 - tuần 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.7 KB, 34 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 07
 Ngày soạn : 26/09/2008 Tiết : 13
 Ngày dạy : 29/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường, vằng vặc. Hiểu
nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong
đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: man mác, soi sáng, mươi
mười lăm năm nữa, trăng ngàn, vằng vặc. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,
giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù
hợp với từng đoạn.
- Giáo dục HS yêu quê hương đất nước ; bảo vệ và giữ gìn đất nước ngày càng tươi đẹp.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh họa bài tập đọc trang 66 SGK phóng to. Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện
đọc (Từ Anh nhìn…vui tươi.). tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu công nghiệp lớn
- Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu HS lại bài kết hợp trả lời câu hỏi ở SGK.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới : G/t chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục tiêu: Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân , nhóm .
- Nội dung : a/ Hướng dẫn luyện đọc
+ Yêu cầu HS đọc toàn bài.
+ Hướng dẫn chia đoạn.


+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn : sửa lỗi phát âm (Tết trung
thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường, vằng vặc).
+ Y/c HS đọc nối tiếp lượt 2: giải nghĩa các từ: man mác,
soi sáng, mươi mười lăm năm nữa, trăng ngàn, vằng vặc
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc toàn bài .
+ Đọc mẫu với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào.
b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi ở SGK.
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng
tương lai ra sao? Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với
đêm trung thu độc lập?
+ Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước
của anh chiến sĩ năm xưa?
+ Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào?
* Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
+ H/d HS tìm, thể hiện giọng đọc phù hợp từng đoạn
+ H/d đọc diễn cảm đoạn (Từ Anh nhìn…vui tươi.)
+ Đọc mẫu đoạn vừa hướng dẫn. Y/c HS luyện đọc.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm trước lớp. Nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nêu nội dung chính của bài.
- Cả lớp .
CHỊ EM TÔI
+ 3 HS đọc bài, trả lời câu hỏi. Lớp n.xét.
+ Lắng nghe .
TRUNG THU ĐỘC LẬP
+ Một HS khá, giỏi đọc.
+ Đoạn 1: Đêm nay…các em. Đoạn 2: Anh

nhìn … vui tươi. Đ3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp từng đoạn (2-3 lượt).
+ HS đọc nối tiếp lượt 2. Đọc chú thích.
+ Luyện đọc theo nhóm đôi.
+ 2 HS đọc .
+ Lắng nghe .
- Đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ … Trăng vằng vặc chiếu khắp nơi ...
+ …Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương
lai đất nước tươi đẹp...Đêm trung thu độc lập
đầu tiên, đất nước còn đang nghèo…
+ …Ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai của
trẻ em và đất nước đã thành hiện thực…
+ …nước ta không còn hộ nghèo và trẻ em
lang thang...
+ 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài.
+ Lắng nghe, đánh dấu vào những từ cần nhấn giọng.
+ Luyện đọc diễn cảm nhóm đôi .
+ Đọc trước lớp. Lớp nhận xét.
Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến
sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em
trong đêm trung thu độc lập .
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Tiếp tục về luyện đọc cả bài. Chuẩn bị
bài: Ở Vương quốc Tương Lai
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : CHÍNH TẢ Tuần : 07
 Ngày soạn : 26/09/2008 Tiết : 07
 Ngày dạy : 29/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : NHỚ-VIẾT: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU : Giúp hs :
- Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn từ Nghe lời.… đến làm gì được ai trong truyện thơ Gà Trống và Cáo.

- Tìm được, viết đúng những tiếng có vần ươn/ ương, các từ hợp với nghĩa đã cho.
- GD học sinh: Tính cẩn thận, chính xác.Ý thức rèn chữ viết. Tính trung thực.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Từ điển (nếu có) hoặc vài trang phô tô. Giấy khổ to và bút dạ.
- Học sinh : Xem thật kĩ bài Người viết truyện thật thà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động :
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Y/c HS viết: thoả thuê, dỗ dành, nghĩ ngợi, phè phỡn.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Hướng dẫn HS nhớ - viết
- Hình thức tổ chức: Cả lớp .
+ Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+ Giới thiệu nội dung chính của bài chính tả: Đoạn thơ
muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Luyện viết những từ HS dễ viết sai: phách bay, quắp
đuôi, co cẳng, khoái chí, phường gian dối,…
+ Nhắc HS về tư thế ngồi viết, cách cầm viết ; để vở.
+ Y/c HS viết bài.
+ Y/c HS soát lỗi .
+ Chấm 7-10 bài .
+ Nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của các bài chấm.
* Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
- Mục đích: Làm bài tập chính tả
- Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm.
* Bài tập 2b:

+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập .
+ Yêu cầu HS thảo và viết bằng bút chì vào SGK.
+ Tổ chức cho 2 nhóm HS thi điền từ tiếp sức trên bảng.
+ Nhận xét, chốt ý
* Bài tập 3b:
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập .
+ Y/c HS làm bài.
+ Y/c cho HS trình bày kết quả.
+ Nhận xét và chốt lại lời giải đúng: vươn lên, tưởng tượng
+ Y/c HS đặt câu với các từ trên. Nhận xét, chốt ý:
Bạn Nam có ý chí vươn lên trong học tập.
Sơn thường tưởng tượng sau này mình sẽ là một phi hành
gia, lái phi thuyền lên cung trăng.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Yêu cầu HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai
những từ đã ôn luyện.
* Tổng kết, đánh giá tiết học :
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương .
- Yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ về nhà làm lại.
Sửa các lỗi sai vào vở.
- Chuẩn bị bài sau: Nghe-viết: Trung thu độc lập
- Cả lớp .
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
+ 2 HS bảng lớp. Cả lớp bảng con.
- Lắng nghe .
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
+ 2 HS đọc thuộc. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ …hãy cảnh giác, đừng vội tin những lời
ngọt ngào…
+ 1 HS viết bảng. Cả lớp viết vào nháp.

+ Lắng nghe .
+ Nhớ lại nội dung và viết bài .
+ Tự phát hiện và sửa lỗi .
+ Từng cặp HS đổi tập để sửa lỗi. Nộp vở.
+ Lắng nghe .

+ 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo .
+ Thảo luận nhóm đôi.
+ Thi điền từ trên bảng.

+ 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo .
+ Làm bài theo nhóm 2 tìm từ như đ/nghĩa.
+ Phát biểu. Lớp n.xét, bổ sung.
+ Lắng nghe.
+ Cả lớp đặt câu, phát biểu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe. Thực hiện theo.
bay lượn, vườn tược, quê hương, đại dương, tương lai, thường xuyên, cường tráng.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : LTVC Tuần : 07
 Ngày soạn : 27/09/2008 Tiết : 13
 Ngày dạy : 30/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hiểu được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam khi viết.
- Giáo dục HS yêu quí tiếng Việt ; ý thức sử dụng kiến thức đã học khi viết bài.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Bản đồ hành chính của địa phương. Giấy khổ to và bút dạ. Phiếu kẻ sẵn 2 cột : tên người,
tên địa phương.

Tên người Tên địa lí
- Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động :
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Y/c HS đặt câu với các từ: tự tin, tự trọng, tự hào, tự ái
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
Mục tiêu: H/d HS tìm hiểu ví dụ
Hình thức tổ chức: Cả lớp. Nhóm
- Treo bảng phụ viết sẵn: Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng
Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. Tên địa lý: Trường Sơn,
Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết.
- Nêu câu hỏi:
+ Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như
thế nào?
+ Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần viết như
thế nào?
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để
thuộc ngay tại lớp.
- Phát phiếu kẻ sẵn cột cho từng nhóm. Y/c HS viết 5 tên
người, 5 tên địa lý vào phiếu.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nêu câu hỏi: + Tên người Việt Nam thường gồm những
thành phần nào? Khi viết ta cần chú ý điều gì?
(Chú ý nếu nhóm nào viết tên các dân tộc: Ba-na, hay địa

danh: Y-a-li,…GV nhận xét HS viết đúng / sai và cho biết
các em sẽ học kĩ ở tiết sau.)
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: H/d HS làm bài tập
Hình thức tổ chức: Cả lớp. Nhóm
Bài 1:
- Tổ chức cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Y/c HS nhận xét.
- Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó
cho cả lớp theo dõi.
- Cả lớp .
MRVT: TRUNH THỰC – TỰ TRỌNG
+ 4 HS đặt câu, cả lớp nhận xét.
+ Lắng nghe .
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ
VIỆT NAM
- Quan sát, thảo luận cặp đôi, nhận xét cách
viết: Tên người, tên địa lý được viết hoa
những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên
đó.
+ Tên riêng thường gồm 1, 2 hoặc 3 tiếng trở
lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của
mỗi tiếng.
+ Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, cần
viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành
tên đó.
- 3 HS lần lượt đọc to trước lớp. Cả lớp theo
dõi, đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
- HS thảo luận nhóm, viết tên vào phiếu.

- Dán phiếu lên bảng. Lớp nhận xét.
+ Tên người Việt Nam thường gồm: Họ tên
đệm (tên lót), tên riêng. Khi viết, ta cần phải
chú ý phải viết hoa các chữa cái đầu của mỗi
tiếng là bộ phận của tên người.
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bạn viết trên bảng.
- Tên người, tên địa lý Việt Nam phải viết hoa
chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Nhận xét, dặn HS ghi nhớ cách viết hoa khi viết địa chỉ.
Ví dụ:
 Phạm Huy Hoàng, tổ 10, xã Vĩnh Kim, huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang.
 Lê Kim Giàu, số nhà 119, đường Lê Thị Hồng Gấm,
phường 6, thành phố Mỹ Tho.
Bài 2:
- Tổ chức cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Y/c HS nhận xét.
- Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó
mà các từ khác lại không viết hoa.
- Nhận xét, chốt ý:
huyện Gò Công Đông ; huyện Châu Thành ; huyện Chợ
Gạo ; thị trấn Tân Hiệp ; thị xã Gò Công ; …
Bài 3:
- Tổ chức cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tìm và ghi vào phiếu thành 2 cột a và b.
- Treo bản đồ hành chính địa phương. Tổ chức HS lên đọc
và tìm các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di

tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình đang ở.
- Nhận xét, tuyên dương, chốt ý:
thành phố Mỹ Tho ; cù lao Thới sơn ; di tích Rạch Gầm –
Xoài Mút ; lăng Trương Định ; lăng Thủ Khoa Huân ; …
* Hoạt động 3: Củng cố
- Yêu cầu HS nêu lại các viết tên người tên địa lí.
- Nhận xét, bổ sung.
Các từ: số nhà (xóm), phường (xã), quận
(huyện), thành phố (tỉnh), không viết hoa vì là
danh từ chung.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bạn viết trên bảng.
- (trả lời như bài 1).
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- Làm việc trong nhóm.
- Nối tiếp nhau tìm trên bản đồ. Đọc kết quả.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 2 HS nêu. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
* Tổng kết, đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ
về nhà làm lại. Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : KỂ CHUYỆN Tuần : 07
 Ngày soạn : 27/09/2008 Tiết : 07
 Ngày dạy : 30/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Những điều ước tốt đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
- Dựa vào lời kể của GV và các tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời
kể của mình một cách hấp dẫn, biết phối hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để câu chuyện thêm sinh động.
Biết nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Giáo dục HS có ý thức thực hiện những điều tốt đẹp với bạn bè, người thân, người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh hoạ từng đoạn trong câu chuyện trang 69. Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi gợi ý
cho từng đoạn. Giấy khổ to và bút dạ.
- Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu HS kể lại câu chuyện về lòng tự trọng và nói ý
nghĩa của truyện.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
Mục đích: H/d HS nghe kể, nắm nội dung chuyện
Hình thức tổ chức: Cả lớp.
Nội dung:
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc lời dưới tranh và
thử đoán xem câu chuyện kể về ai? Nội dung truyện là gì?
- Kể toàn truyện lần 1, kể rõ từng chi tiết.
- Kể chuyện lần 2 + chỉ vào từng tranh minh hoạ.
* Hoạt động 2: HS kể chuyện
- Mục đích: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý
nghĩa câu chuyện
- Hình thức tổ chức: Nhóm ; Cả lớp.
- GV chia nhóm 4 HS, mỗi nhóm kể về nội dung một bức

tranh, sau đó kể toàn truyện.
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. GV có thể gợi ý cho
HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét cho điểm từng HS .
- Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện.
- Nhận xét và cho điểm HS
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ. Yêu cầu HS thảo luận, trả lời CH.
- Y/c HS trình bày.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nội dung chuyện nói lên điều gì?
- Cả lớp .
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
+ 3 HS kể và nêu ý nghĩa của chuyện.
- Lắng nghe .
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
- Câu truyện kể về một cô gái tên là Ngàn bị
mù. Cô cùng các bạn cầu ước một điều gì đó
rất thiêng liêng và cao đẹp.

- Kể trong nhóm. Khi 1 HS kể, các em khác
lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn.
- 4 HS tiếp nối nhau kể với nội dung từng bức
tranh (3 lượt HS thi kể). Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- 3 HS tham gia kể. Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.

- Hoạt động trong nhóm tìm ý nghĩa chuyện.
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Xung phong phát biểu. Lớp nhận xét.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu HS về kể lại chuyện cho người
thân nghe. Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Tranh 1: Quê tác giả có phong tục gì? + Những lời nguyện ước đó có gì lạ?
Tranh 2: + Tác giả chứng kiến tục lệ thiêng liêng này cùng với ai? + Đặc điểm về hình dáng nào của chị
Ngàn khiến tác giả nhớ nhất?
Tranh 3: + Không khí ở hồ Hàm Nguyệt đêm rằm như thế nào? + Chị Ngàn đã làm gì trước khi nói điều
ước? + Chị Ngàn đã khẩn cầu điều gì? + Thái độ của tác giả như thế nào khi nghe chị khẩn cầu?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 07
 Ngày soạn : 28/09/2008 Tiết : 14
 Ngày dạy : 01/10/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: sáng chế, thuốc trường sinh,…. Hiểu nội dung bài: Ước mơ của các
bạn nhỏ về một của sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là một nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức
mình phục vụ cuộc sống.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: vương quốc, Tin-tin, trường
sinh, toả sáng,… Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn
giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Giáo dục HS có ý thức sáng tạo ; góp sức phục vụ cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :

+ Yêu cầu HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân , nhóm .
- Nội dung : a/ Hướng dẫn luyện đọc
+ Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc toàn bài.
+ H/d HS chia đoạn.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn : sửa lỗi phát âm (vương
quốc, Tin-tin, trường sinh, toả sáng).
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2: giải nghĩa từ khó (sáng
chế, thuốc trường sinh).
+ Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi .
+ Yêu cầu HS đọc toàn bài .
+ Đọc mẫu với giọng hồn nhiên, t/h tâm trạng hào hứng.
b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi ở SGK.
+ Tin –tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai? Vì sao nơi
đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
+ Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?
+ Những trái cây mà các bạn tìm thấy trong khu vườn kì
diệu có gì khác thường?
* Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
- Mục đích: Giúp HS đọc diễn cảm.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân , nhóm.
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm màn 1.
+ Đọc mẫu đoạn văn vừa hướng dẫn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm (đọc phân vai).

+ Tổ chức HS đọc diễn cảm trước lớp. Theo dõi, sửa chữa
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nội dung chính bài nói lên điều gì ?
- Cả lớp .
TRUNG THU ĐỘC LẬP
+ 3 HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
+ Lắng nghe.
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
+ 1 HS khá, giỏi đọc. Lớp đọc thầm theo.
+ Đ1: Lời thoại … với em bé thứ nhất. Đ2:
Lời thoại của Tin-tin và Mi-ti với em bé thứ
nhất, thứ hai. Đ3: Phần còn lại
+ Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn (2 -3 lượt).
+ HS đọc nối tiếp lượt 2. 1 HS đọc chú giải.
+ Thực hiện theo yêu cầu .
+ 3 HS đọc .
+ Lắng nghe .
- Đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ …đến vương quốc Tương Lai ; trò chuyện
với những bạn nhỏ sắp ra đời. …những bạn
nhỏ sống ở đây hiện nay chưa ra đời…
+ …thuốc trường sinh ; máy bay ; máy dò
khoáng sản... được sống hạnh phúc sống lâu,
sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng …
+ …nho, táo, dưa đều rất to.
+ Lắng nghe, đánh dấu vào những từ cần nhấn giọng.
+ Lắng nghe.
+ Luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi .
+ Đọc trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu. Lớp nhận xét.

* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Tiếp tục về luyện đọc cả bài. Chuẩn bị
bài: Nếu chúng mình có phép lạ
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP LÀM VĂN Tuần : 07
 Ngày soạn : 29/09/2008 Tiết : 13
 Ngày dạy : 02/10/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Dựa trên những thông tin về nội dung của đoạn văn, xây dựng hoàn chỉnh các nội dung của bài văn
của một câu chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá bài văn của mình.
- Giáo dục HS sử dụng tiếng Việt hay, lời văn sáng tạo, sinh động.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh hoạ. Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn, có phần … để HS viết, mỗi phiếu ghi
một đoạn.
- Học sinh: Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động :
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu HS kể chuyện.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1: Luyện tập - Thực hành
Mục đích: Giúp HS thực hiện được các bài tập
Hình thức tổ chức: Cả lớp. Nhóm.
Nội dung :
Bài 1:
- Y/c HS đọc cốt truyện.
- Y/c HS đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn.

Mỗi đoạn là một lần xuống dòng. GV ghi nhanh lên bảng.
- Y/c HS đọc lại các sự việc chính.
Bài 2:
- Y/c đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của chuyện.
- Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi
hoàn chỉnh đoạn văn.
Chú ý nhắc HS: phải đọc kĩ cốt truyện, phần mở đầu hoặc
diễn biến hay kết thúc của từng đoạn để viết nội dung cho
hợp lý.
- Tổ chức 4 nhóm trình bày.
- Chỉnh sửa lỗi dùng từ, lỗi về câu cho từng nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đọc các đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- Ví dụ về các đoạn:
- Cả lớp .
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KC
+ 2 HS kể theo tranh. 1 HS kể toàn chuyện.
+ Lắng nghe .
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KC
- 3 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- Đọc thầm, thảo luận cặp đôi, tiếp nối nhau
trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- 4 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- Hoạt động trong nhóm.
- Đại diện nhóm dán phiếu, trình bày. Lớp
nhận xét, bổ sung phiếu của các nhóm.
- Theo dõi, sửa chữa.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc.
+ Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
+ Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.

+ Đoạn 3: Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
+ Đoạn 4: Va-li-a đã trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mong ước.
- Mở đầu
- Diễn biến
- Kết thúc
Nô-en ngày ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
Chương trình xiếc hôm ấy tiết mục nào cũng hay, nhưng Va-li-a thích nhất tiết mục cô
gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn. Cô gái phi ngựa thật dũng cảm.
Cô không nắm cương ngựa mà một tay ôm cây đàn măng-đô-lin, tay kia gãy lên những
âm thanh rộn rã. Tiếng đàn của cô mới hấp dẫn lòng người làm sao. Va-li-a vô cùng
ngưỡng mộ cô gái tài ba đó.
Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi
ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô- phi ngựa và chơi những
bản nhạc rộn rã.
* Hoạt động 2: Củng cố
- Khi xây dựng đoạn văn kể chuyện ta cần chú ý những
phần nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Xung phong phát biểu. Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu HS về tiếp tục luyện tập xây dựng
đoạn văn kể chuyện. Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện
Đoạn 2:
- Mở đầu
- Diễn biến
- Kết thúc

Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học
nghề.
Sáng hôm ấy, em bé đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa. Ở đó

có một chú ngựa bạch tuyệt đẹp, bác chỉ con ngựa và bảo: “Công việc của cháu bây giờ là
chăm sóc chú ngựa bạch này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng ngựa thật sạch sẽ”.
Va-li-a rất ngạc nhiên vì diễn viên xiếc mà phải đi quét chuồng ngựa. Nhưng em vẫn cầm
lấy chổi.
Bác giám độc gật đầu cười bảo em; “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu
như thế đấy cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên”.
Đoạn 3:
- Mở đầu
- Diễn biến
- Kết thúc
Thế là từ hôm đó ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa.
Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí, nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô
diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.
Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em.
Đoạn 4:
- Mở đầu
- Diễn biến
- Kết thúc
Thế rồi, cũng đến ngày Va-li-a cũng trở thành một diễn viên thực thụ.
Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ
trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên
vẻ thán phục hiện rõ trên gương mặt từng khán giả.
Va-li-a kết thúc tiết mục của mình với gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Thế là ước mơ
thuở nhỏ của Va-li-a đã trở thành sự thật.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : LTVC Tuần : 07
 Ngày soạn : 29/09/2008 Tiết : 14
 Ngày dạy : 02/10/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Ôn lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.

- Viết đúng tên người, tên địa lý Việt nam trong mọi văn bản.
- Giáo dục HS yêu quí tiếng Việt ; có thói quen sử dụng kiến thức đã học khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Phiếu in sẵn bài ca dao, mỗi phiếu 4 dòng, có để dòng … phía dưới. Bản đồ địa lý Việt
Nam. Giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang.
- Học sinh : Tìm hiểu trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt
Nam? Cho Ví dụ.
+ Y/c 1 HS lên bảng viết tên và địa chỉ của gia đình em, 1
HS viết tên các danh lam thắng cảnh mà em biết
+ Nhận xét, bổ sung.
- Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
- Mục đích: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Hình thức tổ chức: Nhóm. Cả lớp.
Bài 1: - Y/c HS đọc nội dung và yêu cầu phần chú giải.
- Phát phiếu và bút dạ cho nhóm. Yêu cầu HS thảo luận,
gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại.
- Tổ chức cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt ý đúng:
- Y/c HS đọc lại bài ca dao đã hoàn chỉnh.
- Tổ chức cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
+ Bài ca dao cho em biết điều gì?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng đồ địa lí Việt Nam lên bảng.

- Nêu y/c: Các em sẽ đi du lịch khắp mọi miền trên đất nước
ta. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố, các
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà mình đã thăm.
Chúng ta sẽ tìm xem trong các nhóm, nhóm nào là nhóm
Những nhà du lịch giỏi nhất, đi được nhiều nơi nhất.
- Phát phiếu và bút dạ, bản đồ cho từng nhóm. Yêu cầu HS
thảo luận, làm việc theo nhóm.
- Tổ chức cho HS trình bày.
- Nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất.
* Hoạt động 2: Củng cố:
- Nêu lại cách viết hoa tên người, tên địa lí.
- Cả lớp .
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ
VIỆT NAM
+ 2 HS nêu. Lớp nhận xét.
+ 2 HS thực hiện theo yêu cầu.
+ Lắng nghe .
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
- 2 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- Nhận dụng cụ học tập. Hoạt động trong
nhóm theo hướng dẫn.
- Đại diện 3 nhóm dán phiếu, trình bày. Lớp
nhận xét.
- Lắng nghe, chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- Quan sát, trả lời:
+ Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 phố
cổ ở Hà Nội.
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.

- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Nhận đồ dùng học tập và làm việc trong
nhóm.
- Đại diện nhóm dán phiếu, đọc kết quả. Lớp
nhận xét phiếu của các nhóm.
- Lắng nghe.
- Tiếp nối nhau trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung
* Tổng kết, đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ
về nhà làm lại. Chuẩn bị bài sau: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng hài, Mã Vĩ, Hàng Giầy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng
Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm,
Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP LÀM VĂN Tuần : 07
 Ngày soạn : 30/09/2008 Tiết : 14
 Ngày dạy : 03/10/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước. Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình
tự thời gian.
- Biết nhận xét, đánh giá bài văn của các bạn.
- Giáo dục HS có ý thức dùng từ ngữ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý.
- Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Y/c HS đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện

Vào nghề
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Hướng dẫn HS làm bài tập
Hình thức tổ chức: Nhóm. Cá nhân
Nội dung : - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Giúp HS phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các
từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý.
- Hỏi ; nhận xét, chốt ý và ghi nhanh từng câu trả lời của
HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tổ chức cho 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể
hiện.
- GV nhận xét, sửa lỗi câu cho HS .
* Hoạt động 2: Củng cố
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Cả lớp .
L.TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KC
+ 2 HS đọc. Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe .
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- Lắng nghe. Phát biểu.
- 2 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau trả lời.
- HS viết ý chính ra vở nháp.

- Kể lại cho bạn nghe, HS nghe phải nhận xét,
góp ý, bổ sung cho bài chuyện của bạn.
- HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp.
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Lắng nghe.
- Xung phong phát biểu. Lớp nhận xét, bổ
sung.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Về tập kể lại câu chuyện cho người thân
nghe. Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện
1. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước? (Mẹ em đi
công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã
ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm tay em. Bà cầm tay em, khen em là đứa
con hiếu thảo và cho em 3 điều ước…)
2. Em thực hiện 3 điều ước như thế nào? (Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh và tiếp tục đi làm. Điều
thứ 2 em mong cho người thoát khỏi bệnh tật. Điều thứ ba em mong ước mình và em trai mình học giỏi để
sau này lớn lên trở thành những kĩ sư giỏi…)
3. Em nghĩ gì khi thức giấc? (Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng
để thực hiện được những điều ước đó… Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng trong cuộc sống sẽ có nhiều
tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn… Em rất vui khi nghĩ đến
giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ học thật giỏi…)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : KHOA HỌC Tuần : 07
 Ngày soạn : 26/09/2008 Tiết : 13
 Ngày dạy : 29/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. M Ụ C TI Ê U : Sau bài học, HS có khả năng :
- Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
- Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Các hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng lớp chép sẵn các

câu hỏi. Phiếu ghi các tình huống.
- Học sinh: Tìm hiểu bài.
III. CÁC HO Ạ T ĐỘ NG D Ạ Y H Ọ C CH Ủ Y Ế U :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Vì sao trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng ? Làm thế nào để
phát hiện ra trẻ bị suy dinh dưỡng?
+ Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh
dưỡng?
+ Em hãy nêu cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu chất
dinh dưỡng?
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Ho ạ t độ ng 1 : Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì
Mục tiêu: Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em. Nêu
được tác hại của bệnh béo phì
Cách tiến hành: Cả lớp.
- Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên bảng.
- Sau 3 phút suy nghĩ 1 HS lên bảng làm.
- GV chữa các câu hỏi và hỏi HS nào có đáp án không
giống bạn giơ tay và giải thích vì sao em chọn đáp án
đó.
- GV kết luận bằng cách gọi 2 HS đọc lại các câu trả lời
đúng.
* Ho ạ t độ ng 2 : Nguyên nhân và cách phòng bệnh
béo phì.
Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân và cách phòng
bệnh béo phì.
- Cả lớp .

PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU
CHẤT DINH DƯỠNG
+ 3 HS trả lời. Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe .
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
- Hoạt động cả lớp.
- HS suy nghĩ.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp theo dõi và
chữa bài theo GV.
- 2 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
Câu hỏi
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng:
1) Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là:
a) Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
b) Mặt to, hai má phúng phính, bụng to phưỡn ra hay tròn trĩnh.
c) Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5kg trở lên.
d) Bị hụt hơi khi gắng sức.
2) Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ gặp những bất lợi là:
a) Hay bị bạn bè chế giễu.
b) Lúc nhỏ đã bị béo phì thì dễ phát triển thành béo phì khi lớn.
c) Khi lớn sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn về khớp xương.
d) Tất cả các ý trên đều đúng.
3) Béo phì có phải là bệnh không ? Vì sao ?
a) Có, vì béo phì liên quan đến các bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn khớp xương.
b) Không, vì béo phì chỉ là tăng trọng lượng cơ thể.
Cách tiến hành: Nhóm ; cả lớp.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 /
SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi:
1) Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì ?
2) Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì ?

3) Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ?
- Y/c HS trình bày.
- GV nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS.
* Hoạt động 3: Củng cố: Bày tỏ thái độ
Mục tiêu: Nêu đựơc các ý kiến khi bị béo phì.
Cách tiến hành: Nhóm.
- GV chia nhóm thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi
nhóm một tờ giấy ghi tình huống. Y/c HS thảo luận và
cho biết nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
- Các tình huống đưa ra là:
+ Nhóm 1 - Tình huống 1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu
béo phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa.
+ Nhóm 2 –Tình huống 2: Châu nặng hơn những người
bạn cùng tuổi và cùng chiều cao 10kg. Những ngày ở
trường ăn bánh ngọt và uống sữa Châu sẽ làm gì ?
+ Nhóm 3 –Tình huống 3: Nam rất béo nhưng những
giờ thể dục ở lớp em mệt nên không tham gia cùng các
bạn được.

+ Nhóm 4 - Tình huống 4: Nga có dấu hiệu béo phì
nhưng rất thích ăn quà vặt. Ngày nào đi học cũng mang
theo nhiều đồ ăn để ra chơi ăn.
-GV nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.
Kết luận: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh
bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích
cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các
bệnh về tim, mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, …
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
1) + Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng.

+ Lười vận động nên mỡ tích nhiều dưới da.
+ Do bị rối loạn nội tiết.
2) + Ăn uống hợp lí, ăn chậm, nhai kĩ.
+ Thường xuyên vận động, tập thể dục thể
thao.
3) + Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lí.
+ Đi khám bác sĩ ngay.
+ Năng vận động, thường xuyên tập thể dục
thể thao.
- Đại diện nhóm trả lời. HS dưới lớp nhận xét,
bổ sung.
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả của
nhóm mình.
- HS trả lời:
+ Em sẽ cùng mẹ cho bé ăn thịt và uống sữa ở
mức độ hợp lí, điều độ và cùng bé đi bộ, tập thể
dục.
+ Em sẽ xin với cô giáo đổi phần ăn của mình
vì ăn bánh ngọt và uống sữa sẽ tích mỡ và ngày
càng tăng cân.
+ Em sẽ cố gắng tập cùng các bạn hoặc xin thầy
(cô giáo) cho mình tập nội dung khác cho phù
hợp, thường xuyên tập thể dục ở nhà để giảm béo
và tham gia được với các bạn trên lớp.
+ Em sẽ không mang đồ ăn theo mình, ra chơi
tham gia trò chơi cùng với các bạn trong lớp để
quên đi ý nghĩ đến quà vặt.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- 2 HS đọc. Lớp đọc thầm.

* Tổng kết, đánh giá tiết học : NX tiết học – Tuyên dương. Về học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài: Phòng
một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
Kết luận: Nguyên nhân gây béo phì chủ yếu là do ăn quá nhiều sẽ kích thích sự sinh trưởng của tế bào mỡ
mà lại ít hoạt động nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều. Rất ít trường hợp béo phì là do di truyền
hay do bị rối loạn nội tiết. Khi đã bị béo phì cần xem xét, cân đối lại chế độ ăn uống, đi khám bác sĩ ngay
để tìm đúng nguyên nhân để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí, phải năng
vận động, luyện tập thể dục thể thao.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : KHOA HỌC Tuần : 07
 Ngày soạn : 28/09/2008 Tiết : 14
 Ngày dạy : 01/10/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
I. M Ụ C TI Ê U : Sau bài học, HS có khả năng :
- Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của các bệnh này.
- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Hình minh hoạ trong SGK trang 30, 31 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng nhóm.
- Học sinh: Tìm hiểu bài. Bút màu.
III. CÁC HO Ạ T ĐỘ NG D Ạ Y H Ọ C CH Ủ Y Ế U :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì?
+ Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo phì?
+ Em đã làm gì để phòng tránh béo phì?
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Ho ạ t độ ng 1 : Tác hại của các bệnh lây qua đường
tiêu hoá.
Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá

và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này
Cách tiến hành: Nhóm ; cả lớp.
- Y/c HS thảo luận về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu
chảy, tả, lị, … và tác hại của một số bệnh đó.
- Giúp đỡ các cặp HS yếu. Đảm bảo HS nào cũng được
hỏi đáp về bệnh.
- Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh: tiêu
chảy, tả, lị.
- GV nhận xét, tuyên dương các đôi có hiểu biết về các
bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Nêu câu hỏi:
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế
nào ?
+ Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải
làm gì ?

- Kết luận:
* Ho ạ t độ ng 2 : Nguyên nhân và cách đề phòng các
bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng
một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Cách tiến hành: Nhóm ; cả lớp.
-Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK
trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau;
+ Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có
tác dụng, tác hại gì ?
- Cả lớp .
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
+ 3 HS trả lời. Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe .

PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA
ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
- Thảo luận cặp đôi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời:
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ
thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan
sang cộng đồng.
+ Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần
đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là
bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS tiến hành thảo luận nhóm. Trình bày.
+ Hình 1, 2: các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở
vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu
hoá. Hình 3: Uống nước sạch đun sôi. Hình 4:
Rửa chân tay sạch sẽ. Hình 5: Đổ bỏ thức ăn ôi
Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm điều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp
thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh, nên rất
dễ lây lan thành dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần điều
trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×