Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Xây dựng thương hiệu - chặng đường dài cho các doanh nghiệp pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.75 KB, 23 trang )

Xây dựng thương hiệu - chặng
đường dài cho các doanh nghiệp
Việt Nam
Thương hiệu không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và
phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác, mà cao hơn nhiều, là tài sản rất có giá, là uy tín của doanh
nghiệp và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm
của doanh nghiệp. Xây dựng một thương hiệu hoàn toàn không
chỉ là đặt một cái tên, đăng ký cái tên đó mà là tổng hợp các hoạt
động để tạo ra cho được một " hình ảnh rõ ràng và khác biệt " cho
riêng mình.
Thương hiệu hiện đang được các doanh nghiệp quan tâm, chú ý
và bàn đến nhiều, ngay cả với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Người ta nói đến thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với
doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực ngày càng sâu rộng. Thương hiệu được coi là một tài
sản vô hình, rất có giá của doanh nghiệp.
Thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá
và dịch vụ của doanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hoá cùng
loại khác. Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường
cho doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh
tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Trong xu hướng
quốc tế hoá và toàn cầu hoá đời sống kinh tế, với những điều
kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc các doanh nghiệp Việt
Nam phải xây dựng cho mình và hàng hoá của mình những
thương hiệu là điều hết sức cần thiết.

1. Vậy thương hiệu là gì?
Định nghĩa:
+ Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và
giá trị trong một thời gian dài và đã được chứng nhận qua hiệu


quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của người tiêu dùng.
A Brand is a trusted promise of Quality, Service and Value,
established over time and proven by the test of operated use and
satisfaction. (Brand Positioning – Jack Trout).
+ Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hoá, lý tính, cảm tính,
trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng tới khi nhắc đến một
sản phẩm hay một công ty.
A Brand is the proprietary visual, emotional, rational and cultural
image that you associate with a company or a product (Building
strong Brands – David A. Aaker).

2. Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu?
Trước hết, thông qua thương hiệu người tiêu dùng tin tưởng hơn,
yên tâm hơn và có mong muốn được lựa chọn và tiêu dùng sản
phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp
đối với người tiêu dùng.
Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và
mến mộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Giá
trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu
đó mang lại cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu
tư cũng không e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp; bạn hàng của
doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp
nguyên liệu và hàng hoá cho doanh nghiệp. Thương hiệu luôn là
tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Chính những điều đó
đã thôi thúc các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả đó là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong xây dựng và phát triển thương hiệu.

3. Doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng & quản trị thương

hiệu?
Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài và bền bỉ, đòi
hỏi phải có một chiến lược cụ thể, hợp lý tuỳ theo hoàn cảnh và
sự sáng tạo, sự táo bạo của từng doanh nghiệp. Để xây dựng
một thương hiệu, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các nội
dung sau đây:
a. Định hình chiến lược chung xây dựng thương hiệu
Quá trình xây dựng thương hiệu sẽ chịu ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Vì thế rất cần phải
có một chiến lược cụ thể để có thể ứng phó kịp thời với những
biến cố có thể xảy ra. Điều quan trọng trong xây dựng chiến lược
thương hiệu là phải xuất phát từ mục tiêu trước mắt và lâu dài
của doanh nghiệp. Vì thế chiến lược thương hiệu luôn gắn liền
với chiến lược sản phẩm, gắn liền với chiến lược đầu tư và các
kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Trong thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược đi từ
thương hiệu cá biệt của hàng hoá đến thương hiệu của doanh
nghiệp hoặc ngược lại đi từ thương hiệu chung của doanh nghiệp
đến thương hiệu cá biệt cho từng hàng hoá.
Với chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt đến thương hiệu chung
hoặc vừa phát triển thương hiệu cá biệt vừa phát triển thương
hiệu chung là cách mà các doanh nghiệp lớn thường lựa chọn
(chiến lược đa thương hiệu). Ưu điểm của cách này là khả năng
tiếp cận thị trường nhanh, hạn chế được nguy cơ rủi ro từ một
thương hiệu cá biệt không thành công và phát triển nhanh các
thương hiệu khác nhờ một thương hiệu thành công. Tuy nhiên
chi phí rất lớn.
Lựa chọn phát triển thương hiệu chung (thương hiệu gia đình) là
cách đi của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, bởi lẽ đi theo hướng này sẽ hạn chế rất nhiều

chi phí cho phát triển thương hiệu.
b. Đánh giá tổng quan về doanh nghiệp dựa trên ma trận
SWOT
Trong cơ chế thị trường ngày nay, việc một Doanh nghiệp phân
tích được những thuận lợi và khó khăn của mình để từ đó tìm ra
hướng đi riêng phù hợp đã trở thành vấn đề sống còn.
Trên thế giới, một trong những phương pháp từ lâu đã được các
Doanh nghiệp nôt tiếng ưa thích lựa chọn là dựa vào ma trận
SWOT. Việc phân tích chính xác những yếu tố của SWOT đã
mang lại cho nhiều Doanh nghiệp những thành công ngoài mong
đợi.
Mô hình SWOT được ưa chuộng còn bởi một lý do quan trọng:
Dễ thực hiện trong từng giai đoạn khác nhau và phù hợp với bất
kỳ mô hình kinh doanh nào; Đặc biệt đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Trong thời gian qua, có nhiều Doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng
mô hình này để phân tích những lợi thế cũng như khó khăn của
Doanh nghiệp để tìm ra hướng đi đúng và đã gặt hái thành công.
VD: Công ty Casumina, Công ty Sữa Hà Nội
c. Đặt tên, tạo biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan)
Nguyên tắc chung khi đặt tên thương hiệu là phải dễ phân biệt,
không trùng lặp với các tên khác; tên thương hiệu cần ấn tượng,
ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ, có tính văn hoá và gắn liền
với đặc tính hoặc chất lượng hàng hoá nếu muốn trở thành
một Thương hiệu lớn, cần:
Sự khác biệt và truyền cảm.
Đã được thử thách qua thời gian.
Tên gọi: Không nên dài quá 3 từ. Tên gọi có thể thay thế Logo và
được sử dụng như Logo chỉ khi đảm bảo được yếu tố: Khác biệt
và gợi cảm. Nếu tên gọi đi kèm với Logo, cũng cần được thiết kế

như một Logo.
SLOGAN: Một SLOGAN thành công phải chứa đựng Thông điệp
ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về
sản phẩm của mình. Khi sáng tạo SLOGAN, nên tính đến các yếu
tố sau:
Quy tắc vàng: “Hướng về Khách hàng”
Có một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó.
Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc.
Không phản cảm.
Nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm.
d. Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Vì thương hiệu là “phần hồn” của nhãn hiệu, là uy tín và hình ảnh
của Doanh nghiệp trong tâm trí Người tiêu dùng nên ngay cả khi
doanh nghiệp đã có đầy đủ logo, tên gọi, đã đăng ký quyền sở
hữu trí tuệ, được pháp luật công nhận và bảo hộ thì cũng chưa
thể khẳng định Doanh nghiệp đã có thương hiệu.
Trên thực tế, các thương hiệu thành công thường là những
thương hiệu mang lại nhiều cảm xúc, có tính cách riêng, có hình
tượng đặc trưng và được chuyển tải cùng với thông điệp phù
hợp.
Trong kế hoạch xây dựng và phát triển Thương hiệu, Doanh
nghiệp cần phải giải quyết được những câu hỏi sau:
Sản phẩm/ Dịch vụ mà Doanh nghiệp đem lại cho Khách hàng
mục tiêu có điểm gì Khác biệt/ độc đáo so với sản phẩm cùng
loại?
Nếu coi Thương hiệu Doanh nghiệp như một Con người , thì Tính
cách nào có thể trở thành Đặc trưng nổi bật?
Nếu coi Thương hiệu Doanh nghiệp như Một HÌNH ẢNH, thì Hình
tượng nào là Bản sắc?
Thông qua hoạt động quảng bá, truyền thông và nỗ lực

Marketing, Hình tượng thương hiệu doanh nghiệp được hình
thành dựa trên sự cảm nhận, liên tưởng và nhận biết của Khách
hàng mục tiêu và công chúng.
Một chiến lược truyền thông và Marketing có hiệu quả sẽ đảm
bảo sự cảm nhận trùng hợp giữa Hình tượng Thương hiệu do
Doanh nghiệp xây dựng với Thương hiệu nhận biết bởi Khách
hàng mục tiêu.
e. Vạch kế hoạch xây dựng và quản trị thương hiệu
Mọi hoạt động, dù nhỏ nhất của doanh nghiệp cũng có thể trở
thành Chương trình phục vụ cho Hoạt động Quảng bá và Quản trị
Thương hiệu. Ngài Ralph Larson, Tổng Giám đốc hãng Johnson
& Johnson đã phát biểu: “Danh tiếng phản ánh thái độ mà bạn
bày tỏ hàng ngày và từ những việc nhỏ nhất . Cách mà bạn quản
lý Danh tiếng của mình là cố gắng nghĩ đến nó và cố gắng làm
đúng – hàng ngày ”.
Xây dựng và Quản trị thương hiệu không phải là một hoạt động
có thể làm trong một vài tuần/ vài tháng/ hay vài năm. Thương
hiệu, xét về bản chất, cũng giống như Một Con người; cần có sự
chăm chút và tự nỗ lực vận động không ngừng để tồn tại/ phát
triển và khẳng định vị trí trong cộng đồng. Điều đó cũng lý giải
một thực tế là, các Thương hiệu mạnh/ hàng đầu thường thuộc
về những Doanh nghiệp chú trọng nhiều nhất và chi tiết nhất đến
hoạt động Quản trị Thương hiệu.
Việc xây dựng và quản trị thương hiệu là hoạt động đòi hỏi nhiều
công sức và chi phí. Tuy nhiên, có thể được thực thi dưới nhiều
hình thức khác nhau tuỳ từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của
Doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên chú ý tới
các vấn đề sau:
Các sản phẩm/ dịch vụ bán hàng và sau bán hàng chính là biểu

hiện trực tiếp rõ ràng nhất về Thương hiệu Doanh nghiệp. Dịch
vụ sau bán hàng là điểm cốt lõi gây ấn tượng đối với Khách hàng
mục tiêu.
Biến tất cả các nhân viên của Công ty thành các chuyên gia
Quảng cáo và Marketing: Mỗi nhân viên cần hiểu rõ về Tiêu chí
Kinh doanh và sứ mệnh của Doanh nghiệp. Mỗi thành viên phải
trở thành một hình ảnh tiêu biểu cho Công ty qua cách họ giới
thiều về Doanh nghiệp, qua trang phục và phong cách làm việc.
Lập kế hoạch ngay khi có thể, không cần chờ đến đầu năm tài
chính. Mỗi thời gian trôi qua là mỗi một cơ hội bị bỏ lỡ.
Không bao giờ có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng đầu tiên.
Doanh nghiệp chỉ nên tham gia vào các hoạt động Quảng bá/
Khuyếch trương/ PR khi đã có kế hoạch kỹ lưỡng và tổng thể.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn. Hầu hết các hãng
quảng cáo đang cộng tác thành công với Doanh nghiệp đều sẵn
lòng hỗ trợ Doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

4. Các phương pháp định giá thương hiệu
Nhìn chung, phần lớn các mô hình định giá thương hiệu có thể
xếp thành hai loại chính như sau.
Những phương pháp dựa vào nghiên cứu:
Nhiều mô hình dùng nghiên cứu tiêu dùng để định giá tài sản
thương hiệu. Những mô hình này không áp giá trị tài chính lên
thương hiệu, mà đo lường những hành vi và thái độ của người
tiêu dùng có tác động đến hiệu quả kinh tế của thương hiệu.
Những mô hình này sử dụng nhiều số đo khác nhau về cảm nhận
của người tiêu dùng như mức độ nhận biết / hiểu rõ / quen thuộc
về sản phẩm, những đặc điểm hình ảnh cụ thể, những yếu tố cân
nhắc khi mua sắm, sở thích, mức độ thỏa mãn và giới thiệu với
người khác.

Bằng phân tích thống kê, các mô hình này đánh giá tác động tổng
hợp đối với hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó ước tính
giá trị tài chính của thương hiệu. Tuy nhiên, những phương pháp
này không phân biệt tác động của những yếu tố quan trọng như
nghiên cứu và phát triển, và thiết kế đối với thương hiệu. Do đó,
chúng không thể hiện được mối liên hệ giữa những chỉ số
marketing cụ thể với hiệu quả tài chính của thương hiệu.
Một thương hiệu có thể đạt kết quả rất cao với những chỉ số này
nhưng vẫn không tạo được giá trị tài chính. Hiểu được những yếu
tố đó sẽ rất có ích cho việc đánh giá những hành vi mua sắm
quyết định thành bại của một thương hiệu. Nhưng nếu không
được tích hợp vào một mô hình kinh tế, chúng sẽ chưa đủ để
đánh giá giá trị kinh tế của thương hiệu.
Những phương pháp thuần túy tài chính
Dựa vào chi phí . Phương pháp này định nghĩa giá trị thương
hiệu là tổng hợp của tất cả những chi phí đã gánh chịu trong quá
khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng
thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị,
quảng cáo, truyền thông Nhưng phương pháp này thất bại vì
tiền của đổ ra đầu tư cho thương hiệu chưa chắc tạo ra giá trị gia
tăng từ thương hiệu.
So sánh . Một phương pháp khác để định giá thương hiệu là dựa
vào những yếu tố có thể so sánh được. Nhưng phương pháp này
không thực tế lắm vì theo định nghĩa, mỗi thương hiệu phải có sự
khác biệt với các thương hiệu khác, nên khó mà so sánh được.
Dùng giá chênh lệch . Theo phương pháp này, giá trị thương hiệu
được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giá trong
tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm
chung chung hoặc không có thương hiệu. Tuy nhiên, mục đích
chính của nhiều thương hiệu không nhất thiết phải là bán được

giá cao hơn, mà là bảo đảm thu hút được mức cầu cao nhất
trong tương lai.
Dựa vào lợi ích kinh tế. Hầu hết những phương pháp nêu trên
thiếu thành tố tài chính hoặc tiếp thị để có thể đánh giá trọn vẹn
và xác đáng giá trị kinh tế của thương hiệu. Phương pháp dựa
vào lợi ích kinh tế (được đưa ra vào năm 1988) kết hợp các số đo
tài sản thương hiệu hoặc những chỉ số tài chính, và đã trở thành
phương pháp định giá thương hiệu được công nhận rộng rãi
nhất; nó đã được dùng trong hơn 3.500 trường hợp định giá
thương hiệu trên thế giới.
Phương pháp này dựa vào những nguyên tắc căn bản của tiếp
thị (hiệu quả của thương hiệu và hiệu quả của doanh nghiệp có
tương quan với nhau) và tài chính (tính giá trị ròng hiện tại của
những lợi ích tương lai của thương hiệu).
Trước hết, họ ước tính tổng doanh số của thương hiệu đó.
Kế đến, họ dự phóng lãi ròng của thương hiệu đó. Rồi họ trừ đi
một khoản để hạch toán cho chi phí sở hữu những tài sản hữu
hình, để tính giá trị kinh tế gia tăng nhờ những yếu tố vô hình.
Bước tiếp theo là loại bỏ những khoản lợi nhuận mà thương hiệu
đạt được nhờ những yếu tố vô hình khác.
Cuối cùng là phân tích sức mạnh của thương hiệu đó để ước tính
mức độ rủi ro của những lợi nhuận tương lai của thương hiệu. Để
tính sức mạnh của thương hiệu, cần xem xét bảy yếu tố, trong đó
có khả năng dẫn đầu thị trường, tính ổn định và khả năng vượt
qua các biên giới địa lý và văn hóa. Phần phân tích rủi ro này sẽ
cho ra tỷ lệ chiết khấu thích hợp để tính giá trị hiện tại ròng của
các lợi nhuận tương lai của thương hiệu.
Quan điểm của chuyên gia
Gần đây, có một số thương hiệu như Bino, Number One, Vitek…
chỉ trong thời gian ngắn đã tạo được ấn tượng trên thị trường dù

tài chính không mạnh, kinh nghiệm chưa nhiều. Ông Vũ Quốc
Chinh, một chuyên viên nghiên cứu thị trường, đã có cuộc trao
đổi với báo giới về những yếu tố quyết định sự thành công này.
Làm thế nào để thương hiệu nhanh chóng thâm nhập thị
trường?
- Nguyên nhân thành công của mỗi doanh nghiệp có thể khác
nhau, nhưng xét về toàn diện thì đều do một mô hình chung: ý chí
- tổng lực - chuyên nghiệp.
Về ý chí , ban giám đốc các doanh nghiệp đã có một quyết định
táo bạo trong việc lựa chọn và triển khai phương thức thâm nhập
bằng chương trình quảng cáo rầm rộ và có hệ thống. Với sự
khiêm tốn về tài chính và thiếu kinh nghiệm mọi mặt, đây được
coi là một sự mạnh dạn thay đổi trong tư duy và dũng cảm trong
thực hiện.
Về tổng lực , ngoài quảng cáo trên truyền hình là hạt nhân chính,
các hoạt động hỗ trợ đều được tiến hành đồng bộ: từ pano, áp
phích, băng rôn ngoài trời, thông tin tại điểm bán, khuyến mãi
kênh phân phối, xổ số cho người tiêu dùng… tới các bài báo
phân tích, các chương trình quan hệ cộng đồng…
Yếu tố chuyên nghiệp được thể hiện ở việc những chương trình
trên được thiết kế và tiến hành một cách rất chi tiết, theo đúng bài
bản, chứng tỏ doanh nghiệp đã có một quá trình nghiên cứu kỹ
lưỡng.
Thực hiện 3 yếu tố đó là cả một tập hợp những nỗ lực vô cùng
khó khăn. Ngoài yếu tố một là nhận thức và ý chí, hai yếu tố còn
lại thuộc về năng lực, bao gồm cả khả năng tìm kiếm ý tưởng,
cộng tác với nhà tư vấn và nguồn lực tài chính để triển khai.
Nhà tư vấn có vai trò gì trong các chương trình này?
- Chuyên môn hóa là đặc tính của một nền kinh doanh hiện đại.
Khi doanh nghiệp tìm đến sự trợ giúp của nhà tư vấn chuyên

nghiệp, họ sẽ có 3 cái lợi:
Thứ nhất, họ khai thác được những kiến thức chuyên môn và
kinh nghiệm phong phú của nhà tư vấn, tiếp thu công nghệ thiết
kế và tổ chức thực hiện chương trình quảng cáo chuyên nghiệp,
từ đó giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn thâm nhập.
Thứ hai, họ có thêm một đối tác đóng vai trò phản biện, lại được
đặt ở góc độ khách quan, như người mách nước ngoài bàn cờ,
nên ý tưởng sáng suốt hơn.
Thứ ba, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân lực trong bộ phận
marketing của công ty có thể tiếp cận với quy trình quảng cáo
hiện đại và phong cách làm việc mới, dần dần tiến tới chính quy.
Khi đã thành công, làm thế nào duy trì được hình ảnh thương
hiệu của mình?
- Tôi nghĩ họ đã có một xuất phát thuận lợi và bây giờ là lúc cần
phải bình tĩnh thiết kế chiến lược củng cố. Có lẽ trong 3 yếu tố
tóm tắt hàng đầu, nên thay đổi yếu tố tổng lực , vì cũng như bóng
đá, tổng lực dựa trên sức mạnh, mà về mặt này thì các công ty
Việt Nam thua xa những người khổng lồ đến từ bên kia đại
dương. Ý chí và tính chuyên nghiệp vẫn cần có, nhưng ưu tiên số
một lúc này là “bảo vệ tỷ số”, và đặc tính “khéo léo” của người
Việt Nam có lẽ sẽ phát huy tác dụng. Tôi cảm giác một số công ty
đã có vẻ hài lòng, một số khác thì quyết định đương đầu trực
diện… cả hai trạng thái đều có vẻ không chắc chắn…
- Với tư cách một quan sát viên, tôi nghĩ giải pháp không nằm
ngoài triết lý cạnh tranh giản đơn sau đây: “Tránh đối đầu - Tạo
chiều sâu - Tìm khác biệt”. Cái cây đã mọc lên rồi, bây giờ phải
chăm sóc cho bộ rễ bám sâu vào đất, và dĩ nhiên phương pháp
đầu tư mới sẽ phải thiên về chất chứ không còn chú trọng tới
lượng như trước nữa.
Thương hiệu không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và

phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác, mà cao hơn nhiều, là tài sản rất có giá, là uy tín của doanh
nghiệp và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm
của doanh nghiệp. Xây dựng một thương hiệu hoàn toàn không
chỉ là đặt một cái tên, đăng ký cái tên đó mà là tổng hợp các hoạt
động để tạo ra cho được một " hình ảnh rõ ràng và khác biệt "
cho riêng mình. Nói như giáo sư David A. Aaker, tác giả cuốn Xây
dựng những thương hiệu mạnh (Building Strong Brand - The
Free Press 1996) thì "Các công ty nên xem thương hiệu của
mình không chỉ đơn thuần là một sản phẩm hay dịch vụ, mà là cả
một tổ chức, con người cụ thể hoặc một biểu tượng. Thương
hiệu phải chú trọng đến những mối liên kết của những cá nhân
trong công ty, tính văn hoá, các chương trình hoạt động Người
ta có thể dễ dàng sao chép một sản phẩm, nhưng rất khó bắt
chước mô hình của một tổ chức". Để có thể đứng vững và phát
triển trên thị trường vốn rất nghiệt ngã, thiết nghĩ các doanh
nghiệp nên bắt đầu từ việc xây dựng thương hiệu cho mình. Hãy
coi việc xây dựng thương hiệu là một khoản đầu tư cho tương lai,
đừng bao giờ coi đó là một loại chi phí.

×