Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đại cương hệ vận động (Kỳ 6) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.61 KB, 5 trang )

Đại cương hệ vận động
(Kỳ 6)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn

.1.7.4. Các yêu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng xương
Ngoài yếu tố di truyền do bộ gen, sự cốt hoá và tăng trưởng xương chịu
ảnh hưởng bởi:
- Giai đoạn phát triển cơ thể: ở trẻ em hiện tương tái tạo mạnh hơn hiện
tượng phá huỷ nên thành phần cấu tạo xương trẻ em khác người lớn. Xương trẻ
em ít chất vô cơ, giầu chất hữu cơ hơn ở xương người lớn. Do vậy, gẫy xương trẻ
em là loại gẫy do chấn thương nên rất dễ lành; trong khi người lớn tuổi xương
giòn, dễ gẫy thường là gẫy bệnh, khó lành.
- Tình trạng mẹ Thiếu dinh dưỡng khi mang thai; ở trẻ đang lớn đặc biệt
Thiếu calci, vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự cốt hoá và tăng trưởng. Các bệnh nội
tiết như bệnh tuyến cận giáp làm ảnh hưởng đến sự hấp thu các muối khoáng cũng
làm ảnh hưởng đến bộ xương.
- Khi vận động xương thường phải chịu tác động của một trong ba lực:
lực kéo, lực ép và lực trượt do ma sát. Các lực này đều làm ảnh hưởng đến cấu tạo
của hệ xương. Vì vậy tập luyện thân thể đúng cách sẽ là một động lực cho hệ
xương phát triển.
1.7.5. Sự tái tạo xương
Khi xương gãy, giữa nơi gãy sẽ hình thành khối tổ chức liên kết do màng
xương, cân cơ, mạch máu tuỷ xương và hệ thống havers. Tổ chức liên kết này
ngấm vôi theo kiểu cốt hoá trực tiếp (cốt hoá màng) và làm lành xương. Do đó khi
mổ kết hợp xương không được lấy đi màng xương và các tổ chức xương vụn, vì
đây là nguồn cung cấp calci để tạo sự cốt hoá. Ngược lại khi cắt đoạn xương phải
nạo màng xương để tránh hiện tượng tái tạo xương.
* Tóm lại: xương có nhiều chức năng quan trọng. Xương là một chất sống,
nó dự trữ muối khoáng. Xương phát triển nhờ các yếu tố.
- Bên trong: độ PH, nồng độ các chất trong máu như P++, Ca++, các


vitamin và các kích tố nội tiết.
- Bên ngoài : chế độ luyện tập ăn uống
2. KHỚP XƯƠNG
Là nơi các xương liên kết với nhau để tạo thành bộ xương và làm cho cơ
thể cử động và di chuyển được. Về phương diện động tác, khớp được chia
làm
3 loại: khớp bất động, khớp bán động, khớp động.
2.1. Khớp bất động
Khớp bất động là loại không có ổ khớp, bất động hoặc ít động về mặt chức
năng.
Ở hộp sọ hai xương mắc vào nhau bởi một tổ chức liên kết hoặc sụn
trung gian không có khoang giữa hai xương, chạm thương không gây sai khớp mà
thường gẫy hoặc dập xương. Có hai loại khớp bất động:
- Khớp bất động sợi: hai xương mắc vào nhau theo nhiều cách: Khớp răng:
trán đỉnh chăm.
Khớp vẩy: trai đỉnh.
Khớp nhịp: xương sống mũi.
Khớp mào: mào xương này khớp vào khe xương kia: bướm lá mía.
- Khớp bất động sụn: do một sụn dính chặt hai đầu xương vào nhau, và tiếp
với cốt mạc ở 2 đầu xương bên ngoài: thân bướm dính vào mỏm nền xương
chẩm.
2.2. Khớp bán động
Là những khớp cử động rất ít, giữa 2 đầu xương có sơ sụn có thể có khe
khớp, ổ khớp, nhưng không đủ các thành phần trung gian (không có bao hoạt
dịch).
Các khớp ở thân đốt sống. Khớp mu và khớp cùng chậu: có đĩa liên cốt ở
giữa một khe (coi như ổ khớp) khi phụ nữ sinh đẻ khớp giãn ra ít nhiều.
2.3. Khớp động
Khớp động là khớp có đầy đủ các thành phần của khớp như bao khớp,
bao hoạt dịch và hoạt động về mặt chức năng.

Là những khớp cử động nhiều (ở chi) cũng có những khớp cử động ít
hơn (khớp cổ tay, cổ chân).
Khớp động đặc tính là giữa hai xương có ổ khớp, là một khoang kín không
thông với bên ngoài, không có không khí, nên áp lực bên ngoài giữ chặt hai đầu
xương với nhau.
Một khớp động gồm có: diện khớp, sụn khớp, bao khớp, dây chằng, bao
hoạt dịch. Tuy nhiên tuỳ theo vị trí, cấu tạo mà gọi là khớp chỏm, khớp ròng rọc,
khớp lưỡng lồi cầu, khớp trục, khớp phẳng
2.3.1. Diện khớp
Nói chung 2 diện khớp phải lắp vào nhau, nên hình thể phải ăn khớp với
nhau, diện này lồi diện kia lõm.

×