Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỎI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.15 KB, 5 trang )

Sở Giáo dục & Đào Tạo Đồng Tháp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THAM LUẬN
TIÊU ĐỀ: ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ, THÚC
ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Họ và tên: Đinh Văn Tâm
Giáo viên dạy môn: Địa lí
Đơn vị: Trường THPT Chu Văn An
-----------
Luật giáo dục qui định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động. Tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Trong điều kiện như hiện nay, chúng ta có thể thực hiện việc đổi mới
phương pháp dạy học môn địa lí ở THPT sẽ góp phần đạt được các mục tiêu
giáo dục phổ thông như đã nêu.
Những tiền đề cơ bản cho việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi
mới công tác kiểm tra đánh giá đó là:
Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là: Đổi mới về phong cách
dạy và học; nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn địa lí.
Việc đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí chỉ thành công nếu chúng
ta đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa phương pháp dạy học môn địa lí, tổ chức
dạy học môn địa lí theo kiểu mới trên cơ sở tăng cường áp dụng các phương
pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học hiện đại, kết hợp với cải tiến các
phương pháp dạy học truyền thống theo những định hướng mới nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn địa lí, làm cho môn học địa lí kích
thích sự ham học, thích nghiên cứu của học sinh.
Học tập là một hoạt động chủ đạo của học sinh, tính tích cực trong hoạt
động học tập là tính tích cực nhận thức liên quan đến động cơ học tập, động cơ
đúng thì tạo ra hứng thú, có hứng thú thì tự giác học tập, mà hứng thú và tự


giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực, mà tính tích cực tạo ra tư duy
sáng tạo. Người giáo viên đứng lớp phải nắm vững các yếu tố tâm lý này để
vận dụng có hiệu quả tiết dạy trên lớp, phương pháp dạy học tích cực hướng
tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học chứ không
tập trung vào phát huy tính tích của người dạy để đạt được kết quả giảng dạy
theo phương pháp mới thì giáo viên phải nổ lực nhiều, nắm vững kiến thức,
hiểu từng đối tượng học sinh, đặc điểm của từng lớp dạy, để xây dựng nội
dung phương pháp hợp lí. (tâm huyết với nghề nghiệp)
Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy và đổi mới kiểm tra
đánh giá trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác giữa thầy và
trò, vì vậy giáo viên phải hết sức quan tâm đến từng đối tượng học sinh hướng
dẫn các em vào hoạt động tích cực giúp đỡ và tạo tâm lý thoải mái để học sinh
học tập. Dạy học tích cực sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục, nhiệm vụ
chủ yếu của giáo viên là trở thành người thiết kế và thực hiện cho việc học tích
cực của học sinh trong từng hoàn cảnh cụ thể (thiết bị đồ dùng, đối tượng học
sinh yếu, kém, trung bình). Sự lựa chọn phương pháp dạy hợp lý cho từng đối
tượng học sinh sẽ mang lại kết quả cho một nội dung bài giảng cụ thể. Cải tiến
phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực hoạt động dạy và học
từng bước vận dụng những phương tiện dạy học mới (Máy chiếu) nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn thật sự.
Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, đó là việc đổi mới
kiểm tra đánh giá. Đổi mới kiểm tra đánh giá là quá trình thúc đẩy đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Đánh giá là quá trình thu thập, phân tích hiện trạng và so sánh với mục
tiêu ban đầu đặt ra trong quá trình giảng dạy. Đánh giá kiểm tra để làm rõ mức
độ hoàn thành mục tiêu dạy học, điều chỉnh hoạt động dạy học, nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học.
Kiểm tra đánh giá tạo điều kiện cho giáo viên phân hóa về trình độ học
sinh từ đó có biện pháp giúp đỡ các em học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh
khá, giỏi.

Việc đánh giá học sinh cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khách quan, chính xác: Tổ chức khâu kiểm tra chung đồng loạt theo
từng khối lớp. Tinh thần trách nhiệm của giáo viên coi và chấm (có sự quan
tâm chỉ đạo từ trên xuống).
- Toàn diện, hệ thống: Đánh giá cả về kiến thức lẫn kỹ năng, năng lực
tư duy, thái độ.
- Công khai và kịp thời.
- Vừa sức, bám sát chương trình, không đưa những vấn đề quá khó,
không thích hợp với học sinh hoặc xa rời chương trình.
- Nội dung kiểm tra là những kiến thức, kỹ năng, thái độ. Trong kiến
thức, có cả câu hỏi sự kiện và câu hỏi suy luận, trong đó chú trọng câu hỏi suy
luận:
+ Độ khó của bài kiểm tra phải phù hợp với tiêu chí đánh giá môn học
nội dung phải phù hợp với thời lượng qui định.
+ Có sự phân hóa học sinh, tạo cơ hội để học sinh bộc lộ sự sáng tạo của
mình.
- Các hình thức kiểm tra: Kiểm tra bài cũ, dạy bài mới hoặc cũng cố,
đánh giá tiết học, kiểm tra định kỳ hàng tháng.
Để đảm bảo tốt kiểm tra đánh giá và thật sự thúc đẩy cho quá trình đổi
mới phương pháp dạy học thì bản thân giáo viên phải làm tốt các yêu cầu sau:
- Xây dựng câu hỏi kiểm tra:
+ Phải chính xác, rõ ràng tránh làm cho học sinh hiểu sai. Bên cạnh câu
hỏi chính , có dự kiến câu hỏi phụ.
+ Câu hỏi phải vừa sức học sinh, cho phép trả lời ngắn gọn.
+ Cần có những câu hỏi cho học sinh dựa vào bản đồ để trả lời hoặc
những câu hỏi phải có gắn với kênh hình sách giáo khoa.
+ Câu hỏi và câu trả lời của học sinh phải được cả lớp lắng nghe, theo
dõi và bổi sung.
- Đánh giá kiểm tra: Giáo viên phải có nhận xét cụ thể, chính xác ưu
nhược điểm, uốn nắn phương pháp học tập cho học sinh.

- Câu hỏi kiểm tra giáo viên nên thiết kế bao gồm cả: Trắc nghiệm tự
luận; trắc nghiệm khách quan (nhiều hình thức).
- Ra đề kiểm tra, xây dựng biểu điểm trên cơ sở thiết lập ma trận hai
chiều. Câu hỏi phải có nhiều mức độ khác nhau (số lượng câu hỏi).
* Kết quả việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong những năm qua tại đơn
vị: mặc dù vẫn còn nhiều học sinh yếu kém bộ môn, nhưng quá đó có những
chuyển biến tích cực, học sinh năng động hơn trong hoạt động học tập của
mình. Bởi để làm tốt các bài kiểm tra nhất là các câu hỏi trắc nghiệm học sinh
phải có kiến thức và hiểu biết rộng nội dung chương trình. Nắm vững các kỹ
năng môn địa lí khi tham gia các bài tập (vẽ biểu đồ, phân tích số liệu thống
kê, khai thác thông tin trên bản đồ atlat, phân tích, tổng hợp, so sánh đánh giá
tìm nguyên nhân…). Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh trung thực, khách
quan, đạt điểm tốt, là yếu tố khích lệ tinh thần học tập của các em. Trong giờ
học trên lớp giáo viên nên thường xuyên khen và động viên các em, để học
sinh tích cực học tập. Khi học sinh học tích cực thì vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực cũng dễ thực hiện (xem như thành công).
Để đạt những kết quả trong đổi mới phương pháp dạy học, trong đó chú
trọng công tác đổi mới kiểm tra đánh giá cần phải có chỉ đạo sát sao của Ban
giám hiệu và sự phối hợp chặt chẽ của các thành viên trong nhà trường, nhất là
khâu tổ chức giảng dạy, ra đề, tổ chức coi kiểm tra đến công tác chấm bài (Tất
cả đều phải có theo dõi kiểm tra thường xuyên của Ban giám hiệu).
Kiến nghị: Lãnh đạo Sở cần quan tâm đầu tư trang bị phương tiện, đồ
dùng dạy học nhiều hơn nữa cho các đơn vị trường (Phương tiện trình chiếu
như Projector).
Trên đây là những nội dung mà bản thân tôi đã rút kết được qua thực tế
giảng dạy, xin tham gia cùng với Hội nghi.
Cuối cùng xin chúc sức khỏe toàn thể Đại biểu, chúc Hội nghị thành
công tốt đẹp.
Duyệt của BGH Người Viết
Đinh Văn Tâm

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×