Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Những bước cơ bản xây dựng nội dung website hiệu quả-phần 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.91 KB, 11 trang )

Những bước cơ bản xây dựng nội
dung website hiệu quả: Tạo quan tâm
và kích thích mong

Trong phần 1, chúng ta đã nắm rõ cách thức và quy trình tổ
chức ý tưởng để viết nội dung giới thiệu sản phẩm. Trong
phần 2 này, chúng ta sẽ phân tích một số kĩ năng giúp viết
nội dung mang tính thuyết phục theo cấu trúc 7 phần đã
miêu tả trong phần 1, bao gồm:



1. Tạo sự chú ý (Attention): mục đích duy nhất của phần này là
thu hút sự chú ý của khách hàng.

2. Vấn đề (Problem): phần này sẽ nói về những vấn đề khách
hàng gặp phải mà trong đó sản phẩm chính là một giải pháp,
thường được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu cảm xúc nhằm nêu bật
lên những khó khăn do vấn đề đó mang lại.

3. Giải pháp (Solution): phần này sẽ nói lên những giải pháp khắc
phục vấn đề của khách hàng, nhưng chưa tiết lộ thông tin chi tiết
về sản phẩm.

4. Sản phẩm: phần này chỉ miêu tả vừa đủ thông tin về sản phẩm
nhằm giúp khách hàng hiểu tổng thể về sản phẩm họ sẽ mua.
Điều quan trọng là phải kích thích sự tò mò của họ về các tính
năng của sản phẩm.

5. Bằng chứng (Proof): phần này tập hợp thông tin về bảo chứng
của khách hàng khi sử dụng sản phẩm; cũng như các số liệu


thống kê và dữ liệu nhằm minh chứng cho lợi ích của sản phẩm.
Đây cũng là phần giúp giải đáp những từ chối của khách hàng.

6. Lời chào hàng (Offer): phần này nói về giá sản phẩm, đưa ra
những phần thưởng áp dụng trong thời gian ngắn, cũng như các
phương pháp thúc đẩy khách hàng nhanh chóng ra quyết định
mua hàng.

7. Hành động (Action): phần này nói cho khách hàng 4 điểm: làm
gì kế tiếp, điều gì sẽ xảy ra khi làm, tại sao cần phải làm (nhắc
nhở họ về những lợi ích) và nhớ tạo thêm Tái bút (PS) ở cuối nội
dung giới thiệu sản phẩm nhằm nhắc nhở họ nên nhanh chóng
mua sản phẩm.

Những kĩ thuật này cũng có thể áp dụng khi viết nội dung giới
thiệu sản phẩm trên email, bài viết đăng báo hay gửi cho khách
hàng hay những nội dung sử dụng cho mục đích thuyết phục
khách hàng.

Kĩ thuật tạo sự chú ý

1. Viết nội dung tiêu đề hiệu quả

Để tạo ra một dòng tiêu đề hiệu quả và thu hút sự chú ý của
người đọc, bạn cần phải chú ý tới 3 yếu tố sau: làm sao tạo ra sự
tò mò, làm sao giới thiệu lợi ích sản phẩm và nhớ phải ngắn gọn
và súc tích. Hãy đọc ví dụ sau:

“Làm sao cặp vợ chồng này có thể trả khoản vay 14,432 USD chỉ
trong vỏn vẹn 3 tháng?”


Bạn có thể thấy rằng, tiêu đề này đã tạo ra sự tò cho người đọc
bằng cách đặt ra câu hỏi nhằm nêu bật lên được lợi ích là bằng
cách nào cặp vợ chồng đó có thể trả hết khoản vay 14,432 USD
chỉ trong 3 tháng. Đoạn tiêu đề này có nội dung rõ ràng và thu hút
được sự chú ý của người đọc và thúc đẩy họ đọc tiếp phần nội
dung chính sau đó.

Khi viết tiêu đề, hãy nhớ 3 tiêu chuẩn trên. Cách tốt nhất là viết ra
3 phiên bản khác nhau của cùng một tiêu đề. Sau đó hãy kiểm tra
từng phiên bản và chọn ra cái tốt nhất.

2. Giúp khách hàng ra quyết định

Hãy giúp khách hàng ra quyết định (quyết định xem có đọc tiếp
nội dung hay không) có 2 mục đích: loại bỏ những khách hàng
không phải là tiềm năng và tạo ra lòng tin ở những khách hàng
tiềm năng. Hãy thẳng thắn với họ ngay từ đầu rằng họ có thể
mong đợi điều gì sau khi đọc nội dung phía dưới. Một số copy
writer chuyên nghiệp gọi kĩ thuật này là “đi trước” khách hàng.
Cách tốt nhất là hãy sử dụng những lợi ích. Xem ví dụ sau:

Chào bạn,

“Nếu đang phải chìm ngập trong các khoản vay và muốn tìm một
lối thoát, câu chuyên của cặp vợ chồng sau sẽ cho bạn câu trả
lời…nhưng điều đó chưa phải là tất cả. Trước khi đọc xong, bạn
có thể đưa ra quyết định một cách chính xác rằng giải pháp này
sẽ giúp bạn khởi động lại tình hình tài chính của bản thân… ngay
từ ngày hôm nay…”


Chỉ ra vấn đề

Một trong cách giới thiệu sản phẩm hiệu quả là bạn phải chứng tỏ
cho khách hàng thấy rằng bạn hiểu rõ vấn để của họ. Cần phải
chỉ ra được đâu là vấn đề và những rắc rối do vấn đề đó gây ra.
Có 2 cách:

1. Chỉ ra vấn đề của khách hàng

Kĩ thuật này giúp chỉ ra những vấn đề của riêng khách hàng bằng
cách đặt câu hỏi hay miêu tả những khó khăn họ gặp phải, ví dụ:

“Bạn có cảm thấy chán nản khi luôn phải đánh vật để đạt được
sự thoải mái về tài chính trong khi lại luôn bị bủa vây bởi những
khoản vay tín dụng?”

Dĩ nhiên, nội dung sau đó sẽ chỉ ra một cách chi tiết những rắc rối
do vấn đề của khách hàng gây ra và trong đó sản phẩm của bạn
sẽ là một giải pháp.

2. Kể những câu chuyện có sự đồng cảm

Phương pháp tiếp cận này nhẹ nhàng hơn. Bạn chỉ ra những rắc
rối khách hàng đang gặp phải bằng cách dẫn ra câu chuyện của
người khác, ví dụ:

“3 năm trước, hôn nhân của ABC và XYZ gần như đi đến kết
thúc. Nguyên nhân: thường xuyên có tranh cãi về tiền bạc. Bị vây
quanh bởi gánh nặng của các khoản vay tín dụng và khoản vay

trang trải học phí thời còn sinh viên, cặp vợ chồng trẻ này gần
như từ bỏ mọi hy vọng…”

Như bạn thấy, ví dụ này chỉ ra rắc rối gây ra bởi những khoản vay
bằng cách sử dụng ví dụ của người khác. Tiếp theo đó là những
thông tin chi tiết hơn và thậm chí còn có thể gợi mở ra một sự
chuyển đổi:

“Mãi đến khi họ phát hiện ra giải pháp có thể giúp mình thoát khỏi
các khoản vay tín dụng và mở ra một niềm hy vọng mới cho
tương lai tài chính của mình…”

Kĩ thuật tạo sự chuyển tiếp bằng cách nêu ra những lợi ích đã tạo
nên sự tò mò và đã cuốn hút khách hàng xem tiếp nội dung…

Nêu ra giải pháp

Đây là lúc bạn sẽ trình bày về giải pháp mang lại cho khách hàng
trước khi chính thức bắt đầu giới thiệu về sản phẩm. Việc giới
thiệu về sản phẩm lúc này có thể khiến khách hàng không tập
trung hiểu rõ về giải pháp. Dưới đây là một ví dụ:

“Dù tin hay không, bạn sẽ không phải dành cả cuộc đời để trả hết
các khoản vay. Trong vài thập kỉ qua, ngày càng có nhiều khách
hàng biết tới một giải pháp đơn giản để thoát khỏi chúng. Giải
pháp này gọi là “nguyên tắc thanh lí khoản vay…”*

* Chỉ là ví dụ minh họa để bạn đọc dễ hình dung:

Tiếp theo bạn sẽ giải thích bằng cách nào “nguyên tắc thanh lí

khoản vay” có thể giúp khách hàng. Tuy nhiên bạn không được
đả động gì tới thông tin cụ thể về sản phẩm. Sau khi đã “bán”
xong giải pháp, hãy dẫn ra những ví dụ về lợi ích khách hàng sẽ
nhận được khi sử dụng sản phẩm.

Giới thiệu về sản phẩm

Nếu giải pháp đã được mô tả cụ thể và rõ ràng, giờ đây khách
hàng đã sẵn sàng đón nhận thông tin giới thiệu về sản phẩm. Hãy
mô tả sản phẩm, những giải pháp sản phẩm tạo ra để đạt được
lợi ích đã được trình bày cụ thể ở những phần trên. Ví dụ:

“Nếu đã sẵn sàng khám phá ‘nguyên tắc thanh lí khoản vay’ có
thể hỗ trợ bạn thế nào trong cuộc sống, thì phần mềm “cách thoát
nợ” sẽ làm điều đó trở nên đơn giản hơn. Đây là phần mềm multi-
media mà bạn có thể tự sử dụng. Phần mềm này sẽ giúp bạn lên
kế hoạch từng bước thanh toán hết các khoản vay trong thời gian
ngắn. Đây là những lợi ích bạn sẽ nhận được khi tải phần mềm
này về”

Tiếp đó, bạn sẽ mô tả chi tiết về những đặc điểm và tính năng
của sản phẩm đi kèm với những lợi ích cụ thể. Ví dụ:

“Sử dụng 6 phép tính tài chính: khám phá ra chính xác số tiền
bạn đã và đang được sử dụng và cho những việc gì, qua đó bạn
có thể sử dụng chúng một cách hợp lý hơn để đảm bảo sự an
toàn về tài chính với “phép tính ngân sách”. Hãy khám phá ra
chính xác bạn cần phải trả những gì và thứ tự ra sao…”

Như bạn thấy, các phép tính là những chức năng và mỗi chức

năng đang được “bán” bằng cách mô tả chính xác những lợi ích
khách hàng sẽ nhận được. Những nội dung tiếp theo sẽ được
viết theo hướng này: luôn tập trung những miêu tả chi tiết vào lợi
ích.

×