Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kim và kìm kẹp kim khâu phẫu thuật (Kỳ 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.17 KB, 5 trang )

Kim và kìm kẹp kim khâu phẫu thuật
(Kỳ 2)

3.3. Các biện pháp kỹ thuật khác để khâu và đóng tổ chức:
Hiện nay đã có một số biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng ngày càng
rộng rãi trong phẫu thuật để giúp việc khâu và đóng các tổ chức trong cơ thể một
cách nhanh chóng và an toàn.

3.1. Ghim phẫu thuật:
+ Dụng cụ ghim TA (TA30, TA55, TA90): dùng để đặt một đường ghim
kép so le nhau có độ dài 30, 55 và 90 mm. Chúng thường được dùng để đóng các
mỏm cắt phế quản trong các phẫu thuật phổi. Có hai cỡ ghim là 3,5 và 4,8 mm
dùng cho các tổ chức có độ dày khác nhau. Dụng cụ TA30 còn có thêm một hộp
ghim mạch máu đặc biệt (3,2 mm) với các ghim nằm sát nhau hơn để đóng các
mạch máu trong các phẫu thuật cắt thùy phổi hay cắt phổi.
+ Dụng cụ ghim GIA: dùng để đặt hai đường ghim kép so le đồng thời cắt
luôn tổ chức nằm ở khoảng giữa hai đường ghim kép đó. Nó thường được dùng để
đóng các mỏm cắt của ruột trong các phẫu thuật đường tiêu hoá. Ưu điểm là nhanh
hơn khâu tay, rút ngắn được thời gian mổ và gây mê, giảm được chấn thương tổ
chức, giảm lượng máu mất và thời gian nằm viện.
+ Dụng cụ ghim EEA: dùng để tạo các miệng nối ruột tận-tận và tận-bên.
Dụng cụ EEA cũng như ILS (thiết bị dập ghim nội ống Ethicon) đã được áp dụng
ngày càng rộng rãi trong các phẫu thuật nối thông thực quản và trực tràng.
+ Dụng cụ ghim LDS: dùng để vừa thắt vừa cắt cùng một lúc bằng cách đặt
hai clip bằng sắt không gỉ vào hai bên một lưỡi dao cắt. Nó thường được dùng để
cắt các mạch máu mạc treo, dạ dày và mạc nối.
+ Dụng cụ ghim đóng da: dụng cụ ghim đóng da ngày càng được dùng phổ
biến hơn. Ưu điểm của nó là: rút ngắn được thời gian mổ, ít gây tổn thương và
hoại tử mép vết mổ hơn so với khâu tay bằng chỉ không tiêu.

3.2. Các chất keo dính phẫu thuật:



+ Keo fibrin:
- Keo dính fibrin: được tạo ra từ chính máu người, chứa fibrinogen, yếu tố
XIII, fibronectin, thrombin, aprotinin và calcium chloride. Các nghiên cứu đã thấy
keo fibrin có hiệu quả tốt trong các nối thông dạ dày, thực quản, ruột non và thần
kinh.
Trong mổ ghép da nó có tác dụng cầm máu và cố định mảnh ghép da rất
hiệu quả. Với các vết thương lớn và sâu, có thể cho thêm vào keo fibrin các yếu tố
phát triển để tăng cường quá trình liền tại chỗ vết thương.

- Chất dán dính fibrin (fibrin seal adhesive): cho tới nay, chất dán dính
fibrin vẫn là chất dính tổ chức có hiệu quả nhất. Nó là một hệ hai thành phần
(Tissucol) tạo ra từ máu toàn phần.
Khi hai thành phần đó được trộn vào nhau thì sẽ xảy ra khâu cuối cùng của
quá trình đông máu, tạo nên một chất dạng nhầy có tác dụng dính tổ chức lại với
nhau.

+ Keo cyanoacrylate: keo cyanoacrylate có tác dụng dính tổ chức và cầm
máu. Có thể dùng nó để cố định mặt khớp háng nhân tạo, nối ghép phế quản (keo
buty 1-2 cyanoacrylate)

+ Chất hàn protein (protein solder): để tăng cường độ chắc của các mối nối
tổ chức bằng laser, một số chất hàn protein đã được nghiên cứu như: dung dịch
albumin người, dung dịch albumin xấy khô, dung dịch fibrinogen, keo fibrin và
hồng cầu.
Các chất này được đặt thành một lớp mỏng ở ngay gần các mép tổ chức
chuẩn bị được nối trước khi cho Laser hoạt động.

3.3.3. Băng dính da:


Hiện nay các băng dính da được sản xuất bằng công nghệ hiện đại để có độ
dính cao, ít gây dị ứng da, có khả năng thấm mồ hôi
Các tác dụng chính của băng dính da là: giúp cố định tốt hơn các mảnh da
ghép, giúp kéo liên tục mép vết thương gần lại nhau để làm giảm độ căng các mối
khâu và giảm độ rộng của sẹo vết mổ.
So với khâu hay ghim da thì băng dính da ít gây phản ứng viêm do dị vật, ít
bị nhiễm trùng, có độ chắc cao hơn và có hình thức thẩm mỹ tốt hơn.
Ngoài ra băng dính da thường rẻ và sử dụng thuận tiện hơn so với các biện
pháp đóng da vết mổ khác.


×