Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

chuyên đề anh - kĩ năng đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.52 KB, 10 trang )

Chuyên đề “Rèn luyện và phát triển kỹ đọc hiểu bộ môn Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS”
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐAM RÔNG
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG
TỔ: NN-AN-MT

CHUYÊN ĐỀ:
“Rèn luyện và phát triển kĩ năng đọc hiểu bộ
môn tiếng Anh cho học sinh THCS”
Thực hiện: nhóm Tiếng Anh
Năm học: 2009-2010
Nhóm tiếng Anh trường THCS Đạ M’Rông Năm học: 2009-2010
1
Chuyên đề “Rèn luyện và phát triển kỹ đọc hiểu bộ môn Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS”

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy-học là một vấn đề luôn được quan
tâm và bàn luận sôi nổi. Và điều đó càng đúng hơn đối với bộ môn tiếng Anh-bộ môn luôn phải
đi đầu trong sự đổi mới.
Như chúng ta đã biết, môn tiếng Anh ở trường THCS góp phần phát triển tư duy trong đó
có tư duy ngôn ngữ và hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Việt. Với đặc trưng riêng, môn tiếng Anh
còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép và truyền tải nội dung của nhiều môn
học khác. Môn tiếng Anh còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp
cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.
Chương trình Tiếng Anh ở trường THCS được xây dựng theo quan điểm chủ điểm giao
tiếp theo chủ đề với những định hướng cơ bản:
- Hình thành kĩ năng giao tiếp là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học; kiến thức
ngôn ngữ là phương tiện cần thiết để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp.
- HS là chủ thể của quá trình dạy học. HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong rèn luyện và
vận dụng kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy
học.


Nội dung dạy học môn tiếng Anh được lựa chọn và trình bày theo hệ thống chủ điểm, vừa
đảm bảo tính giao tiếp cao, vừa đảm bảo tính cơ bản, hiện đại của ngôn ngữ. Hệ thống chủ điểm
và chủ đề là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ. Kiến thức ngôn ngữ như ngữ
âm, từ vựng và ngữ pháp được giới thiệu thông qua các chủ đề của các bài đọc hiểu. Vậy làm thế
nào để khai thác bài đọc hiểu một cách hiệu quả nhằm phục vụ cho việc rèn luyện và phát triển
kĩ năng đọc cho học sinh ở trường THCS? Đó chính là lý do của chuyên đề này.
I.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Đối với Giáo viên:
Nhìn một cách tổng thể chúng ta có thể thấy rằng khối lượng kiến thức ngôn ngữ trong
chương trình SGK tiếng Anh khá nặng, đặc biệt là ở kĩ năng đọc hiểu. Có thể nói các chủ đề chủ
điể của các bài học trong SGK khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, chính điều đó lại là nguyên
nhân gây không ít khó khăn cho một số Gv trong quá trình sưu tầm và tổ chức các hoạt động dạy
và học sao cho hiệu quả nhất đối với các đối tượng HS. Cụ thể:
- Có quá nhiều hs trong lớp, vì thế GV rất khó bao quát tất cả các đối tượng hs.
- Sự chênh lệch về năng lực giữa các hs ( đặc biệt là hs người Kinh và hs dân tộc thiểu
số)
- Có nhiều bài đọc nội dung quá dài nên GV thường phải dạy lướt ở một số phần, không
giúp đỡ được hs trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc
- Việc cung cấp và luyện cấu trúc và từ mới cho các bị hạn chế, đặc biệt là hs yếu.
- Không có nhiều thời gian để sử dụng những câu hỏi gợi mở, không khai thác được năng
lực và khả năng tư duy của hs.
2. Đối với học sinh:
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì hs đóng vai trò trung tâm của các hoạt động
dạy-học trên lớp, chất lượng giờ học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tính chủ động, tích cực
của các em. Tuy nhiên, , một khó khăn lớn nhất lại đến từ phía hs. Đối tượng hs hầu hết ở trường
Nhóm tiếng Anh trường THCS Đạ M’Rông Năm học: 2009-2010
2
Chuyên đề “Rèn luyện và phát triển kỹ đọc hiểu bộ môn Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS”
tôi là con em đồng bào dân tộc thiểu sồ, đa số các em đều có học lực yếu, chỉ một phần nhỏ ở
mức độ trung bình và khá. Các em bị hạn chế về sự hiểu biết cũng như khả năng tư duy. Vì vậy

trong quá trình dạy kĩ năng đọc hiểu chúng tôi nhận thấy được một số hạn chế của các em như
sau:
- Đọc và cố gắng dịch từng từ một.
- Chú ý quá nhiều đến những chi tiết nhỏ dẫn đến cácem thường bị mất các ý chính.
- Khối lượng tích lũy từ vựng cực kỳ ít ỏi nên các em luôn gặp khó khăn trong việc năm
bắt ý chính của bài.
- Kiến thức nền và sự hiểu biết của các em còn hạn chế do hoàn cảnh khách quan và chủ
quan.
- Đa số các em còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trong
thời kỳ hội nhập, do đó các em không chủ động, tích cực trong học tập. Ý thức tự học, tự bồi
dưỡng , rèn luyện còn thấp.
- Hs thường không thích các giờ đọc hiểu do có nhiều thời gian trầm hơn các tiết khác.
Chính vì những khó khăn thực tế mà chúng tôi đã gặp trong quá trình dạy học mấy năm
qua đã luôn thôi thúc chúng tôi không ngừng tìm tòi, thảo luận trao đổi để đi tìm ra những giải
pháp khác nhau để khắc phục tình trạng này. Trong học kỳ vừa qua chúng tôi đã mạnh dạn thay
đổi một số thủ thuật điều chỉnh một số nội dung hạn chế của một số bài đọc hiểu trong SGk cho
phù hợp với năng lực và trình độ hs ở địa phương này nhằm khai thác những điểm mạnh của
sách để rèn luyện cho hs. Và sau đây xin được trình bày với quý thầy cô giáo chuyên đề : “ Rèn
luyện và phát triển kĩ năng đọc hiểu bộ môn tiếng Anh cho học sinh THCS”
B. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ:
I. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP:
1. Hướng học sinh tìm hiểu về kĩ năng đọc hiểu:
Để có thể giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc có hiệu quả, trước hết giáo viên cần giúp hs
phân biệt được những kĩ năng đọc cơ bản được sử dụng trong việc dạy-học ngoại ngữ:
1. 1.Đọc to và đọc thầm:
1.1.1 Đọc to ( Reading aloud) với mục đích truyền đạt lại thông tin người khác đã viết ra,
kĩ năng thường chỉ giúp hs rèn luyện cách phát âm, trọng âm, ngữ điệu và kĩ năng đọc để thông
báo.
1.1.2. Đọc thầm ( Silent reading) : với mục đích đọc để hiểu, đọc để nắm bắt và nhận biết
thông tin.

1.2. Đọc phân tích và đọc tổng hợp:
1.2.1. Đọc để lấy thông tin cần thiết ( Scanning)
1.2.2. Đọc để lấy ý chính ( Skimming)
1.2.3. Đọc và phán đoán từ và nội dung ngữ cảnh trước và trong khi đọc ( predicting)
1.2.4. Đọc phân tích để hiểu nội dung chi tiết hoặc để nghiên cứu.
Tóm lai, mỗi khi đọc một bài đọc tiếng Anh, những câu hỏi hữu ích mà hs cần đặt ra dưới
sự hướng dẫn cua GV là:
- đọc để làm gì? ( What reading for?)
Nhóm tiếng Anh trường THCS Đạ M’Rông Năm học: 2009-2010
3
Chuyên đề “Rèn luyện và phát triển kỹ đọc hiểu bộ môn Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS”
- Đọc như thế nào? ( How to read?)
- Mục đích đạt được sau khi đọc là gì? ( What aim after reading?)
2. Thực hiện tiến trình dạy kĩ năng:
Có hai loại bài đọc: Bài đọc để dạy phát âm hoặc bài đọc để dạy kĩ năng đọc hiểu tùy
theo mục đích và yêu cầu của bài. Trong phạm vi chuyên đề này, nhóm nghiên cứu đi sâu vào
việc rèn luyện và phát triển kĩ năng đọc hiểu.
Để việc đọc có kết quả tốt, tiến trình dạy một bài đọc thường được tiến hành qua 3 giai
đoạn: Pre-reading While reading  post-reading
2.1. Pre- reading activities:
- Gây hứng thú
- Thiết lập ngữ cảnh ( set the scene)
- Tạo nhu cầu, lí do, mục đích của việc đọc
- Giới thiệu trước từ mới cần thiết
- Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc.
- Cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc.
- Nêu những điều đoán trước qua bài đọc
2.2. While-reading activities:
- Vừa đọc vừa thực hiện bài tập.
- Tùy vào mục đích và mức độ khó dễ của bài đọc mà GV thay đổi cách khai thác về nội

dung hoặc ngôn ngữ.
- HS sữa chữa, nhận xét cho nhau, tự sữa cho mình bằng cách đọc lạiphát triển kĩ năng
đọc.
- Bài tập và phương pháp phổ biến: Answer the Q, T/F statements, Multiple choice,
Complete , Gap fill, Macth,Choosing, Tick etc
2.3. Post- reading activities:
Để kiểm tra mức độ đọc sâu hiểu rộng của hs, GV có thể thiết kế bài giảng theo nhiều
phương pháp khác nhau cho phù hợp :
- Luyện tập củng cố về cấu trúc, nội dung.
- Liên hệ thực tế
- Chuyển hóa vốn kiến thức, nhận thức hoặc thông tin, dữ liệu vừa nhận qua bài đọc.
- Luyện tập: summarize, Interview, Disscuss
3. Sử dụng một số thủ thuật khai thác bài đọc hiểu để rèn luyện và phát triển kĩ năng
đọc hiểu:
- Điều chỉnh giáo cụ trực quan, lời hướng dẫn, giải thích, bài tập, hoạt động, nhiệm vụ,
- Điều chỉnh bằng cách bỏ bớt ( những nội dung quá xa rời thực tế địa phương ), sắp xếp
lại, thay thế, kết hợp, hoặc thêm vào,
Tất cả những điều chỉnh của GV đều phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ hs,
đúng chủ đề bài học và không vi phạm về cắt xén chương trình.
Nhóm tiếng Anh trường THCS Đạ M’Rông Năm học: 2009-2010
4
Chuyên đề “Rèn luyện và phát triển kỹ đọc hiểu bộ môn Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS”
* Ngoài ra, giáo viên cũng có thể rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho các em trong
những tiết phụ đạo hay tự chọn, mà theo tôi có thể thực hiện bằng cách .
> Chọn học sinh:
Thông qua giáo viên bộ môn , tốt nhất là lựa chọn học sinh ngay từ lớp đầu cấp,. Lọc thành
2 nhóm đối tượng ( Nhóm 1: Hs có vốn từ vựng khá và có khả năng tư duy, nhóm 2 gồm các hs
bị nghèo vốn từ và khả năng tư duy thiếu nhạy bén)
> Chọn tài liệu:
- Đa dạng hóa các dạng bài tập từ cơ bản thuộc khối THCS của các nhà xuất bản như:

NXB GD, NXB ĐHSP……
- Tuy nhiên để chuẩn bị tốt cho bài giảng của mình người dạy phải luôn luôn tự trau dồi,
bồi dưỡng và nâng cao trình độ bản thân một cách thường xuyên và liên tục.
> Lên thời khóa biểu:
Lên thời khoá biểu hợp lý, tạo điều kiện cho các em có thể theo học đồng đều và không
bị ảnh hưởng đến các buổi học chính khóa. Đối với học sinh khối 8: Từ 1 đến 2 tiết/tuần
> Cung cấp kiến thức:
Rèn luyện theo bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết.
> Hướng dẫn cách làm bài:
- Đây là việc làm cũng rất quan trọng mà chúng ta là những người trực tiếp dạy bồi dưỡng
hoặc phụ đạo không thể bỏ qua, bởi lẽ nếu chúng ta dạy nhiệt tình, nội dung bài giảng phong
phú, học sinh học tập sẽ hào hứng và say mê hơn, thế nhưng nếu chúng ta không chú ý đến kỹ
năng đọc của các em thì kết quả cũng không thể theo như mong muốn.
- Vì thế mà chúng ta cần thiết phải rèn luyện cho học sinh phát triển kỹ năng đọc để các
em có niềm say mê trong khi học bộ môn này .
> Kiểm tra kiến thức + Rút kinh nghiệm:
- Đây là giai đoạn cũng rất quan trọng trong quá trình mà chúng ta rèn luyện kỹ năng đọc
cho các em, bởi lẽ nếu ta chỉ dạy mà không kiểm tra thì ta sẽ không thể biết được sự tiếp thu kiến
thức của học sinh đạt đến mức độ nào.
- Việc rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm tra thật sự rất cần thiết, từ những lần rút kinh
nghiệm học sinh có thể nhận ra mình còn yếu ở phần nào để có thể khắc phục.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
- Những biện pháp nêu trên đây được áp dụng trong 1 tiết dạy kĩ năng đọc bất kỳ.
*Tiết dạy minh họa:
UNIT 11: TRAVELING AROUND VIET NAM
Lesson 3: READ
I. OBJECTIVES:
Nhóm tiếng Anh trường THCS Đạ M’Rông Năm học: 2009-2010
5
Chuyên đề “Rèn luyện và phát triển kỹ đọc hiểu bộ môn Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS”

By the end of the leeson, Ss can be able to express interest and know how to love our
sight seeings around Viet Nam.
1. Vocabulary: Oceanic Institute, mountain slopes, World Heritage, offshore island,
magnificent, external spring, tribal village, limestone island.
2. Grammar: review
II. PREPARATIONS: extra-board, pictures, handouts,text-book
III. PROCEDURES:
Teacher’s activities Students’ activities
1.Warm up : 5’
- Have Ss play a game “Ringing golden bell”
- Show pictures turn by turn.
- Give the cues
- give feedback
- check and correct
- Ask some questions
-Do you like traveling ?
-Where ? Why ? (climate, beautiful sights,
favorite food )
-How can you get there ?
2. Pre-Reading : 15’
*Quiz: - What’s this place?
- What are there ?
- Show pictures
- Introduce new lesson
* Dalat…
* Nha Trang…
* Sapa…
* Ha Long Bay…….
*. Pre- teach vocabulary
-Explain some new words

1. Tribal Village (n) Bản làng của người dân tộc
2. Mountain slopes (n) Sườn núi
3. Limestone island (n) Đảo đá vôi
4. Magnificent (a) Nguy nga , lộng lẫy
5. Oceanic Institute (n) Viện Hải Dương Học
6. Offshore island (n) Đảo xa khơi
7. External Spring (n) Mùa xuân vĩnh cửu
8. World Heritage ( n): Di sản VHTG
- Have Ss practice new words .
3.While- Reading : 15’
Task1:
-Have Ss scan the simple tourist advertisements for
main details .
-Have Ss read the advertisements about the resorts
( p. 102, 103) and check( V) the topics mentioned in
the grid( p.104)
- Playing game
- Group work
- Guessing
- work in groups and give answers
- G A: * DaLat :
It is ….
There are ……
- G B: * Nha Trang :
It is ……….
There are ……
- G C : * Sa Pa :
It is ………
There are ……
- G D : * Ha Long Bay :

It is …
There are ……
-

T- Whole class
Listen and repeat
Class - individual
- Practice by individual
- Individual
- Group work
- Each of group gets a place
G1: DL
Nhóm tiếng Anh trường THCS Đạ M’Rông Năm học: 2009-2010
6
Chuyên đề “Rèn luyện và phát triển kỹ đọc hiểu bộ môn Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS”
-Get Ss to work in groups to compare their answers.
- Ask Ss to give their answers.
Answer Key:
Nha
Trang
Da
Lat
SaPa Ha
Long
Caves

Fllights to Ha
Noi
   
Hotels


Local transport
   
Mini-Hotels

Mountain slopes

Railway
  
Restaurants
Sand beaches

Tourist
attractions
   
Types of food
Villages

Waterfalls

World Heritage

Task2 :
- Have Ss work in small group of 4 and read
the cues and then do exercise 2.
-
Nha
Trang
Da
Lat

SaPa Ha
Long
Nha
Rong
a)

b)
    
c)
d)

e)

- Set the situation: There are five people who want to
go to VN on their holiday. Each person has a
different hobby. You help them to find a suitable
place
- Do model with a Student.
- Ask Ss practice in pairs
-Write the model on the board
A: Where should Andrew go ?
B: He should go to SaPa.
A: Why?
B: Because he studies tribes and he likes mountain-
climbing
-Have some Ss give their ideas.
- Check open pairs and correct.
- Ask them to make short dialogue to practice the
structure above.
G2: SP

G3:NT
G4:HLB
-Read the advertisements about the
resorts ( p. 102 , 103 ) and check (v)
the topics mentioned in the grid (104)
Group work
- Group work
-Listen to the teacher’s guiding
carefully
-Express their ideas
- Open pairs
Each of group will choose one
Student in order to ask and answer.
Open pairs
Nhóm tiếng Anh trường THCS Đạ M’Rông Năm học: 2009-2010
7
Chuyên đề “Rèn luyện và phát triển kỹ đọc hiểu bộ môn Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS”
4.Post –Reading : 7
• Interview:
- Have Ss to ask and answer questions using the
information in the text.
- Write the model on the board
A: I like Mountain – climbing but I don’t know
Where should I go ? Would you mind give me some
information , please ?
B: How about going to SaPa
A: Why?
B: Because there are Mountain and Tribal Village .
A: That sounds interesting .
- Have Ss in pairs should be assigned to work on

only one topic.
Eg: Group 1: Nha Trang Group 2: Sa Pa
- Get some pairs with different topics to demonstrate
their dialogues.
- Give Quiz: matching to check Ss ‘s understanding
5.Homework: 2’
- Do the exercise 2,3 p65 / 66 (workbook)
- Prepare section write
-Play the role
-Pairwork
Ss A: ….
Ss B:……
- Pay attention
- pairs or groups
- Copy
III. KẾT QUẢ :
- Sau khi áp dụng biện pháp ‘Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho đối tượng học sinh yếu bộ
môn Anh văn ” ở khối lớp 8, chúng tôi đã đạt được một số kết quả bước đầu như sau: .
- Từ đầu năm đa số các em đều lúng túng khi bước vào kĩ năng đọc riêng biệt. Vì vậy, khi
tiếp xúc với dạng bài tập rèn kĩ năng, hầu hết các em đều không thể thể hiện tốt kĩ năng như yêu
cầu đã đề ra, phát âm còn sai, tìm câu trả chưa chính xác, có khi trả lời được nhưng lại dài dòng
không trọng tâm. Nhưng sau khi tôi vận dụng biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho các em thì
đã có gần 38% em đã có tiến bộ rõ rệt so với đầu năm. Thông qua các bài kiểm tra hay những
lần mà các em đọc bài thì các em đã phát âm đúng hơn , tìm câu trả lời ngắn gọn mà đầy đủ
nghĩa, các em đã bước đầu biết tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, biết tư duy và phán đoán
vấn đề trọng tâm đặt ra. Dù kết quả đạt được chưa thật sự cao so với mục tiêu đã đề ra nhưng
bước đầu cũng đã thu được kết quả đáng khích lệ.
C. KẾT LUẬN:
- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, có lẽ tất cả chúng ta ai cũng đều mong học sinh của
mình ngày càng tiến bộ hơn trong học tập. Thế nhưng việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc

cho các em quả thật không phải là công việc dễ dàng một sớm một chiều, nhưng chúng tôi tin
rằng với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, chịu khó, ham học hỏi, tất cả chúng ta đều có thể làm được,
bởi lẽ trong mỗi chúng ta chắc hãy còn nhớ lời dạy của Bác Hồ:
“Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”.
- Trên đây là một số giải pháp mà chúng tôi đã và đang vận dụng trong việc giảng dạy của
mình. Mong rằng nó có thể cùng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về những phương pháp đổi
mới phương pháp dạy-học nhằm “ Rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho các em “ ,từ dó nhằm
giúp các em có thể học tốt hơn và đạt thành tích cao hơn nữa trong việc học Tiếng Anh.
Nhóm tiếng Anh trường THCS Đạ M’Rông Năm học: 2009-2010
8
Chuyên đề “Rèn luyện và phát triển kỹ đọc hiểu bộ môn Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS”
Vẫn còn thời gian ở phía trước để hoàn thành thử nghiệm, dù thế chúng tôi vẫn luôn mong
nhận đươc tất cả những sự đóng góp, chia sẻ quí báu từ phía bạn bè đồng nghiệp gần xa để chúng
tôi có thể hoàn thiện ý tưởng của mình. Xin chân thành cảm ơn!
Đạ M’rông, ngày 13 tháng 01 năm 2010
B¸o c¸o chuyªn ®Ò
Nhóm tiếng Anh
Nhóm tiếng Anh trường THCS Đạ M’Rông Năm học: 2009-2010
9
Chuyên đề “Rèn luyện và phát triển kỹ đọc hiểu bộ môn Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS”
Nhóm tiếng Anh trường THCS Đạ M’Rông Năm học: 2009-2010
10

×