Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giáo án lớp 3 - tuần 30 theo chuẩn, ngắn, dễ sửa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.59 KB, 21 trang )

TUẦN 30
Thứ hai, ngày 29 tháng 03 năm 2010
Đạo đức
Tiết 30
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
- Kể được một số lợi ích của cấy trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng vật nuôi ở gia đình, nhà
trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở bài tập Đạo đức 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 2 )
- Hãy kể các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn
nước?
- Nhận xét bài cũ.
3.Các hoạt động :
 Giới thiệu bài : Chăm sóc cây
trồng, vật nuôi Hoạt động 1: Trò chơi Ai đoán đúng
?
- Giáo viên chia học sinh theo số chẳn và số lẻ. Học
sinh số chẳn có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm
về một con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình
yêu thích, tác dụng của con vật đó. Học sinh số lẻ có
nhiệm vụ vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về một cây
trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích,
tác dụng của cây trồng đó
- Giáo viên cho học sinh lần lượt trình bày


- Giáo viên cho cả lớp nhận xét
- Giáo viên giới thiệu thêm các cây trồng, vật nuôi mà
học sinh yêu thích.
- Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật
nuôi nào đó. cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống
và mang lại niềm vui cho con người.
 Hoạt động 2 : Quan sát tranh ảnh
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận
quan sát các bức tranh và trả lời các câu hỏi sau :
+ Trong tranh các bạn đang làm gì ?
+ Làm như vậy có tác dụng gì ?
+ Cây trồng, vật nuôi có lợi ích gì đối với con
người ?
+ Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì ?
- Giáo viên cho các nhóm thảo luận
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo
luận
- Hát
- Học sinh trả lời
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của
Giáo viên
- Học sinh lên trình bày
- Các học sinh khác theo dõi và phải
đoán, gọi được tên con vật nuôi hoặc cây
trồng đó.
- Học sinh chia thành các nhóm, nhận các
tranh vẽ và thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Cây trồng, vật nuôi là thức ăn, cung cấp
rau cho chúng ta. Chúng ta cần chăm sóc
cây trồng, vật nuôi.

- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện học sinh lên trình bày kết quả
thảo luận.
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung
- Giáo viên kết luận:
• Tranh 1: Bạn đang tỉa cành, bắt sâu cho cây
• Tranh 2: Bạn nhỏ đang cho đàn gà ăn. Được cho
ăn đàn gà sẽ mau lớn.
• Tranh 3: Các bạn nhỏ đang cùng với ông tưới
nước cho cây non mới trồng, giúp cây thêm khoẻ
mạnh, cứng cáp.
• Tranh 4 : Bạn gái đang tắm cho đàn lợn. Nhờ
vậy, đàn lợn sẽ sạch sẽ, mát mẻ, chóng lớn.
• Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui
cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công
việc có ích và phù hợp với khả năng.
 Hoạt động 3 : Củng cố- Đóng vai
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và giao
nhiệm vụ cho mỗi nhóm chọn một con vật nuôi hoặc
cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất, ví
dụ:
• Một nhóm là chủ trại gà
• Một nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh
• Một nhóm là chủ vườn cây
• Một nhóm là chủ trại bò
• Một nhóm là chủ ao cá
- Giáo viên cho các nhóm thảo luận để tìm cách chăm
sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt.
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo
luận

- Giáo viên tổng kết, khen ngợi những nhóm có dự án
khả thi và có thể có hiệu quả kinh tế cao. Giáo viên
khen các nhóm đều có dự án trang trại cây trồng, vật
nuôi tốt, chứng tỏ là những nhà nông nghiệp giỏi, đã
thể hiện quyền được tham gia của mình.
4.Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài:Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 2)
- Học sinh chia thành các nhóm nhỏ, trao
đổi và thảo luận.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
- Đại diện học sinh lên trình bày kết quả
thảo luận.
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung
Toán
Tiết 146
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ).
- Giải bài toán bằng hia phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
* Bài tập cần làm : 1 (cột 2, 3) ; 2 ; 3.
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ vẽ sơ đồ đoạn thẳng bài tập 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Phép cộng các số trong phạm vi 100 000
- GV sửa bài tập sai nhiều của HS
- Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :

 Giới thiệu bài : Luyện tập
- Hát
 Hướng dẫn thực hành :
• Bài 1 : Tính:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS làm bài
- GV nhận xét và gọi HS nêu lại cách tính
• Bài 2 :
- GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh lên sửa bài.
- Giáo viên nhận xét
• Bài 3 : Giải bài toán theo tóm tắt sau:
- GV gọi HS đọc tóm tắt:
- Yêu cầu HS làm bài.
Con
Mẹ
- Giáo viên nhận xét
4. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- HS đọc
- HS làm bài
52379 29107 46215 53028
+
38421
+
34693

+
4072
+
18436
90800 63800 19360 9127
69647 80591
- Học sinh đọc.
+ Một hình chữ nhật ABCD có chiều rộng
3cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng.
+ Tính chu vi hình chữ nhật và diện tích
hình chữ nhật.
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật ABCD là:
3
×
2 = 6 ( cm )
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
( 6 + 3 )
×
2 = 18 ( cm )
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
6
×
3 = 18 ( cm
2
)
Đáp số: 18cm
18cm
2

- Học sinh đọc
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Bài giải
Mẹ cân nặng là :
17
×
3 = 51 (kg)
Con và mẹ cân nặng là:
17 + 51 = 68 (kg)
Đáp số: 68kg
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 88-89
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
I. Mục đích yêu cầu
A.Tập đọc
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ mới được chú giải trong bài.
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế
giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. (trả lời được các câu hỏi
trong SGK)
17kg
?kg
B.Kể chuyện
1.Rèn kĩ năng nói: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
2.Rèn kĩ năng nghe: Tập trung nghe bạn kể; nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc.

- Bảng viết sẵn câu; đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
Tập đọc
Giáo viên Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét – cho điểm.
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Buổi học thể dục
2.Luyện đọc.
- Gv đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp từng câu.
Chỉnh phát âm.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn luyện đọc câu; đoạn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3.Tìm hiểu bài.
- Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-
bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì
bất ngờ thú vị ?
- Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt
và có nhiều đồ vật của Việt Nam ?
- Các bạn học sinh Lúc-xăm-bua muốn biết
điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
- Các em muốn nói gì với các bạn học sinh
trong truyện này ?
4.Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm một đoạn.
- Cho HS đọc lại đoạn cuối.

GV nhận xét, khen ngợi
- 2 HS đọc thuộc lòng bài Lời kêu gọi toàn dân
tập thể dục và trả lời câu hỏi.
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đồng thanh cả bài.
- Mỗi học sinh lớp 6A đều tự giới thiệu bằng
tiếng Việt, hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt,
giới thiệu những vật rất đặt trưng của Việt Nam
mà các em sưu tầm được; vẽ Quốc kì Việt Nam;
nói được bằng tiếng Việt những từ ngữ thiêng
liêng với người Việt Nam: Việt Nam, Hồ Chí
Minh.
- Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô
thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói tiếng
Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về
Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam
trên in-tơ-nét.
- Các bạn muốn biết thiếu nhi Việt Nam học
những môn gì, thích những bài hát nào, chơi
những trò chơi gì.
- Rất cám ơn các bạn đẽ yêu quý Việt Nam./
Cảm ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn./
Chúng ta tuy ở hai đất nước xa nhau nhưng quý
mến nhau như anh em một nhà./ chúng ta đoàn
kết, quý mến nhau vì cùng sống chung trong một
ngôi nhà chung là trái đất.

- HS nghe.
- HS đọc cá nhân
- Vài HS thi đọc đoạn.
- 1 HS đọc cả bài.
Kể chuyện
- Dựa vào gợi ý hãy kể lại từng đoạn câu
chuyện .
- Yêu cầu HS kể mẫu đoạn 1.
GV nhận xét, khen.
- HS kể mẫu đoạn 1.
- HS kể theo cặp.
- 4HS thi nhau kể nối tiếp trước lớp.
- 1 HS kể cả câu chuyện.
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc và xem lại bài. Hãy kể
câu chuyện này cho người thân nghe và chuẩn
bị bài “Một mái nhà chung”
- HS nghe
Thứ ba, ngày 30 tháng 3 năm 2010
Chính tả
Tiết 59
Liên hợp quốc
I/ Mục tiêu :
- Nghe-viết đúng bài chính tả ; viết đúng các chữ số ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2b.
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết bài chính tả.
- Bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT2b.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ :
- GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: lớp
mình, điền kinh, tin tức, học sinh.
- Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
 Giới thiệu bài :
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nghe viết
- Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
- Gọi học sinh đọc lại bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài
sẽ viết chính tả.
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn trên có mấy câu ?
+ Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì?
+ Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc?
+ Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào
lúc nào ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ
viết sai.
- Hát
- Học sinh lên bảng viết, cả lớp
viết vào bảng con
- Học sinh nghe giáo viên đọc
- 2 – 3 học sinh đọc
- Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
- Đoạn văn trên có 4 câu
- Liên hợp quốc được thành lập
nhằm mục đích bảo vệ hoà bình,

tăng cường hợp tác và phát triển
giữa các nước.
- Có 191 nước và vùng lãnh thổ.
- Việt Nam trở thành thành viên
Liên hợp quốc vào ngày 20/9/1977
- Học sinh viết vào bảng con
- Giáo viên đọc chính tả.
- GV chấm-nhận xét.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
chính tả.
* Bài tập 2b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài vào vở bài tập.
- GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
- hết giờ
- mũi hếch
- hỏng hết
- lệt bệt
- chênh lệch
- Nhận xét
4.Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng
chính tả.
- HS viết chính tả.
- Chọn chữ thích hợp trong ngoặc
đơn ( hếch, hết );( lệch, lệt ) để điền
vào chỗ trống:
Toán
Tiết 147

Phép trừ các số trong phạm vi 100 000
I/ MỤC TIÊU :
- Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng).
- Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3.
iI/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi BT 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Luyện tập
- GV cho HS thực hiện đặt tính và tính : 1347 +
42987 ; 23498 + 32345.
- Nhận xét.
3.Các hoạt động :
 Giới thiệu bài : Phép trừ các số trong phạm vi
100 000
 Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tự
thực hiện phép trừ 85674 – 58329
- GV viết phép tính 85674 – 58329 = ? lên bảng
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính.
- GV nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính
 Hoạt động 2 : Thực hành
- Hát
- HS thực hiện tính theo yêu cầu GV.
- Học sinh theo dõi
- 1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả
lớp thực hiện đặt tính vào bảng con.
-

85674
58329
27345
• 4 không trừ được 9, lấy 14
trừ 9 bằng 5, viết 5 nhớ 1
• 2 thêm 1 bằng 3, 7 trừ 3
bằng 4, viết 4.
• 6 trừ 3 được 3, viết 3
• 5 không trừ được 8, lấy 15
trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1
• 5 thêm 1 bằng 6, 8 trừ 6
bằng 2, viết 2
- Cá nhân
• Bài 1: Tính
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét-sửa chữa.
• Bài 2 : Đặt tính rồi tính
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả
- GV nhận xét
• Bài 3 :
- GV gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- HS làm bài.

92896 73581 59372 32484
-
65748
-
36029
-
53814
-
9177
27148 37552 5558 23307
- HS đọc.
- HS làm bài
63780 91462 49283
-
18546
-
53406
-
5765
45234 38056 43518
- Học sinh đọc
+ Quãng đường dài 25 850m, trong đó có
9850m đường trải nhựa.
+ Hỏi còn bao nhiêu ki-lô-mét đường chưa
được trải nhựa.
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Bài giải
Quãng đường chưa được trải nhựa là:
25 850 – 9 850 = 16 000 (m)
16 000m = 16km

Đáp số: 16km
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 59
Trái đất. Quả địa cầu
I/ MỤC TIÊU :
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Biết được cấu tạo của quả địa cầu.
II/ CHUẨN BỊ:
- Các hình trang 112, 113 trong SGK.
- Quả địa cầu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Các hoạt động :
 Giới thiệu bài : Trái đất. Quả địa cầu
 Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK
trang 112
+ Quan sát hình 1 ( ảnh chụp Trái Đất từ tàu
vũ trụ ) em thấy Trái Đất có hình gì ?
- Trái Đất có dạng hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu. Trái
Đất nằm lơ lửng trong vũ trụ.
- Hát
- Học sinh quan sát
- Quan sát hình 1 ( ảnh chụp Trái Đất từ
tàu vũ trụ ) em thấy Trái Đất có hình tròn,
hình cầu, quả bóng.
- Giáo viên cho học sinh quan sát quả địa cầu và
giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái
Đất và phân biệt cho các em các bộ phận: quả địa

cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- Giáo viên goi học sinh trình bày lại quả địa cầu.
- Giáo viên mở rộng: Quả địa cầu được đặt trên một
giá đỡ có trục xuyên qua. Nhưng trong thực tế Trái
Đất không có trục xuyên qua và cũng không phải đặt
trên giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trong không
gian.
- Giáo viên chỉ cho học sinh vị trí nước Việt Nam
trên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được
Trái Đất mà chúng ta đang ở rất lớn.
• Kết luận : Trái Đất rất lớn và có dạng hình
cầu.
 Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm
- Cho học sinh quan sát hình 2 trong SGK thảo luận
và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc
bán cầu và Nam bán cầu.
- Giáo viên gọi đại diện của các nhóm lên chỉ quả
địa cầu theo yêu cầu của Giáo viên
• Kết luận : Quả địa cầu giúp ta hình dung được
hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất
4.Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 60: Sự chuyển động của Trái Đất.
- Cá nhân
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả
ra giấy.
- Học sinh trong nhóm lần lượt chỉ cho
nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo,
Bắc bán cầu và Nam bán cầu
- Học sinh đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ

trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó
đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.
- Đại diện của các nhóm lên chỉ quả địa
cầu
Thủ công
Tiết 29
Làm đồng hồ để bàn (tiết 3)
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cách làm đồng hồ đổ bàn.
- Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
II/ CHUẨN BỊ :
GV : mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công có kích thước đủ lớn để học sinh
quan sát
- Một đồng hồ để bàn
- Kéo, thủ công, bút chì.
• HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Làm đồng hồ để bàn
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài : Làm đồng hồ để bàn
 Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS ôn lại
quy trình
- Giáo viên treo tranh quy trình làm đồng hồ
để bàn lên bảng.
a) Bước 1: Cắt giấy.
- Giáo viên hướng dẫn: cắt hai tờ giấy thủ
công hoặc bìa màu có chiều dài 24 ô, chiều

rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt
đồng hồ.
- Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để
làm chân đỡ đồng hồ. Nếu dùng bìa hoặc giấy
thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy hình chữ
nhật dài 10 ô, rộng 5 ô.
- Cắt một tờ giấy có chiều dài 14 ô, chiều
rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
b) Bước 2: Làm các bộ phận của đồng
hồ ( khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ).
a.Làm khung đồng hồ:
- Lấy một tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16
ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
- Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy
và giữa tờ giấy. Sau đó, gấp lại theo đường
dấu giữa, miết nhẹ cho hai nửa tờ giấy dính
chặt vào nhau ( H. 2 )
- Gấp hình 2 lên 2 ô theo dấu gấp ( gấp phía
có hai mép giấy để bước sau sẽ dán vào đế
đồng hồ ). Như vậy, kích thước của khung
đồng hồ sẽ là: dài 16 ô, rộng 10 ô( H. 3 )
- Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các
nếp gấp.
b.Làm mặt đồng hồ:
- Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm bốn
phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt
đồng hồ và bốn điểm đánh số trên mặt đồng
hồ ( H. 4 )
- Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt
đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp gấp.

Sau đó, viết các số 3, 6, 9, 12 vào bốn gạch
xung quanh mặt đồng hồ ( H. 5 )
- Cắt, dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút
và kim chỉ giây từ điểm giữa hình ( H. 6 )
c.Làm đế đồng hồ:
- Đặt dọc tờ giấy thủ công hoặc tờ bìa dài 24
ô, rộng 16 ô theo đường dấu gấp ( H. 7 ). Gấp
tiếp hai lần nữa như vậy. Miết kĩ các nếp gấp,
sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán
- Hát
Mặt
đồng hồ
Khung
đồng hồ
Chân đế
đồng hồ
Hình 1
- Học sinh quan sát
16 ô
12
ô
Hình 2

16 ô
10 ô

Hình 3
14 ô
8 ô
Hình 4

Hình 5 Hình 6
12
9 3
6
12
9
3
6
12
9
3
6
lại để được tờ bìa dày có chiều dài là 16 ô,
rộng 6 ô đề làm đế đồng hồ ( H. 8 )
- Gấp hai cạnh dài của hình 8 theo đường dấu
gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi, miết cho thẳng và
phẳng. Sau đó, mở đường gấp ra, vuốt lại theo
đường dấu gấp để tạo chân đế đồng hồ ( H.
9 )
d.Làm chân đỡ đồng hồ:
- Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên
bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường
dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp tiếp hai lần nữa như
vậy. Bôi hồ bôi hồ vào nếp gấp cuối và dán
lại được mảnh bìa có chiều dài là 16 ô, rộng 6
ô đề làm đế đồng hồ ( H. 8 )
- Nếu dùng giấy thủ công dày hoặc bìa ( dài
10 ô, rộng 5 ô ) thì chỉ cần gấp đôi theo chiều
dài để lấy dấu gấp giữa. Sau đó mở ra, bôi hồ
đều và dán lại theo dấu gấp giữa sẽ được chân

đỡ đồng hồ.
- Gấp hình 10b lên 2 ô theo chiều rộng và
miệt kĩ được hình 10c.
c) Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn
chỉnh
a.Dán mặt đồng hồ vào khung đồng
hồ:
- Đặt ướm tờ giấy làm mặt đồng hồ vào
khung đồng hồ sao cho các mép của tờ giấy
làm mặt đồng hồ cách đều các mép của khung
đồng hồ 1 ô và đánh dấu.
- Bôi hồ đều vào mặt sau tờ giấy làm mặt
đồng hồ rồi dán đúng vào vị trí đã đánh dấu
( H. 11 )
b.Dán khung đồng hồ vào phần đế:
- Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của
tờ bìa làm khung đồng hồ rồi dán vào phần đế
sao cho mép ngoài cùng bằng với mép chân
đế ( H. 11 )
c.Dán chân đỡ vào mặt sau khung
đồng hồ:
- Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của
chân đỡ (H. 13a ) rồi dán vào giữa mặt đế
đồng hồ. Sau đó bôi hồ tiếp vào đầu còn lại
của chân đỡ và dán vào mặt sau khung đồng
hồ (chú ý dán cách mép khung khoảng 1 ô)
(H.13b)
- Giáo viên tóm tắt lại các bước làm đồng hồ
để bàn
- Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại

các bước gấp và làm đồng hồ để bàn.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành
tập gấp đồng hồ để bàn theo nhóm.
16 ô
Hình 7

1 ô
rưỡi
Hình 8
Hình 9
10 ô
2 ô
rưỡ

b)
Hình 10
Hình 11
12
9 3
6
12
9 3
6
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học
sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn
lúng túng.
- Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm
đẹp để tuyên dương.
- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của
học sinh.

4.Nhận xét, dặn dò:
- Chuẩn bị : Làm quạt giấy tròn ( tiết 1 )
- Nhận xét tiết học.
Hình 12
Hình 13 a
Hình 13b
Hình 13 b
Mặt sau khung
đồng hồ
Chân đỡ
đồng hồ
Phần 2ô dán vào đế
đồng hồ
Thứ tư, ngày 31 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Tiết 90
Một mái nhà chung
I. Mục đích yêu cầu
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài và biết cách dùng từ mới.
- Hiểu nội dung: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu
mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ nó. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK; thuộc 3 khổ thơ
đầu)
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc.
- Bảng viết sẵn bài thơ.
III. Các hoạt động dạy - học
Giáo viên Học sinh

A.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 3 học sinh.
Nhận xét, cho điểm
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Cùng vui chơi
2.Luyện đọc.
- 3 HS đọc bài Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua và trả
lời câu hỏi về nội dung bài.
Bôi hồ
1 ô
- Gv đọc bài thơ.
- Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ.
Chỉnh phát âm.
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp.
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn luyện đọc khổ thơ.
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trong nhóm.
3.Tìm hiểu bài.
- Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà
riêng của ai ?
- Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu ?
- Mái nhà chung của muôn vật là gì ?
- Em muốn nói gì với những bạn chung một
mái nhà ?
4.Luyện học thuộc lòng.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài thơ.
- GV hướng dẫn học sinh luyện học thuộc
lòng.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng.
GV nhận xét, khen ngợi

5.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ chuẩn
bị bài “Bác sĩ Y-éc-xanh”.
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp.
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
- Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc,
của bạn nhỏ.
- Mái nhà của chim là nghìn lá biếc./ Mái
nhà của cá là sóng xanh rập rình./ Mái nhà của
dím nằm sâu trong lòng đất./ Mái nhà của ốc là
vỏ tròn vo trên mình ốc./ Mái nhà của bạn nhỏ có
giàn gấc đỏ, hoa giấy lợp hồng.
- Mái nhà chung của muôn vật là bầu trời
xanh.
- Hãy yêu mái nhà chung./ hãy sống hoà bình
dưới mái nhà chung./ Hãy giữ gìn, bảo vệ mái
nhà chung…
- HS quan sát
- HS luyện học thuộc bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng.
Toán
Tiết 148
Tiền Việt Nam
I/ MỤC TIÊU :
- Nhận biết được các tờ giấy bạc : 20 000 đồng, 50 000 đồng ; 100 000 đồng.

- Bước đầu biết đổi tiền.
- Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 ; 4 (dòng 1, 2).
II/ CHUẨN BỊ :
- Các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Phép trừ các số trong phạm vi 100 000
- GV cho HS thực hiện tính : 50 000 – 5000 ;
50 000 – 7000 ; 70 000 – 30 000 ; 60 000 – 20 000.
- Nhận xét.
3.Các hoạt động :
 Giới thiệu bài : Tiền Việt Nam
 Hoạt động 1 : Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20
000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng
- Giáo viên cho học sinh quan sát từng tờ giấy bạc
- Hát
- HS thực hiện tính.
- Học sinh quan sát
trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng
chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc như:
+ Màu sắc của tờ giấy bạc.
+ Dòng chữ “Hai mươi nghìn đồng” và số 20 000
+ Dòng chữ “Năm mươi nghìn đồng” và số 50 000
+ Dòng chữ “Một trăm nghìn đồng” và số 100 000
 Hoạt động 2 : Thực hành
• Bài 1 : Mỗi ví đựng bao nhiêu tiền
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau quan

sát các chiếc ví và nói trong mỗi chiếc ví có bao
nhiêu tiền.
- Giáo viên cho học sinh quan sát ví a và hỏi : Chiếc
ví a có bao nhiêu tiền ?
- Cho học sinh làm bài
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
- Giáo viên cho lớp nhận xét
• Bài 2 :
- GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét
• Bài 3 : Viết số tiền thích hợp vào ô trống trong
bảng
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên hỏi:
+ Mỗi cuốn vở giá bao nhiêu tiền ?
+ Các số cần điền vào ô trống là những số như thế
nào ?
+ Vậy muốn tính số tiền mua 2 cuốn vở ta làm như
thế nào ?
- Cho học sinh làm bài
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
- Giáo viên cho lớp nhận xét
4. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- HS đọc.
- Học sinh quan sát

- Chiếc ví a có 50 000 đồng.
- HS làm bài và thi đua sửa bài
• Chiếc ví b có 90 000 đồng.
• Chiếc ví c có 90 000 đồng.
• Chiếc ví d có 14 500 đồng.
• Chiếc ví e có 50 700 đồng.
- HS đọc
+ Mẹ mua cho Lan chiếc cặp giá 15 000
đồng, bộ quần áo mùa hè giá 25 000 đồng.
Mẹ đưa cô bán hàng 50 000 đồng.
Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu
tiền?
- HS làm bài
Bài giải
Số tiền mẹ mua hàng hết tất cả là
15 000 + 25 000 = 40 000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ là:
50 000 – 40 000 = 10 000 (đồng)
Đáp số : 10 000 đồng
- Học sinh đọc
+ Mỗi cuốn vở giá 1200 đồng
+ Các số cần điền vào ô trống là số tiền
phải trả để mua 2, 3, 4 cuốn vở
+ Muốn tính số tiền mua 2 cuốn vở ta lấy
giá tiền mua một cuốn vở nhân với 2
- HS làm bài.
Số cuốn vở 1 cuốn 2 cuốn 3 cuốn 4 cuốn
Số tiền
1200
đồng

2400
đồng
3600
đồng
4800
đồng
Luyện từ và câu
Tiết 30
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ?
Dấu hai chấm
I/ Mục tiêu :
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? (BT1).
- Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ? (BT2, 3).
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm (BT4).
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ: Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy
- Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 1, 2
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
- Nhận xét bài cũ
3.Bài mới :
 Giới thiệu bài :
 Hoạt động 1: Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi
Bằng gì ?
* Bài tập 1
- Giáo viên cho học sinh mở SGK và nêu yêu cầu
- Giáo viên gọi học sinh đọc 3 câu trong bài

+ Voi uống nước bằng gì ?
+ Vậy ta gạch chân dưới bộ phận nào ?
- Giáo viên cho học sinh làm bài
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm :
a) Voi uống nước bằng vòi.
b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre
dán giấy bóng kính.
c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng
của mình.
* Bài tập 2
- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh đọc câu hỏi
- Giáo viên cho học sinh làm bài
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm :
a) Hằng ngày, em viết bài bằng gì ?
b) Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì ?
c) Cá thở bằng gì ?
 Hoạt động 2: Dấu hai chấm
* Bài tập 3
- Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh làm bài
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm :
a) Một người kêu lên : “Cá heo !”
- Hát
- Học sinh sửa bài
- Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi
“Bằng gì ?”
- Cá nhân
- Voi uống nước bằng vòi.
- Vậy ta gạch chân dưới bằng vòi

- Học sinh làm bài
- Cá nhân
- Trả lời các câu hỏi sau
- Học sinh đọc
- Học sinh làm bài
- Cá nhân
a) Hằng ngày, em viết bài bằng bút chì
/ bút mực / bút bi …
b) Chiếc bàn em ngồi học được làm
bằng gỗ / nhựa / đá …
c) Cá thở bằng mang
- Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô
trống
- Học sinh làm bài
b) Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần
thiết : chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha
trà,…
c) Đông Nam Á gồm mười một nước là : Bru-nây,
Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-
a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.
4. Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy
Thứ năm, ngày 01 tháng 04 năm 2010
Tập viết
Tiết 30
Ôn chữ hoa : U
I. Mục đích yêu cầu
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U (1 dòng); viết đúng tên riêng Uông Bí (1 dòng) và
câu ứng dụng: “Uốn cây từ thuở còn non/ Dạy con từ thuở con còn bi bô.” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với
viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ U viết hoa.
- Tên riêng và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ li.
- Tập viết 3. Bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy - học
Giáo viên Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra vở tập viết của HS.
- Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét – cho điểm
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2.Hướng dẫn viết trên bảng con.
- Tìm các chữ hoa có trong bài.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết U, D, B
- Cho HS viết vào bảng con các chữ : U
Nhận xét – hướng dẫn thêm.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu: Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh
Quảng Ninh.
- Cho HS viết vào bảng con: Uông Bí.
Nhận xét
- Gọi HS câu ứng dụng.
Giảng giải câu ứng dụng.
- Cho HS viết bảng con: Uốn cây.
Nhận xét
3.Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu bài viết.

Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút.
- 2 HS viết bảng lớp – HS lớp viết bảng
con: Trường Sơn
- Các chữ hoa có trong bài : U, D, B
- HS nghe, quan sát.
- HS nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con : U
- HS đọc : Uông Bí
- HS viết bảng con: Uông Bí.
- HS đọc: Uốn cây từ thuở còn non/ Dạy
con từ thuở con còn bi bô.
- HS viết bảng con: Uốn cây.
- HS viết vào vở.
o Chữ U: 1 dòng chữ nhỏ.
o Tên riêng Uông Bí : 1 dòng chữ nhỏ.
o Câu ứng dụng: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
Chấm, nhận xét bài viết của HS.
4.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết tiếp những phần chưa hoàn thành và
viết tiếp phần luyện viết.
Toán
Tiết 149
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
- Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Biết trừ các số có đến năm chữ số (có nhớ) và giải bài toán có phép trừ.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 ; 4 (a).
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi bài tập 3 ; bài 4a.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Tiền Việt Nam
- GV cho HS nhận dạng một số tờ giấy bạc đã học.

- Nhận xét.
3.Các hoạt động :
 Giới thiệu bài : Luyện tập
 Hướng dẫn thực hành:
• Bài 1: Tính nhẩm:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình
- Nhận xét-khen.
• Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh làm bài
- GV cho HS thi đua sửa bài.
Nhận xét-sửa bài
• Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Giáo viên cho học sinh làm bài

- Giáo viên nhận xét
- Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Cho HS làm bài.
- Hát

- HS nhận dạng tờ giấy bạc theo yêu cầu
GV.
- HS nêu
- Học sinh làm bài
- HS đọc bài làm của mình.
- HS nêu
- Học sinh làm bài
- Học sinh thi đua sửa bài.
81981 86296 93644 65900
-
45245
-
74591
-
26107
-
245
56736 11345 67537 65655
- Học sinh đọc
+ Trại nuôi ong sản xuất được 23 560l mật
ong và bán được 21 800l mật ong.
+ Hỏi trại nuôi ong đó còn lại bao nhiêu lít
mật ong?
- Học sinh làm bài
Bài giải
Số lít mật ong trại nuôi ong đó còn lại là:
23 560 – 21 800 = 1 760 (l)
Đáp số: 1 760l mật ong
- HS chọn:
- Nhận xét-khen.

4. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
a) C. 9
b) D. Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
Chính tả
Tiết 60
Một mái nhà chung
I/ Mục tiêu :
- Nhớ-viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT 2b.
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết bài Một mái nhà chung.
- Bảng phụ ghi bi tập 2b.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ :
- GV cho HS viết các từ ngữ có tiếng chứa vần êt/êch.
- Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
 Giới thiệu bài :
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nhớ - viết
- Giáo viên đọc các khổ thơ cần viết chính tả 1 lần.
- Gọi học sinh đọc lại bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét
bài sẽ viết chính tả.
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Bài viết có mấy khổ ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?

- Giáo viên cho học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết
sai: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất,
nghiêng, lợp
- Giáo viên cho học sinh viết vào vở.
- Giáo viên chấm-nhận xét.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài
tập chính tả
* Bài tập 2b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
- Cho HS làm bài vào vở bài tập.
- GV tổ chức cho HS thi sửa bài tập nhanh, đúng.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình
- Ai ngày thường mắc lỗi
Tết đến chắc hơi buồn
Ai được khen ngày thường
Thì hôm nào cũng tết
- Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
4.Nhận xét – Dặn dò :
- Hát
- Học sinh cả lớp viết bảng con.
- Học sinh nghe giáo viên đọc
- Học sinh đọc.
- Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
- Có 3 khổ
- Những chữ đầu mỗi dòng thơ.
- Học sinh đọc
- Học sinh viết vào bảng con
- HS nhớ-viết bài chính tả vào vở
- Điền vào chỗ trống êt hoặc êch.
- Học sinh làm bài

- Học sinh sửa bài
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng
chính tả.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu, ngày 02 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 30
Viết thư
I/ Mục tiêu :
- Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
II/ Chuẩn bị :
- Bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý viết thư.
- Bảng phụ viết trình tự lá thư; giấy rời để viết thư.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Viết về một trận thi đấu thể thao
- Giáo viên cho học sinh đọc bài viết về một trận thi
đấu thể thao
- Giáo viên nhận xét
3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Viết thư
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hành
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý.
- Bài tập yêu cầu các em suy nghĩ viết thư cho một
người bạn mà các em biết qua đài phát thanh, nghe qua
người khác hoặc đọc trên sách, báo, qua các bài đọc giúp
các em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài

này cũng có thể là người bạn trong tưởng tưởng của em.
Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của
bạn.
Nội dung thư phải thể hiện:
• Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải
tự giới thiệu em là ai, người nước nào; thăm hỏi bạn…)
• Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế
giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung:
trái đất.
- Giáo viên mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá
thư cho 1 học sinh đọc:
• Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết ngày, tháng, năm)
• Lời xưng hô ( Bạn …… thân mến ). Sau lời xưng hô
này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không đặt
dấu gì.
• Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân
ái. Lời chúc, hứa hẹn.
• Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
- Giáo viên cho học sinh viết thư vào giấy rời
- Gọi một số học sinh đọc thư trước lớp.
- Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình
- Hát
- Học sinh đọc
- Viết một bức thư ngắn (khoảng 10
câu) cho một bạn nước ngoài để làm
quen và bày tỏ tình thân ái
- 2 học sinh đọc
- Học sinh lắng nghe.
- Cá nhân
- Học sinh làm bài

- Cá nhân
chọn những bạn có bài viết hay
4.Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thảo luận về bảo vệ môi trường.
Toán
Tiết 150
Luyện tập chung
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 ; 4.
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi BT3 và BT4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Các hoạt động :
 Giới thiệu bài : Luyện tập chung
 Hướng dẫn thực hành:
• Bài 1: Tính nhẩm:
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- Nhận xét.
• Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh làm bài
Nhận xét-sửa chữa.
• Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Hường dẫn HS phân tích-tóm tắt đề.

- Giáo viên cho học sinh làm bài
- Giáo viên nhận xét
• Bài 4:
- GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Giáo viên cho học sinh làm bài
- Hát
- HS nêu
- Học sinh nhẩm-nêu kết quả
- HS nêu
- Học sinh làm bài
35820 92684 72436 57370
+
25079
-
45326
+
9508
-
6821
60899 47358 81944 50549
- Học sinh đọc
- HS tóm tắt đề
- Học sinh làm bài
Bài giải
Số cây ăn quả xã Xuân Hoà có là:
68 700 + 5 200 = 73 900 (cây)
Số cây ăn quả xã Xuân Mai có là:
73 900 – 4 500 = 69 400 (cây)

Đáp số: 69 400 cây ăn quả
- Học sinh đọc
+ Mua 5 com pa phải trả 10 000 đồng.
+ Hỏi mua 3 com pa như thế phải trả bao
nhiêu tiền ?
- Học sinh làm bài
Bài giải
Số tiền mua 1 com pa là :
10 000 : 5 = 2000 ( đồng )
Số tiền mua 3 com pa là:
2000 x 3 = 6000 ( đồng )
Đáp số: 6000 đồng
- Giáo viên nhận xét
3. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 60
Sự chuyển động của Trái Đất
I/ MỤC TIÊU :
Giúp HS có khả năng:
- Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
- Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quay quanh mình nó và
quanh Mặt Trời.
II/ CHUẨN BỊ:
- Các hình trang 114, 115 trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ: Trái đất. Quả địa cầu

- Trái Đất có hình gì ?
- Giáo viên cho học sinh chỉ trên hình: cực
Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam
bán cầu
- Nhận xét
3.Các hoạt động :
 Giới thiệu bài : Sự chuyển động của Trái
Đất
 Hoạt động 1 : Thực hành theo nhóm
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học
sinh quan sát hình 1 trong SGK thảo luận và trả
lời câu hỏi gợi ý:
- Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các
bạn cùng làm việc.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình
bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên vừa quay quả địa cầu vừa nói: từ
lâu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, Trái
Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay
quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim
đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.
 Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp
- Cho học sinh quan sát hình 3 trong SGK
thảo luận từng cặp chỉ cho nhau xem hướng
chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và
hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt
Trời qua một số câu hỏi gợi ý sau:
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy
chuyển động? Đó là những chuyển động nào ?
- Hát

- 2 HS trả lời câu hỏi của GV.
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra
giấy.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm
việc
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận của nhóm mình
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh thảo luận theo cặp.
- Trái Đất tham gia đồng thời 2 chuyển động.
Đó là tự quanh quanh mình nó và chuyển động
xung quanh Mặt Trời.
+ Nhận xét về hướng chuyển động của
Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh
Mặt Trời.
• Kết luận : Trái Đất đồng thời tham gia
hai chuyển động: chguyển động tự quay quanh
mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
 Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Trái Đất
quay
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm và hướng
dẫn nhóm trưởng điều khiển nhóm.
- Giáo viên cho các nhóm ra sân, chỉ vị trí chỗ
cho từng nhóm và hướng dẫn cách chơi:
+ Gọi 2 bạn ( một bạn đóng vai Mặt Trời,
một bạn đóng vai Trái Đất )
+ Bạn đóng vai Mặt Trời đứng ở giữa
vòng tròn, bạn đóng vai Trái Đất sẽ vừa quay
quanh mình, vừa quay quanh Mặt Trời như hình
dưới của trang 115 trong SGK.

+ Các bạn khác trong nhóm quan sát hai
bạn và nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên biểu
diễn trước lớp.
4.Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 61 : Trái Đất là một hành tinh
trong hệ Mặt Trời.
- Cùng hướng và đều ngược chiều kim đồng hồ
khi nhìn từ cực Bắc xuống
- Học sinh chia thành các nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm
việc
- Đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp
- Các nhóm khác quan sát và bổ sung.

×