Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.9 KB, 11 trang )

BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 - ĐỀ TM2.NT1-11
LỜI MỞ ĐẦU
Tổ chức Thương mại thế giới WTO phân loại thương mại dịch vụ ra thành
12 ngành và 155 tiểu ngành, chẳng hạn như: ngành dịch vụ kinh doanh (bao gồm
các dịch vụ nghề nghiệp như pháp lý, kế toán kiểm toán, kiến trúc, tư vấn, cho
thuê, quảng cáo…); ngành dịch vụ thông tin liên lạc (bao gồm các dịch vụ bưu
chính viễn thông, nghe nhìn…); ngành dịch vụ xây dựng và kỹ thuật; ngành dịch
vụ phân phối; dịch vụ tài chính; dịch vụ môi trường; dịch vụ giáo dục; dịch vụ
vận tải; dịch vụ du lịch; dịch vụ thể thao- văn hóa- giải trí; dịch vụ y tế và xã hội;
và dịch vụ khác. Việt Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO và
mở cửa thị trường dịch vụ.
Nhưng, như chúng ta đã biết Luật Thương mại 2005 tiếp cận vấn đề
thương mại theo nghĩa hẹp, cho nên, chúng ta chỉ đề cập đến các dịch vụ thương
mại được quy định trong luật. Và theo quy định hiện nay của Luật Thương mại
2005, bao gồm các dịch vụ thương mại sau: Xúc tiến thương mại; trung gian
thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa dịch vụ; logistics; gia công
trong thương mại khác và một số loại dịch vụ khác.
Trong bài tập nhóm tháng số 1, chúng em xin tập trung vào hoạt động ủy
thác mua bán hàng hóa, cũng như đại lý thương mại để có thể giải quyết tốt tình
huống đã đưa ra. Do hạn chế về mặt kiến thức và khả năng tổng hợp các vấn đề,
bài làm của nhóm còn nhiều thiếu xót. Mong thầy cô có những đóng góp để em
hệ thống được kiến thức của mình.
Chúng em xin trân thành cảm ơn!
Nhóm A2-1 HS32A Page 1
BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 - ĐỀ TM2.NT1-11
NỘI DUNG
I. Lý luận chung về ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại
1. Ủy thác mua bán hàng hóa
Ủy thác là một dịch vụ rất phổ biến của các nước công nghiệp phát triển.
Các nhà kinh doanh sử dụng dịch vụ ủy thác nhiều trong nhiều lĩnh vực: mua
bán, vận chuyển, chứng khoán, ngân hàng… Luật thương mại 2005 chỉ điều


chỉnh các quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa mà thôi. Dịch vụ ủy thác mua bán
hàng hóa được sử dụng nhiều trong việc hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng
hóa.
Theo Điều 155 Luật Thương mại 2005 có định nghĩa về ủy thác mua bán
hàng hóa như sau: “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó
bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo
những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và nhận thù lao ủy thác”.
Trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa thì bên nhận ủy thác phải là
thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và nhân
danh chính mình để mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với
bên ủy thác. Bên ủy thác không nhất thiết phải là thương nhân giao cho bên nhận
ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa bên nhận ủy thác với khách hàng
mang lại nghĩa vụ pháp lý cho bên nhận ủy thác, kể cả trong trường hợp khi ký
hợp đồng bên nhận ủy thác nêu danh bên ủy thác hay khi bên ủy thác trực tiếp
thực hiện một số nghĩa vụ hợp đồng. Bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy
nhiệm ký kết một hoặc một số hợp đồng cụ thể và bên nhận ủy thác trực tiếp ký
kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, thực hiện hợp đồng với khách
Nhóm A2-1 HS32A Page 2
BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 - ĐỀ TM2.NT1-11
hàng. Hợp đồng ủy thác hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình
thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 159 Luật Thương mại 2005).
2. Đại lý thương mại
Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại:
“Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, do đó bên giao đại lý và bên đại lý
thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao
đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù
lao”.
Tham gia quan hệ đại lý thương mại có hai bên: bên giao đại lý và bên đại
lý. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền

mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho
đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhận hàng hóa để làm đại lý bán,
nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch
vụ. Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì hai bên giao đại lý và bên đại
lý đều phải là thương nhân, ngành hàng kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý.
Triển khai hoạt động, bên giao đại lý chuyển cho bên đại lý tiền hoặc hàng
hóa và các quy định cụ thể về giá cả hàng hóa cần bán, số lượng, chất lượng, giá
cả của hàng hóa cần mua. Bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bạn hàng để ký
kết hợp đồng theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi ký kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, bên đại lý sử dụng danh nghĩa của mình
và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ràng buộc bên đại lý với khách hàng. Bên đại
lý phải trực tiếp thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký với khách
hàng: giao từ kho của mình cho người mua và nhận tiền (đại lý bán hàng); nhận
hàng vào kho của mình và thanh toán tiền hàng cho người bán (đại lý mua hàng).
Sau đó, bên đại lý bàn giao kết quả của hoạt động mua bán cho bên giao đại lý.
Nhóm A2-1 HS32A Page 3
BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 - ĐỀ TM2.NT1-11
II. Giải quyết tình huống
1. Cần phải làm rõ những vấn đề gì để biết Doanh nghiệp B có phải
bồi thường thiệt hại cho Doanh nghiệp A hay không?
Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy
thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều
kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và nhận thù lao ủy thác. Doanh nghiệp A ủy
thác cho Doanh nghiệp B nên nên để biết Doanh nghiệp B có phải bồi thường
thiệt hại cho Doanh nghiệp A cần phải làm rõ các vấn đề: có hành vi vi phạm hợp
đồng không? Có lỗi hay không? Có thiệt hại xảy ra không? và có quan hệ nhân
quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế xảy ra không? Đó là
những vấn đề cơ bản nhất để có thể xác định có phải bồi thường không.
- Doanh nghiệp A và Doanh nghiệp B đều là thương nhân nhưng chúng ta
cần xem xét ở đây là bên nhận ủy thác - Doanh nghiệp B có đăng ký kinh doanh

phù hợp với hợp đồng ủy thác hay không? Trường hợp mà B có đăng ký kinh
doanh nhưng lĩnh vực không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa thì hợp
đồng ủy thác giữa A và B không có hiệu lực. Có nghĩa là, theo Bộ luật Dân sự thì
A và B sẽ phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu
(theo lý thuyết). Còn hợp đồng giữa B và C là hợp đồng mua bán hàng hóa độc
lập nên vẫn có hiệu lực. Do đó, đương nhiên B vẫn phải thực hiện tiếp hợp đồng
đó. Nhưng trên thực tế A và B thực hiện như thế nào hay bằng hình thức nào, đó
là phụ thuộc vào hai bên, có thể là A sẽ mua lại hàng hóa của B.
- Coi hợp đồng ủy thác giữa A và B có hiệu lực thì ta sẽ cần làm rõ vấn đề
mà theo ý kiến của nhóm là rất quan trọng là:
Doanh nghiệp A ủy thác cho Doanh nghiệp B nhập một lô giày phụ nữ để
bán vào mùa đông với kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc… theo đúng yêu cầu của A.
Nhóm A2-1 HS32A Page 4
BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 - ĐỀ TM2.NT1-11
Theo đúng nội dung đó, B ký hợp đồng mua lô hàng trên của Doanh nghiệp C
(Trung Quốc) để chuyển giao cho A. Do có sự biến động trên thị trường nên C đã
không có đủ hàng để giao theo thỏa thuận, C thông báo với B sẽ chậm giao hàng
trong thời hạn 2 tháng. Câu hỏi đặt ra, chính là việc C không có hàng giao đúng
thời điểm đã thông báo với B sẽ chậm giao hàng nhưng B có thông báo lại với A
không? A có đồng ý không? A có chỉ dẫn nào khác với B không?
+ Trường hợp C báo với B nhưng B không thông báo lại với A, chúng ta
thấy ngay B đã vi phạm theo khoản 2 Điều 165 Luật Thương mại 2005 “thông
báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đông ủy
thác”.
+ Trường hợp C báo với B nhưng B đã thông báo lại với A thì B không vi
phạm theo khoản 2 Điều 165 Luật Thương mại 2005.
 Việc B thông báo lại với A mà A không có chỉ dẫn nào khác trở lại với B thì B
không cần thực hiện tiếp vì bên nhận ủy thác có nghĩa vụ thực hiện theo chỉ dẫn
của bên ủy thác và coi không có vi phạm theo khoản 3 Điều 165 Luật Thương
mại 2005 “thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp thỏa thuận”.

 Việc B thông báo lại với A mà A có chỉ dẫn khác với B mà B không thực hiện
theo chỉ dẫn đó là B đã vi phạm, còn B thực hiện tiếp những chỉ dẫn mới của A
thì B không vi phạm vì khoản 3 Điều 165 Luật Thương mại 2005 bên nhận ủy
thác có nghĩa vụ “thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp thỏa thuận”.
 Đó là việc xác định hành vi vi phạm của B với A.
Còn việc xác định lỗi thì phụ thuộc vào từng hành vi của hai bên chủ thể
mà có thể khẳng định: nếu B không có thông báo thì lỗi của B; A không có chỉ
dẫn mói thì lỗi của A; B không thực hiện mới của A thì là lỗi B…
Nhóm A2-1 HS32A Page 5

×