TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Ngày soạn 21/03/2010
GVHD: THÂN ĐỨC VÂN Ngày dạy 24/03/2010
SVTH: DƯƠNG THỊ VÂN
Đọc văn: Tiết 101: ĐÁM TANG LÃO GÔ-RI-Ô (Tiết 1)
(Trích Lão Gô-ri-ô) BAN-DẮC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS khám phá chủ đề tác phẩm: vạch trần, lên án mặt trái của xã hội thành thị
Pháp thế kỷ XIX, đồng tiền và thói vị kỷ cá nhân xô đẩy con người tới những bi kịch
đau đớn.
- Bút pháp hiện thực bậc thầy của nhà văn.
- Xây dựng tình cảm đạo đức chân thành.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Phương tiện:
- SGK Ngữ văn 11- nâng cao - tập hai.
- Sách giáo viên Ngữ văn – nâng cao - tập hai.
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn – nâng cao - tập hai.
2. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy theo cách phối hợp nhiều phương pháp như thuyết trình, nêu vấn
đề, gợi mở, …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
B1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
B2: Kiểm tra bài cũ.
B3: Bài mới:
Văn học Pháp thế kỉ XIX là một thời kì sôi động với sự xuất hiện của nhiều cây bút tài
năng như như Lamactin, Vinhi, Huygô, Muyxê….Nếu như Victor HuyGô là nhà văn đại
diện cho trường phái văn học lãng mạn thì Ban-dăc lại là nhà văn đại diện cho trường
phái văn học hiện thực lớn nhất nước Pháp nửa đầu thế kỉ XIX. Ông viết hơn 90 tác phẩm
lớn tập hợp lại trong Tấn trò đời. Trong đó, tiểu thuyết Lão Gôriô là một tác phẩm tiêu
biểu trong tập truyện trên. Bài học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu trích đoạn Đám
tang Lão Gôriô.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu về tác giả Banzắc và tiểu thuyết Lão
Gô-ri-ô.
Bước 1: Tìm hiểu về tác giả.
TT1: GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn và trả
lời câu hỏi: Nêu những nét chính về cuộc
đời của nhà văn ?
TT2: HS trả lời
TT3: GV nhận xét, tổng kết.
* GV sẽ giới thiệu sơ qua về bộ tiểu thuyết
Tấn trò đời với HS về mặt nội dung: Gồm
ba phần : Khảo luận phong tục, Khảo luận
triết học, Khảo luận phân tích. Tiểu thuyết
Lão Gôriô nằm ở phần 1 của bộ tiểu thuyết.
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả:
- Ban-dắc (1799-1850) là nhà văn hàng đầu
của trường phái văn học hiện thực Pháp thế
kỉ XIX.
- Ban-dắc sinh ra trong một gia đình nông
dân. Năm 1821, ông sáng tác vở kịch
Crôm-oen nhưng bị thất bại, sau đó kinh
doanh nhưng bị thua lỗ và cuối cùng từ bỏ
mộng làm giàu và trở về với sự nghiệp văn
chương.
2. Tác phấm
- Bằng ngòi bút chân thực, kết hợp vốn
sống, vốn hiểu biết phong phú qua những
năm bôn ba trên con đường kinh doanh, tất
cả làm thành một nguồn tư liệu để ông viết
nên bộ tiểu thuyết Tấn trò đời. Gồm 97 tác
Bước 2: Tìm hiểu về tiểu thuyết Lão
Gôriô.
* GV gọi HS đọc phần tóm tắt trong SGK
và GV nhấn mạnh vị trí của đoạn trích.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
về vị trí, bố cục và phân tích đoạn trích.
Bước 1: Tìm hiểu về vị trí, bố cục của
đoạn trích.
TT1: GV gọi HS đọc và trả lời:
- Nêu vị trí đoạn trích?
- Dựa vào diễn biến của đám tang để phân
chia bố cục?
TT2: HS trả lời
TT3: GV nhận xét, tổng kết.
Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội
dung.
2.1 Cảnh tang lễ.
phẩm với gần 5000 nhân vật. Qua đó, tác
giả đã phê phán xã hội tư sản, vì nó như
một tấn hài kịch, trong đó đồng tiền tác oai
tác quái, gây ra biết bao bi kịch đau lòng.
- Những tiểu thuyết nổi tiếng: Miếng da lừa
(1831), Ơgiêni-Grăngđê (1833), Lão Gôriô
( 1834) ….
=> Nhà văn hiện thực bậc thầy của văn
học Pháp (Ăng Ghen)
II. Đọc – hiểu văn bản
- Nhân vật chính: Lão Gôriô, Ra-xti-nhăc,
hai cô con gái.
- Nhấn mạnh vị trí của đoạn trích.
1. Vị trí, bố cục của đoạn trích:
- Vị trí: Nằm ở phần cuối trong tác phẩm
Lão Gôriô.
- Bố cục: 4 đoạn:
Đoạn 1: Quán trọ bà Vôke -> nhà thờ thánh
Ê-chiên-đuy-Mông.
Đoạn 2: Cuộc hành lễ ở nhà thờ.
Đoạn 3: Từ nhà thờ tới nghĩa trang Cha-la-
se-dơ.
Đoạn 4: Ra-xti-nhắc còn lại một mình.
2. Phân tích.
2.1 Cảnh tang lễ:
GV chỉ ra không gian tang lễ diễn ra ở
những địa điểm cụ thể.
TT1: GV phát vấn:
- Không gian tang lễ diễn ra với những địa
điểm chính xác nhằm mục đích gì?
- Thời gian tang lễ diễn ra với tốc độ như
thế nào?
Cái chết và sự ra đi của Lão Gôriô làm ta
nhớ tới câu thơ của Huy Cận về một cái
chết lạnh lẽo, cô đơn:
“… Ai chết đó? Trục xoay và bánh
Được đặt trong một không gian và thời
gian xác định, đó là đặc điểm bút pháp hiện
thực của Ban-dắc.
- Không gian tang lễ: Tuy chỉ là những hư
cấu nghệ thuật nhưng với những địa điểm
chính xác được nhắc đến trong đoạn văn
góp phần đem lại ấn tượng thật của đám
tang nhất là với những người dân sống ở
Pari:
+ Ông lão chết tại quán trọ bà Vôke. Nó
được đặt vào phố Mới- nữ- thánh- Giơ-nơ-
vi-e-vơ ở ngoại ô Pari vào thập niên thứ hai
của thế kỉ XIX. Ngày nay, vùng ngoại ô ấy
thuộc nội thành, ở Quận 5 có một phố
mang tên gần giống như thế: phố Nữ-
thánh-Giơ-nơ-vi-e-vơ.
+ Hành lễ tại nhà thờ Thánh–Ê-chiên-đuy-
Mông. Đây là ngôi nhà thờ có thật xây
dựng từ thế kỉ XIII ở quảng trường Păng-
tê-ông, nghĩa là rất gần với phố nơi nhà văn
chọn làm địa điểm cho quán trọ.
+ Chôn tại nghĩa trang Cha-la-se-dơ. Đây
cũng là một nghĩa trang có thật, ở xa hơn
về phía đông bắc, lập ra năm 1804, trước
khi xảy ra câu chuyện trong tiểu thuyết này
không lâu.
=> Địa điểm chính xác -> tô đậm ấn tượng
thật về hiện thực của khung cảnh đám tang.
- Thời gian tang lễ: Diễn ra nhanh chóng
+ Thời gian nhắc đến 3 lần, chính xác từng
phút.
. Nghi lễ cử hành ở nhà thờ hết “hai mươi
phút” theo lời người kể chuyện.
đẩy,
Xe tang đi về tận thế giới nào?
Chiều đông tàn, lạnh xuống tự trời
cao,
Không lửa ấm, chắc hồn buồn lắm
đó…”
(“Nhạc sầu” - Huy Cận)
- Hành động vay tiền của Ra-xti-nhắc để lo
đám tang cho lão Gôriô đã thể hiện điều gì
ở con người nhân vật này?
TT2: HS trả lời.
TT3: GV nhận xét, bổ sung.
. Ngay sau đó vị linh mục nói là đã
“năm rưỡi rồi”.
. Rồi người kể chuyện lại cho biết “Sáu
giờ” xác ông cụ được hạ huyệt.…
=> Thời gian nghi lễ: Vội vàng, gấp rút,
qua quýt, thấy được bi kịch của Lão Gôriô
với một đám tang không có tình người.
+ Cảnh đưa tang vào một buổi chiều tàn ảm
đạm, vắng vẻ: Ánh sáng lờ mờ của giáo
đường đã “ nhỏ” lại “ thấp và tối ”, rồi đến
quang cảnh “ ngày tàn” vời một buổi
“hoàng hôn ẩm ướt” là thứ ánh sáng và
màu sắc để miêu tả cảnh đám tang. Không
gian, thời gian để Banzac miêu tả càng làm
thêm tính chất thê lương của đám tang lão
Gôriô.
- Tình cảm của Ra-xti-nhắc
Trong đám tang này, có lẽ chỉ có Ra-xti-
nhắc là người gần gũi với ông cụ nhất. Là
một chàng sinh viên nghèo, nhưng chàng
đã bỏ tiền ra để chôn cất lão Gôriô. Hành
động này chứng minh Ra-xti-nhắc là một
người nghèo nhưng tốt bụng, có tấm lòng
cao đẹp.
4. Củng cố
- Nắm được những nét chính về tác giả Ban-dắc.
- Vị trí, bố cục của tác phẩm.
- Nắm được bối cảnh diễn ra đám tang.
5. Dặn dò
Về nhà học bài và tìm hiểu tiếp nội dung đoạn trích.
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
BCĐTTSP GVHD SVTT
LÊ PHƯỚC DŨNG THÂN ĐỨC VÂN DƯƠNG THỊ VÂN