Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.12 KB, 5 trang )
Giải phẫu cơ và mạc vùng cổ
(Kỳ 1)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
Vùng cổ được chia làm 2 vùng: vùng cổ sau hay vùng gáy và vùng cổ
trước bên.
1. CƠ VÙNG GÁY
Gồm các cơ ở sau cột sống và các mỏm ngang, đặc điểm các cơ vùng này là
cơ nào càng ở sâu sát với xương thì ngắn và hẹp, trái lại các cơ càng ở nông thì
càng dài và rộng.
Cơ vùng gáy xếp làm 4 lớp từ sâu ra nông.
1.1. Lớp thứ nhất
Lớp nông nhất chỉ có 1 cơ là cơ thang (m. trapezius), là cơ to nhất vùng
sau, từ đường cong chăm trên, ụ chăm ngoài, các mỏm gai đất sống cổ kéo dài đến
DX tới bám vào phía ngoài xương đòn, mỏm cùng vai, sống vai và cơ thang
che phủ tất cả các cơ vùng gáy, một phần phía trên của lưng.
1.2. Lớp thứ hai
Có 2 cơ:
- Cơ gối đầu (m. spenius capitis): từ mỏm ngang CVI - DII đến bám vào
nửa ngoài đường cong chăm lên.
- Cơ gối cổ (m. spenius cervicis): bám từ mỏm gai đốt sống DIII - DV đến
bám vào mỏm ngang đốt CI - CIV.
1.3. Lớp thứ ba
Có 4 cơ.
- Cơ bán gai (m. semi spinalis): bám từ mỏm ngang các đất sống ngực và
6 đất cổ dưới đến bám vào mỏm gai của 6 đất cổ dưới.
- Cơ dài đầu (m. longus capitis): bám từ mỏm ngang của 4 đốt sống cổ
dưới tới sau mỏm chũm.
- Cơ dài cổ: bám từ mỏm ngang của 5 đốt sống ngực trên đến mỏm
ngang các đốt sống CIII - CIV.
- Phần cổ của cơ thắt lưng hay cơ chậu sườn cổ (m. iliocostalis cervicis):