Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

phân tích hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.64 KB, 9 trang )

Phân tích hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
1.1 Khái niệm,đặc điểm về ủy thác mua bán hàng hóa
1.1. Khái niệm:
- Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác
thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện
đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác (Đ 155/LTM)
- Là hoạt động thương mại theo sự ủy nhiệm và vì lợi ích của người khác để được
hưởng thù lao.
1.1.2 Đặc điểm
- Bên nhận ủy thác nhân danh chính mình trong hoạt động thương mại, nghĩa là
khi có tranh chấp thì khách hàng sẽ khiếu nại trực tiếp với bên nhận ủy thác,
khách hàng không có quyền đòi bồi thường trực tiếp với bên ủy thác. Các thiệt
hại nếu có sẽ do bên nhận ủy thác khiếu nại với bên ủy thác.
- Là hành vi thương mại trung gian nhưng bên nhận ủy thác trực tiếp ký hợp đồng
và thực hiện hợp đồng.
Ví dụ: Nokia ủy thác cho FPT bán điện thoại di động vào VN, khi có khiếm
khuyết khách hàng chỉ có quyền khiếu nại với FPT
-Theo điều 158-luật thương mại thì: Tất cả hàng hoá lưu thông hợp pháp đều có
thể được uỷ thác mua bán.
2.1 Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
2.1.1 Khái niệm
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là hình thức pháp lý của hoạt động ủy thác
mua bán hàng hóa.
Theo luật thương mại điều 160 đã quy định hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương.
2.1.2 Chủ thể
-Chủ thể uỷ thác mua ,bán hàng hóa: Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh
doanh trong nước và hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều được uỷ thác
trao đổi, mua bán hàng hóa.
- Bên ủy thác mua bán hàng hóa (Đ157) là thương nhân hoặc không phải là
thương nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu


của mình và phải trả thù lao ủy thác.
- Bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa (Đ156) là thương nhân kinh doanh mặt
hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện việc mua bán hàng hóa
theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác.
-Chủ thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá: Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép
kinh doanh mua bán đều được phép nhận uỷ thác
2.1.3 Điều kiện của chủ thể xuất uỷ thác .
-Đối với bên uỷ thác:
+Có giấy phép kinh doanh trong nước và hoặc có giấy phép kinh doanh.
1
+Có hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu kinh doanh, nếu uỷ thác mua bán những
hàng hoá thuộc hạn ngạch hoặc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã duyệt đối với các
mặt hàng có liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quan đến cân đối lớn của
nền kinh tế quốc dân.
Trường hợp cần thiết Bộ thương mại có văn bản cho doanh nghiệp được uỷ thác
theo hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu kế hoạch đã giao cho bên nhận uỷ thác.
+Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng
chuyên ngành.
+Có khả năng thanh toán hàng hoá uỷ thác.
- Đối với bên nhận uỷ thác :
+Có giấy phép kinhh doanh.
+Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá uỷ thác.
2.1.4 . Phạm vi hoạt động uỷ thác .
-Uỷ thác và nhận uỷ thác những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước cấm kinh
doanh, mua bán.
-Bên uỷ thác chỉ được uỷ thác những mặt hàng nằm trong phạm vi kinh doanh đã
đựợc quy định trong giấy phép kinh doanh trong nước, hoặc trong giấy phép kinh
doanh.
2.1. 5 Quyền và nghĩa vụ của các bên :
a. Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ thác

* Quyền (Đ162 LTM): Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên ủy thác có các
quyền sau:
- Yêu cầu bên nhận ủy thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng;
- Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp
luật, trừ trường hợp bên ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên ủy
thác gây ra hoặc các bên cố ý làm trái các quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ : Bên uỷ thác thanh toán cho bên nhận uỷ thác và các khoản phí tổng
phát sinh khi
thực hiện uỷ thác.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên ủy thác có các nghĩa vụ sau(Đ156 LTM):
- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp
đồng ủy thác;
- Trả thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác.
- Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác.
- Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên ủy thác vi phạm pháp luật mà
nguyên nhân do bên ủy thác gây ra hoặc các bên cố ý làm trái các quy định của
pháp luật.
Quyền kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện
việc mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác.
2
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc hình
thức pháp lý khác tương tương(Điều 159/luật thương mại)
b. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác
Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trờng
giá cả khách hàng có liên quan đến đơn hàng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. Bên
uỷ thác và bên nhận uỷ thác thương lượng và ký kết hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi,
nghĩa vụ, trách nhiệm của hai bên do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng uỷ
thác.
Kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện việc
mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác.

- Hình thức (Đ159 LTM)
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc hình thức
pháp lý khác tương tương.
- Có thể ủy thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng ủy thác
mua bán hàng hóa đã ký, nếu có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác.
* Nghĩa vụ (Đ165 LTM): Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên ủy thác có các
quyền sau:
- Thực hiện mua bán hàng hóa theo thỏa thuận;
- Thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp
đồng ủy thác;
- Thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận
- Bảo quản, giữ gìn tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng ủy thác;
- Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy
thác;
- Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận;
- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu
nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây
ra.
Tóm lại:
+Các bên tham gia hoạt động uỷ thác phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy
định của hợp đồng uỷ thác do các bên tham gia đã ký kết. Vi phạm những quy
định trong hợp đồng tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật và các
quy định hiện hành.
+Mọi tranh chấp giữa các bên ký kết hợp sẽ do các bên thương lượng hoà giải để
giải quyết, nếu thương lượng không đi đến kết quả thì sẽ đưa ra Toà kinh tế, phán
quyết của toà án là kết luận cuối cùng bắt buộc các bên phải thì hành.
Việc ủy thác ngày càng được nhiều được các doanh nghiệp áp dung và được
nhiều người biết đến như trước 1989 hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác ít được
mọi người chú ý quan tâm đến, nhưng ngày nay trong điều kiện mở cửa cộng với
sự chuyên môn hoá trong lĩnh vực ngoại thơng nên hoạt động xuất nhập khẩu uỷ

3
thác đang đựơc Nhà nước quan tâm chú ý đến, biểu hiện là những văn bản pháp
luật pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, nghị định 57/CP của Chính phủ về quản lý
Nhà nước đối với xuất nhập khẩu, hơn nữa còn có Thông tư của Bộ trưởng Bộ
Thương mại số 18/1998/TT – BTM ban hành riêng về việc điều chỉnh hoạt động
xuất nhập khẩu uỷ thác.Cho đến ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác phát
triển mạnh mẽ và không ngừng tăng lên kể từ năm 1990 đến nay và nó được thể
hiện thông qua các con số về phí thu uỷ thác xuất nhập khẩu của một số các công
ty xuất nhập khẩu như sau (thờng là phí xuất nhập khẩu uỷ thác mà các công ty
thu đợc là 0,5 – 2% trên tổng giá trị hợp đồng).
c. C hấp nhận ủy thác và đồng ý ủy thác
 Bên nhận uỷ thác.
-Sau khi nhận được giấy yêu cầu ủy thác hàng hóa của bên uỷ thác như là một sự
đồng ý ngầm, bên nhận uỷ thác sẽ tiến hành chào hàng hoặc đặt hàng theo đúng
yêu cầu của bên uỷ thác, nếu như bước này hoàn tất tức là có thể mua bán theo
đúng yêu cầu của bên uỷ thác, thì bên nhận uỷ thác sẽ làm một
văn bản chấp nhận uỷ thác và gửi kèm cho bên uỷ thác (gửi kèm các thông tin về
mẫu mã, thông số kỹ thuật của hàng hoá đó).
 Bên uỷ thác:
-Sau khi nhận đợc công văn chấp nhận uỷ thác, bên uỷ thác nếu như thấy hàng
hoá
muốn trao đổi hoăc mua bán với yêu cầu của mình thì bên uỷ thác cũng sẽ làm
công văn đồng ý uỷ thác và gửi cho bên nhận uỷ thác.
-Sau đó hai bên uỷ thác và nhận uỷ thác sẽ dựa trên cơ sửo bàn bạc thống nhất
giữa hai bên, sẽ thoả thuận quy định ngày giờ cụ thể để đi đến ký kết hợp đồng
uỷ
thác xuất nhập khẩu.
3.Các nghiệp vụ của hoạt động mua bán uỷ thác.
3.1. Những thủ tục cần thiết để đi đến ký kết một hợp đồng ủy thác mua bán
hàng hóa.

a. Giao dịch.
- Bên uỷ thác có được một khối lượng hàng hoá nào đó mà muốn trao đổi
sang một doanh nghiệp hay sang nước ngoài thì bên uỷ thác sẽ đem mẫu mã của
hành hoá đó mà những thông số kỹ thuật cần thiết tối thiểu của hàng hoá đó đến
yêu câù một đơn vị kinh doanh mua bán hàng hóa nào đó mà mình cảm thấy có
uy tín và tin tưởng nhất, sau đó yêu cầu đơn vị kinh doanh mua bán hàng hóa này
xtrao đổi hàng hoá (theo mẫu kèm theo) cho họ.
-Thông thờng ở bước này bên uỷ thác viết một đơn yêu cầu uỷ thác bán hàng
4
hóa nếu đồng ý sẽ đem hàng hoá và tất cả các thông số kỹ thuật cần thiết cùng
với giá cả của hàng hoá chào hàng cho các bạn hàng doanh nghiệp khác cần hàng
hóa đó hay doanh nghiệp nước ngoài.
-Nếu có một đơn vị kinh doanh của nước ngoài đặt mua hàng hoá nhưng với
điều kiện thay đổi một thông số nào đó về hàng hoá thì bên nhận uỷ thác sẽ thông
báo yêu cầu nay cho bên uỷ thác xem xét.
Nếu bên uỷ thác đồng ý thì báo lại để bên nhận uỷ thác thông báo xác nhận với
đơn vị kinh doanh nước ngoài.
=>Tóm lại, nếu những bên nước ngoài đồng ý thì mua và bên uỷ thác đồng ý
bán (một số điều kiện đặt ra có thể thay đổi hoặc không) thì bên nhận uỷ thác sẽ
thông báo cho bên uỷ thác bên nước ngoài biết, đồng thời bên nhận uỷ thác sẽ
làm một văn bản ký kết hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá với những điều
kiện chi tiết và cụ thể.
b.Trường hợp mua hàng hóa.
+Các tổ chức kinh tế của cả tập thể lẫn cá thể nếu như có nhu cầu muốn nhập
khẩu một mặt hàng nào đấy (với điều kiện hàng hoá đó không nằm trong danh
mục hàng cấm nhập khẩu của nhà nước) mà không là đơn vị kinh doanh bán hàng
thì các tổ chức đó sẽ tìm một đơn vị hoạt động kinh doanh mua để uỷ thác cho
đơn vị đó mua hàng hoá cho mình.
+Thông thờng bên uỷ thác sẽ viết đơn hoặc thảo công văn yêu cầu đơn vị bán
hàng uỷ thác cho họ và gửi kèm công văn (hoặc đơn) này là những yêu cầu về

mẫu mà hàng hoá và những thông số của hàng hoá cần nhập.
+Bên nhận uỷ thác nếu chấp nhận sẽ nắm vững những thông số cần thiết về
hàng hoá và thảo th đặt mua hàng rồi gửi cho bên nước ngoài.
+Các công ty nước ngoài nhận được đặt hàng của bên nhận uỷ thác nếu như
có hàng hoá phù hợp và đồng ý thì sẽ thông báo lại cho bên nhận uỷ thác về hàng
hoá và giá cả.
+Bên nhận uỷ thác sẽ thông báo lại với bên uỷ thác. Nếu bên uỷ thác chấp
nhận thì bên nhận uỷ thác sẽ thảo một công văn chấp nhận uỷ thác và gửi kèm
cho bên uỷ thác để bên uỷ thác đợc biết.
4. Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa .
4.1Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa được ký kết giữa hai đơn vị kinh tế là các
pháp nhận trong
nước. Căn cứ vào công văn chấp nhận uỷ thác và hợp đồng uỷ thác của hai bên
trên cơ
sở bàn bạc và thống nhất với nhau hai bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng ủy thac mua
bán hàng hóa
Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hóa là một văn bản được hai bên thoả thuận và
ký kết là cơ sở
5
pháp lý ràng buộc cả hai bên.
Phần đầu của hợp đồng ghi rõ tên (các tổ chức kinh tế của cả hao bên, địa chỉ,
điện thoại, tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền gửi VN và do ai làm đại diện ký kết)
Thông thường các diều khoản của bên A và bên B sẽ đợc thoả thuận ghi trong
hợp đồng như sau:
* Điều I: Tên hàng, giá cả, số lượng
-Tên của hàng hoá, nớc xuết xứ, giá cả của hàng hoá gồm đơn giá và tổng trị giá
ở điều này sẽ có phụ lục đi kèm qui định về giá cả cụ thể của từng mặt hàng hoặc
chi tiết hàng hoá và tổng giá trị của lô hàng.
-Giá được hiểu theo điều kiện giao hàng CIF hoặc FOB (Incoterm 90) tại kho bên

A (trường hợp bán hàng uỷ thác) hoặc bên B (mua hàng uỷ thác).
-Tổng giá trị của hợp đồng tính bằng USD.
* Điều II: Qui cách phẩm chất
-Thường ở điều này được qui định một cách rất chặt chẽ như sau:
+Bên B phải giao hàng theo đúng qui cách phẩm chất theo mẫu do bên A xác
nhận.
+Trước khi xác nhận số lượng sản xuất, bên A phải gửi cho bên B 02 sản phẩm
mẫu
để xác nhận mẫu hàng.
+ Bên B phải chịu trách nhiệm cả về số lượng và chất lượng hàng
hoá tới tay khách hàng nước ngoài.
* Điều III: Bao bì đóng gói, ký mã hiệu
-Ở điều khoản này vì qui cách của hàng hoá thường xuyên thay đổi và phức tạp
nên
sau phẩn hợp đồng người ta thờng đính kèm các phụ lục chi tiết có liên quan đến
hàng
hoá.
-Nhìn chung điều khoản này thường được qui định theo nhu cầu hợp đồng ngoại

bên B ký với khách hàng.
* Điều IV: Giao hàng ở điều khoản này thường qui định:
- Theo thời gian giao hàng là X tuần (hoặc Y tháng) kể từ ngày chuyển tiền đặt
cọc là 10%, bên B cùng nhà sản xuất cố gắng giao sớm hơn thời hạn nói trên.
- Giao hàng từng phần: cho phép hay không
- Chuyển tải: cho phép hay không
- Nơi đến:
+ Thường là tại kho bên A (mua hàng uỷ thác)
+ Trường hợp xuất khẩu thì tuỳ theo thoả thuận của hai bên
* Điều V: Thanh toán
- Trường hợp mua hàng uỷ thác:

6
+Bên B sẽ chịu trách nhiệm giao dịch và ký kết hợp đồng khách hàng mua
hàng hoá về cho bên A theo đúng yêu cầu của bên A. Tiền thanh toán hàng hoá
bên A sẽ chuyển cho bên để bên B chuyển cho phía khách hàng.
+Thông thường bên A sẽ chịu tiền thanh toán cho bên B gồm 3 phần và
chuyển cho bên B vào 3 thời điểm khác nhau trong lúc thực hiện hợp đồng.
+Trước tiên bên A sẽ chuyển 10% tiền đặt cọc bằng T.T.R vào tài khoản của
bên B trong thời gian X ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng.
+Tiếp đó bên A sẽ chuyển 80% tiền hàng bằng thẻ tín dụng vào tài khoản của
bên B,để bên B có trách nhiệm thanh toán số tiền cho nhà sản xuất nớc ngoaì.
Còn 10% thanh toán bằng T.T.R sẽ được chuyển nốt cho bên B khi bên A có kết
quả nghiệm thu hàng.
II. Giải pháp
1.Ưu nh ư ợc điểm và một số kiến nghị .
Hoạt động kinh doanh nhận uỷ thác tuy mới diễn ra trong những năm trở lại
đây nhưng nó đã có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới và xây
dựng đất nước trong thời kỳ của sự chuyên môn hoá hợp tác hoá phát triển cao
độ, yếu tố thời cơ được các công ty đặc biệt quan tâm xem xét,với ủy thác xuất
nhập khẩu thì hình thức xuất nhập khẩu “door to door” hiện nay được dùng rất
phổ biến.
Vậy hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác đã đem lại những thắng lợi và kinh
nghiệm nh thế nào, chúng ta hãy cùng nhau xem xét những ưu điểm và nhược
điểm của nó:
1.1 Ưu điểm:
-Hoạt động uỷ thác mua bán hàng hóa giúp các công ty mở thêm các mối quan
hệ với các công ty kinh doanh trong và ngoài nước.
-Mang lại các khoản lợi nhận không nhỏ từ phí uỷ thác thu được.
-Thúc đẩy quá trình của các công ty được diễn ra nhanh chóng hơn, dễ dàng
và thuận tiện mau chóng hoàn vốn nhằm đảm bảo yếu tố thời cơ đối với các công
ty kinh doanh , hoặc kịp thời tái sản xuất đối với những đơn vị sản xuất.

-Củng cố và xây dựng uy tín cho công ty trong và ngoài nước.
-Với việc ủy thác xuất nhập khẩu giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh trong
nước thâm nhập vào thị trường thế giới nhanh chóng, kịp thời ,tìm đúng thị
trường mà mình cần. Vì là động lực để kích thích các đơn vị sản xuất kinh doanh
trong nước sản xuất các mặt hàng xuất khẩu để đem về cho đất nứơc nhiều ngoại
tệ hơn nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, hướng theo công nghiệp
hoá và hiện đại hó góp phần phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và ổn định.
-Giúp Nhà nước điều chỉnh cán cân thanh toán mậu dịch nhằm tránh sự thâm
hụt mậu dịch do nhập siêu gây ra. Tạo niềm tin tưởng ở các đơn vị nhập khẩu
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản
xuất trong nước nhờ có các công ty nhận uỷ thác nhập khẩu có trình độ nghiệp vụ
7
cao khả năng chuyên môn tốt và nhất là về khả năng giao dịch đàm phán với
nước ngoài và kinh nghiệm hiểu biết sâu rộng, cặn kẽ, có quan hệ bạn hàng với
nước ngoài, uy tín với nước ngoài. Do vậy họ có khả năng cung ứng dịch vụ một
cách tốt nhất, hiệu quả nhất mà các đơn vị nhập khẩu uỷ thác đòi hỏi.
1.2 Nh ư ợc điểm :
Đây cũng là hoạt động hay xảy ra khiếu nại tranh chấp vì đồng bộ thống nhất
giữa
đơn vị nhận uỷ thác và đơn vị uỷ thác cũng nhiều phía nước ngoài (hoạt động ủy
thác xuất nhập khẩu) .Tính đồng bộ, thống nhất được thể hiện trong khi thanh
toán và giao nhận hàng giữa các bên.Nếu như các bên không thực hiện một cách
nghiêm chỉnh hoạt động uỷ thác thì sẽ dẫn đến việc điều chỉnh hoạt động uỷ thác
vẫn còn chưa được hoàn thiện thống nhất, các văn bản của các cơ quan Bộ, ngành
liên quan vẫn chồng chéo nhau vẫn còn nhiều cấp thủ tục và nhiều giấy tờ phụ
thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau.
1.3 Kiến nghị:
Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích các đơn vị hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác phát triển vì đây cũng là một biện pháp
hỗ trợ, khuyến

khích trao đổi mua bán.
Hơn nữa bằng cách điều chỉnh hoạt động mua bán uỷ thác mà nhà nước cũng
có thể phần nào cân đối đợc cán cân mậu dích, đẩy mạnh mua bán những mặt
hàng các mặt hàng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, tránh sự chồng chéo lẫn nhau tạo sự
thống nhất đồng bộ và ổn định riêng biệt và cụ thể.
Đối với công ty:
Giảm các khoản phí nhằm tạo nên sự hiệu quả đối với hoạt động uỷ thác, bởi
vì đối với hoạt động uỷ thác sẽ có thể phát sinh rất nhiều các khoản chi phí thì
lợi nhuận sẽ ít vậy dẫn đến sự tích phí uỷ thác cao, điều này dẫn đến khả năng
cạnh tranh của công ty sẽ thấp đi hiện nay có rất nhiều các công ty kinh doanh
xuất nhập khẩu kiêm cả dịch vụ giao nhận uỷ thác.
Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hoá chặt chẽ sẽ dẫn đến việc hàng hoá mà
công
ty nhận uỷ thác có chất lượng tốt dẫn đến uy tín của công ty phát triển tạo chỗ
đứng vững chắc trên thị trường.
KẾT LUẬN
8
Sự mở rộng quan hệ quốc tế nói chung và phát triển ngành ngoại thương nói
riêng là tất yếu khách quan trong việc thực hiện đường lối chính sách mở cửa của
Đảng và Nhà nước ta.
Từ kinh nghiệm của các nước và của bản thân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
xác định những định hướng lớn trong chính sách ngoại thương của nước ta là
phải tiếp tục khắc phục tình trạng kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín, chia cắt.
Các đơn vị cơ sở, các ngành, các địa phương cho đến toàn bộ nền kinh tế phải
phát huy lợi thế tương đối, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sản xuất và đời sống, hướng mạnh về xuất khẩu
thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả.
Tóm lại trên cơ sở chính sách của nhà nước ta như trên thì hoạt động mua bán

uỷ thác tuy mới phát triển trong mấy năm gần đây song nó đang ngày càng được
nhà nước quan tâm, chú ý đến.
Nó đem lại cho nhà nước và các tổ chức kinh tế , sản xuất kinh doanh những
khoản lợi nhuận nhất.
Nó góp phần thúc đẩy và tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp, giữa
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Trong tình hình các mối quan hệ quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, đầy biến
động , quan hệ buôn bán với nước ngoài đầy những trắc trở, khó khăn, thì hoạt
động xuất nhập khẩu uỷ thác tạo nên sự chuyên môn hoá cao độ trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, tạo nên sự thuận tiện với hình thức “door to door” và đảm bảo
đợc sự tín nhiệm đối với những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng.
The end
9

×