Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chuyên đề Đổi mới kiểm tra đánh giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.76 KB, 4 trang )

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
ĐỂ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1/.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua thực tế cho thấy, việc kiểm tra đánh giá hiện nay ở trường THCS chưa được coi
trọng, quan tâm đúng với mức độ yêu cầu của nó. Từ các khâu, hình thức, yêu cầu kiến
thức so với kiến thức chuẩn trong kiểm tra chưa được thực hiện nghiệm ngặt. Vì vậy
chưa phát huy được tính tích cực của người học, sự chiếu lệ của GV lâu dần trở thành
sức ì, trậm đổi mới, phát triển.
Để phù hợp với phương pháp giảng dạy tích cực lấy học sinh làm trung tâm;
chống đọc chép trong giảng dạy, thì đổi mới kiểm tra – đánh giá học sinh cũng là
một khâu trọng; nếu phương pháp đánh giá đúng đắn, khoa học sẽ giúp cho người học:
tự đánh được năng lực học tập của bản thân, nhận biết được lực học của mình so với
yêu cầu của GV; đồng thời qua đó giáo viên nhận biết được khả năng tiếp nhận kiến
thức của sinh sinh qua từng chương, bài, tiết. Từ đây là cơ sở để giáo viên phân loại học
sinh để có biện pháp dạy học phù hợp, tức là điều chỉnh phương pháp dạy học của mình
đến từng đối tượng học sinh khi đã có sự phân loại.
Lý do trên đây là cơ sở để giáo viên quyết định chọn đề tài:
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
ĐỂ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
2/.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Trong thời gian vừa qua là người giáo viên đứng lớp, chúng tôi đã học hỏi và
ứng dụng những phương pháp đánh giá khác nhau trong những tiết lên lớp. Trong đó có
kiểm tra: Miệng; 15 phút, 45 phút; cụ thể như sau:
a/.Kiểm tra miệng:
Thông thường giáo viên kiểm tra vào đầu giờ học khoảng từ 5 đến 10 phút, như
vậy sẽ tạo cho học sinh một tâm lý khi vào đầu tiết học sẽ kiểm tra. Từ đó sẽ không
kiểm tra nữa. Do đó HS ít chú ý đến bài giảng. Chính vì lý do này mà người giáo viên
phải kết hợp kiểm tra trong bài giảng ví dụ về kiến thức có liên quan. trả lời các ? trong
SGK.
b/.Kiểm tra 15 phút
Có 2 hình thức kiểm tra:


-Kiểm tra đầu tiết học: Kiểm tra về khả năng nắm bài cũ.
-Cuối tiết học: Kiểm tra về khả năng tiếp nhận bài mới.
Việc kiểm tra ở hình thức thứ hai này nên áp dụng vì sau khoảng thời gian
trong giờ dạy sẽ nắm được khả năng tiếp nhận kiến thức mới của học sinh. Khi đó
người giáo viên thông qua đó sẽ điều chỉnh được phương pháp giảng dạy của mình.
c/.Kiểm tra 45 phút và kiểm tra học kỳ theo quy định của PPCT và quy định cho
điểm từng phần: Trắc nghiệm và tự luận.
1
Nhưng theo tôi về phần trắc nghiệm khi ra đề nên cho 2 đề riêng biệt với mục
đích học sinh sẽ phải học đều hơn; tránh học tủ; học vẹt và số câu hỏi thường là 025
điểm/01 câu và khoảng từ 12 đến 16 câu hỏi.
Hiện nay, thực trạng giáo viên giảng dạy khi ra đề kiểm tra rất ngại khi ra đề,
HS làm được hay không đã phản ánh được tình hình giảng dạy của giáo viên. Do đó
người giáo viên phải tích cực vận dụng vào những cách kiểm tra đánh giá học sinh để
phù hợp với phương pháp giảng dạy.
3/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1/. Đối với kiểm tra miệng:
Sau mỗi bài học cần có sự khắc sâu giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức trọng
tâm của bài đó; qua đó học sinh nhận biết được phải học gì ở nhà. Nếu có thể nên nêu
ra trước câu hỏi, không nên kiểm tra bất kì một phần nào mình thích mà không nằm
trong trọng tâm của bài học.
-Vận dụng linh hoạt một số hình thức kiểm tra miệng thực sự lôi cuốn học sinh
trong lớp và đánh giá được nhiều học sinh nhất. Ngoài mục đích kiểm tra việc nắm vữa
kiến thức của các em, phải một lần nữa khắc sâu thêm kiến thức trọng tâm của bài cũ
cho học sinh.
-Kiểm tra một học sinh, yêu cầu cả lớp cùng lắng nghe suy nghĩ trả lời; sau đó
yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời của bạn lên bảng, nêu trình bày khác của mình(nếu
có); giáo viên nhận xét và cho điểm xứng đáng với phần nhận xét của học sinh. Cách
làm này sẽ lôi cuốn được học sinh cả lớp hăng hái lắng nghe, hăng hái phát biểu nhận
xét để có điểm tốt, mặt khác giáo viên có thể kểm tra nhanh được nhiều học sinh, đồng

thời củng cố khắc sâu thêm kiến thức cũ.
-Kết hợp với vấn đáp một vài học sinh lên bảng lập bảng, lập niên biểu, sơ đồ,
lược đồ, hệ thống lại, trình bày diễn biến trên lược đồ
-Trong quá trình dạy học giáo viên nên đưa ra những câu hỏi có chất lượng yêu
cầu học sinh phải dựa trên kiến thức cũ kết hợp với kiến thức mới để trả lời câu hỏi.
Ngoài việc giáo viên nên kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh (như tìm hiểu về
một sự kiện, nhân vật, sưu tầm tranh, vẽ lược đồ, ) và kịp thời có điểm thưởng, hoặc
tuyên dương để động viên các em. Còn các em cảm thấy mình được khẳng định năng
lực trước bạn bè là mình đã tiến bộ hơn, qua đó kính thích học sinh học tập tiến bộ.
3.2/.Trong kiểm tra viết nhất là bài kiểm tra 1 tiết.
Trong khâu ôn tập: Giáo viên phải giới hạn phần trọng tâm ôn tập cho học sinh
bằng các câu hỏi hoặc các câu chủ đề lớn để học sinh có thể ôn tập. Ngoài ra trong các
cấu trúc chương trình giáo viên phải dựa trên chuẩn kiến thức để ra đề cũng những yêu
cầu ôn tập cho học sinh.
3.3/.Trong khâu ra đề:
-Việc ra đề kiểm tra đóng một vai trò hết sức quan trọng, tác động trực tiếp và
tức thời đến nội dung, phương pháp của cả thầy và trò, chất lượng của việc kiểm tra
2
đánh giá phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế đề thi, đáp án và biểu điểm. Do đó việc ra
đề thi, kiểm tra phái đáp ứng các yêu cầu sau:
+Đề kiểm tra phải đạt độ khó cần thiết, phải đảm tính toàn diện và có sự phân
hoá học sinh.
+Đề kiểm tra phải kết hợp có tính thực tiễn, tính kinh tế (kinh phí, điều kiện in
ấn, )
+Để kiểm tra cần chú ý đến khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, gây được hứng
thú cho học sinh.
+Sử dụng nhiều dạng đề khác nhau, áp dụng hình thức kiểm tra khoa học tiên
tiến.
Do đó, để làm tốt khâu ra đề thì người giáo viên cần phải suy nghĩ một số câu
hỏi sau:

*Cần khảo sát gì ở học sinh?
*Kiến thức trọng tâm, chuẩn là gì?
*Mục tiêu, yêu cầu của đơn vị kiến thức là gì?
*Trình bày các câu hỏi dưới hình thức như thế nào?
*Liên hệ thực tế, vận dụng với mức độ nào?
*Câu hỏi nào phù hợp với đối tượng học sinh, có tính phân loại học sinh?(Tức
là mức độ khó hay dễ)
Một vấn đề đặt ra ma trật đề - Điều này đã được rất nhiều giáo viên xem nhẹ?
Vậy tại sau phải làm ma trận đề kiểm tra? Việc ra ma trận đề lợi ích gì?
Việc thiết kế một bảng hai chiều(còn gọi là ma trận đề) cho một bài kiểm tra là
hết sức cần thiết bởi những lí do sau:
Đưa ra được một cấu trúc hợp lí, cân đối nhằm xác định được đầy đủ các nội
dung cần kiểm tra của mỗi chương, phần hay toàn bộ nội dung cần đạt của môn học.

Thể hiện được số lượng những câu hỏi đảm bảo cân đối về thời lượng cũng
như mức độ quan trọng của từng nội dung bài học.

Thể hiện được cụ thể các yêu cầu về mức độ nhận thức của mỗi nội dung cần
kiểm tra.
Nội dung
Mức độ
Nội dung 1
(Kiến thức, kỹ
năng cụ thể)
Nội dung 2 Nội dung 3
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
3
+Đối với phần trắc nghiệm thường giáo viên để ở dạng khoanh tròn đáp án đúng!

Điều này chưa kích thích học sinh. Vì vậy hình thức ra đề cần phong phú về hình thức
như:
.Dạng câu hỏi để trống
.Dạng câu hỏi đúng – sai.
.Loại câu hỏi ghép đôi
.Loại câu hỏi có nhiều lựa chọn.
và như vậy đề làm phong phú câu hỏi, đáp ứng nhiều câu hỏi, thể hiện được yêu
cầu kiểm tra toàn diện thì giáo viên nên ra khoảng 10 đến 12 câu, với mỗi câu là 0.25
điểm.
IV/. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
4

×