Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Hoa THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.94 KB, 16 trang )

Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
Lời nói đầu.
Mục đích của việc dạy học môn hóa học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ
cho học sinh những kiến thức, những kỉ năng hóa học mà loài người đã tích lũy, mà
còn phải đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực suy nghó độc
lập, năng lực sáng tạo, năng lực hành động thực tiễn để tạo ra những kiến thức mới,
những phương pháp lónh hội mới, những năng lực giải quyết vấn đề mới một cách
nhạy bén, hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Trong quá trình dạy và học hóa học, ba yếu tố tương tác với nhau quyết đònh
kết quả của việc dạy học, đó là: Hoạt động của giáo viên – Hoạt động của học sinh –
Nội dung kiến thức.
Trong phương pháp dạy học cổ truyền, giáo viên chính là người quyết đònh toàn
bộ quá trình dạy học, học sinh chỉ tiếp thu thụ động kiến thức bằng cách ghi nhớ, nhắc
lại một cách rập khuôn. Lối dạy học đó có thể tạo ra những con người có thể bắt
chước, nhưng lại tỏ ra yếu kém khi phải hoạt động sáng tạo, khi phải giải quyết những
vấn đề mới mẻ của thực tiễn.
Theo lí luận dạy học đã được khẳng đònh, muốn đạt được mục đích mới trong
dạy học hóa học thì việc dạy học phải được tiến hành thông qua các hoạt động của
học sinh.
Trong kiểu dạy học mới này, học sinh không còn ở tư thế thụ động tiếp thu kiến
thức, mà phải thành chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua các hoạt động của bản
thân mà tìm tòi khám phá kiến thức mới, phát triển năng lực trí tuệ. Còn vai trò của
giáo viên là người tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hoạt động, kích thích hứng thú
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
1
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
của học sinh, hướng dẫn giúp đỡ học sinh có thể thực hiện thành công nhiệm vụ học
tập.
Trong các nhóm phương pháp dạy học trong kiểu dạy học mới này, hiện nay
người ta đang bàn nhiều đến phương pháp dạy học tích cực.
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp dạy học tích cực tôi thấy rằng


các phương pháp tích cực có 4 dấu hiệu cơ bản, mỗi giáo viên khi thực hiện phương
pháp đạt được những dấu hiệu đó sẽ được xem như thành công. Đó là:
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Học sinh
được đặt vào những tình huống thực tế, được quan sát, trao đổi, thảo luận, tự tay làm
thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghó của mình, chính nhờ vậy học sinh
vừa nắm được kiến thức kó năng mới, vừa nắm được phương pháp tìm ra kiến thức, kó
năng đó, từ đó được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Đây không chỉ là biện
pháp hữu hiệu trong quá trình dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học hiện nay bắt
buộc đặt ra.
- Tăng cường việc học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. Phương pháp
này đang được thực hiện ở cấp tổ, nhóm và toàn lớp. Được sử dụng phổ biến là mô
hình hoạt động hợp tác trong nhóm 4 – 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả
trong học tập, nhất là khi gặp những vấn đề gay cấn, có vấn đề. Trong hoạt động theo
nhóm sẽ tránh được hiện tượng ỷ lại, năng lực của mỗi thành viên trong nhóm được
bộc lộ, hình thành sự tự uốn nắn lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, phát triển tình bạn, ý
thức tổ chức, tinh thần tương trợ lẫn nhau được phát huy. Mô hình này góp phần cho
học sinh quen dần với sự phân công hợp tác, làm việc tập thể trong lao động xã hội
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
2
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
sau này. Vì vậy năng lực hợp tác trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường cần
trang bò cho học sinh.
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Trong yêu cầu mới, cần phát
triển kỉ năng tự đánh giá cho học sinh để tự điều chỉnh cách học. Do đó giáo viên cần
tạo điều kiện cho học sinh đánh giá lẫn nhau. Việc kiểm tra đánh giá cần khuyến
khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
Qua phân tích chúng ta thấy, đã coi trọng vò trí hoạt động của học sinh thì đương
nhiên phải phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh. Muốn làm được điều đó
cần đổi mới phương pháp dạy học. Trong nhóm các phương pháp dạy học tích cực

đang sử dụng, việc sử dụng phương pháp học tập theo nhóm nhỏ (phương pháp thảo
luận nhóm ) hiện đang được giáo viên THCS đầu tư, hướng dẫn học sinh thực hiện
trong quá trình dạy và học. Tuy nhiên vì hòan cảnh khách quan và chủ quan mà
phương pháp này đôi chổ còn thực hiện chưa mang lại hiệu quả, thực hiện chưa đúng
quy trình bài bản dẫn đến lúng túng chưa phát huy tốt vai trò của nó trong dạy và học.
Qua việc tiếp thu và sử dụng phương dạy học này trong năm học vừa qua đối với môn
Hóa học ở nhà trường, tôi đặt ra vấn đề: giáo viên cần làm gì để sử dụng phương
dạy học theo nhóm nhỏ đạt kết quả tốt ? Từ đó rút ra một vài kinh nghiệm về việc
tổ chức, hướng dẫn áp dụng phương pháp dạy học này trong thời gian tới một cách tốt
hơn.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
3
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
II. Thực trạng
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, trong đó việc áp dụng các phương pháp
dạy học tích cực trong dạy và học đã được đặt ra, tuy vẫn còn mới đối với đa số giáo
viên, hiện được các giáo viên và nhà trường sôi nổi quan tâm, chú trọng đầu tư và
thực hiện. Tuy nhiên, việc đổi mới này đôi chổ vẫn chưa được tiến hành một cách
đồng bộ, trên phạm vi các trường, các bộ môn, các tiết dạy, mỗi loại nội dung kiến
thức. Một phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhóm các phương pháp dạy học
tích cực là phương pháp thảo luận nhóm, đối với việc sử dụng phương pháp này trong
dạy và học chúng ta còn bắt gặp những hạn chế như sau:
- Thực hiện còn quá sơ sài, còn mang tính hình thức, chưa thực hiện rõ ràng và đi
đúng các bước, các quy trình của phương pháp. Các em chưa có thói quen nên còn
lúng túng trong khi học tập theo phương pháp này, một phần do giáo viên chưa hướng
dẫn sự hoạt động thảo luận một cacùh thấu đáo và thống nhất phù hợp với yêu cầu của
phương pháp. Các em hoạt động của các em đôi khi còn mang tính đối phó, chưa đồng
bộ, chưa có sự phân công cụ thể trong nhóm, cho nên việc hoạt động của nhóm chỉ do
1 hoặc 2 em hoạt động, các em khác ỷ lại. Kéo theo một điều là không đáp ứng được
kết quả hoạt động tự khám phá, tìm tòi kiến thức, phát triển kỉ năng hoạt động hợp tác

trong tập thể của học sinh.
- Trình độ giáo viên chưa đáp ứng kòp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo
yêu cầu hiện hành. Từ đó, việc áp dụng các phương pháp đổi mới còn dè dặt, chiếu
lệ, thiếu sự đầu tư. Bởi vì muốn thực hiện tốt ý đồ của mỗi phương pháp trong đó có
phương pháp thảo luận nhóm thì giáo viên cần phải chuẩn bò cho tiết dạy khá công
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
4
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
phu về nhiều mặt. Về nội dung công việc cần giao cho học sinh là những vấn đề gì,
tính huống gì, đồ dùng (tranh vẽ, thí nghiệm, thông tin, đoạn phim ….), phương tiện
như thế nào để giúp học sinh thảo luận đúng hướng với yêu cầu của bài học một cách
thuận lợi và hiệu quả, sắp xếp đối tượng học sinh vào các nhóm như thế nào cho phù
hợp v.v…
- Tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bò phục vụ cho việc áp dụng phương pháp
thảo luận còn khó khăn gây hạn chế hiệu quả mong muốn.
- Trình độ học sinh không đồng đều trong một lớp, trong một nhóm cùng với thói
quen của cách học tập cũ chưa được đổi mới thường xuyên cũng góp phần làm hạn
chế hiệu quả của phương pháp học tập theo nhóm.
- Nội dung kiến thức bài học, một số chương phần thiết kế khó áp dụng phương
pháp thảo luận nhóm. Nội dung kiến thức một số phần cung cấp còn quá trừu tượng,
nhiều vấn đề mới gây khó khăn cho việc đổi mới phương pháp.
Tuy nhiên, việc trau dồi và rút kinh nghiệm để việc sử dụng phương pháp dạy
học theo nhóm như một phương pháp phổ thông, nhuần nhuyển là việc làm thường
xuyên của đội ngũ giáo viên hiện nay. Các tổ nhóm chuyên môn, các trường và
chuyên môn của ngành hăøng kì, hằng năm vẫn đang tiếp tục thực các chuyên đề
nhằm xoáy sâu phân tích từng dạng bài áp nên áp dụng phương pháp nào là tối ưu,
cách sử dụng từng phương như thế nào là phù hợp. Qua đó chúng ta thấy, phương
pháp dạy học theo nhóm nhỏ được xem như một phương pháp chủ đạo và bước đầu
cũng đem lại hiệu quả tích cực.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007

5
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
II. Giải pháp
Việc sử dụng tốt phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ còn mới đối với cả giáo
viên và cả học sinh, vì thế giáo viên cần trau dồi khả năng của bản thân trong quá
trình sử dụng và quan trọng là tạo cho học sinh một thói quen, một tư duy hoạt động
nhóm thuần thục. Đây là một khâu tổ chức không thể bỏ qua, nếu không trong tất cả
các tiết dạy, trong khi bắt đầu sử dụng phương pháp này giáo viên lại phải hướng dẫn
các em cách thức làm việc trong nhóm. Nếu như vậy không có tính khoa học, các em
lúng túng, mất thời gian tập trung vào việc tổ chức mà thời gian chính để khám phá,
tìm tòi kiến lại bò thức hạn chế.
Ngay từ những tiết đầu của năm học, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học
sinh cách tiến hành hoạt động theo nhóm. Cụ thể :
- Phân chia nhóm: Thường nên sắp xếp 4 đến 6 em thành một nhóm là vừa đủ,
đặt tên cho nhóm, có thể dùng tên của các nhà Bác học để gây ấn tượng cho các em.
Ví dụ: Nhóm Avogrô, nhóm Menđeleep, nhóm ixon… hoặc tên theo thứ tự cho dễ
nhớ. Yêu cầu các em cử nhóm trưởng, thư kí và các em phải có trách nhiệm điều
khiển hoạt động của nhóm mình.
- Thống nhất cho các em vò trí không gian để thảo luận.
- Hướng dẫn cho các em hình thức phát biểu chính kiến của mình trong nhóm và
hình thức thảo luận toàn lớp. Hoặc mỗi em làm độc lập, sau đó đối chiếu với ý kiến
các bạn khác trong nhóm, rồi nhóm có nhiệm vụ thống nhất các ý kiến đúng thành ý
kiến của nhóm; hoặc đưa chính kiến của mình để trao đổi, phản biện ý kiến nào đó
của một thành viên trong nhóm đưa ra; hoặc nếu nhiệm vụ được giao bao gồm nhiều
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
6
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
vấn đề thì nhóm trưởng phải có sự phân công cho từng thành viên nghiên cứu từng
vấn đề cụ thể rồi sau đó nhóm tổng hợp kết quả chung … Hướng dẫn cho các nhóm
phải có sự theo dõi hoạt động lẫn nhau để có sự phê bình kòp thời giúp cho mỗi thành

viên đều tích cực hoạt động, tránh hiện tượng ỷ lại. Khi giáo viên yêu cầu thảo luận
toàn lớp, thì đại diện nhóm không nhất thiết là nhóm trưởng mà một thành viên nào
đó được nhóm phân công phải phát biểu kết quả của nhóm hoặc nhận xét kết quả của
nhóm bạn, hoặc nêu vấn đề mới mà nhóm thắc mắc để các nhóm khác và nhờ giáo
viên tháo gỡ. Giáo viên cần hạn chế hiện tượng các em trong một giành nhau trả lời,
giành nhau làm việc, không tham gia thảo luận nhóm mà chỉ nghiên cứu riêng lẻ
không hợp tác hoặc hiện tượng trây lười, thờ ơ với nhiệm vụ, dựa dẫm vào người khác
để giáo dục ý thức cho các em.
- Cần tạo thói quen cho các nhóm, sự khẩn trương, tập trung và tích cực hoạt
động nhóm theo nhiệm vụ được giao với một thời lượng được đặt ra trước. Mỗi nhóm
phát biểu kết quả và biết nhận xét kết quả của nhóm bạn đúng hay sai và có sự chuẩn
bò phương án bổ sung, sữa sai như thế nào. Giáo viên lưu ý cho các nhóm tránh
trường hợp chưa được giao nhiệm vụ đã đi vào thảo luận, không tuân thủ thời gian và
mệnh lệnh của giáo viên trong quá trình làm việc.
Cấu tạo của một giờ học theo nhóm được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
a. Nêu vấn đề, xác đònh nhiệm vụ nhận thức.
b. Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.
c. Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
a. Phân công trong nhóm.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
7
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
b. Cá nhân làm việc độc lập, trao đổi hoặc thảo luận nhóm.
c. Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Tổng kết trước lớp.
a. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
b. Thảo luận chung.
c. Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo trong

bài.
Sau đây là một số ví dụ áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trong
chương trình hóa học lớp 9.
Ví dụ 1: Trong bài: “Một số axit quan trọng” ta có thể tổ chức hoạt động tìm
hiểu tính oxi hóa của axít sunfuric đặc như sau:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tính oxi
hóa của axít sunfuric đặc.
- Gọi 1 học sinh đọc nội dung thí nghiệm ở
SGK.
- Chiếu nội dung thí nghiệm lên màn hình.
- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ gồm 6
em (hai bàn quay lại ).
- Hướng dẫn các bước thao tác.
- Đặt câu hỏi đònh hướng và giao nhiệm vụ:
Hãy làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, viết
PTPƯ và kết luận.
- Các nhóm hoàn thành trong 7 phút !
- Đọc bài, cả lớp cùng theo dõi thao
tác thí nghệm.
- Nghe câu hỏi và nhiệm vụ được
giao. Nhóm trưởng phân công người
chuẩn bò dụng cụ, hóa chất, thư kí.
Tiến hành thí nghiệm, quan sát cẩn
thận, rút ra kết quả của nhóm.
Hiện tượng:
Ở ống nghiệm 1: không có hiện
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
8
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn thêm thao
tác nếu cần.
- Yêu cầu thảo luận toàn lớp:
? So sánh hiện tượng xảy ra trong hai ống
nghiệm ?
? Qua thí nghiệm em so sánh như thế nào về
tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và
axit sunfuric đặc ?
? Với kết quả thí nghiệm quan sát được hãy
viết PTPƯ xảy ra ?
- Nhận xét phần trả lời và hoạt động theo của
các nhóm, tuyên dương hoặc phê bình nếu
có.
- Thông báo: Tính chất H
2
SO
4
đặc, nóng tác
dụng được với nhiều kim loại, kể cả các kim
loại kém hoạt động (Cu) mà không giải
phóng khí H
2
người ta nói H
2
SO
4
đặc có tính
oxi hóa, một trong những tính chất hóa học
riêng của H
2

SO
4
đặc.
- Chốt lại kiến thức.
tượng xảy ra.
Ở ống nghiệm 2: Khí không màu
thoát ra, mùi hắc. Đồng bò hòa tan
một phần cho dung dòch có màu
xanh lam.
Nhận xét: H
2
SO
4
đặc, nóng phản ứng
được với Cu, H
2
SO
4
loãng không
phản ứng được với đồng.
- Đại diện 1-2 nhóm phát biểu kết
quả. Phân tích đánh giá kết quả của
nhóm bạn.
- Rút ra kết luận.
Ví dụ 2: Trong bài “ Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit”
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động: Nhận biết 3 dung dòch đựng
trong ba lọ mất nhãn: H
2
SO

4
loãng, HCl,
Na
2
SO
4
. - Độc lập tư duy: có thể có kết quả:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
9
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
- Theo em 3 chất trên được phân loại như
thế nào ?
- Gợi ý: dựa vào tính chất hóa học, hoặc
thành phần phân tử …
- Nhận xét và hướng dẫn cách phân loại
phù hợp.
? Hãy thảo luận trong 2 phút để hoàn
thành sơ đồ nhận biết.
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo và
nhận xét.
- Phân tích mỗi phương án của các nhóm.
Sau đó gợi ý để các nhóm thống nhất
phương án tối ưu nhất và chiếu lên màn
hình cho toàn lớp theo dõi.
H
2
SO
4
loãng, HCl, Na
2

SO
4
+ quỳ tím
Màu đỏ Không đổi màu

H
2
SO
4
, HCl Na
2
SO
4
+ ddBaCl
2
Có kết tủa Không có
trắng kết tủa

H
2
SO
4
HCl
- Hướng dẫn các thao tác và yêu cầu thực
hành thí nghiệm nhận biết theo nhóm
trong 5 phút.
- Theo dõi hoạt động của các nhóm và
hướng dẫn thao tác nếu học sinh làm sai.
- Lắng nghe kết quả của các nhóm và
+ Gồm 2 dd axit và 1 dd muối sunphat

+ Hoặc: 2 chất mang gốc =SO
4
và 1 chất
mang gốc – Cl
- Chú ý hướng dẫn của giáo viên.
- Thảo luận nhóm: Các thành viên đóng
góp ý kiến để tìm ra thuốc thử phù hợp
và thống nhất sơ đồ nhận biết.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, đánh
giá kết quả nhóm bạn.
- Chú ý hướng dẫn của giáo viên, các
nhóm thống nhất phương án.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm, phân
công chuẩn bò hóa chất, ghi nhãn, ghi
hiện tượng, viết tường trình.
- Báo cáo kết quả.
Chú ý nhận xét của giáo viên.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
10
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
nhận xét.
Ví dụ 3: trong bài: “Tính chất vật lí của kim loại”
Ở hoạt động củng cố có thể dùng trò chơi : Giải ô chử, như sau:
- Giới thiệu 7 ô chử hàng ngang và một ô chử hàng dọc, mỗi hàng ngang là câu trả
lời ứng với 1 câu hỏi trắc nghiệm. Yêu cầu lần lượt các nhóm trả lời câu hỏi của
nhóm mình tự chọn để điền vào các ô hàng ngang. Sau đó tìm từ khóa để đọc kết quả
ở ô hàng dọc.
C
1
: Đồng được dùng làm dây dẫn điện

là do đồng cóù tính chất gì ?
a. Mềm dễ kéo sợi.
b. Tính dẫn điện.
c. Có ánh kim đẹp .
C
2
: Kim loại nào dẫn điện tốt
nhất ?
a. Sắt .
b. Bạc
c. Kẽm
C
3
: Vàng, bạc dùng làm đồ trang
sức
vì có tính chất gì?
a. Rất quý
b. nh kim
c. Bền, nhẹ .
C
4
: Người thợ bạc dựa vào đâu để
làm ra những vật trang sức với nhiều
kiểu mẫu từ các kim loại quý ?
a. Tính dẻo. b. Dễ ra sợi. c. Lấp lánh
C
5
: Một số vật dụng nấu ăn với tay cầm cần có võ bọc là do kim loại làm nên vật dụng
đó có đặc điểm gì?
a. Có truyền điện. b. Tránh gây bỏng. c. Tính dẫn nhiệt.

C
6
: Đơn chất có mấy loại ?
a. Bốn loại. b. Một loại. c. Hai loại.
C
7
: Một kim loại mềm, bền dùng chế tạo võ máy bay đó là kim loại nào ?
a. Nhôm. b. Crôm. c. Đồng.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
11
MÔHN
IẠOLIAH
TỆIHNNẪDHNÍT
OẺDHNÍT
MIKHNÁ
CẠB
NỆIĐNẪDH NÍT
Ô CHỮ THÔNG MINH - (Ô CHỮ HÀNG DỌC)
1
2
6
3
5
4
7
I

O
L
M

I
K
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
- Đưa lần lượt từng câu hỏi, yêu cầu lần lượt các nhóm trả lời từng câu, nhóm khác
bổ sung nếu có. Nhóm nào đúng sẽ ghi điểm.
- Các đội cử đại diện trả lời lần lượt các câu hỏi và giải đáp các ô hàng ngang, đọc
câu đúng ở hàng dọc. Ghi điểm.
- Sau khi hoàn tất,
? Dòng chử thuộc những hàng số mấy nêu lên tính chất vật lí chung của kim loại ?
- Từ đó nhấn mạnh lại những tính chất vật lí chung của kim loại.
- Nhận xét hoạt động các nhóm.
Ví dụ 4: Trong bài : “ Luyện tập chương 2: Kim loại “
• Hoạt động : Hướng dẫn
tìm hiểu sự giống và khác
nhau về tính chất hóa học
của kim loại sắt và nhôm.
• ? Hãy so sánh tính chất
hóa học của nhôm và sắt có
gì giống và khác nhau ?
- Yêu cầu thống nhất kết quả
trong nhóm với sự chuẩn bò
trước ở nha của mỗi thành
viên sau đó phát biểu sau 2
phút .
- Kiểm tra và nhận xét kết
quả các nhóm.
- Chốt lại.
? Lấy ví dụ chứng tỏ khi phản
ứng, sắt tạo hợp chất với Fe
có hóa trò II hoặc III ?

- Nhận xét, bổ sung nếu cần.
* Yêu cầu hoàn thành bài
tập :
• 2. Tính chất hóa học của nhôm và sắt
có gì giống và khác nhau ?
- Học sinh đóng góp ý kiến mà mình đã
chuẫn bò. Nhóm thống nhất ghi lại và cử đại
diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét,
bổ sung để hoàn thiện:
a.Tính chất hóa học giống nhau:
- Al, Fe đều có những tính chất hóa học của
kim loại.
- Al, Fe đều không phản ứng với HNO
3
đặc
nguội và H
2
SO
4
đặc, nguội.
b. Tính chất hóa học khác nhau:
- Al phản ứng được với dung dòch kiềm, Fe
thì không.
- Khi phản ứng, Al tạo thành các hợp chất
trong đó Al chỉ có hóa trò III, còn Fe tạo
thành hợp chất với Fe có hóa trò II hoặc hoá
trò III.
- Độc lập suy nghó, xung phong lên bảng. Lớp
theo dõi nhận xét và chú ý nghe giảng.
- Các nhóm thảo luận nhanh trong 2 phút. Cử

đại diện phát biểu, giải thích, Các nhóm khác
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
12
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
• ? Thuốc thử nào dùng để
phân biệt được 2 kim loại
đựng trong 2 lọ mất nhãn sau
: Al, Fe ?
a. Dung dòch HCl
b. Dung dòch NaOH
c. Dung dòch AgNO
3
- Đưa đáp án đúng: câu b
nhận xét và đối chiếu với đáp án của giáo
viên.
Dạy học theo nhóm nhỏ, đã góp phần phát triển các kỉ năng mới, rèn luyện kỉ
năng cũ cho học sinh. Tuy vậy, có rất nhiều hình thức sử dụng và nhiều phương tiện,
đồ dùng dạy học để phục vụ cho phương pháp này. Một số kỉ năng mà giáo viên cần
rèn luyện: kỉ năng đặt câu hỏi, kỉ năng hướng dẫn làm thí nghiệm, làm thí nghiệm
kết hợp với câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh, kỉ năng tổ chức học tập
theo nhóm … Nếu có điều kiện, giáo viên cần bố trí hướng dẫn cách học tập theo
nhóm ngay từ đầu năm học bằng hình thức: Quay và chiếu họat động làm việc theo
nhóm với nội dung giả đònh nào đó. Sau đó, cho các em phân tích những tình huống
đúng, tính huống chưa đạt, chấn chỉnh như thế nào … từ đó hình thành các kỉ năng học
tập theo nhóm nhỏ cho học sinh.
III. Kết luận
Phương pháp dạy học tích cực là chỉ những phương pháp dạy và học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh, nghóa là lấy học sinh làm trung tâm.

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Vì vậy giáo viên là người cần
kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
13
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp đến cao. Trong việc đổi mới phương pháp ở
trường THCS, có nhiều phương pháp dạy học có tính tích cực cao như: Vấn đáp tìm
tòi, đặt và giải quyết vấn đề, dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ. Ở đó, phương pháp
dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ mang lại nhiều vai trò. Với yêu cầu của phương
pháp, lớp học được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ từ 4-6 em. Tùy mục đích, yêu cầu
của vấn đề học tập mà các nhóm được phân công ngẫu nhiên hoặc theo chủ đònh,
được duy trì ổn đònh hoặc thay đổi trong từng phần của giờ học, được giao một nhiệm
vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau.
Trong nhóm cần có sự phân công (nhóm trưởng, thư kí, …. ), các thành viên phải
hoạt động tích cực, không ỷ lại vào thành viên khác. Các thành viên tương trợ giúp đỡ
lẫn nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả của mỗi
nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của toàn lớp, tùy vào nhiệm vụ mà nhóm cử
một người trình bày kết quả hay mỗi người trình bày một phần.
Phương pháp hoạt động theo nhóm giúp cho các thành viên trong nhóm có thể chia
sẽ băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng xây dựng nhận thức mới. Bằng cách
nói ra những điều đang nghó, mỗi học sinh có thể tự nhận rõ trình độ của mình và cần
học hỏi thêm những gì. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình, tích cực
tham gia hoạt động của mọi thành viên trong nhóm. Vì thế trong quá trình dạy, giáo
viên cần quán xuyến sự hoạt động của mọi học sinh, làm sao khuyến khích các em
tham gia một cách tự tin và có đóng góp vào nhiệm vụ chung của nhóm. Tuy nhiên,
phương pháp này bò hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian quy
đònh của một giờ học nên yêu cầu giáo viên phải biết tổ chức hợp lí và học sinh phải
khá quen với phương pháp này thì mới mang lại kết quả. Đối với môn Hóa học THCS,
mỗi tiết học chỉ nên có 1 đến 3 hoạt động nhóm, mỗi hoạt động tối đa chỉ nên 5 đến
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007

14
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
10 phút là vừa đủ. Chúng ta cần quán triệt một lần nữa, trong phương pháp dạy học
theo nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghóa quan trọng của
phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong một nhóm
lao động. Tránh tình trạng hình thức, thực hiện một cách lạm dụng, tránh quan niệm
sai lầm cho rằng hoạt động nhóm càng nhiều càng thể hiện sự đổi mới phương pháp
dạy học. Giáo viên cần tùy từng loại bài, từng phần kiến thức, từng điều kiện đáp ứng
phù hợp thì cân nhắc nên dùng phương pháp nào cho thích hợp.
Để áp dụng tốt phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ đòi hỏi một số điều kiện.
Quan trọng nhất là người giáo viên, vừa là người có trình độ chuyên môn sâu rộng,
trình độ sư phạm, biết ứng xử tình huống tinh tế, vừa phải biết sử dụng và khai thác
các phương tiện công nghệ thông tin các đồ dùng dạy học mới vào bài dạy. Điều kiện
quan trọng thứ hai là phương pháp học của học sinh có thích ứng với phương pháp dạy
của giáo viên hay không. Học sinh phải được hướng dẫn và làm quen dần với phương
pháp học mới cho đến khi thành kỉ năng nhuần nhuyễn.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
15
Phòng giáo dục Huyện Xuyên Mộc Giáo viên thực hiện: Cù Huy Cảnh
IV. Phụ lục – Tài liệu tham
khảo.
p dụng dạy và học tích cực trong trường Phổ thông.
Tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa
Chuyên đề Hóa học năm 2005-2006, 2006 -2007
Lí luận dạy học.
Báo giáo dục thời đại.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – NĂM 2007
16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×