Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

X Quang trong bệnh thận tiết niệu (Kỳ 5) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.96 KB, 5 trang )

X Quang trong bệnh thận tiết niệu
(Kỳ 5)
6.3. Đánh giá kết quả:
+ Bình thường:
Giây thứ 1-3: thấy động mạch thận và các nhánh (thì động mạch).
Giây thứ 4-6: thấy hình thận (thì thận).
Giây thứ 12: thấy tĩnh mạch thận (thì tĩnh mạch).
Giây thứ 60: thấy hình đài-bể thận (thì bài tiết).
+ Bệnh lý:
- Tăng sinh mạch ở vị trí có khối u ác tính của thận.
- Giảm sinh mạch máu ở những vùng có khối u nang.
- Phình động mạch thận, hẹp động mạch thận ở bệnh nhân tăng huyết áp, có
thể thấy nhánh phụ của động mạch thận.

7. Chụp bạch mạch.

7.1. Chỉ định và tiến hành:
7.1.1. Chỉ định: chẩn đoán các trường hợp rò bạch mạch.
7.1.2. Tiến hành: tìm bạch mạch vùng mu chân bằng cách tiêm xanh Evans
dưới da sẽ ngấm chọn lọc vào bạch mạch.
Bộc lộ bạch mạch: dùng kim nhỏ luồn vào bạch mạch, bơm thuốc cản
quang dầu loại lipiodol cực lỏng (lipiodol ultra fluide) bằng bơm áp lực.
Chụp phim thận sau bơm 30’ đến 1h.
7.2. Đánh giá kết quả: sau khi tiêm, thuốc cản quang ngấm vào hệ thống
bạch mạch quanh thận. Trường hợp bệnh lý có thể thấy dãn các đường bạch mạch,
hoặc thấy ngấm thuốc vào đài bể thận là có dò dưỡng chấp vào thận (đái dưỡng
chấp).

8. Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán hình thái (CT scanner).
8.1. Nguyên lý:
Năm 1971, CT scanner được ứng dụng lần đầu tiên để chụp sọ não. Từ đó


tới nay, CT scanner phát triển không ngừng và phạm vi ứng dụng của kỹ thuật này
được mở rộng vào nhiều chuyên khoa, trong đó có chẩn đoán hình thái thận-tiết
niệu. Nguyên lý của chụp cắt lớp vi tính dựa vào sự khác nhau về đậm độ của các
chất cấu tạo nên tổ chức-cơ quan được chụp hiện ra trên màn hình tại các lớp cắt
khác nhau qua xử lý bằng máy vi tính.
Trong cơ thể, các mô, cơ quan khác nhau được cấu tạo nên bởi các chất có
trọng lượng phân tử khác nhau và có đậm độ khác nhau. Các tổ chức có trọng
lượng phân tử lớn, đậm độ cao sẽ cản nhiều tia X; Khi đó, hình chụp cắt lớp vi
tính được thể hiện bằng hình sáng trên phim, ví dụ như hình xương. Các tổ chức
có trọng lượng phân tử nhỏ, đậm độ thấp sẽ ít cản tia X; Khi đó, chụp CT scanner
sẽ cho hình tối (hay hình đen) trên phim , như: hình của dịch, nước, hơi.
Các kết quả thu được qua đọc các phim chụp cắt lớp vi tính giúp ta có thể
chẩn đoán xác định hoặc chẩn đoán phân biệt các hình hơi, hình dịch, hình máu
mới chảy, hình máu đông, dịch thấm, dịch tiết, áp xe, các khối u… ở tất cả các cơ
quan, trong đó có thận-tiết niệu.
8.2. Chỉ định và kỹ thuật:
8.2.1. Chỉ định: Chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán bệnh thận không phải là
kỹ thuật rộng rãi mà chỉ được dùng trong một số trường hợp: nghi ngờ u tuyến
thượng thận, u sau phúc mạc, u thận, kén thận, lao thận, chấn thương thận.
8.2.2. Kỹ thuật:
Trong kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính, các lớp cắt có độ dày là 10mm, bắt đầu
từ đốt sống D11 đến đốt sống thắt lưng L5. Trong một số trường hợp cần phải làm
rõ nhu mô thận và đường tiết niệu thì có thể tiêm thuốc cản quang đường tĩnh
mạch trước khi tiến hành làm kỹ thuật chụp vi tính cắt lớp.
8.3. Hình ảnh bệnh lý:
- U ở nhục thận: trên phim chụp cắt lớp vi tính thấy có khối tăng tỷ trọng,
làm to một cực của thận, chèn ép đài-bể thận vùng tương ứng.
- U chèn đẩy niệu quản và gây giãn đài-bể thận phía trên.
- U tuyến thượng thận: thấy khối u tăng tỷ trọng dạng kén vùng cực trên
thận, có thể một bên hoặc hai bên. Sau tiêm thuốc cản quang khối u không ngấm

thuốc cản quang.
- Kén thận: chỉ thấy một kén đơn độc có kích thước tùy thuộc vào độ lớn
của kén.
- Thận đa kén: là những ổ giảm tỷ trọng hình tròn, bờ rõ, kích thước khoảng
vài centimet, không đều, thường kèm theo kén trong gan.
- Chấn thương thận: chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình dạng, vị trí các
đường dập vỡ.

×