Câu hỏi:
Câu 1: phân tích các hệ quả pháp lý về mặt tài sản (trách nhiệm trả nợ
của các Doanh nghiệp, Hợp tác xã sau quyết định tuyên bố phá sản)?
Câu 2: phân tích trình tự ưu tiên thanh toán trong thủ tục thanh lý?
Hậu quả pháp lý khi tòa án có các quyết định sau:
Mở thủ tục phá sản: Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 28 luật phá
sản thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản thì tòa án phải quyết định mở thủ tục phá sản khi có săn cứ chứng minh
rằng doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Hậu quả của
quyết định này là: Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
vẫn được tiến hành bình thường, tuy nhiên phải chịu sự giám sát, kiểm tra
của thẩm phán và tổ quản lý, thanh lý tài sản. Nếu xét thấy người quản lý
của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục
điều hành sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã thì theo đề nghị của hội đồng chủ nợ, thẩm phán ra quyết định cử
người khác quản lý và điều hành hoạt hợp động của doanh nghiệp, hợp tác
xã(điều 30-luật phá sản). điều này có nghĩa rằng mặc dù doanh nghiệp, hợp
tác xã đang lâm vào tình trạng phá sản nhưng pháp luật vẫn có những quy
định nhằm ổn định sự tồn tại của doanh nghiệp, hợp tác xã này, mặc dù điều
này rất mong manh. Thứ hai với sự kiểm tra giám sát của tổ chức cá nhân
thực hiện nhiệm vụ công quyền nhà nước muốn dự liệu khả năng tẩu tán tài
sản của doanh nghiệp hợp tác xã khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Nói
chung doanh nghiệp hợp tác xã khi bị tuyên bố mở thủ tục phá sản cơ hội
duy trì sự ổn định và phát triển là rất khó và mong manh vì đối tác sẽ rất
thận trọng hoặc không dại gì lại hợp tác với một doanh nghiệp săp bị tuyên
bố phá sản. Mọi giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã này đều bị hạn chế
tới mức tối thiểu và hầu hết đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm
phán phụ trách giám sát như cầm cố, thế chấp, vay tiền, chuyển đổi cổ phần
hoặc quyền sở hữu…(điều 31).
Áp dụng thủ tục phục hồi: Theo quy định tại điều 68 luật phá sản thì
thủ tục phục hồi được áp dụng khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua
nghị quyết với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch
thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì thẩm phán ra quyết định áp
dụng thủ tục phục hồi. Cũng theo quy định của điều này trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết, doanh
nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi kinh doanh của mình
và nộp cho tòa án. Bất cứ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có quyền xây dựng
dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp
tác xã và nộp cho tòa án. Như vậy khi áp dụng thủ tục phục hồi doanh
nghiệp, hợp tác xã sẽ có hai phương án để lựa chọn: Một là xây dựng
phương án phục hồi trong thời hạn cho phép(30 ngày) và đưa ra cho hội nghị
chủ nợ lần thứ hai quyết định thông qua phương án đó cũng như đưa phương
án phục hồi đó vào thực hiện. Tuy nhiên là dưới sự giám sát của các chủ nợ,
định kì sáu tháng doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi báo cáo về tình hình
thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; Hai là doanh nghiệp,
hợp tác xã sẽ không xây dựng phương án phục hồi và chấp nhận phá sản.
Điều này cũng nảy sinh một bất cập nếu như doanh nghiệp, hợp tác xã
không chịu xây phương án phục hồi mà chỉ có các chủ nợ xây dựng phương
án phục hồi và gửi cho tòa án thi tòa án sẽ giải quyết như thế nào? quyết
định mở thủ tục phá sản hay triệu tập hội nghị chủ nợ để quyết định về
phương án phục hồi.
Đình chỉ thủ tục phá sản: Theo quy định tại điều 67 luật phá sản thì
thủ tục phá sản đình chỉ khi hội nghị chủ nợ đã hoãn một lần nếu người nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo
đảm một phần(điều 13) hoặc đại diện của người lao động hay thông qua đại
diện công đoàn(điều 14) không tham gia hội nghị chủ nợ được triệu tập lại.
Đối với những người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như
chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã(điều 15),
chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần nộp đơn theo
điều lệ của công ty quy định hay nghị quyết của đại hội cổ đông, hoặc cổ
đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên liên tục
trong 6 tháng, thành viên hợp danh của công ty hợp danh mà người có nghĩa
vụ tham gia hội nghị chủ nợ không tham gia mà không có lý do chính đáng.
Nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu(trừ trường
hợp có nhiều người nộp đơn mà chỉ có một số người rút đơn thì tòa án vẫn
tiến hành thủ tục phá sản). Hậu quả pháp lý: khi đình chỉ thủ tục phá sản thì
thẩm phán có thể ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Quy định này
nhằm bắt buộc các chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có trách
nhiệm trong quyết định của mình. Nếu các chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản mà không đến tham dự hội nghị chủ nợ mà không có
lý do chính đáng còn phải chịu chế tài xử phạt hành chính theo quy định tại
điều 93 luật phá sản và điều 19 nghị định 10/2009NĐ-CP.
Đình chỉ thủ tục phục hồi: Thủ tục phục hồi bị đình chỉ khi doanh
nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh hoặc được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại
diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh
toán đồng ý đình chỉ(điều 76). Hậu quả của việc đình chỉ thủ tục phục hồi là
doanh nghiệp, hợp tác xã coi như không còn lâm vào tình trạng phá sản. Đối
với việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ kể từ ngày
tòa án tuyên bố mở thủ tục phá sản chưa được thi hành hoặc chưa được giải
quyết thì ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản việc thi hành
án dân sự hoặc giải quyết vụ án được tiếp tục. Tòa án ra quyết định đình chỉ
thủ tục phục hồi phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho tòa án có thẩm quyền để
giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Quy định này cho phép cơ
quan có thẩm quyền có thể ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi khi thấy
phương án phục hồi của doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện thành công
và khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hợp tác xã đó có thể
thực hiện được thêm vào đó cũng quy định khi có trên một nửa số phiếu của
chủ nợ không có bảo đảm đai diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm
chưa thanh toán đồng ý tức là giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và các chủ nợ
này đã đạt được sự thỏa thuận, thống nhất về ý chí và khi đình chỉ thủ tục
phục hồi thì đồng nghĩa với việc các nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã
phải tiếp tục được thực hiện.
Mở thủ tục thanh lý tài sản: Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi
xảy ra các trường hợp sau: trường hợp đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh thua lỗ mà nhà nước đã áp dụng biện pháp đặc biệt để phục
hồi mà không phục hồi được, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn
khi chủ nợ yêu cầu thì tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Khi
hội nghị chủ nợ không thành theo quy định tại điều 79, khi có nghị quyết của
hội nghị chủ nợ theo quy định tại điều 80. Khi có quyết định mở thủ tục
thanh lý tài sản thì những hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có sự
cho phép của thẩm phán trên cơ sở đề nghị của tổ quản lý, thanh lý tài sản và
hoạt động đó phải cần thiết cho việc thanh lý tài sản hoặc làm tăng thêm
khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Sau khi có quyết định này thì
phải có kế hoạch, phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Khi có quyết định này thì tất cả các khoản nợ mặc dù chưa đến hạn đều phải
đáo hạn và không được tính lãi đói với thời gian này.
Tuyên bố phá sản: Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý
tài sản. Tuyên bố phá sản là thủ tục khi có các trường hợp: Theo trình tự
bình thường, theo thủ tục đặc biệt khi hết hạn nộp tạm ứng án phí mà chủ
doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm
ứng phí phá sản; sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và các tài
liệu liên quan gửi đến, tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác
xã bị phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản. Việc
quy định này là một điểm tiến bộ của luật phá sản năm 2004, khi rút gọn
những thủ tục mang tính hình thức. Hậu quả của thủ tục tuyên bố phá sản là
quyết định chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý của doanh nghiệp, hợp tác xã
này. Tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan đăng kí kinh doanh để xóa tên
doanh nghiệp, hợp tác xã khỏi sổ đăng kí kinh doanh. Quyết định tuyên bố
phá sản là căn cứ chấm dứt mọi quan hệ thanh toán nợ đã được thanh toán
hay chưa? doanh nghiệp, hợp tác xã được giải phóng khỏi nghĩa vụ trả nợ.
Đối với doanh nghiệp là công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì không
miễn trừ nghĩa vụ tài sản đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành
viên hợp danh, trừ có các thỏa thuận khác. Đối với những người tại doanh
nghiệp hợp tác xã có thể sẽ phải chịu những chế tài như cấm đảm nhận chức
danh quản lý tương tự như các doanh nghiệp khác theo quy định của điều 94
luật phá sản.