Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

giáo án 4 - tuần 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.04 KB, 32 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 05
 Ngày soạn : 12/09/2008 Tiết : 09
 Ngày dạy : 15/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi tính trung thực của chú bé
mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
- Giáo dục HS trung thực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc (Từ Chôm lo lắng…
thóc giống của ta.).
- Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu HS đọc thuộc bài kết hợp trả lời câu hỏi ở SGK.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới : Giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân , nhóm .
- Nội dung : a/ Hướng dẫn luyện đọc
+ Yêu cầu HS đọc toàn bài.
+ Hướng dẫn chia đoạn.

+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn : sửa lỗi phát âm (gieo trồng,
truyền ngôi, trừng phạt, sững sờ, …).
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2 : giải nghĩa các từ: bệ hạ,


sững sờ, dõng dạc, hiền minh, …
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc toàn bài .
+ Đọc mẫu với giọng chậm rãi, rõ ràng.
b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi ở SGK.
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
+ Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực?
+ Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm
làm gì?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
+ Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của
Chôm?
* Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm
+ H/d HS tìm, thể hiện giọng đọc phù hợp từng đoạn
+ H/d đọc diễn cảm đoạn (Từ Chôm lo lắng… của ta)
+ Đọc mẫu đoạn vừa hướng dẫn.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm trước lớp. Nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nêu nội dung chính của bài.
- Cả lớp .
TRE VIỆT NAM
+ 4 HS đọc bài, trả lời câu hỏi. Lớp n.xét.
- Lắng nghe .
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
+ Một HS khá, giỏi đọc.
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu. Đoạn 2: 5 dòng tiếp.
Đoạn 3: 5 dòng kế. Đoạn4: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp từng đoạn (2-3 lượt).

+ HS đọc nối tiếp lượt 2. Đọc chú thích.
+ Luyện đọc theo nhóm đôi.
+ 2 HS đọc .
+ Lắng nghe .
- Đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ … Vua muốn chọn một người trung thực
để truyền ngôi.
+ …Phát cho ... trừng phạt.
+ …Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc
nhưng thóc không nảy mầm.
+ …nô nức chở thóc về kinh nộp cho vua.
Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua...
+ … Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không
sợ bị trừng phạt.
+ Mọi người sững sờ, ngạc nhiên…
+ 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Lắng nghe, đánh dấu vào những từ cần nhấn giọng.
- Luyện đọc diễn cảm nhóm đôi .
- Đọc trước lớp. Lớp nhận xét.
Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm,
dám nói lên sự thật.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Tiếp tục về luyện đọc cả bài. Thực hiện
việc trung thực trong học tập. Chuẩn bị bài: Gà Trống và Cáo
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : CHÍNH TẢ Tuần : 05
 Ngày soạn : 12/09/2008 Tiết : 05
 Ngày dạy : 15/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : NGHE-VIẾT: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU : Giúp hs :
- Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài “Những hạt thóc giống”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: en / eng.

- GD học sinh: Tính cẩn thận, chính xác.Ý thức rèn chữ viết. Tính trung thực.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Phiếu khổ to ghi nội dung BT2b.
- Học sinh : Xem thật kĩ bài Những hạt thóc giống .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động :
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Y/c HS viết: rặng dừa, nghiêng soi , bâng khuâng. bận
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Hướng dẫn hs nghe - viết
- Hình thức tổ chức: Cả lớp .
+ Đọc đoạn văn viết chính tả 1 lượt: thong thả, rõ ràng, …
+ Giới thiệu nội dung chính của bài chính tả .
+ Luyện viết những từ hs dễ viết sai: luộc kĩ, dõng dạc,
truyền ngôi, …
+ Nhắc HS về tư thế ngồi viết, cách cầm viết ; để vở.
+ Đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết . (1-2 lượt)
+ Đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
+ Chấm 7-10 bài .
+ Nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của các bài chấm.
* Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
- Mục đích: Làm bài tập chính tả
- Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm.
* Bài tập 2b:
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập .
+ Y/c HS làm bài.

+ Dán lên 3, 4 phiếu khổ to. Y/c cho HS trình bày kết quả.
+ Nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
b) chen cân - len qua - leng keng – áo len – màu đen - khen
* Bài tập 3:
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập .
+ Y/c HS làm bài.
+ Y/c cho HS trình bày kết quả.
+ Nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
a) Con nòng nọc b) Chim én
* Hoạt động 3: Củng cố
- Yêu cầu HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai
những từ đã ôn luyện.
* Tổng kết, đánh giá tiết học :
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương .
- Yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ về nhà làm lại.
HTL hai câu đố.
- Cả lớp .
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
+ 2 HS bảng lớp. Cả lớp bảng con.
- Lắng nghe .
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
+ Theo dõi ở SGK .
+ …tính trung thực của cậu bé Chôm…
+ 1 HS viết bảng. Cả lớp viết vào nháp.
+ Lắng nghe .
+ Viết bài .
+ Tự phát hiện và sửa lỗi .
+ Từng cặp HS đổi tập để sửa lỗi. Nộp vở.
+ Lắng nghe .


+ 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo .
+ Mỗi HS tự làm bài vào vở.
+ Các nhóm lên thi tiếp sức. Đọc kết quả. Lớp
nhận xét, bổ sung.
+ Lắng nghe.

+ 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo .
+ Mỗi HS tự làm bài vào nháp.
+ HS nói lời giải câu đố, viết nhanh lên bảng.
Đọc kết quả. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe. Thực hiện theo.
- Chuẩn bị bài sau:
Nghe-viết: Người viết truyện thật thà
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : LTVC Tuần : 05
 Ngày soạn : 13/09/2008 Tiết : 09
 Ngày dạy : 16/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU : Giúp hs :
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm : Trung thực – Tự trọng.
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.
- Giáo dục HS yêu quí tiếng Việt ; ý thức sử dụng kiến thức đã học khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Từ điển tiếng Việt ; Bút dạ và 1 số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 3, 4.
- Học sinh : Từ điển học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động :

- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Ba má, nhà sàn, cây mai, núi non là từ ghép nào?
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
- Mục đích: H/d HS làm bài tập
- Hình thức tổ chức: Cả lớp. Nhóm
Bài tập 1: + Y/c HS đọc đề bài. Đọc cả mẫu.
+ Phát giấy khổ cho các cặp HS. Tổ chức cho HS làm bài và
trình bày.
+ Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài tập 2: + Y/c HS đọc đề bài. .
+ Tổ chức cho HS làm bài. Theo dõi, giúp đỡ HS.
+ Y/c HS trình bày.
+ Nhận xét, chốt ý:
Bài tập 3: + Y/c HS đọc đề bài. .
+ Tổ chức cho HS làm bài. Theo dõi, giúp đỡ HS.
+ Dán lên bảng 3 phiếu. Y/c HS trình bày.
+ Nhận xét, chốt ý: Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm
giá của mình.
Bài tập 3: + Y/c HS đọc đề bài.
+ Nhắc HS: Các em xem có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ
nào để nói về tính trung thực cũng như nói về tính tự trọng.
+ Tổ chức cho HS làm bài. Theo dõi, giúp đỡ HS.
+ Dán lên bảng 3 phiếu. Y/c HS trình bày.
+ Nhận xét, chốt ý:
Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d: nói về tính trung thực.
Các thành ngữ, tục ngữ b, e: nói về lòng tự trọng.
* Hoạt động 3: Củng cố

- Yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ.
- Nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp .
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
+ 2 HS trả lời, cả lớp nhận xét.
+ Lắng nghe .
MRVT: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
+ 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
+ Từng cặp HS trao đổi, làm bài. đại diện
trình nhóm bày kết quả. Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe.
+ 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
+ Suy nghĩ, mỗi em đặt 2 câu: 1 với 1 từ cùng
nghĩa, 1 với từ trái nghĩa từ trung thực. + Tiếp
nối nhau phát biểu. Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe.
+ 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
+ HS dùng từ điển để tìm nghĩa của từ tự
trọng. Đối chiếu với nghĩa trong SGK.
+ 3 HS thi làm bài. Lớp n.xét.
+ 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
+ Lắng nghe.

+ Từng cặp HS trao đổi trả lời câu hỏi.
+ 3 HS thi làm bài. Đọc lại kết quả. Lớp NX.
+ Lắng nghe.

- 2 HS phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Từ cùng nghĩa với trung thực thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thành thật,…

Từ trái nghĩa với trung thực dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, …
VD: Bạn Lan rất thật thà. / Tô Hiến Thành nổi tiếng là người chính trực, thẳng thắn.
Trên đời này không có gì tệ hại hơn sự dối trá. / Trong các câu chuyện cổ tích, cáo thường là con vật rất
gian ngoan.
* Tổng kết, đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ
về nhà làm lại. Học thuộc các thành ngữ, tục ngữ trong bài. Chuẩn bị bài sau: Danh từ
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : KỂ CHUYỆN Tuần : 05
 Ngày soạn : 13/09/2008 Tiết : 05
 Ngày dạy : 16/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU : Giúp hs :
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói
về tính trung thực. Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa của chuyện.
- HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Giáo dục HS tính trung thực, thẳng thắn.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Đề bài. Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
- Học sinh : Xem trước câu chuyện. Một số truyện về tính trung thực
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu HS kể lại 1, 2 đoạn của chuyện.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: H/d HS hiểu yêu cầu của đề bài
- Hình thức tổ chức: Cả lớp .
+ Yêu cầu HS đọc đề bài..
+ Gạch dưới các chữ: được nghe, được đọc, tính trung thực.

Giúp HS xác định đúng y/c, tránh kể chuyện lạc đề.
+ Y/c HS đọc các gợi ý.
+ Nhắc HS: Các bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ:
Một người chính trực, Những hạt thóc giống, Chị em tôi,
Ba lưỡi rìu có thể kể những chuyện đó hoặc kể những câu
chuyện ở ngoài SGK.
+ Dán lên bảng dàn bài KC và nhắc thêm HS: Giới thiệu
câu chuyện của mình ; KC phải có đầu có cuối, có mở đầu,
diễn biến, kết thúc ; Với những truyện khá dài, các em có
thể kể 1-2 đoạn - chọn đoạn có sự kiện, ý nghĩa.
* Hoạt động 2: HS kể chuyện
- Mục đích: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý
nghĩa câu chuyện
- Hình thức tổ chức: Nhóm ; Cả lớp.
+ Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm. Theo dõi, hướng
dẫn thêm các nhóm gặp khó khăn.
+ Dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. Yêu cầu
HS thi kể chuyện trước lớp.
+ Nhận xét, khen ngợi các HS nhớ được câu chuyện, biết
kể chuyện bằng giọng kể biểu cảm.
+ Cùng HS nhận xét, tính điểm về:
 Nội dung câu chuyện có hay, có mới không?
 Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).
 Khả năng hiểu truyện của người kể.
+ Yêu cầu HS bình chọn.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nội dung chuyện nói lên điều gì? Truyện khuyên ta điều
gì?
- Cả lớp .
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH

+ 2 HS kể và nêu ý nghĩa của chuyện.
- Lắng nghe .
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
+ 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
+ Lắng nghe.
+ 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4
+ Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 1. Lắng nghe.

+ HS giới thiệu tên câu chuyện. Lắng nghe.
Nếu có bạn tò mò muốn nghe tiếp câu chuyện,
các em có thể hứa sẽ kể tiếp cho các bạn
nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ
cho các bạn mượn truyện đã đọc
+ Kể câu chuyện theo nhóm 2 em. Sau đó
trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Các nhóm cử đại diện thi kể câu chuyện.
Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa.
+ Lắng nghe.
+ Phát biểu.
+ Cùng GV và các bạn bình chọn.
- Xung phong phát biểu: nói tính trung thực.
Ta cần phải trung thực trong học tập cũng
như trong cuộc sống. Lớp nhận xét.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu HS về kể lại chuyện cho người
thân nghe. Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 05
 Ngày soạn : 14/09/2008 Tiết : 10
 Ngày dạy : 17/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như gà Trống, chớ
tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp cuối mỗi dòng thơ. Thể hiện tâm trạnh và
tính cách của các nhân vật.
- Giáo dục HS cảnh giác trước sự cám dỗ của kẻ xấu.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc (Đoạn 1, 2).
- Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân , nhóm .
- Nội dung : a/ Hướng dẫn luyện đọc
+ Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc toàn bài.
+ H/d HS chia đoạn.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn : sửa lỗi phát âm (vắt vẻo, lõi
đời, hoà bình, loan tin , …).
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2: giải nghĩa từ khó (đon
đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, từ rày, thiệt hơn, …).
+ Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi .
+ Yêu cầu HS đọc toàn bài .
+ Đọc mẫu với giọng vui, dí dỏm.
b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi ở SGK.

+ Gà Trống đứng ở đâu ? Cáo đứng ở đâu?
+ Cáo đã làm gì để dụ gà Trống xuống đất?
+ Tin tức Cáo cho hay là sự thật hay bịa đặt?
+ Thái độ Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói?
+ Theo em Gà thông minh ở điểm nào?
* Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm , học thuộc lòng
+ Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn (Đoạn 1, 2).
+ Đọc mẫu đoạn thơ vừa hướng dẫn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm.
+ Tổ chức HS đọc diễn cảm trước lớp. Theo dõi, sửa chữa
+ Tổ chức cho HS nhẩm HTL và thi HTL.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Nội dung chính bài nói lên điều gì ?

- Cả lớp .
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
+ 3 HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
+ Lắng nghe.
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
+ 1 HS khá, giỏi đọc. Lớp đọc thầm theo.
+ Đ1: 10 dòng thơ đầu. Đ2: 6 dòng tiếp. Đ3:
Phần còn lại
+ Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn (2 -3 lượt).
+ HS đọc nối tiếp lượt 2. 1 HS đọc chú giải.
+ Thực hiện theo yêu cầu .
+ 2 HS đọc .
+ Lắng nghe .
- Đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ …Gà Trống vắt vẻo trên một cành cây cao.
Cáo đứng dưới gốc cây.

+ …Cho hay tin mới: muôn loài đã kết thân.
+ …Bịa đặt để dụ gà Trống xuống ăn thịt.
+ …Cáo khiếp sợ, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy.
+ …Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà
giả bộ tin lời …
+ Lắng nghe, đánh dấu vào những từ cần nhấn giọng.
+ Lắng nghe.
+ Luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi .
+ Đọc trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Cả lớp nhẩm HTL, thi HTL.
Khuyên con người hãy cảnh giác và thông
minh như gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc
ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
- Ghi vở .
- Nhận xét, bổ sung.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Tiếp tục về HTL cả bài. Chuẩn bị bài:
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP LÀM VĂN Tuần : 05
 Ngày soạn : 15/09/2008 Tiết : 09
 Ngày dạy : 18/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : VIẾT THƯ (KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể
thức (Đủ 3 phần : Đầu thư, phần chính, phần cuối thư).
- Thực hiện bài viết thư đúng, đầy đủ nội dung.
- Giáo dục HS yêu quí tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Đề bài.
- Học sinh : Giấy viết, phong bì, tem thư
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động :
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Yêu cầu HS chữa bài tập.
+ Một bức thư thường gồm những phần nào? Nhiệm vụ
chính của mỗi phần là gì ?
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu yêu cầu của bài
- Mục đích: Hướng dẫn HS nắm y/c của đề bài.
- Hình thức tổ chức: Nhóm. Cá nhân
- Nội dung : Phần Nhận xét
+ Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của
1 lá thư.
+ Dán bảng nội dung ghi nhớ.
+ Kiểm tra về việc chuẩn bị của HS.
+ Đọc và viết đề kiểm tra lên bảng.
+ Nhắc HS:
 Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm.
 Viết xong thư, em cho thư vào phong bì, ghi ngoài phong
bì tên, địa chỉ người gửi ; tên, địa chỉ người nhận.
+ Yêu cầu HS phát biểu .
+ Nhận xét, gợi ý thêm.
* Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
+ Tổ chức cho HS viết thư. Theo dõi, nhắc nhở thời gian, giúp
đỡ những HS gặp khó khăn.
+ Yêu cầu HS ghi bì thư.
+ Thu bài.
* Hoạt động 3: Củng cố

- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết 1 lá thư.
- Cả lớp .
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG
CỐT TRUYỆN
+ 1 HS chữa bài tập.
+ 2 HS trả lời. Lớp nhận xét
+ Lắng nghe .
VIẾT THƯ (KIỂM TRA VIẾT)
+ 2 HS nhắc lại. Lớp đọc thầm theo.
+ 1, 2 HS đọc lại.
+ Tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị của tổ
mình.
+ Lắng nghe.
+ Lắng nghe.

+ 2, 3 HS nói về đề bài và đối tượng em chọn
để viết thư.
+ Lắng nghe.

+ Cả lớp viết thư theo dàn ý.
+ HS đặt lá thư đã viết vào phong bì, viết địa
chỉ người gởi, người nhận.
+ Nộp bài ( thư không dán)..

- Xung phong phát biểu. Lớp nhận xét.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về hoàn thành
bức thư. Chuẩn bị bài: Đoạn văn trong bài kể chuyện
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : LTVC Tuần : 05
 Ngày soạn : 15/09/2008 Tiết : 10
 Ngày dạy : 18/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn

 Tên bài dạy : DANH TỪ
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
- Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm ; biết đặt câu với danh từ.
- Giáo dục HS yêu quí tiếng Việt ; có thói quen sử dụng kiến thức đã học khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ ở mục I.1. 4, 5 tờ phiếu viết sẵn nội dung bài ở mục I.2. Tranh
ảnh về một số danh từ có trong đoạn thơ: nắng, mưa, con sông, rặng dừa, chân trời …
- Học sinh : Tìm hiểu trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Viết lên bảng lớp những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với
từ trung thực. Đặt một câu với từ đồng nghĩa với từ trung
thực, một câu với từ trái nghĩa với từ trung thực. Tìm câu
thành ngữ nói về lòng trung thực hoặc về lòng tự trọng.
+ Nhận xét, bổ sung.
- Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Phần Nhận xét
- Mục đích: Giúp HS hiểu danh từ là gì.
- Hình thức tổ chức: Nhóm. Cả lớp.
Bài tập 1: + Y/c HS đọc yêu cầu và đoạn thơ trong SGK.
+ GV giao việc: BT cho một đoạn thơ. Nhiệm vụ của các
em là tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ đó.
+ GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn thơ lên. Tổ chức cho
HS làm bài và trình bày.
+ Nhận xét, chốt ý:
Bài tập 2: + Y/c HS đọc yêu cầu của BT.
+ GV phát cho HS phiếu đã ghi sẵn nội dung bài tập. Tổ

chức cho HS làm bài.
+ Tổ chức cho HS trình bày.
+ GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
+ Y/c HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành
- Mục đích: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Hình thức tổ chức: Nhóm. Cả lớp.
Bài tập 1: + Y/c HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn.
+ Tổ chức cho HS làm bài.
+ Y/c HS trình bày kết quả bài làm.
+ GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: DT chỉ khái niệm
trong đoạn thơ: điểm, đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng.
Bài tập 2: + Y/c HS đọc yêu cầu của BT2.
+ Y/c HS làm bài.
+ Tổ chức cho HS trình bày.
+ GV nhận xét + khẳng định những câu HS đặt đúng.
* Hoạt động 4: Củng cố:
- Những từ như thế nào được gọi là danh từ?
- Cả lớp .
MRVT: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
+ 2 HS trả lời: thành thật, thật thà, …dối
trá, gian lận … 1 HS đặt câu. 1 HS tìm thành
ngữ
+ Lắng nghe .
DANH TỪ
+ 1 HS đọc. Lớp đ.thầm theo.
+ Lắng nghe.
+ 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân
những từ chỉ sự vật. Lớp dùng viết chì gạch ở
SGK. Đọc kết quả. Lớp nhận xét.

+ Lắng nghe.
+ 1 HS đọc. Lớp đ.thầm theo.
HS làm bài theo nhóm. Nhóm nào xong trước,
đem phiếu dán lên bảng.
+ Các nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe.
+ 3 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm lại.
+ 1 HS đọc. Lớp đ.thầm theo.
+ Làm bài cá nhân.
+ Vài HS nêu những từ đã chọn. Lớp nh.xét.
+ Lắng nghe.
+ 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
+ HS làm bài nhóm đôi. Một em đặt một câu.
+ Một vài HS đọc câu mình đặt. Lớp nh.xét.
- Xung phong phát biểu. Lớp n.xét, bổ sung.
Dòng 1: truyện cổ. Dòng 2: cuộc sống, tiếng xưa. Dòng 3: cơn, nắng, mưa. Dòng 4: con, sông, rặng, dừa.
Dòng 5: đời, cha ông. Dòng 6: con, sông, chân trời. Dòng 7: truyện cổ. Dòng 8: mặt, ông cha.
* Tổng kết, đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ
về nhà làm lại. Xem lại BT1, 2. Chuẩn bị bài sau: Danh từ chung và danh từ riêng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : TẬP LÀM VĂN Tuần : 05
 Ngày soạn : 16/09/2008 Tiết : 10
 Ngày dạy : 19/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
- Viết được những đoạn văn kể chuyện: lời lẽ hấp dẫn, sinh động, phù hợp với cốt truyện và nhân vật.
- Giáo dục HS lòng yêu quí tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK (phóng to nếu có điều kiên).
Giấy khổ to và bút dạ.

- Học sinh : Tìm hiểu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Cốt truyện là gì? Cốt truyện gồm những phần nào?
+ Nhận xét, chốt ý.
- Bài mới :
* Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ
Hình thức tổ chức: Nhóm. Cá nhân
Nội dung :
Bài 1: - Tổ chức cho HS đọc yêu cầu.
- Y/c HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận
và hoàn thành phiếu.
- Y/c HS trình bày.
- Kết luận lời giải đúng trên phiếu.
Bài 2:
- Nêu câu hỏi: + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở
đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ?
+ Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2 ?
- Kết luận: Trong khi viết văn, những chỗ xuống dòng ở
các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết
đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng.
Bài 3: - Tổ chức cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi ở SGK.
- Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
- Cả lớp .
VIẾT THƯ (KIỂM TRA VIẾT)

+ 2 HS phát biểu. Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe .
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN
KỂ CHUYỆN
- 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi, hoàn thành phiếu trong nhóm.
- Dán phiếu, trình bày. Lớp n.xét, bổ sung.
+ Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết
lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ
chấm xuống dòng.
+ Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết
xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn.
-Lắng nghe.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- Thảo luận cặp đôi.
- Tiếp nối nhau trả lời:
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể
về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt
truyện của truyện. + Đoạn văn được nhận ra
nhờ dấu chấm xuống dòng.
+ Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế:luộc chín thóc giống rồi giao
cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
+ Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc
nhiên của mọi người.
+ Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
* Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu). * Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp). * Sự việc 3
được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lại).
Kết luận: Mỗi đoạn văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc điều viết thành một đoạn văn làm
nòng cốt cho sự diễn biến của truyện. Khi hết một câu văn, cần chấm xuống dòng.

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để
thuộc ngay tại lớp.
-Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc,
truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn
văn đó.
- Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài.
* Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Mục tiêu: Hướng dẫn HS làm bài tập
Hình thức tổ chức: Nhóm. Cá nhân
Nội dung :
- Tổ chức cho HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Nêu câu hỏi:
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+ Đoạn 1 kể sự việc gì?
+ Đoạn 2 kể sự việc gì?
+ Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+ Phần thân đoạn, theo em kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Tổ chức cho HS trình bày
- GV nhận xét, chốt ý, ghi điểm.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Đoạn văn trong bài kể chuyện có đặc điểm gì?
- 3 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm.
- 4 HS phát biểu. VD:
+ Đoạn văn “Tô Hiến Thành…Lý Cao
Tông”trong truyện Một người chính trực kể
về lập ngôi vua ở triều Lý.
+ Đoạn văn “Chị nhà trò đã bé nhỏ …vẫn
khóc”trong truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu kể

về hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà
Trò…
- 2 HS nối tiếp nhau đọc. Lớp đọc thầm.
- Suy nghĩ. Tiếp nối nhau trả lời:
+ Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo,
vừa trung thực, thật thà.
+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn
thiếu.
+ Đoạn 1 kể về cuộc sống và hoàn cảnh của 2
mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả
quanh năm.
+ Mẹ cô bé ốm nặng, cô đi tìm thầy thuốc.
+ Phần thân đoạn.
+ Phần thân đoạn kể lại sự việc cô bé trả lại
người đánh rơi túi tiền.
- Viết bài vào vở nháp.
- Tiếp nối nhau đọc bài làm. Lớp nhận xét.
- 2 HS tiếp nối nhau trả lời. Lớp nhận xét.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Về học thuộc ghi nhớ, viết lại đoạn 3 câu
chuyện vào vở. Chuẩn bị bài: Trả bài văn viết thư
Ví dụ 1: Cô bé nhặt tay nải lên và mở ra xem. “Chao ôi! Thật nhiều tiền! Số tiền này đủ mua thuốc cho mẹ
mình!” – Cô bé thầm nghĩ. Cô nhìn quanh chẳng thấy có ai, chỉ thấy cuối đường một bà cụ đang đi chậm
chạp. Cô nghĩ nếu không có số tiền này bà cụ sẽ không có gì để ăn, thuốc uống và cũng ốm như mẹ mình.
Cô chạy theo bà cụ và nói: “Bà ơi! Có phải bà đánh rơi cái túi này không ạ?”.
Ví dụ 2: Cô bé nhặt tay nải lên và thấy nặng. Cô mở ra thì toàn thấy những đồng bạc lấp lánh. Ngửng lên,
cô thấy phía xa có bóng một bà cụ đang đi chầm chậm. Cô đoán chắc là bà cụ đánh rơi túi này và bà chắc
đang buồn lắm. Nghĩ vậy, cô chạy thật nhanh đuổi theo bà, vừa chạy vừa gọi:
- Bà ơi! Bà đợi cháu với! Bà đánh rơi tay nải rồi.
Bà cụ dừng lại. cô bé tới nơi, hổn hển nói: “Bà ơi! Túi này của bà phải không ạ?”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : KHOA HỌC Tuần : 05

 Ngày soạn : 12/09/2008 Tiết : 09
 Ngày dạy : 15/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I. M Ụ C TI Ê U : Sau bài học, HS có khả năng :
- Giải thích được lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực
vật.
- Nói về lợi ích của muối I- ốt. Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Hình trang 20, 21 SGK. Sưu tầm các tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực
phẩm có chứa I-ốt và vai trò của I-ốt đối với sức khỏe.
- Học sinh: Tìm hiểu bài.
III. CÁC HO Ạ T ĐỘ NG D Ạ Y H Ọ C CH Ủ Y Ế U :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực
vật ? Tại sao ta nên ăn nhiều cá?
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Ho ạ t độ ng 1 : Trò chơi: “Kể tên những món rán
(chiên) hay xào
Mục tiêu: HS lập ra được danh sách tên các món ăn
chứa nhiều chất béo.
Cách tiến hành: Nhóm ; cả lớp.
- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát
đội bạn.
- Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi
tên các món rán (chiên) hay xào. Lưu ý mỗi HS chỉ viết
tên 1 món ăn.

- GV cùng các trọng tài đếm số món các đội kể được,
công bố kết quả.
- Hỏi: Gia đình em thường chiên xào bằng dầu thực vật
hay mỡ động vật ?
* Ho ạ t độ ng 2 : Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động
vật và chất béo thực vật ?
Mục tiêu: Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất
béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật. Nêu ích
lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động
vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
Cách tiến hành: Nhóm ; cả lớp.
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 HS.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang
20 / SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng để trả lời các
câu hỏi:
+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa
chứa chất béo thực vật ?
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, vừa chứa
chất béo thực vật ?
- Y/c HS trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Cả lớp .
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM
ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?
+ 2 HS trả lời. Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe .
SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO
VÀ MUỐI ĂN
- HS chia đội và cử trọng tài của đội mình.
- HS lên bảng viết tên các món ăn.
- 5 HS trả lời.

- 2 HS lần lượt đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Chia nhóm và nhận đồ dùng học tập.
- HS quan sát, trả lời:
+ Thịt rán, tôm rán, cá rán, thịt bò xào, …
+ Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo
no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa
nhiều a-xít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên ăn
phối hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và
tránh được các bệnh về tim mạch.
- 2 đến 3 HS trình bày.
-GV nhận xét từng nhóm.
- Yêu cầu HS đọc phần thứ nhất của mục Bạn cần biết.
* GV kết luận:
* Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và
không nên ăn mặn ?
Mục tiêu: Nói về ích lợi của muối i-ốt. Nêu tác hại
của thói quen ăn mặn.
Cách tiến hành: Cả lớp. Nhóm.
- Tổ chức cho HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi
của việc dùng muối i-ốt đã yêu cầu từ tiết trước.
- Yêu cầu các em quan sát hình minh hoạ và trả lời câu
hỏi: Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người ?
- Tổ chức cho HS trình bày ý kiến của mình.
- Yêu cầu HS đọc phần thứ hai của mục Bạn cần biết.
- Nêu câu hỏi: Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn
mặn thì có tác hại gì ?
- GV ghi nhanh những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
- Kết luận: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị
bệnh áp huyết cao.
* Hoạt động 4: Củng cố

- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Trình bày ý kiến:
+ Muối i-ốt dùng để nấu ăn hằng ngày. Ăn
muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ. Ăn muối i-ốt
để phát triển cả về thị lực và trí lực.
- 2 HS lần lượt đọc to, cả lớp theo dõi.
- HS trả lời:
+ Ăn mặn rất khát nước.
+ Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : NX tiết học – Tuyên dương. Về học thuộc mục Bạn cần biết, ăn uống hợp
lý, không nên ăn mặn và cần ăn muối i-ốt. Về nhà tìm hiểu về việc giữ vệ sinh ở một số nơi bán: thịt, cá,
rau, … ở gần nhà và mỗi HS mang theo môt loại rau và một đồ hộp cho tiết sau. Chuẩn bị bài: Ăn nhiều
rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu vừng,
dầu lạc, đậu tương có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ
loại a-xít. Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh
về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn : KHOA HỌC Tuần : 05
 Ngày soạn : 14/09/2008 Tiết : 10
 Ngày dạy : 17/09/2008 Giáo viên : Nguyễn Sĩ Tuấn
 Tên bài dạy : ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN
SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
I. M Ụ C TI Ê U : Sau bài học, HS có khả năng :

- Nêu được ích lợi của việc ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch
và an toàn.
- Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giáo dục HS có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
GDMT: Giúp HS biết bảo quản thức ăn, sử dụng thực phẩm sạch.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Các hình minh hoạ ở trang 22, 23 / SGK. Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa
mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ. 5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.
- Học sinh: Tìm hiểu bài.
III. CÁC HO Ạ T ĐỘ NG D Ạ Y H Ọ C CH Ủ Y Ế U :
GIÁO VIÊN HỌC SINH
* Hoạt động khởi động : - Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo
thực vật?
+ Vì sao phải ăn muối i-ốt và không nên ăn
mặn?
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới :
* Ho ạ t độ ng 1 : Ích lợi của việc ăn rau và quả chín
hàng ngày.
Mục tiêu: HS biết giải thích vì sao phải ăn nhiều rau,
quả chín hàng ngày.
Cách tiến hành: Nhóm ; cả lớp.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau ?
+ Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì ?
- Tổ chức cho HS trình bày và bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, tuyên dương, chốt ý: Ăn phối hợp nhiều
loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết

cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống
táo bón. Vì vậy hàng ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều
rau và hoa quả
* Ho ạ t độ ng 2 : Trò chơi: Đi chợ mua hàng
Mục tiêu: HS biết chọn thực phẩm sạch và an toàn.
Cách tiến hành: Nhóm ; cả lớp.
- Yêu cầu HS sử dụng các loại rau, đồ hộp mình mang
đến lớp để tiến hành trò chơi như sau:
+ Các đội hãy cùng đi chợ, mua những thứ thực phẩm
mà mình cho là sạch và an toàn.
+ Giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà
không mua thứ kia.
- Tổ chức cho các đội mang hàng lên và giải thích.
- Nhận xét, tuyên dương, chốt ý: Những thực phẩm sạch
và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế
- Cả lớp .
SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO
VÀ MUỐI ĂN
+ 2 HS trả lời. Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe .
ĂN NHIÈU RAU QUẢ CHÍN. SỬ DỤNG
THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời:
+ Em thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi
vệ sinh được.
+ Chống táo bón, đủ các chất khoáng và vi-ta-
min cần thiết, đẹp da, ngon miệng.
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp n.xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Chia thành 4 đội và để gọn những thứ mình có

vào 1 chỗ.
+ Các đội cùng đi mua hàng.
- Mỗi đội cử 2 HS tham gia. Giới thiệu về các
thức ăn đội đã mua.
- Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×