Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
Đề tài
Chuỗi cung ứng đầu vào
rau an toàn của công ty VF
Nhóm F4+
2
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 7
1.Lý do chọn đề tài 7
2.Phương pháp nghiên cứu 8
3.Phạm vi nghiên cứu 8
4.Kết cấu bài tiểu luận 8
8.Đôi nét về công ty TNHH kinh doanh rau quả thực phẩm VF 18
9.1.Chuỗi cung ứng củ cà rốt 22
9.2.Chuỗi cung ứng rau cải ngọt 25
9.3.Chuỗi cung ứng dưa leo 28
1.Đánh giá thực trạng 32
2.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc trồng và cung ứng rau an toàn 33
Danh mục tài liệu tham khảo 37
Nhóm F4+
3
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
DANH SÁCH NHÓM
STT Họ tên MSSV Chữ ký Điểm số
1 Đặng Lý Bằng 08091611
2 Ngô Duy Dũng 08105181
3 Phạm Thị Bích Hà 08109761
4 Phạm Hoàng Minh 08121201
5 Trần Bảo Ngọc 08272091
6 Bùi Thị Thảo Vy (nhóm trưởng) 08101571
7 Quách Nguyễn Tường Vy
08094181
`
Nhóm F4+
4
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
LỜI CÁM ƠN
Nhóm F4+ chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Ths Phạm Xuân Thu đã
hướng dẫn tận tình để nhóm chúng em có thể hoàn thành tốt tiểu luận này. Xin cám
ơn công ty VF, trung tâm Sao Việt, HTX rau an toàn Tân Phú Trung, công ty
kinh doanh – sản xuất thực phẩm an toàn Ngọc Liên Giang đã nhiệt tình giúp đỡ
cung cấp những thông tin quý báu để chúng em có thể hoàn thành tốt tiểu luận này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như về trình
độ, năng lực chủ quan nên nhóm F4+ chúng em cũng không thể tránh khỏi những
thiếu sót đáng tiếc. Rất mong nhận được những sự thông cảm và những ý kiến đóng
góp chân thành từ thầy và các bạn để đề tài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
Nhóm F4+
5
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
.
Nhóm F4+
6
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đã ba năm kể từ khi Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn ban hành quyết định
106 về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn, song số lượng hợp tác xã (HTX),
cơ sở sản xuất rau an toàn vẫn còn khá ít; chưa đến 25 cơ sở sản xuất rau ở các tỉnh
phía Nam đạt chuẩn VietGAP (Good Agricultural Practices) của Bộ Nông nghiệp -
Phát triển nông thôn ban hành.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với nông sản nhất là rau xanh đang
được xã hội đặc biệt quan tâm. Vì rau là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa
ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, vi lượng, chất xơ cho cơ
thể con người mà không thể thay thế. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại,
kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá
đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe cộng
đồng.
Ngày nay do người trồng rau quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cũng
như sử dụng nước, đất ô nhiễm trong quá trình canh tác nên trong rau xanh tồn tại
nhiều yếu tố độc hại có hại cho sức khoẻ của con người. Thời gian qua rau luôn là
thủ phạm số một trong các vụ ngộ độc thức ăn. Cũng vì thế nỗi lo của người tiêu
dùng về chất lượng rau ngày càng lớn, hơn lúc nào hết nhu cầu được sử dụng RAT
của người tiêu dùng lại nhiều như hiện nay, nhu cầu này sẽ ngày càng tăng, đặc biệt
là ở những đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM.
Việc sản xuất rau an toàn hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại
một số những khó khăn nhất định như thực hiện quy hoạch diện tích trồng rau an
toàn trên toàn thành phố; nâng cao sản lượng rau an toàn lên gấp đôi hiện nay nhằm
chu cấp đạt khoảng 70% nhu cầu rau xanh của thành phố; sự liên hệ giữa các mẫu
chốt trong chuỗi hệ thống giá trị từ người nông dân cho đến thương lái, nhà bán
sỉ/lẻ, siêu thị v.v. từ công tác thu hoạch, đóng gói, bảo quản, nhãn hiệu và vận
chuyển đến việc tăng cường sự nhận biết sản phẩm rau an toàn và sử dụng trong
người tiêu dùng vẫn còn yếu kém.
Nhóm F4+
7
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
Chính vì những lý do trên, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu
về chuỗi cung ứng rau an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh mà điển hỉnh là tại công
ty TNHH kinh doanh rau quả VF.
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu chuỗi cung ứng rau an toàn tại thành phố Hồ
Chí Minh đã được vận hành như thế nào từ khâu tiến hành trồng trọt cho đến khi rau
được thu hoạch và chuyển đến nhà máy để chế biến. Tuy nhiên, tiểu luận chỉ giới
hạn nghiên cứu ở chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn này mà thôi. Qua đó nhóm
chúng em cũng đưa ra một số ý kiến đánh giá chủ quan và một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của việc trồng rau an toàn hiện nay.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm chúng em chủ yếu sử dụng phương pháp đi khảo sát thực tế tại các cơ sở
sản rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời chúng em cũng tổng
hợp tư liệu từ những nguồn đáng tin cậy làm cơ sở để hoàn thành tiểu luận này. Qua
đó nhằm làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn tại thành
phố Hồ Chí Minh mà điển hình là tại công ty TNHH kinh doanh rau quả VF. Sự
khảo cứu của tiểu luận tập trung từ những năm 90 cho đến nay và dự đoán khuynh
hướng phát triển trong tương lai.
4. Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu thì tiểu luận được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số khái niệm liên quan đến chuỗi cung ứng
Chương 2: Chuỗi cung ứng đầu vào một số loại rau an toàn của công ty TNHH
kinh doanh rau quả VF
Chương 3: Đánh giá và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng rau an
toàn tại thành phố Hồ Chí Minh
Nhóm F4+
8
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
Chương I
Một số khái niệm liên quan đến chuỗi cung ứng
1. Chuỗi cung ứng
Là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với
nhau, trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp
theo cho đến khi thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Chuỗi này được bắt đầu từ
việc khai thác các nguyên liệu nguyên thủy, và người tiêu dùng là mắt xích cuối
cùng của chuỗi.
Nói cách khác chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh
cung cấp một sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến
người tiêu dùng cuối cùng.
2. Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế, kiểm soát luồng thông tin và
luồng vật chất theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một
cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Chính vì vậy, Quản trị logistics rất rộng với các nội dung chủ yếu sau:
• Dịch vụ khách hàng.
• Hệ thống thông tin.
• Dự trữ.
• Quản trị vật tư.
• Vận tải.
• Kho bãi.
• Quản trị chi phí.
3. Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng
- SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
- Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ SCM
có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình
luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ.
Nhóm F4+
9
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
- Hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị: tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price,
Promotion, Place).
- Đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào
đúng thời điểm thích hợp.
- Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng
với tổng chi phí nhỏ nhất.
- Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện
cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành
công cho B2B.
- Điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản
xuất nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
- Cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất
và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất
đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch.
- Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp.
Chương II
Nhóm F4+
10
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
Chuỗi cung ứng đầu vào một số loại rau an toàn tại
công ty TNHH kinh doanh rau quả VF
1. Khái niệm và quá trình phát triển rau an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh
1.1. Khái niệm về rau an toàn
1.1.1. Khái niệm của Bộ NN & PTNT
- Trong chương trình phát triển Rau An Toàn, Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn đã thống nhất đưa ra khái niệm về rau an toàn như
sau: Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ,
thân, lá, hoa, quả) có chất lượng đúng như đặc tính của nó. Hàm
lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới
mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và
môi trường., thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
gọi tắt là “rau an toàn”.
- Một khi nông dân trồng rau đi vào qui trình sản xuất đúng qui cách,
tuân thủ đầy đủ các qui định về sản xuất rau an toàn thì việc nắm bắt
được khái niệm chính xác và thực hiện đúng yêu cầu là điều không thể
thiếu.
1.1.2. Khái niệm của nông dân
Theo nguồn thảo luận nhóm nông dân Củ Chi thì khái niệm về rau an
toàn của người nông dân như sau:
• Nông dân trồng rau an toàn phải thông qua lớp tập huấn.
• Sử dụng thuốc đúng qui cách (cách li theo đúng hướng dẫn trên bao bì,
3-7 ngày).
• Phải ủ qua phân chuồng trước khi sử dụng.
• Nguồn nước sạch.
• Sau khi kết thúc một vụ, đất phải để 2 đến 3 ngày.
• Phải có nhà lưới (tránh mùa mưa).
Nhóm F4+
11
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
• Phải có thương hiệu, xuất xứ.
Cũng theo người nông dân rất khó phân biệt rau an toàn và rau không an
toàn bằng mắt thường, chủ yếu phải có nhãn mác và xuất xứ rõ ràng.
1.1.3. Khái niệm của người tiêu dùng
Nhìn chung, nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn còn hạn chế,
chủ yếu thông qua ‘cảm nhận’ từ hình thức. Từ kết quả nghiên cứu thảo luận
nhóm trong người tiêu dùng sau đây là nhận xét và đánh giá về sự khác biệt
giữa ‘rau an toàn’ và ‘không an toàn’ theo người tiêu dùng thành phố HCM.
Bảng 1: Nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn và không an toàn.
Khái niệm Đặc điểm Lí do
Rau không an toàn
Trông xanh mượt, bóng
láng
Xịt thuốc nhiều nên tươi tốt
Có mùi hắc Dư lượng thuốc trừ sâu trên lá
nên có mùi hắc
Rau an toàn
Trông sạch sẽ, tươi,
nhưng không xanh mướt
Không xịt nhiều thuốc
Không có mùi hắc
Được bó, hoặc đóng gói
gọn gàng
Đã được sắp xếp, kiểm tra trước
khi bán
Không có sâu Có nhà lưới bảo vệ, được tỉa bỏ
kĩ lưỡng.
Như vậy, theo kết quả trên đây, nguồn gốc, nhãn hàng chưa được người
tiêu dùng đưa ra như là 1 tiêu chuẩn ‘tiên quyết’ về rau an toàn. Sự phân biệt
giữa rau an toàn và không an toàn vẫn chưa hoàn toàn được rõ ràng, chỉ dựa
trên cảm nhận là chính.
Phần tiếp sau đây sẽ đề cập kỹ hơn về quy trình trồng trọt của rau an toàn
theo đúng quy định của Bộ NN & PTNT.
6.1. Quy trình trồng trọt rau an toàn
Nhóm F4+
12
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
6.1.1. Yêu cầu về đất trồng
• Đất phải không chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao
thông, khu dân cư tập trung,bệnh viện, nghĩa trang, có nghĩa là các chất độc
hại cho người và cho môi trường.
• Sau một vụ sản xuất, đất phải được phơi 2-3 ngày sau đó phải được xới
tơi để trồng tiếp. Công việc này chủ yếu bằng thủ công. Nông dân chưa được
trang bị cơ giới hoá như máy xới đất nên với một diện tích đất 1.000 m2 thì
công việc này rất nặng nhọc.
6.1.2. Yêu cầu về phân bón
Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoại mục,
tuyệt đối không được dung các loại phân hữu cơ còn tươi. Số lượng phân
phải dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau,
đặc biệt với rau ăn lá kết thúc phân bón trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày.
6.1.3. Nước tưới
Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông hồ lớn không bị ô nhiễm
các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ các khu công
nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư, nước ao, tù đọng.
6.1.4. Phòng trừ sâu bệnh
Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, ít độc hại cho người
và môi trường:
• Giống: Chọn giống tốt, các cây giống phải xử lý sạch sâu bệnh trước khi
xuất ra khỏi vườn ươm.
• Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để hạn
chế các điều kiện và các nguồn phát sinh các loại dịch trên rau. Chú ý
thực hiện các chế độ luân canh Lúa – Rau hoặc xen canh giữa các loại rau
khác họ với nhau để giảm bớt các loại sâu tơ và các loại sâu hại khác. Một
số loại rau cần phải trang bị nhà lưới chống sự xâm nhập của sâu bệnh.
• Dùng thuốc: Dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Phải có sự điều tra phát
hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Bảo đảm thời
Nhóm F4+
13
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại
thuốc.
Như vậy, trước khi thực hiện canh tác rau an toàn, nhất thiết nông dân
phải được trải qua lớp tập huấn kỹ thuật của Sở Nông Nghiệp. Các khoá
huấn luyện này phải tập trung hỗ trợ kiến thức kĩ càng về quá trình trồng trọt
như nêu trên.
6.2. Quá trình phát triển rau an toàn
6.2.1. Giai đoạn trước năm 1998
Đây là giai đoạn tiền dự án về phát triển rau an toàn thành phố Hồ Chí
Minh. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban hành quyết định số
67/1998 – BNN-KHCN ngày 28/4/1998 về “Quy định tạm thời về san xuất
rau an toàn”. Đây là văn ban pháp lý đầu tiên và duy nhất đến nay liên quan
đến sản xuất rau an toàn.
Ở giai đoạn này, việc phát triển rau an toàn (rau sạch) ngoại thành chi mới
dừng lại ở mức nghiên cứu, xây dựng các mô hình thực nghiệm, trình diễn sử
dụng thuốc Bảo vệ Thực Vật an toàn. Việc tiêu thụ rau an toàn chưa hình thành
trong ý thức người sản xuất và người tiêu dùng Thành phố.
6.2.2. Giai đoạn từ 1998 – 2001
Đến giai đoạn này thành phố đã có chủ trương thực hiện chương trình
sản xuất rau sạch qua thông báo số 395/TB –UB ngày 24/4/1996 về việc
thông qua đề án triển khai chương trình sản xuất rau sạch và quyết định số
2598/QĐ-UB về việc thành lập Ban chỉ đạo chương trình rau sạch cấp thành
phố. Vì vậy việc sản xuất rau an toàn được quan tâm nhiều hơn. Các sở, ban,
ngành địa phương đã quan tâm phát triển cây rau nhiều hơn. Trên cơ sở đó
các Tổ sản xuất rau an toàn ở Huyện Củ Chi đã dần dần hình thành và là nền
tảng cho sự hình thành và phát triển các Tổ rau an toàn sau này.
6.2.3. Giai đoạn từ 2001 – 2003
Trong giai đoạn này, Sở Nông Nghiệp đã phối hợp với UBND các quận,
huyện có sản xuất rau tập trung triển khai chương trình một cách đồn bộ. Cả
Nhóm F4+
14
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
diện tích giao trồng cũng như số lượng các tổ sản xuất tăng đáng kể: diện tích
gieo trồng rau an toàn đã đạt hơn 700 ha, có 13 tổ sản xuất rau an toàn. Ở giai
đoạn này đã có chuyển biến đáng kể trong nhận thức của người nông dân,
người tiêu dùng đối với sản phẩm rau an toàn.
6.2.4. Từ 2004 đến năm 2010
Để đáp ứng nhu cầu về rau an toàn ngày càng cao, trong chương trình
phát triển rau an toàn đến 2010 (đã được Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố phê
duyệt theo quyết định số 104/202/QĐ-UB ngày 19/9/2002) như sau:
Nhìn vào bảng qui hoạch dưới cho thấy UBND thành phố đã có quyết tâm
rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng: năm 2010 thì diện tích rau
trồng trên địa bàn thành phố sẽ là 100% rau an toàn, với diện tích gieo trồng
sẽ tăng gần 44%. Tuy nhiên do tốc độ đô thị hóa sẽ xảy ra ngày càng mạnh
mẽ, đất sản xuất đang bị thu hẹp nhanh nên diện tích trồng rau đã khó phát
triển hơn được. Trong khi đó, trồng rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế hơn
so với rau bình thường trên cùng 1 diện tích đất sản xuất nên diện tích trồng
rau trước đây đang dần thay thế bằng rau an toàn. Với tốc độ phát triển diện
tích rau an toàn và nhu cầu gia tăng như hiện nay thì kế hoạch trên của
UBND thành phố là hoàn toàn có thể đạt được.
Bảng 2 : Qui hoạch phát triển rau an toàn 2005 – 2010
Đơn vị: ha
Quận/Huyện
Năm 2005 Năm 2010
Tổng
diện tích
Diện tích
rau AT
Tổng
diện tích
Diện tích
rau AT
H. Củ Chi 3,600 2,000 3,900 3,900
Nhóm F4+
15
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
H. Hóc Môn 1,000 800 900 900
H. Bình Chánh 2,000 1,000 1,700 1,700
Quận, Huyện khác 2,000 700 1,500 1,500
Tổng cộng 8,600 4,500 8,000 8,000
7.1. Diện tích, năng suất, sản lượng
Như trên đã đề cập, quy hoạch thành phố về các khu vực công nghiệp, di dời
các nhà máy, chuyển dịch đô thị làm thu hẹp diện tích trồng trọt. Khu vực bị ảnh
hưởng lớn nhất là huyện Bình Chánh và Hóc môn trong quá trình đô thị hoá,
công nghiệp hoá. Tuy nhiên diện tích trồng rau an toàn qua các năm vẫn đang
tăng nhanh.
Sở Nông Nghiệp Thành phố dự kiến từ năm 2006 – 2010, Thành phố sẽ mở
rộng diện tích canh tác rau lên 6,700 – 8,700 ha, tăng gấp 5-6 lần, khi đó 100%
diện tích là rau an toàn.
Vùng trồng rau an toàn tập trung chủ yếu ở các huyện Hóc môn, Bình Chánh,
Củ Chi và số ít ở quận 9, quận 12. Củ Chi là vùng sản xuất rau an toàn lớn nhất
của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích khoảng 1,800 ha. Tại các khu vực này
chủng loại rau an toàn được trồng rất đa dạng. Nông dân thường trồng nhiều loại
khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Theo sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, hiện nay các loại chính trên địa
bàn thành phố được chia thành 6 nhóm sau:
* Rau ăn lá ngắn ngày gồm : rau dền, rau muống cạn, rau tần ô, cải bẹ xanh,
cải bẹ dún, xà lách, mồng tơi, cải ngọt, bạc hà; ước sản lượng khoảng 65,000 tấn/
năm.
* Rau ăn lá dài ngày có: cải bắp, cải thảo, cải bông; ước sản lượng khoảng
9,000 tấn/ năm
* Rau ăn củ, quả ngắn ngày như dưa leo, khổ qua, mướp khía, đậu cove, đậu
đũa, củ cải; ước sản lượng khoảng 35,000 tấn/ năm.
Nhóm F4+
16
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
* Rau ăn củ quả dài ngày như đậu bắp, cà chua, cà tím, cà pháo, ớt, bầu, bí,
ước sản lượng khoảng 10,000 tấn/ năm
* Rau muống nước ước sản lượng hàng năm khoảng 50,000 tấn ( chiếm 40%
các loại)
* Rau gia vị như ngò rí, ngò gai, ớt cay, hành lá, húng cây
Sau đây là thị phần sản lượng của các nhóm rau này:
Đồ thị 12 : Sản lượng các loại rau an toàn 2009.
Như vậy, chiếm hơn 1/3 là các loại rau ăn lá ngắn ngày, sau đó là rau muống
nước (29%) Các loại rau thường trồng là: cải ngọt, cải xanh, rau dền, rau muống,
mồng tơi, xà lách, tần ô. Đạt năng suất cao nhất trên m
2
là cải: 3-4 kg/m
2
. Rau
muống là rau dễ trồng và tiêu thụ nhất do nhu cầu ăn rau muống rất cao (theo
nguồn thảo luận nhóm nông dân Củ Chi).
Trên toàn thành phố có khoảng 45,000 hộ trồng rau (nói chung), trong đó có
đăng kí là 10,000 hộ. Ngoài ra còn có khoảng 35,000 hộ không chuyên. Riêng
về rau an toàn, tính đến 11-2008 thành phố đã lập 18 tổ sản xuất rau an toàn gồm
858 hộ, nhiều nhất là Củ Chi 12 tổ. Quận 12 chỉ có 1 tổ.
Mặc dù diện tích rau an toàn hàng năm gia tăng đáng kể lại có sự đa dạng
trong chủng loại rau trồng nhưng sản lượng vẫn không tăng đáng kể. Với năng
Nhóm F4+
17
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
suất bình quân : 20 tấn/ ha/ vụ sản xuất, tổng sản lượng rau sản xuất ở ngoại
thành vào khoảng 165,000 – 170,000 tấn/năm. Lượng rau này chỉ đáp ứng được
30% nhu cầu tiêu thụ của thành phố), còn 70% phải nhập từ các tỉnh xa, chủ yếu
là rau từ Đà Lạt và các tỉnh miền Tây như Long An, Bến Tre, An Giang v.v. Vì
vậy sản xuất rau an toàn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của
người dân thành phố.
Để phát triển vùng rau an toàn, ngay từ những năm 2001 Sở Nông Nghiệp và
PTNT đã tiến hành công tác qui hoạch vùng sản xuất rau an toàn và các bước
thẩm định về đất, nước và hướng dẫn nông dân sản xuất rau theo qui trình sản
xuất rau an toàn trên qui mô vùng, như sau:
Bước 1: Thẩm định vùng sản xuất rau an toàn.
Bước 2: Công nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn Nông dân
trong vùng được tập huấn, huấn luyện và nhận được hướng dẫn cần thiết, làm
cam kết thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn.
Bước 3:Công nhận vùng rau an toàn: Công nhận vùng rau an toàn
trong vòng 3 tháng, khi các mẫu rau trong vùng không có dư lượng thuốc trừ
sâu vượt quá quy định.
Bước 4: Tái công nhận vùng sản xuất rau an toàn: Tiến hành kiểm tra
dư lượng thuốc trừ sâu trong rau thường xuyên để sau một năm có thể tái công
nhận vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn.
Trên đây là qui trình đã được đưa vào áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Tuy nhiên các qui định còn chưa chặt chẽ. Chẳng hạn như việc ‘tái công
nhận vùng sản xuất rau an toàn’ chưa qui định rõ ràng việc lấy mẫu như thế nào,
thời gian kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong rau cụ thể là bao lâu một lần?
Phương pháp kiểm tra chưa được hướng dẫn và phổ biến rộng rãi và cụ thể nên
hay xảy ra nhầm lẫn.
8. Đôi nét về công ty TNHH kinh doanh rau quả thực phẩm VF
60/1 Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
8.1. Giới thiệu
Nhóm F4+
18
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
VF là một công ty chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm trong việc cung ứng
và xuất khẩu rau quả và chế biến thực phẩm.
Đối với thị trường trong nước, công ty chuyên cung cấp cho các nhà hàng,
khách sạn, trường học, bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp và
xuất ăn trên máy bay tất cả các loại rau quả, thực phẩm tươi và chế biến. Hợp tác
trồng thử nghiệm các loại rau và giống mới có tiềm năng xuất khẩu.
Đối với thị trường nước ngoài, công ty chuyên xuất khẩu rau quả tươi và chế
biến đông lạnh sấy khô. Thị trường nước ngoài của công ty VF bao gồm các
nước như Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Malaysia, Đức, Đan Mạch, Anh & Mỹ.
Tầm nhìn phát triển công ty là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung
cấp rau sạch cao cấp cho thị trường Việt Nam và hướng ra xuất khẩu trong năm
năm (2007 – 2011)
8.2. Các sản phẩm chính của công ty
− Nhóm sản phẩm rau: Khoai lang ruột vàng, khoai lang ruột tím, hành tím.
− Nhóm thực phẩm chế biến, rau muối đóng lọ (keo) bao gồm: Cà pháo, củ sen,
tỏi, ớt cay, gừng, củ riềng.
8.3. Giới thiệu vài nét về quy trình sản xuất rau sạch của công ty VF
Được canh tác trong nhà kính, với hệ thống tưới tự động, và kiểm soát nhiệt
độ theo qui trình sản xuất nông nghiệp GAP (Good Argicutural Practice) và chế
biến trong nhà xưởng HACCP (do Control Union Certifications – Hà Lan cấp
chứng nhận ngày 12/2/2009), các sản phẩm rau tươi sạch cao cấp của công ty VF
đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp an toàn của Hiệp hội các nhà bán lẻ
Châu Âu (EUREP-GAP).
Trang trại do công ty VF đầu tư từ lâu lựa chọn các giống rau nhập khẩu với
chất lượng cao, đánh giá, kiểm tra thường xuyên chất lượng đất, nước tưới, việc
sử dụng các loại nông dược có nguồn gốc sinh học được kiểm soát chặt chẽ, cách
thu hoạch, đòng gói và chuyên chở tuân thủ theo qui trình khép kín ở nhiệt độ
bảo quản thích hợp từ 5 – 10
o
C. Toàn bộ qui trình trồng và sơ chế rau đều được
lập hồ sơ theo dõi và có thể truy xét nguồn gốc từ sản phẩm tươi sạch cung cấp
đến khách hàng dưới sự giám sát nghiêm ngặt của đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên
nông nghiệp nhiều kinh nghiệm.
Nhóm F4+
19
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
8.4. Sơ đồ hoạt động và nhiệm vụ của từng phòng ban của công ty VF
8.5. Tổng giám đốc
− Dựa trên nhu cầu tổng quan của thị trường từ thực tế và diễn biến của thị
trường để dự báo và chuẩn bị nguồn hàng cung ứng.
− Nguồn nguyên liệu, bao bì, nhà cung cấp có biến động, khan hiếm có nên
quyết định dự trữ (thời điểm nào, bao nhiêu ) hoặc nghiên cứu tìm nguồn
nguyên liệu thay thế.
− Môi trường cạnh tranh: dự đóan được những họat động của các những nhà
cung cấp trên thị trường.
− Kiểm tra sức mạnh nội tại: nhân sự, máy móc thiết bị, tài chính; tiến hành đào
tạo, mua sắm, và tìm các đối tác chiến lược
− Điều tiết tiến độ sản xuất, trữ hàng, thời gian tung hàng, giá bán.
8.6. Phòng sàn xuất
− Kiểm tra máy móc thiết bị, sửa chữa, bảo dưỡng bảo trì và lên kế họach mua
sắm
− Lên kế họach nhân lực, đảm bảo tiến độ sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
− Thực hiện chế độ báo tiến độ sản xuất đến Tổng giám đốc.
− Lập lịch trình sản xuất.
Nhóm F4+
20
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
− Điều độ sản xuất phân công máy móc thiết bị, lao động với mục đích sử dụng
công suất sẵn có hiệu quả và mang lợi ích cao nhất nhằm hạn chế sản lượng
hao hụt thấp nhất.
− Tiết kiệm chi phí sản xuất.
− Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi chuyển qua kho thành phẩm.
8.7. Phòng kế toán
− Báo cáo chế độ tài chính ngân sách thực hiện lên Tổng giám đốc.
− Tính giá thành sản phẩm.
− Theo dõi chế độ công nợ và đảm bảo chế độ thanh toán.
− Báo cáo doanh thu lên Tổng giám đốc.
8.8. Phòng kỹ thuật
− Theo dõi sữa chữa bảo trì máy móc đảm bảo tiến độ sản xuất.
8.9. Phòng nghiên cứu và thiết kế sản phẩm
− Kết hợp với phòng cung ứng, tiến hành thử mẫu nguyên vật liệu, bao bì cải
tiến sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới, thử nghiệm các mẫu nguyên vật
liệu thay thế.
− Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào - đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng sản
phẩm.
− Phân loại xử lý các sản phẩm bị trả về từ nhà phân phối (bao bì bị xì xệp,
bánh bị mốc….)
8.10. Phòng Marketing và phòng Kinh doanh
− Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường, chiến lược của các đối thủ cạnh
tranh.
− Tiếp nhận đơn hàng.
− Lên chương trình quảng cáo.
− Kết hợp với phòng cung ứng, bộ phận thiết kế kiểu dáng bao bì…
8.11. Phòng cung ứng
− Nắm bắt và báo cáo tình hình diễn biến thị trường đến Tổng giám đốc để Ban
Quản Trị kịp thời điều chỉnh kế họach chiền lược
− Kết hợp với phòng Marketing thực hiện chương trình quảng cáo
− Kết hợp với nhà phân phối đẩy mạnh và theo dõi doanh số bán hàng
− Giải quyết những phát sinh nếu có (trong phạm vi giới hạn: tiến độ giao hàng,
số lượng hàng giao, những phàn nàn của khách hàng.)
8.12. Hệ thống kho
− Lưu và bảo quản sản phẩm đảm bảo chất hàng trước khi xuất hàng đến tay
người tiêu dùng.
8.13. Hệ thống phân phối
− Tiếp nhận đơn hàng.
− Lên lịch giao hàng, sắp xếp lộ trình giao hàng, cách thức vận tải.
Nhóm F4+
21
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
− Tiến hành giao hàng.
− Kết hợp với phòng Kinh doanh, Marketing xử lý những phát sinh.
− Theo dõi tiến độ công nợ từ các nhà phân phối,
− Phản hồi thông tin diễn biến thị trường đến Tổng giám đốc.
8.14. Hệ thống cửa hàng
− Tiếp nhận các thông tin và yêu cầu của khách hàng.
− Cung cấp sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
− Kết hợp bộ phận chăm sóc khách hàng để giải quyết các vần đề phát sinh với
khách hàng.
− Chuyển các yêu cầu của sản phẩm tới bộ phận phân phối.
9. Chuỗi cung ứng đầu vào một số loại rau củ quả tại công ty VF
9.1. Chuỗi cung ứng củ cà rốt
9.1.1. Đặc điểm cây cà rốt
Cây cà rốt có tên khoa học là Daucuscarota var sativa, là loại cây rau ăn
củ sống 1 hay 2 năm, họ Hoa tán Umbelliferae, sống ở vùng nhiệt độ mát 16
– 24 độ C. Cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Hạt có gai, màng vỏ hạt có tinh
dầu.
Trong 100g củ cà rốt có 75,2g nước; 4,3g gluxit; 36,6mg canxi; 33,2mg phot
pho; 0,7g sắt; 7,65mg caroten và 7mg vitamin C.
9.1.2. Thời vụ
Nhóm F4+
22
Hoạch
định mua
hàng
Hoạch
định SCM
Công ty
VF
Nông
dân
Vaän
chuyeån
Thu
hoạch
Phân
loại
Sơ
chế
Đơn đặt hàng
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
Vụ sớm: Trên các chân đất cao, gieo hạt từ tháng 7, tháng 8, thu hoạch
tháng 10, tháng 12.
Vụ chính: Gieo hạt tháng 9, tháng 10 để thu hoạch vào tháng 12, tháng 1.
Đây là thời vụ cho năng suất cao vì điều kiện nhiệt độ thích hợp cho toàn bộ
thời gian sinh trưởng và phát triển của cà rốt. Ngoài ra cũng có thể trồng
thêm vụ muộn: Gieo hạt vào tháng 12, tháng 1 để thu hoạch vào tháng 3,
tháng 4.
9.1.3. Kỹ thuật trồng
• Chọn và làm đất: Cà rốt là cây rau ăn củ, do đó nên chọn các chân đất có
tầng dày, tơi xốp, tốt nhất là đất cát pha giàu mùn, đất thịt nhẹ, đất bãi bồi
ven sông, độ pH: 5,5 - 7,0, dễ thoát nước, chủ động tưới tiêu. Không nên
trồng cà rốt trên chân đất thịt nặng, hoặc đất sét gan gà chưa được cải tạo
thì dù có bón nhiều phân hữu cơ đi nữa củ cũng dễ bị biến dạng, bị phân
nhánh, nhiều xơ, giá trị thương phẩm thấp. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên
luống rộng 1,0-1,2 m; cao 20-25 cm.
• Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha như sau: 20-25 tấn phân chuồng đã
hoai mục, 140-200 kg đạm tiêu chuẩn (sunfát), 200-250 kg lân supe, 80-
100 kg Kali sunfát. Toàn bộ phân chuồng, phân lân dùng bón lót khi làm
đất. Phân đạm, lân, kali dùng để bón thúc sau này.
• Xử lý và gieo hạt: Cà rốt có thể gieo liền chân, gieo vãi hay gieo theo
hàng. Trước khi gieo nên cho hạt vào túi vải, đập nhẹ, vò kỹ làm cho gẫy
hết các lông cứng, sau đó trộn hạt với đất mùn theo tỷ lệ 1:1 cho vào chậu,
tưới nước cho ẩm, đảo đều rồi đậy lại, sau 8-10 giờ lại tưới ẩm lượt nữa, ủ
thêm 1 - 2 ngày rồi đem gieo hạt sẽ mọc đều. Hạt gieo xong dùng cào
trang hạt cào đi, cào lại vài lượt cho đất phủ lên hạt, sau đó phủ một lớp rạ
mỏng rồi tưới đủ ẩm. Sau 1 tuần đến 15 ngày hạt mới mọc hết.
• Chăm sóc: Sau khi gieo, mỗi ngày tưới nước 1 lần vào sáng sớm, khi đã
mọc đều thì 3-4 ngày tưới một lần và giữ đủ ẩm thường xuyên cho cà rốt
Nhóm F4+
23
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
cho đến trước khi thu hoạch 10 ngày. Nhớ phá váng sau mỗi lần tưới giúp
cây mọc khỏe, củ lớn nhanh. Khi cây cao 8-10 cm thì tỉa lần thứ nhất, bỏ
bớt những cây xấu, mọc chen nhau. Cây cao gần 15 cm thì tỉa cây, để lại
khoảng cách hàng là 20 cm, cây cách cây 10-12 cm (mật độ khoảng
330.000-420.000 cây/ha). Bón phân thúc cho cà rốt sau khi đã tỉa định cây
xong kết hợp với lần vun xới lần thứ hai bằng 2/3 lượng phân đạm và toàn
bộ phân kali. Bón thúc lần 2 là 1/3 lượng đạm còn lại sau lần bón thúc thứ
nhất 1 tháng. Có thể bón phân khô theo rạch, hoặc hoà với nước, phân
chuồng pha loãng để tưới thúc.
• Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời để phòng
trị bằng các biện pháp canh tác, cơ giới hay thuốc hoá học theo chỉ dẫn
của các cán bộ Bảo vệ thực vật.
9.1.4. Thu hoạch
Khi củ cà rốt vừa tới độ, Cây lá chuyển màu, vai củ tròn đều thì cần thu
hoạch ngay chất lượng mới cao. Nên thu hoạch vào những ngày khô nắng,
làm sạch đất và cắt bớt phần lá, chỉ để lại đoạn cuống dài 15-20 cm, bó thành
từng bó nhỏ 5 - 6 củ, xếp nhẹ nhàng vào bao bì cứng (sọt tre, hòm gỗ, khay
nhựa…) để vận chuyển về nơi tiêu thụ hoặc cơ sở chế biến càng nhanh càng
tốt.
9.1.5. Bảo quản cà rốt
Cà rốt rửa sạch, đem ngâm trong dung dịch nước ôzôn nồng độ 140ppm
trong thời gian 5 phút. Vớt ra để ráo nước, đem bảo quản trong kho lạnh ở
điều kiện nhiệt độ từ 0 độ C đến 2 độ C, ẩm độ không khí từ 90 đến 95%, rải
đều lên trên cà rốt các túi vải thưa có chứa bột khử ethylen (KMnO4-
CaSiO3), mỗi túi 3g, tỷ lệ 0,1%. Sau 3 tháng bảo quản, tỷ lệ củ bị hư hỏng là
4%, tỷ lệ giảm khối lượng 5% và độ Brix tăng từ 10,23% đến 15,14%. Chi
phí bảo quản cho 1 tấn sản phẩm là 169.000 đồng
Nhóm F4+
24
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
9.1.6. Phương thức thu mua
Công ty rau quả VF thu mua từ nông dân trên cùng khu vực (mua quanh
năm). Theo đơn đặt hàng của nơi tiêu thụ, họ hợp đồng lại với người sản xuất
bằng cam kết đặt hàng (ràng buộc bằng tín chấp, sổ theo dõi, không cần thủ
tục) về chủng loại, số lượng; riêng giá cả phụ thuộc vào biến động của thị
trường. Sau đó thu mua và cung ứng cho các đơn vị đặt hàng.
Công ty VF thường giao dịch với nông dân, có điểm tập kết và công ty tự
chuyên chở về điểm sơ chế. Công ty thu mua ở dạng nguyên củ và tự sơ chế
theo yêu cầu. Nguồn cung cấp cà rốt chính cho công ty VF chủ yếu là ở Đà
Lạt và một số ở các tỉnh phía Bắc.
9.1.7. Vận chuyển
Người nông dân thường tự vận chuyển hàng đến điểm tập kết của công ty.
Các phương tiện vận chuyển thường được sử dụng là xe máy, xe đạp với
quãng đường tương đối ngắn. Hao hụt trong khâu này gần như không đáng kể
(1-2%). Sau đó công ty sẽ cho xe chuyên dùng đến để chuyên chở hết lượng
cà rốt này đi.
Thông thường, mỗi nông dân trồng một chủng loại rau phổ biến từ 200 m
2
đến 1,000 m
2
và xen kẽ các loại rau giữa các vụ nên sản lượng mỗi loại không
lớn quá tránh tình trạng tồn đọng.
9.2. Chuỗi cung ứng rau cải ngọt
9.2.1. Thời vụ: Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8 đến tháng 11; vụ hè thu: gieo
từ tháng 2 đến tháng 6.
9.2.2. Vườn ươm: Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc gieo ở vườn ươm
rồi cấy. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm.
Bón lót phân chuồng hoại mục 2 - 3kg/m
2
. Nếu gieo để liền chân thì
dùng 0,5 - 1g hạt giống/m
2
; nếu gieo vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2g hạt
giống/m
2
. Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống rồi dùng
thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi ngày tưới một lần.
Nhóm F4+
25
Chuỗi cung ứng đầu vào rau an toàn của công ty VF
9.2.3. Làm đất, trồng: Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5.
Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón phân
chuồng hoai mục 1,2 - 2kg/m
2
. Nếu không có phân chuồng có thể sử
dụng phân hữu cơ vi sinh, lượng dùng 100 - 110kg/sào Bắc Bộ. Trộn
đều phân vi sinh với đạm, san phẳng mặt luống, sau đó gieo hạt hoặc
cấy. Nếu gieo liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 - 3 lá thật với
khoảng cách 15 - 20cm. Nếu cấy thì để khoảng cách 20-25cm, bảo đảm
mật độ trồng 3.000 - 3.600 cây/sào Bắc bộ.
• Bón phân:
Lượng bón (tính 1 sào Bắc bộ):
+ Phân chuồng: 700kg (hoặc 400kg phân chuồng + 100kg phân
Bokashi). Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác đã chế biến
thay thế (bằng 1/3 lượng phân chuồng).
+ Phân hóa học: 5,5kg ure + 12 -15kg supe lân + 2,5kg kali clorua.
Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân +
30% lượng phân đạm + 50% lượng phân kali.
+ Bón thúc:
- Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi
xanh (sau trồng 7 - 10 ngày).
- Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20
ngày.
Ngoài lượng phân trên, giữa các đợt bón thúc nên bón phân qua lá cho
rau. Lượng 0,1 - 0,2kg/sào, hòa với nước cho vào bình phun đều trên
mặt lá. Có thể sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới cho rau.
• Chăm sóc: Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do
vậy cần phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau
đó 2 - 3 ngày thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc.
Nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và vun gốc 1 - 2 lần.
Nhóm F4+
26