Giải phẫu tai
(Kỳ 2)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
1.2. Ống tai ngoài (meatus acusticus externus)
1.2.1. Hình thể
Là một ống đi từ xoăn nhĩ tới màng nhĩ. Do màng nhĩ nằm chếch xuống
dưới và vào trong, nên thành trước dưới của ống tai ngoài dài hơn thành trên sau
(thành trên sau dài 25 mm, thành trước dưới dài 30-31mm).
Ống tai ngoài cong hình chữ S, lúc đầu hướng vào trong, ra trước và lên
trên, rồi hơi cong ra sau và cuối cùng lại tiếp tục hướng vào trong, ra trước, nhưng
lại hơi xuống dưới. Vì vậy, khi thăm khám màng nhĩ, ở người lớn ta phải kéo
loa tai lên trên ra ngoài và ra sau, để giảm bớt độ cong.
Lòng ống tai có hình bầu dục, nhưng không đều nhau. Đường kính lớn nhất
ở lỗ tai ngoài hướng xuống dưới và ra sau, còn ở đầu trong của ống tai thì năm
ngang.
Ống tai có 2 chỗ hẹp: chỗ hẹp thứ nhất ở nơi tận hết của phần sụn, chỗ hẹp
thứ 2 ở phần xương cách xoăn tai 20mm. Ống tai mở ra ngoài ở đáy xoăn tai bởi
lỗ ống tai ngoài.
1.2.2. Liên quan
- Phía trước: ống tai ngoài liên quan với mỏm lồi cầu của xương hàm dưới.
Lách giữa phần sụn của tai ngoài và mỏm lồi cầu có một phần nhỏ của tuyến
nước bọt mang tai. Do vậy, một va chạm vào cầm làm cho lồi cầu xương hàm
dưới trật ra sau, có thể làm vỡ ống tai ngoài.
- Phần trên: phần xương ống tai ngoài liên quan với tầng sọ giữa.
- Phía sau: ống tai ngoài ngăn cách với xoang chùm bởi 1 lớp xương
mỏng.
1.2.3. Cấu tạo
1.Sụn vành tai 4. Xương đá
2. Sụn ống tai 5. TM cảnh trong
3. Màng nhĩ 6. Hòm tai
7. Tai trong
Hình 5.16. Cấu tạo tai ngoài
Một phần ba ngoài ống tai ngoài được cấu tạo bởi sụn ống tai, gọi là ống tai
ngoài sụn, dài 8mm và liên tiếp ở ngoài với sụn loa tai. Thành trước, sụn có hai
chỗ khuyết, khuyết sụn ống tai, làm cho loa tai dễ di động và việc nong rộng ống
tai ngoài trở nên dễ dàng hơn.
Hai phần ba trong ống tai ngoài được tạo nên bởi xương, các thành trước,
dưới và hầu hết thành sau là do phần nhĩ xương thái dương, còn thành sau trên là
do phần trai thái dương. Đầu trong của phần xương ống tai ngoài có một rãnh
vòng để bờ chu vi màng nhĩ bám vào, gọi là rãnh màng nhĩ.
Ống tai ngoài được phủ bởi da, liên tiếp với da phủ loa tai và da phủ mặt
ngoài màng nhĩ. Da phủ phần sụn có lông và các tuyến tiết đáy tai. Da dính
chặt vào sụn xương, nên bị nhọt ở ống tai ngoài sẽ gây đau đớn dữ dội.
1.2.4. Mạch máu thần kinh
* Động mạch: cấp máu cho tai ngoài gồm có các nhánh:
- Động mạch tai sau: nhánh của động mạch cảnh ngoài.
- Động mạch tai sâu: nhánh của động mạch hàm trên.
- Các nhánh tai trước của động mạch thái dương nông.
* Tĩnh mạch: máu từ ống tai ngoài được dẫn về tĩnh mạch cảnh ngoài,
tĩnh mạch hàm trên và đám rối tĩnh mạch chân bướm.
* Bạch huyết: bạch huyết từ ống tai ngoài đổ vào các hạch mang tai, các
hạch cổ sâu trên.
* Thần kinh: thần kinh ống tai ngoài: nhánh của thần kinh tai thái dương,
thuộc thần kinh hàm dưới, chi phối cho thành trước và thành trên.
Nhánh tai của thần kinh lang thang: cảm giác cho thành sau và thành
dưới ống tai ngoài.
2. TAI GIỮA (AURIS MEDIA)
Là một hốc nằm trong xương đá gồm có hòm tai là bộ phận chính của tai
giữa, trong hòm tai có một chuỗi xương con để dẫn truyền xung động từ màng nhĩ
vào tai trong. Hòm tai thông với hầu bởi vòi tai, thông với xoang chùm bởi ống
thông hang. Do đó tai giữa gồm 3 phần: hòm tai, hang chùm và vòi tai. Tất cả 3
phần trên đều được phủ bởi một lớp niêm mạc liên tiếp với niêm mạc của hầu.
2.1. Hòm nhĩ (cavitas tympanica)
Hòm nhĩ gồm có 2 phần: phần hòm nhĩ thật sự nằm đối diện với màng nhĩ,
ngách thượng như là phần trên màng nhĩ. Hòm nhĩ giống như một thấu kính lõm,
2 mặt chếch xuống dưới, ra ngoài và ra trước. Đường kính độ 15 lạm, gồm có
2 mặt và 4 thành chu vi.