Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tăng sức đề kháng bảo vệ bé trong mùa dịch cúm A (H1N1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.61 KB, 6 trang )

Tăng sức đề kháng bảo vệ bé
trong mùa dịch cúm A
(H1N1)


Những năm gần đây,
chúng ta đang chứng
kiến sự trỗi dậy của
các dịch bệnh đã có từ
trước như sốt xuất
huyết, tay chân miệng,
tiêu chảy cấp do tả và
nguy hiểm hơn là sự
xuất hiện của các
mầm bệnh mới như SARS, cúm A(H5N1) và gần
đây nhất là cúm A(H1N1). Trẻ em chính là đối
tượng dễ bị lây nhiễm nhất trước các dịch bệnh


này. Vậy làm sao để giúp trẻ có khả năng “chiến
đấu” trước sự xâm nhập của các vi rút gây bệnh?

Cảnh giác cao độ với cúm A(H1N1)

Vi rút cúm A(H1N1) là một chủng vi rút cúm A mới
xuất hiện gần đây và gây bệnh cho người. Hiện nay,
cúm A(H1N1) đã lan nhanh ra khắp thế giới với trên
40 quốc gia (trong đó có cá nước ở châu Á như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia )
có người nhiễm. Dich cúm này cũng có nguy cơ xâm
nhập vào Việt Nam, vì thế, mỗi gia đình cần cảnh giác


cao độ với cúm A(H1N1), đặc biệt là đối với trẻ em.

Vi rút cúm truyền từ người này sang người khác do
ho hay hắt hơi (nhảy mũi). Đôi khi chúng ta mắc bệnh
do tay bị vấy hay dính chất tiết có vi rút sau đó đưa
tay lên miệng mũi. Khi một người bị nhiễm vi rút cúm
thì khoảng 7 ngày sau sẽ có triệu chứng. Triệu chứng
của cúm mới này giống như cúm thông thường.
Người nhiễm sẽ có các biểu hiện như sốt, đau cổ
họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Một điểm khác
biệt với cúm thường là gần một nửa bệnh nhân có
đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Xử trí ban đầu khi trẻ bị cúm

Trong tình hình hiện nay, nếu nghi ngờ trẻ bị cúm nên
để trẻ ở trong nhà và tránh tiếp xúc với người khác.
Lúc này, trẻ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước,
bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng. Bên cạnh
đó, nếu trẻ sốt cao thì nên hạ sốt cho trẻ bằng cách
lau mát bằng nước ấm hay uống thuốc hạ sốt Acemol
với liều lượng 10mg/kg.

Tuy nhiên, nếu trẻ ngày càng mệt hơn, thở nhanh,
thở một cách khó khăn thì là lúc trẻ cần sự hỗ trợ của
y tế. Chúng ta có thể đưa trẻ đi khám tại các bệnh
viện Nhi đồng hoặc bệnh viện có chuyên khoa Nhi…
Khi nghi ngờ trẻ có khả năng bị nhiễm cúm A(H1N1),
bác sĩ sẽ cho thực hiện xét nghiệm âm tính với cúm A
(H1N1) để phát hiện tình trạng nhiễm vi rút cúm này.


Sức đề kháng - bức tường thành chống vi rút

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh vì sức đề
kháng của trẻ còn yếu, do hệ miễn dịch còn non nớt
và chưa có nhiều “kinh nghiệm” chiến đấu với vi rút.
Vì thế, ngoài việc chích ngừa vắc xin, trẻ cần được
ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ hệ
miễn dịch trưởng thành, nâng cao sức đề kháng.

Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho bé?

ổ sung vitamin C l
à một trong những cách giúp bé tăng sức đề kháng.

Ngày nay, việc các bậc cha mẹ thường có ít thời gian
để chăm sóc con dễ dẫn đến trẻ ăn uống không đầy
đủ dưỡng chất; hoặc bữa ăn của trẻ có thể chưa đảm
bảo đủ chất do sự thất thoát dinh dưỡng trong quá
trình bảo quản và chế biến thức ăn. Điều này có thể
khắc phục được bằng cách bổ sung kịp thời những
loại thuốc hay các chế phẩm hỗ trợ theo chỉ định, tư
vấn của bác sĩ cho trẻ. Trong đó, vitamin C là một vi
chất được xem là có vai trò quan trọng hàng đầu
trong việc tăng cường sức đề kháng bảo vệ bé không
bị nhiễm bệnh.

Cho dù nền y học có ngày càng phát triển thì sức đề
kháng vẫn là bức tường thành quan trọng nhất trong
cuộc chiến đấu với vi rút gây bệnh. Tăng cường sức

đề kháng để phòng ngừa nhiễm bệnh vì thế chính là
chiếc chìa khóa bảo vệ sức khỏe con người, đặc biệt
là quan trọng đối với trẻ em.

×