Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải phẫu thần kinh đầu - mặt - cổ (Kỳ 2) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.43 KB, 4 trang )

Giải phẫu thần kinh đầu - mặt - cổ
(Kỳ 2)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
2.2. Các nhánh cảm giác (đám rối cổ nông)
Có bốn nhánh, đều thoát ra nông dọc bờ sau cơ ức đòn chũm, đến cảm giác
da vùng tương ứng:
- Nhánh chấm nhỏ (n. occipitalis) hay nhánh chùm: phát sinh từ quai nối
II tới phân nhánh vào da vùng chậm và chũm.
- Nhánh tai lớn (n. auricularius mngnus): phát sinh từ quai nối II lên phía
dái tai phân nhánh cho da mặt ngoài loa tai và vùng tuyến mang tai (nhánh trước),
da mặt trong loa tai và vùng chùm (nhánh sau).
- Nhánh ngang cổ (n. transversus): phát sinh từ quai nối II ra trước phân
nhánh xuyên qua cơ bám da cổ tới da vùng cổ trước bên và dưới móng.
- Nhánh trên đòn (n. supraclaviculares) tách từ dây sống CIII hoặc CIV
hướng xuống dưới, ra ngoài, ra sau rồi chia 3 nhánh xuống tam giác trên đòn
(nhánh ngoài - giữa - trong) phân nhánh vào da ở nền cổ và ngực trên.
2.3. Các nhánh nối
2.3.1. Với thần kinh giao cảm
Bốn dây thần kinh sống cổ trên nối với hạch giao cảm cổ trên bằng 4 nhánh
nối xám.
2.3.2. Với thần kinh phụ
Các sợi tách từ quai 2, 3 nối với thần kinh phụ (XI) trong cơ ức đòn
chũm và dưới cơ thang chi phối cảm giác sâu cho 2 cơ này.
2.3.3. Với thần kình dưới rưỡi (thần kinh XII)
Gồm nhánh tách từ quai 1 gọi là nhánh xuống của đám rối cổ với thần kinh
XII (đúng hơn là mượn đường đi của dây này) xuống góp phần tạo thành quai thần
kinh cổ (ansa cervicalis), hay quai thần kinh XII, vận động các cơ dưới móng.
Quai cổ được tạo nên bởi 2 rễ:

1. Nhánh chũm


2. Cơ tai trên
3. Nhánh tai
4. Nhánh ngang cổ
5,6. Nhánh trên đòn
7. Tuyến nước bọt mang tai
8. Cơ ức đòn chũm
9. Cơ thang
Hình 4.48. Đám rối cổ nông
+ Rễ trên tách từ quai nối I chạy xuống bao trong thần kinh dưới lưỡi rồi
tách ra khỏi dây này đi xuống trước bó mạch cảnh tới gân trung gian cơ vai móng
tiếp nối với rễ dưới. Đôi khi quai cổ ở cao, ngang thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt,
trường hợp này quai thường ở sau tĩnh mạch cảnh trong. Rễ trên đôi khi đi vào
thần kinh lang thang thay vì thần kinh dưới lưỡi, nhất là khi quai cổ
cao.
+ Rễ dưới: thường tách từ cơ hoặc quai 2 xuống dưới ở ngoài tĩnh mạch
cảnh trong rồi bắt chéo trước tĩnh mạch này để nối với rễ trên ở ngang mức
gân trung gian cơ vai móng.
Từ quai cổ tách các nhánh vận động các cơ vùng dưới móng (cơ vai móng,
cơ ức giáp và cơ ức móng) riêng cơ giáp móng thì nhánh vận động tách từ dây CI
mượn đường đi theo thần kinh dưới lưỡi để tới vận động.



×