Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 6 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.37 KB, 9 trang )

Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 6:
Điều trị bệnh giun chỉ bằng thuốc nào?

Mẹ tôi năm nay 56 tuổi, vừa rồi bị sốt, phát ban, đi khám, làm các xét
nghiệm được chẩn đoán là nhiễm giun chỉ; bác sĩ kê đơn cho dùng diethyl
carbamazin. Tuy nhiên, qua tìm hiểu tôi được biết dùng thuốc này rất nhiều tác
dụng phụ, liệu có thuốc gì khác để thay thế không. Tôi xin cảm ơn!

Diethyl carbamazin vẫn coi là thuốc được lựa chọn để điều trị giun chỉ bạch
huyết trong suốt hơn 40 năm qua. Thuốc tan nhiều trong nước, bền vững ở nhiệt
độ cao, bài tiết chủ yếu qua thận, có độc tính thấp, an toàn khi sử dụng trên quy
mô rộng. Tỷ lệ khỏi bệnh có liên quan mật thiết với số lượng tổng liều. Có hai cơ
chế tiêu diệt giun của thuốc, một mặt thuốc làm giảm hoạt động và gây liệt cơ giun
do gây ưu cực hóa, làm giun rời khỏi vị trí cư trú rồi bị tung ra ngoài; mặt khác
thuốc làm thay đổi màng ngoài của ấu trùng giun chỉ, làm lộ bề mặt phôi để tạo
điều kiện thuận lợi cho hệ thống kháng thể của vật chủ tiêu diệt.
Tuy nhiên khả năng tác dụng của thuốc tới nay vẫn còn chưa thống nhất.
Nhiều tác giả cho rằng thuốc có hiệu lực diệt ấu trùng giun chỉ di chuyển dưới da
đáng kể nhưng không có tác dụng trên ấu trùng giun chỉ Wuchereria bancrofti thể
thủy tinh. Một số tác giả cho rằng thuốc có tác dụng diệt cả giun chỉ trưởng thành
ở người.
Tác dụng phụ hay gặp khi dùng thuốc là nhức đầu, khó chịu, chán ăn, mệt
mỏi; ít gặp là buồn nôn, nôn, chóng mặt; bên cạnh đó còn có các tác dụng không
mong muốn do giun gây ra như phù, ngứa, tổn thương thị giác, sốt, nhức đầu, rối
loạn tiêu hóa, khó chịu.
Để giảm các tác dụng không mong muốn, nên dùng liều tăng dần và dùng
các corticoid hoặc các thuốc kháng histamin H1 trước để dự phòng.
Hiện nay ngoài diethyl carbamazin, có một số thuốc khác được sử dụng
trong điều trị giun chỉ như thibendazole, ivermectin, tuy nhiên các thuốc này chủ
yếu chỉ có tác dụng trên ấu trùng giun chỉ mà không có tác dụng trên giun chỉ
trưởng thành. Bên cạnh hai thuốc trên còn có thuốc suramin, đây là thuốc có tác


dụng diệt cả ấu trùng và giun chỉ trưởng thành; nhưng thuốc gây độc tính cao, nhất
là với gan và thận nên chỉ dùng khi có giám sát chặt chẽ của thầy thuốc.




Tác dụng của lovastatin
Bố tôi năm nay 56 tuổi, vừa rồi đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện rối loạn
lipid máu. Bác sĩ chỉ định cho dùng lovastatin 20mg ngày một viên vào buổi tối,
dùng liên tục trong một tháng rồi tái khám. Xin quý báo cho biết rõ hơn về loại
thuốc này. Tôi xin cảm ơn.
Nguyễn Thu Yên (Hải Phòng)
Lovastatin cùng một số thuốc khác như simvastatin, atovastatin đều là các
thuốc thuộc nhóm statin. Các thuốc trong nhóm này đều là tiền chất, vào trong cơ
thể được chuyển hóa thành chất có hoạt tính mới gây tác dụng hạ lipid máu, được
hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, được chuyển hóa qua gan, thải trừ chủ yếu qua
phân; khoảng 5 - 20% qua thận.
Các thuốc thuộc nhóm làm hạ lipoprotein máu chủ yếu bằng cách ức chế
cạnh tranh với enzym xúc tác cho phản ứng tổng hợp cholesterol nên làm giảm
lượng cholesterol. Hiệu lực tác dụng của các thuốc trong nhóm khác nhau và phụ
thuộc vào liều dùng. Do đó, các statin thường được chỉ định phải kết hợp với chế
độ ăn giảm cholesterol máu trong điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát. Ngoài
ra còn được chỉ định trong dự phòng các tai biến mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ
vữa động mạch.
Tuy nhiên, khi dùng thuốc kéo dài, có thể có các tác dụng không mong
muốn như đau cơ vân, thậm chí tiêu cơ vân, đau khớp, ban da; rối loạn tiêu hóa,
suy thận, tăng men gan. Ngoài ra có thể có các biểu hiện khác như đau đầu, chóng
mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược Vậy, thuốc không được dùng cho người mẫn
cảm với thuốc, phụ nữ mang thai và thời kỳ cho con bú; trẻ em dưới 18 tuổi, người
suy gan, suy thận, tăng men gan.

Dùng rifamycin kéo dài có hại không?
Tôi năm nay 30 tuổi, vừa rồi ho, sốt và sút cân, đi khám được chẩn đoán
nhiễm lao tiên phát. Trong đơn thuốc điều trị có rất nhiều loại thuốc trong đó có
một loại kháng sinh là rifampicin. Tôi xin hỏi dùng thuốc này lâu ngày có ảnh
hưởng gì nhiều không?
Trần Minh Hồng (Thanh Hóa)
Rifamycin là kháng sinh tự nhiên được lấy từ môi trường nuôi cấy
Streptomyces mediterian, có hoạt tính kháng sinh yếu. Rifampicin là kháng sinh
bán tổng hợp từ rifamycin B.
Rifampicin hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, khả năng hấp thu trên 90%.
Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu của thuốc. Thuốc phân bố rộng rãi vào các mô
và dịch cơ thể đặc biệt là phổi và dịch phế quản. Thuốc qua được nhau thai, sữa
mẹ và dịch não tủy khi màng não bị viêm. Thuốc chuyển hóa ở gan, thải trừ
khoảng 65% qua phân và khoảng 30% qua nước tiểu, phần còn lại thải qua mồ hôi,
nước bọt, nước mắt. Sản phẩm thải trừ có màu đỏ.
Rifampicin có tác dụng tốt với các chủng vi khuẩn Mycobaccterium đặc
biệt là vi khuẩn lao (Mycobaccterium tuberculosis) và vi khuẩn phong
(Mycobaccterium laprae). Ngoài ra, rifampicin còn là kháng sinh phổ rộng, có tác
dụng tốt với các vi khuẩn gram dương và âm (trừ cầu khuẩn đường ruột) như lậu
cầu, não mô cầu liên cầu kể cả chủng kháng methicillin. Một điều đáng chú ý là
kháng thuốc của các vi khuẩn lao với rifampicin thường thấp hơn các vi khuẩn
khác. Vì vậy, rifampicin được chỉ định riêng cho điều trị nhiễm khuẩn lao và các
nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm đã kháng nhiều thuốc. Do đó hiện nay,
rifampicin chủ yếu dùng điều trị mọi dạng lao (phối hợp với các thuốc khác theo
phác đồ); điều trị bệnh phong (phối hợp thuốc theo phác đồ).
Tuy nhiên, khi dùng thuốc kéo dài, có một số tác dụng không mong muốn
như: buồn nôn, nôn; viêm gan (nhất là người có tiền sử bệnh gan, người nghiện
rượu, cao tuổi hay khi phối hợp với các thuốc cũng độc với gan). Ngoài ra có thể
có các biểu hiện khác như đau đầu, mệt mỏi, ban da, thiếu máu, giảm tiểu cầu. Vì
vậy thuốc không được dùng cho người suy gan nặng, rối loạn chuyển hóa

porphyrin, mẫn cảm với thuốc. Thận trọng với người mang thai, nhất là 3 tháng
cuối của thai kỳ vì dễ gây xuất huyết.
Trong trường hợp bạn bị nhiễm lao tiên phát, bác sĩ đã khám và chỉ định
dùng thuốc, bạn cần phải tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị và tái khám định kỳ.
Khi nào giảm liều hoặc dừng thuốc phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
“Nước ăn chân” dùng thuốc gì?
Thời tiết nóng ẩm và những cơn mưa, những trận bão lụt của mùa hè là
môi trường thuận lợi cho bệnh “nước ăn chân” phát triển, đặc biệt ở những người
ra mồ hôi chân, đi giầy kín, người thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc môi
trường ẩm ướt: phải lội bùn, làm việc trên ruộng nước, chống lụt bão
Nước ăn chân, còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thường bắt đầu xuất hiện ở
giữa kẽ ngón chân thứ 3 và 4 với biểu hiện bong xước da, có màu hơi vàng, chảy
dịch, có thể có các mụn nước ở kẽ chân, sau đó lan sang các kẽ ngón chân khác
hay lên mu bàn chân hoặc xuống lòng bàn chân. Người bị mắc bệnh rất ngứa ngáy
khó chịu.
Có thể dùng các thuốc sau:
- Dung dịch BSI 2% (còn gọi là cồn hắc lào, thành phần gồm: acid benzoic,
acid salicylic, iod và cồn 70 độ), ngày bôi 1 đến 2 lần. Cấm dùng để uống.
- Cồn ASA (thành phần gồm: aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70 độ).
Dùng bông thấm nước hoặc miếng gạc mỏng thấm cồn ASA, rồi bôi lên vùng có
bệnh, ngày bôi 1-2 lần.
- Các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh chống nấm như: nizoral, canesten,
ketoconazol, ticonazol Cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc, bôi
3-4 lần /ngày.
Nếu tổn thương nặng có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như:
griseofulvin, nizoral, hoặc sporal
Ngoài ra, ở nước ta nhiều cây thuốc cũng được sử dụng để điều trị nấm: rễ
cây táo rừng, trầu không, kim ngân, chút chít, ké đầu ngựa, lá muồng trâu Có thể
vò nát một trong các thứ trên, xát nhẹ vào chân hoặc nấu thành nước để ngâm chân
cũng có kết quả rất tốt.




×