SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI.
Trường THPT Điểu Cải.
………..o0o………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: SO SÁNH NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO DÂN CA
TRỮ TÌNH VIỆT NAM.
NGƯỜI THỰC HIỆN
1
Gv: Bùi Thò Phương Hoa
PHẦN MỘT: DẪN LUẬN
Ca dao dân ca (CDDC)trữ tình là “tiếng hát đi từ trái tim lên
miệng”, phản ánh trực tiếp những cảm xúc,tâm trạng của con người trức
thực tại cuộc sống. Nó là tiếng hát tiếng ngân vang của thế giới nội tâm
con người. Đó là tiếng hát của tình yêu quê hương , làng xóm, tình yêu đôi
lứa,tình cảm gia đình,tình cảm xã hội với tất cả những sắc thái, cung bậc
của nó: nhớ ,thương, yêu, ghét, giận hờn, hạnh phúc, cay đắng. CDDC trữ
tình là “hòn ngọc qúy”, là tài sản văn hóa vô giá của dân tộc trong quá
khứ.Nó sẽ luôn có mặttrong các nền văn hóa tương lai sau này của chúng
ta. Vì vậy đồng chí Lê Duẩn đã nhận đònh: “ và nay mai dù cho đến khi
chủ nghóa cộng sản thành công thì câu ca dao Việt Nam vẫn rung động
lòng người Việt Nam hơn hết”.
Sức sống mạnh mẽ, bất diệt của CDDC trữ tình được tạo nên bởi
nhiều giá trò, mà trước hết và chủ yếu là giá trò nội dung và nghệ thuật.
Trong các đặc trưng nghệ thuật của thể lọai này phải kể tới biện pháp so
sánh. Không phải ngẫu nhiên mà CDDC có nơi còn gọi là hát ví “ nhữnh
câu hát ví chất ba đình” đầy nghệ thuật so sánh đã tạo ra rất nhiều cách
nói,cách diễn đạt với nhiều sắc thái tinh tế khác nhau để biểu thò nội dung
ca dao, làm cho việc diễn đạt trở nên sâu sắc, phong phú, sinh động, bóng
bẩy và tế nhò. Bằng thế giới hình ảnh so sánh vừa đa dạng, dồi dào vừa
thân thuộc, gần gũi, những ý niệm trìu tượng, mơ hồ như những cung bậc
tình cảm: yêu, ghét…..chẳng hạn được cụ thể một cách độc đáo, sâu sắc và
bình dò.
Biện pháp so sánh góp phần quan trọng trong việc tạo nên sức sống
mãnh liệt cho ca dao, chúng ta sẽ khám phá được những liên tưởng độc
đáo, bất ngờ và lối nói quen thuộc nhưng sắc sảo của người lao động, từ
đó cảm nhận được đặc thù về tư tưởng, tình cảm của họ.
2
Chính vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề thuộc thi pháp ca dao mà
cụ thể là biện pháp so sánh nghệ thuật là cần thiết và rất có ý nghóa đối
với việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật ca dao cũng như đối với với
việc giảng dạy thể lọai này ở trường phổ thông.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, tôi bắt đầu từ việc xác đònh khái
niệm so sánh nghệ thuật trong ca dao.
Biện pháp so sánh nghệ thuật trong ca dao dân ca sẽ được tôi nghiên
cứu theo quan điểm nghiên cứu ngành. Cụ thể là vận dụng những tri thức,
phương pháp của ngành nghiên cứu văn học, ngôn ngữ học và văn học dân
gian để tìm hiêu vấn đề.
3
PHẦN HAI: NỘI DUNG
HÁI NIỆM SO SÁNH NGHỆ THUẬT
I. Khái niệm so sánh nghệ thuật và so sánh nghệ thuật trong
CDDC.
Một trong những con đường chủ yếu nhất để nâng cao hiệu quả của
ngôn ngữ là việc vận dụng các biện pháp nghệ thuật phù hợp với hòan
cảnh nói, viết.Trong các biện pháp tu từ, phải kể tới so sánh nghệ thuật.
So sánh nghệ thuật là một phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một
cách hình tượng dưa trên cơ sở đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác lọai
có dấu hiệu tương đồng nào đó, nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính
của đối tượng này qua đặc điểm,thu6ọc tính của đối tượng kia để ngụ một
ý gì, hay gửi gắm một tâm sự gì.
Chính vì thế,so sánh thường có hai vế :
-Vế đầu (tạm gọi là vế A )là đối tượng cần được biểu đạt một cách
hình tượng,hay nói cách khác đi, là chủ thể so sánh.
- Vế sau (tạm gọi là vế B) là đối tượng được dùng để so sánh hay gọi
là hình ảnh so sánh.
Hai vế này thường được nối với nhau bằng các liên tư so sánh:
“như, bằng, hơn, kém, bao nhiêu, bấy nhiêu………”
Qua so sánh, đặc điểm của vế A sẽ được miêu tả, cụ thể hóa qua
đặc điểm, tính chất, màu sắc của hình ảnh ở vế B. Ngược lại, nhờ so sánh,
vế B cũng được nhìn nhận, soi sang từ chính đặc điểm của vế A. Mối quan
hệ ngược lại này còn ít được mọi người chú ý.
Ví dụ: Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
4
Qua so sánh, vế A (cổ tay,con mắt, miệng cười, cái khăn ) được thể
hiện bằng những hình ảnh cụ thể. Đây là vấn đề đã được nhiều người nhìn
nhận. Nhưng còn một vấn đề khác, đó là: qua so sánh , vẻ đẹp của ngà
cũng đẹp hơn như vẻ đẹp của màu trắng da tay cô thôn nữ, vẻ đẹp của hoa
ngâu tươi tắn như vẻ đẹp của miệng cười và vẻ đẹp của hoa sen cũng bình
dò, dễ thương hơn như những nếp gấp của chiếc khăn đội đầu.Rõ ràng hình
ảnh ở vế B khi đem so sánh với đối tượng ở vế Athì trở nên đẹp hơn, có
hồn hơn.
So sánh là phạm trù của phong cách học. Hình ảnh so sánh (vế B)
chính là sự miêu tả. Nhiều trường hợp, ca dao không chỉ đưa ra hình ảnh so
sánh mà còn miêu tả cụ thể hình ảnh ấy. Những ví dụ sau đây cho thấy rõ
điều này:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.
“ Hạt mưa” là hình ảnh so sánh. Nó được miêu tả cụ thể hơn ở câu
ca dao tiếp theo nhằm làm nổi bật thân phận vô đònh của nó.
Hay: Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương.
“ lá đài bi” là hình ảnh so sánh. Và cuộc đời vất vả,cực nhọc của nó
được miêu tả rất rõ ở câu tiếp theo.
Ta thường gặp trong ca dao rất nhiều bài như vậy.
Có khi để miêu tả một sự vật, hiện tượng, tâm trạng, người ta không
dừng lại ở một hình ảnh so sánh mà mở rộng thành hai, thành ba…Các hình
ảnh này liên tiếp nhau, bổ sung nghóa cho nhau.
Xin dẫn ra một vài ví dụ:
- Nhớ chàng như bút nhớ nghiên
Như mực nhớ giấy, như thuyền nhớ sông.
Nhớ chàng như vợ nhớ chồng,
Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây.
- Trông em như lửa trông lư,
Như mực trông giấy, như ngư trông mồi.
5