Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tính bi kịch và tính lãng mạn trong “ly tao” của khuất nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.85 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
TI ỂU LU ẬN
T
Môn : V ĂN H ỌC TRUNG QU ỐC
TI
Đề tài: TÍNH BI KỊCH VÀ TÍNH LÃNG MẠN
TRONG “ LY TAO” CỦA KHUẤT NGUYÊN
GVHDJGGGGGG
TP.H Ồ CH Í MINH, 2014

DANH SÁCH THÀNH VI ÊN NHÓM
1. Văn Thị Ngọc Dung K38.606.003
2. Trương Thị Huỳnh Như K38.606.014
3. Nguyễn Thị Cẩm Ly K38.606.067
4. Đinh Thị Dung K38.606.
I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Khuất Nguyên tên Bình tự là Nguyên, sinh vào khoảng năm 340 trước công
nguyên, là nhà thơ yêu nước vĩ đại đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Thuộc dòng dõi quý tộc nước sở, từng giữ chức Tả Đồ thời Sở Hoài Vương. Khuất
Nguyên là người trung trực sáng suốt, yêu nước thương dân và có tầm nhìn chính trị
rất xa. Ông có học thức uyên bác, giỏi về ngoại giao, ban đầu ông được vua nước
Sở ưa thích và tin tưởng. Ông là người rất mực yêu nước, ông phụ tá nhà vua bằng
tài hoa của mình khiến cho nước sở chính trị dân chủ, thực lực nhà nước mạnh mẽ.
Với lý tưởng trên Khuất Nguyên cho đến chết cũng không muốn rời bỏ tổ quốc. Vì
có mâu thuẫn với tập đoàn quý tộc hủ bại nước sở về mặt chính trị, ngoại giao hơn
nữa lại bị người khác vu cáo, hãm hại. Khuất Nguyên bị nhà vua nước Sở xa lánh,
sau đó địa vị nước lớn và thực lực chính trị mạnh mẽ bị suy sụp rồi rơi vào tay nhà
Tần. Khuất Nguyên không chịu nổi căm phẫn nhảy xuống sông tự tử. Tương truyền


ông qua đời vào ngày 5 tháng 5 âm lịch n ăm 278 trước công nguyên, nhân dân
nước Sở thương tiếc ông và có nhiều hình thức tưởng nhớ ông.
Khuất Nguyên là người sáng tạo ra thể Tao và là tác giả chủ yếu trong tập Sở Từ.
Một số tác phẩm của ông như: Ly Tao, Thiên vấn, 11 thiên trong Cửu ca…
2.Tác phẩm
Ly Tao là bài thơ dài nhất của Khuất Nguyên, gồm 373 câu và là tác phẩm tiêu biểu
nhất của ông, trong đó ông trình bày lý tưởng ông theo đuổi, thổ lộ nỗi phẫn uất
trước hiện thực đen tối của xã hội, nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất ,lòng yêu
nước, yêu nhân dân nồng nàn của mình và thà chết trong chứ không chịu sống đục .
Ly tao- tác phẩm kiệt xuất của ông, một bài thơ trữ tình chính trị mang đậm chủ
nghĩa lãng mạn dài nhất trong lịch sử văn học cổ Trung Quốc. Trong bài thơ, ông
đã diển giải nhiều điển tích lịch sử; đột phá hình thức tiêu biểu của Kinh Thi, tăng
cường sức biểu hiện của thơ ca, mở ra không gian mới cho sáng tác thơ ca cổ đại
Trung Quốc. Bài thơ thể hiện những tư tưởng tình cảm của ông đối với nước Sở.
Ông vui mừng khi đất nước hưng thịnh và đau buồn khi đất nước suy vong, ông
dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, cho nhân dân…Điểm nỗi bật và bao trùm
cả bài thơ là tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết.
Nhà viết sử Tư Mã Thiên thời Hán giải thích rằng: “Ly là ưu, tao là lo, Ly tao là lo
buồn trong chia ly”. Tuy nhiều cách giải thích khác nhau nhưng điểm thống nhất là
chữ buồn. Buồn cho tình cảnh đất nước rối ren, bên ngoài quân xâm lược lăm le,
bên trong thì vua quan dần dần thối nát. Về thời điểm sáng tác cũng có nhiều ý kiến
khác nhau. Một ý kiến cho rằng Ly Tao được viết lúc Khuất Nguyên bị đày lên Hán
Bắc, một ý kiến cho rằng Ly Tao được sáng tác cuối đời nhà thơ trước khi bị đày
xuống Giang Nam. Trước tình cảnh đất nước nguy ngập ấy nhà thơ có ước vọng là
đem tài sức ra giúp nước nhưng đành phải bất lực và Ly tao được ra đời trong nỗi
buồn, nỗi phẫn uất ấy của nhà thơ yêu nước.
Bài thơ được chia làm 3 phần lớn:
1. Khuất Nguyên trình bày gia thế và xuất thân đẹp đẽ của mình, ông tu dưỡng
bản thân và vun xới cho nhân tài của đất nước nhằm thực hiện hoài bão lớn
lao là đem sức tài giúp đời giúp dân. Tiếp theo là những trắc trở trên con

đường chính trị bởi sự mù quáng của vua Sở và sự xúi giục của bọn nịnh thần.
Ông bị hãm hại bị ruồng rãy nhưng trong ông vẫn kiên định tư tưởng đúng
đắn của mình.
2. Khuất Nguyên không chịu khất phục trước thời thế đen tối, dơ bẩn, ông chọn
con đường trong sang cho riêng mình khác xa người đời. Ông đến đền vua
Thuấn thổ lộ nỗi niềm và đi chu du khắp vũ trụ để cốt tìm ra tri kỉ cùng hoài
bão, ông đi năm lần vào những thế giới thần thoại hư ảo nhưng đều thất bại,
cuối cùng người bạn tri kỉ ấy vẫn xa vời.
3. Cùng đường, nhà thơ tìm đến thầy bói. Thầy bói khuyên ông nên rời bỏ nước
Sở mà đi, như thế chắc sẽ gặp được người cùng lí tưởng. Mâu thuẫn giằn xé
tam trạng nhà thơ yêu nước, nhưng nhìn nước Sở thực tại tồi tệ, ông quyết
định ra đi. Nhưng vừa lên đường, ông chợt ngoảnh lại nhìn quê hương trong
lòng dâng lên bao nỗi niềm rồi chẳng thể nào cất bước ra đi. Đi không nỡ, ở
cũng chẳng đành, ông bế tắc trong chính suy nghĩ, trong chính con đường của
mình, ông gieo mình xuống sông tự tử- chết cùng với đất nước.
II.
1.Bi kịch trong Ly tao
Tác phẩm của Khuất Nguyên phản ánh cái bi kịch mà ông đã trải qua gần một nửa
đời người. Bi kịch ấy trước hết là bi kịch của một nhà chính trị sáng suốt, mong
muốn cho nước nhà giàu mạnh để thống nhất Trung Quốc, theo yêu cầu của thời
đại, nhưng không được nhà vua trọng dụng. Hai chính sách của ông một về chính
trị, một về ngoại giao là hoàn toàn nhằm mục đích đó, không hề có một tính toán cá
nhân nào.Tư Mã Thiên nói “chí ông có sạch ”là như vậy. Ông quyết định hy sinh
đời mình cho việc nước, việc dân, đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết, bất chấp
những nỗi hiểm nghèo mà ông phải chịu do sự gièm pha của bọn nịnh thần. Ông hy
vọng gặp được vị anh quân biết thực hiện đường lối tiến bộ, và ra sức đáo tạo nhân
tài để ghánh vác nhiệm vụ ấy. Ông mơ ước một xã hội tốt đẹp như thời vua Nghiêu,
vua Thuấn, mơ ước một nước Trung Quốc thống nhất hoàn toàn thành sứ mệnh của
lịch sử.
Ông tiếp thu nét tích cực của đạo nho, ngay từ thưở trẻ ông đã có ý thức luôn tu

dưỡng phẩm chất tài năng của mình giúp vua, giúp nước:
“Trong ta đã mười phần lộng lẫy
Chải chuốt càng thêm nảy sinh tươi
Sói ngàn nhài bãi khoác ngoài
Tết lan thu lại làm đeo đai thường
Sợ chẳng kịp ta còn mê mải
Tuổi xanh nào có đợi gì ai…”
Khi hoạt động chính trị ông không ngừng chăm lo bồi dưỡng nhân tài cho nước,
cho dân:
“Chim vườn lan lại nghìn sao huệ
Một mình ta chăm chỉ hôm mai
Tử tiêu bạch chỉ xen vai
Kẹ không đỗ nhược, bao ngoài tân di
Mong cành lá có khi đua nẩy
Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi”
Nhưng Khuất Nguyên gặp phải những ông vua tồi Sở Hoài Vương chỉ là một người
nhẹ dạ, ham hư danh, trước sau bất nhất, cuối cùng nghe theo lời gièm pha của bọn
quý tộc. Song ông vẫn tiếp tục không ngừng tu dưỡng và hy vọng một sự thay đổi,
nhà vua sẽ tỉnh ngộ và ông sẽ lại sẵn sang đem tài trí giúp đời:
“Mộc lan sớm cắt trên đồi
Đông thanh chiều hái bên ngoài bến sông
Đoái trông cỏ áy cây vàng
Sợ còn người người đẹp muộn màng lỡ duyên
Tuổi đang trẽ nét quen càn rỡ
Lẽ nào không đổi sửa cho đành
Ngựa hay, cưỡi lấy đi nhanh
Lại đây! Ta chỉ cho mình đường quang’’
Vì yêu nước, yêu nhân dân, ông mong muốn đưa nước Sở đến chỗ phồn vinh, tốt
đẹp. Từ lợi ích của nước sở, ông có cái nhìn đúng đắn về tình thế, và đề ra đường
lối sáng suốt: phải nên cải tổ nền chính trị, quan tâm săn sóc đến dân. Ông đau xót

khi nhân dân đang lầm than khổ sở:
“Đời người khổ sở làm sao xiết
Đành than dài gạt vết lệ hoen”
Đối nội ông chủ trương chăm chút đến nhân dân
Theo gương Nghiêu Thuấn, tránh đường Kiệt Trụ. Đối ngoại ông khẳng định
chính sách “hợp tung”: liên tề, kháng Tần. Chủ trương không được tin dùng, bản
thân lại bị ruồng bỏ:
“Làm xinh ta khéo vô duyên
Sớm vừa can gián chiều liền sa cơ”
Song ông không thoái chí, vẫn kiên trì nhẩn nại không chịu thay đổi đường đi
“Sa cơ mặc, nhởn nhơ vẫn thế
Vẫn đeo lan giắt huệ như xưa
Lòng ta đã thích đã ưa
Dẫu rằng chín chết có chừa đươc đâu”
Nền chính trị tốt đẹp mà ông đã đề ra cho vua Sở (ông gọi là mỹ chính) nếu
được thực hiện thì tốt biết mấy cho dân cho nước, song sẽ bất lợi cho bọn quyền
thần gian nịnh, vì thế chúng ra sức gièm pha, phủ nhận. Ông đã kịch liệt đấu tranh
với chúng, thẳng thắn vạch trần tâm địa và hành động xấu xa, bỉ ổi hại nước hại dân
của chúng:
“Chúng chen chúc trên đường vụ lợi
Tấm lòng tham, tham mãi tham hoài
Đem dạ mình đo bụng người
Sinh tình ghen ghét đặt lời gièm pha
Mồi phú quý cố mà đeo đuổi
Phải lỏng ta có vội thế đâu!
Cái gì sồng sộc theo nhau
E không để đươc về sau tiếng lành.
Ăn hoa rụng bên nhành thu cúc
Uống sương sa dưới gốc mộc lan
Tinh yêu khôn đẹp muôn vàn,

Khát hoài! đói mãi! phàn mà chi!
Rút rễ cây ta se sợi chỉ
Xâu cánh hoa thiên lý xinh xinh
Cánh lan cánh huệ trắng tinh
Dây ngần bên dẻo tết manh áo ngoài
Aó như thế thói đời chẳng mặc
Ta cứ theo phép tắc như xưa
Dẫu rằng đời có chẳng ưa
Thi xin theo lối cũng như Bình Hàm
Đời người khổ kể làm sao xiết
Đành than dài vết lệ hoen
Làm xinh ta khéo vô duyên
Sớm vừa can, gián chiều lền sa cơ
Sa cơ măc, nhởn nhơ vẫn thế
Vẫn đeo lan giắt huệ như xưa
Lòng ta đã thích đã ưa
Dẫu rằng chin chết có chừa đươc đâu
Trách mình chẳng suy sau xét trước
Mãi mãi không rõ được thói đời
Chúng ghen ta có mày ngài
Phao cho tiếng con người lẳng lơ
Người đời thật đã thừa khôn khéo
Đua nhau theo mực vẹo thước cong
Khuôn vuông mẫu thẳng chẳng dung
Cúi luồn cầu cạnh một dòng như nhau”
Cũng vì hai lần đấu tranh mạnh mẽ đó mà hai lần ông bị bỏ rơi, xua đuổi.
Khoảnh Tương Vương lên ngôi vua lai càng vô tích sự. Suốt thời này làm vua,
Khuất Nguyên bị đày ở Giang Nam, và diều phải xảy ra đã xảy ra. Tần đem quân
xâm lược sở, đốt phá Sính Đô, tàn sát nhân dân, giày xéo lăng mộ các ông vua nước
Sở.

Trước cảnh quốc phá gia vong đó mà ông đã đoán trước, Khuất Nguyên
không thể không buồn tủi, căm giận rồi trầm mình xuống sông Mịch La. Khuất
Nguyên chết thực sự là chết vì nước. Ông là một nhân vật bi kịch điển hình của một
thời đại bi kịch điển hình. Chính Bạch Khởi đã nói rõ nguyên nhân của tấn bi kịch
ấy:
“Lúc bấy giờ, vua Sở ỷ thế nước lớn, không chăm lo chính sự, mà quần thần
thì ghen ghét lẫn nhau, chỉ lo a dua, xiểm nịnh. Hiền thần bị bài xích (chỉ Khuất
Nguyên) lòng trăm họ li tán, thành trì không tu sửa, không có bề tôi tài giỏi, lại
không chuẩn bị giữ …).
Bi kịch của Khuất Nguyên còn là bi kịch của một người trong sạch, đạo đức
trọng, phải sống giữa những kẻ tầm thường đầy dục vọng cá nhân, cuối cùng bị bọn
này hãm hại. Ông như một bông sen giữa bùn mà không hôi tanh mùi bùn. Ông
thường nói đến hoa thơm cỏ lạ tức nói đến lòng trong trắng, thơm ngát của mình.
Tất nhiên ông không chịu khuất phục không chịu theo thói đời.
Bi kịch của Khuất Nguyên là bi kich của kẻ “phu quý bất năng dâm, bần tiện
bất năng di, uy vũ bất năng khuất’’, (giàu sang không thể quyến rũ, nghèo hèn
không thể lung lay, uy quyền vũ lực không thể khuất phục) mà lại gặp bọn tiểu
nhân xấu xa, đồi bại nắm lấy vân mệnh quốc gia. Bi kịch ấy kéo dài gần nửa đời
người, hai lần bị dày ải, lần thứ nhất là do Hoài Vương, lần thứ hai là do Khoảnh
Tương Vương, còn thì khi dung khi bỏ. Ông chỉ đắc chí được trong vòng ba năm
khi làm tả đồ mà thôi. Ông sống trong tâm trạng u uất, buồn tủi, đau thương từ năm
30 tuổi tức là khi Hoài Vương không còn cho giữ chức Tả Đồ nữa, cho đến năm
mất 62 tuổi ròng rã 32 năm trời, không chút hối hận. Cuối cùng ông lấy cái chết cho
người đời sau soi chung, như ông nói đi nói lại nhiều lần trong các bài thơ viết cuối
đời mình.
Về tấn bi kịch này nhà viết sử Tư Mã Thiên đánh giá như sau “chí ông trong
sạch nên hay nói đến các loài hoa thơm, nết ông cao nên dù chết nên cũng không
được dung nạp. Không thoát khỏi thế giới bùn lầy như con ve bỏ lốt ở nôi dơ đục để
cất mình ra khỏi đám bụi trầu chẳng để cho đời làm dơ bẩn. Thật là ở bùn mà trong
trắng chẳng lây đen. So cái chí ấy thì ông có thể làm sáng với mặt trăng, mặt trời

vậy”.
2. L ãng mạn trong Ly tao
Mở đầu tác phẩm tác giả đã trình bày gia thế đẹp đẽ của mình và tỏ lòng biết ơn
đến Cha mình:
Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ,
Vốn dòng vua về họ Cao Dương.
Tháng giêng đầu tiết xuân sang,
Cõi đời ta xuống giữa đương ngày Dần.
Buổi trứng nước ân cần chăm sóc,
Biết bao nhiêu khó nhọc công cha.
Tính lãng mạn được thể hiện nổi bật và xuyên suốt trong tác phẩm là lòng yêu nước
thương dân tha thiết mãnh liệt của Khuất Nguyên.
Điều này được bộc lộ ngay từ thuở nhỏ, ông đã có ý thức luôn tu dưỡng phẩm chất
tài năng của mình để giúp vua giúp nước:
Trong ta đã mười phần lộng lẫy
Chải chuốt càng thêm nảy xinh tươi
Sói ngàn nhài bãi khoác ngoài
Tết lan thu lại làm đai đeo thường
Sợ chẳng kịp ta còn mê mải
Tuổi xanh nào có đợi gì ai…
Nếu như Xuân Diệu sống vội vàng,cuồng nhiệt vì không đuổi kịp thời gian thì ở
đây Khuất Nguyên lại cũng sợ rằng mình chưa làm được diều gì th ì “ngày th áng
đã vút đi không trở lại’ và ông cũng “ sợ con người đẹp muộn màng lỡ duyên”. sự
miêu tả dòng chảy thời gian của tác giả Ly Tao khiến ta thấy được sự nôn nóng
muốn giúp dân giúp nước…
Yêu nước trước hết là yêu quê hương,xứ sở nhưng ở vào thời đại của Khuất Nguyên
thì quan niệm về Tổ Quốc vẫn còn mơ hồ.
Dưới triều đình phong kiến Sở thối nát ,xấu xa, ông bị gian tà phỉ báng, hãm
hại.Song ông vẫn tiếp tục không ngừng tu dưỡng và hy vọng một sự thay đổi,hy
vọng nhà vua sẽ tỉnh ngộ và ông sẽ lại đem tài trí giúp đời.

Mộc lan sớm cắt trên đồi,
Ðông thanh chiều hái bên ngoài bến sông.
Ngày tháng vút đi không trở lại,
Vừa xuân qua đã lại thu sang.
Ðoái trông cỏ áy cây vàng,
Sợ con người đẹp muộn màng lỡ duyên!
Tuổi đang trẻ nết quen càn rỡ,
Thế mà không đổi sửa cho đành.
Khuất Ngyên lo sợ mình không làm tròn trách nhiệm,lại sợ nước Sở suy
yếu,không địch nổi ước Tần tàn bạo,sợ vua Sở không noi theo đường
chính nên ông sốt ruột nói:
Ngựa hay cưỡi lấy, đi nhanh,
Lại đây ta chỉ cho mình đường quang.
lòng yêu nước của Khuất Nguyên vẫn nằm trong khuôn khổ đạo
Nho,nghĩa là yêu nước gắn với việc trung vua.Nhưng lòng trung
của ông không phải là ngu trung, ông muốn nhà vua mà ông thờ
phải là một anh quân. Ông thường nêu cao tấm gương sáng của
vua Nghiêu,Thuấn và không tiếc lời mạt sát Kiệt,Trụ.Và theo
Khuất Nguyên thì anh quân là những vị biết dùng người tài giỏi,
giữ đúng mực thước,tôn trọng pháp luật,yêu thương dân.Còn hôn
quân là những kẻ chỉ lo vui chơi,nghe lời ton hót. Ông kết luận
rằng :
Ông trời chẳng riêng yêu ai hết,
Xem thấy ai đức nết thì nên.
Xưa nay chỉ bậc thánh hiền,
Thương dân mới được cầm quyền trị dân.
Những tư tưởng chính trị của ông không có lợi cho bọn quý tộc nên bị bọn chúng
gièm pha,hãm hại.
Theo đạo chính nhằm đường ngay thẳng,
Nghiêu Thuấn xưa thiệt đấng minh quân.

Cớ sao Kiệt Trụ ngu đần,
Ðâm đầu lối tắt sa chân đường cùng.
Hám vui bọn chúng không biết sợ,
Ðường tối tăm hiểm trở xiết bao.
Xe loan e lúc đổ nhào,
Phải rằng ta sợ thiệt vào đến thân!
Cố theo kịp gót chân vua trước,
Quản chi công xuôi ngược long đong.
Tình ta mình chẳng xét cùng,
Nghe lời ton hót đem lòng giận ta!
Nói thẳng vẫn biết là có hại,
Biết vậy mà nín mãi không đành!
Hai câu thơ “ Nói thẳng vẫn biết là có hại,
Biết vậy mà nín mãi không đành!” cho thấy được một
phẩm chất đáng quý trong con người tác giả, đó là sự kiên định với
lý tưởng của mình , cho dù có bị ruồng bỏ đi chăng nữa.
Sự kiên trì đó của ông được thể hiện qua những việc cụ thể ông làm,khi
hoạt động chính trị, ông không ngừng lo chăm chút bồi dưỡng nhân tài:
Chín vườn lan lại nghìn sào huệ,
Một mình ta chăm chỉ hôm mai.
Tử tiêu bạch chỉ xen vai,
Kẹ trong đỗ nhược, bao ngoài tân di.
Mong cành lá có khi đua nẩy,
Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi.
Chính vì yêu nước,yêu dân nên ông muốn đưa nước Sở đến chỗ phồn
vinh,tốt đẹp.Từ lợi ích của nước Sở ông lại có cái nhìn đúng đắn về tình
thế và đề ra đường lối sáng suốt: phải nên cải tổ nền chính trị,quan tâm
chăm sóc đến dân. Ông đau xót khi thấy nhân dân đang lầm than khổ sở:
Đời người khổ kể làm sao xiết
Đành than dài gạt vết lệ hoen

Ông cũng đề ra chính sách “ Hợp tung”,nghĩa là liên Tề,kháng
Tần.Nhưng chủ trương không được tin dùng,bản thân lại bị ruồng bỏ:
Làm xinh ta khéo vô duyên
Sớm vừa can gián chiều liền sa cơ
Dù vậy nhưng ông vẫn không thoái chí,không chịu thay đổi đường đi :
Sa cơ mặc, nhởn nhơ vẫn thế
Vẫn đeo lan , giắt huệ như xưa
Lòng ta đã thích đã ưa
Dẫu rằng chín chết có chừa được đâu
Không chỉ thế mà để đấu tranh với bọn quyền thần gian nịnh, ông đã
thẳng thắn vạch trần tâm địa và hành động xấu xa bỉ ổi hại nước hại dân
của chúng:
Chúng chen chúc trên đường vụ lợi,
Tấm lòng tham, tham mãi tham hoài!
Ðem dạ mình đọ bụng người,
Sinh lòng ghen ghét, đặt lời gièm pha.
Mồi phú quý cố mà đeo đuổi,
Phải lòng ta có vội thế đâu.
… Lan ta tưởng đáng nơi tin cậy,
Có ngờ đâu bóng bẩy mà hư.
Theo đời bỏ vẻ đẹp xưa,
Ðua đòi cẩu thả cũng như mọi loài.
Tiêu bợ đỡ nịnh đời ra mặt,
Túi thuốc trừ nhét chặt thù du.
Ðem thân cầu cạnh bôn xu,
Còn đâu giữ được thơm tho tính trời.
Trong đoạn thơ trên ta thấy Lan là Tử Lan,con Hoài Vương, Tiêu là Tử
Tiêu, đại phu nư ớc Sở.Như thế là ông chỉ mặt chỉ tên.
Trong Ly Tao có rất nhiều đoạn miêu tả sự vò xé day dứt của một tâm
trạng đau đớn triền miên trước thảm hoạ của đất nước và sự giằng co vật

lộn giữa những mâu thuẫn - mâu thuẫn giữa tâm trạng khát khao muốn
thoát khỏi nơi đen tối để đi tìm “bạn lòng” với một tấm lòng gắn bó
không thể dứt tình rời bỏ quê hương .Đây là một bi kịch của một nhà
chính trị yêu nước nhưng đó cũng lại là tình cảm yêu dân,yêu nước thể
hiện tính lãng mạn trong tác phẩm.
Đoạn nhà thơ nhờ Linh Phân gieo quẻ cho thấy rằng mặc dù bị nhà vua
ruồng bỏ nhưng ông vẫn không muốn xa rời nước Sở Qủe nói:
Nghĩ chín cõi mênh mông rộng rãi,
Phải riêng đây có gái kén chồng?
Ðường xa xin chớ ngại ngùng,
Người xinh ai chẳng đem lòng khát khao?
Cỏ thơm kể nơi nào chẳng có,
Thương tiếc chi quê cũ nữa anh!
Quáng lòa bao kẻ chung quanh,
Dở hay ai xét cho mình nữa đâu!
Nói rõ ra là quẻ khuyên ông nên sang nước khác, ở đấy ông sẽ được
trọng dụng.Nhưng ông không làm như thế, ông không nỡ phản bội Tổ
Quốc bởi Tổ Quốc đối với ông không chỉ là vua mà còn là dân ,nòi
giống,núi sông,quê hương…
Ông không đi,thà ở lại mà sầu tủi rồi chết nhưng được chết trên đất quê
hương.
Thái độ của ông rất dứt khoát,Dù cho người đời có không tán thành
nhưng ông sẽ đi tìm kẻ hiểu mình,dù trên trời hay dưới đất:
Quản bao nước thẳm non xa
Để ta tìm kiếm cho ra bạn lòng
Rồi bằng sự tưởng tượng của mình, ông rời đất Thương Ngô,cho ngựa
uống nước ở Hàm Tri,nghỉ ở đất Phù Tang,rồi xuống miền Bạch
Thuỷ,dừng cương ở Lãng Phong,gặp người nọ người kia.Và rồi
Thiên hạ thuỳ nhân lân độc tỉnh
Tứ phương hà xứ thác cô trung

( Trong thiên hạ ai người thương kẻ tỉnh một mình.Khắp bốn
phương,không có nơi nào gửi gắm tấm lòng cô trung )
Như trên đã nói,Khuất Nguyên không thể rời xa nước Sở,và cuối cùng
cái chết đến với ông như một lẽ tất yếu của sự bế tắc…
III.Nghệ thuật
Về nghệ thuật, Ly Tao đánh dấu một bước nhảy vọt của thơ ca cổ Trung Quốc
.Bằng những hình tượng sinh động Ly Tao đã làm nổi bật nội dung tư tưởng sâu sắc
và phong phú. Là tác phẩm trữ tình nhưng Ly Tao đã kết hơp khéo léo yếu tố tự sự
để miêu thuật thật xúc động nhân vật Khuất Nguyên với cả cuộc đời từ lúc xuất
thân đến những lý tưởng, cảnh ngộ, đau khổ, nhiệt tình đấu tranh, mâu thuẫn bao
nhiêu biểu hiện phức tạp của cả một sinh mệnh trong một tấn bi kịch.
Bi kịch của cá nhạn, bi kịch của một đất nước. Ly Tao đã nhào năn những chi
tiết chân thực của cuộc sống hiện thực với những ảo tưởng kì vĩ bằng cách tưởng
tượng khoa trương rất mạnh mẽ tình cảm lớn buồn đau lớn nên nhà thơ phải dùng
sự khoa trương lớn mới diễn tả hết được. Những chuyện lên trời xuống đất, trò
chuyện với thần linh, sai khiến gió mưa sấm sét chính là để thể hiện những điều đó.
Một thủ pháp nghệ thuật thật sự độc đáo của Ly Tao là dùng nhiều tỉ dụ, ẩn dụ
chăm lo tu dưỡng phẩm chất tài năng thì nói uống sương sa, ăn hoa quý khoác hoa
thơm cỏ đẹp lên mình cho thêm xinh. Đào tạo nhân tài thì giỏi cho đất nước thì nói
là chăm bón, vun xới cho hang ngàn mẫu lan, hàng trăm mẫu huệ, lại còn xen kẽ
với bao lại cỏ cây quý khác. Trung với vua thì nói là yêu thương chung thuỷ với
người yêu. Trách vua trước trong dụng thì nói là người tình bạc bẽo đổi lòng. Phê
phán bọn gian nịnh hiền thần thì nòi là chúng ghen tuông với người đẹp. Khao khát
muốn tìm người chung lý tưởng thì nói muốn đi tìm người bạn lòng…cách thể hiện
này khiến tác phẩm hình thành một phong cách mới lạ, hấp dẫn.
Kết cấu Ly Tao cũng rất hoàn mỹ, vừa chặt chẽ vừa biến hóa, có những chỗ hồi
hoàn trở đi trở lại ý thơ, nhấn sâu thêm ấn tượng cho người đọc.
Ly Tao là một bài thơ trữ tình lâm li.Thơ của một nhà chính trị nhưng
chất thơ rất đậm,kết hợp trữ tình và tự sự,lãng mạn và hiện thực.Cách
nói của nhà thơ là cách nói bằng hình tượng. Ông dùng các thứ hoa thơm

cỏ lạ nơi núi cao vực thẳm để tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp .
Ông lấy điển trong thần thoại,truyền thuyết tả mây gió,trăng sao,núi non
sông nước,làm cho ý thơ càng thêm bao la.

×