Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xử trí như thế nào khi bị phỏng? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.99 KB, 8 trang )

Xử trí như thế nào khi bị phỏng?

Phỏng là tai nạn thường gặp, tác nhân thường do
lửa hoặc nước sôi. Biến chứng của phỏng là sốc
phỏng và nhiễm trùng vết phỏng.
1. Nguyên nhân bị phỏng là gì? Là do tiếp xúc với:
- Lửa, vật nóng, thuốc lá, ma sát
- Nước sôi, chảo mỡ đang nóng
- Điện sinh hoạt
- Hóa chất
2. Làm thế nào nhận biết phỏng nhẹ hay nặng?
Việc đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết phỏng tùy
theo nguyên nhân, vị trí, diện tích và độ sâu của vết
phỏng. vết phỏng càng lớn và càng sâu thì càng
nặng. Người ta thường phân thành 2 mức độ phỏng:
phỏng nông và phỏng sâu.
 Phỏng nông hay còn gọi là phỏng độ 1: chỉ tổn
thương bề mặt của lớp da gây đau đớn, đỏ và sưng
lên. Vết phỏng nông thường là phỏng nhẹ và mau
lành.
 Phỏng sâu bao gồm phỏng độ 2 và độ 3:
o Phỏng độ 2: tổn thương toàn bộ lớp da gây
đau đớn, đỏ, sưng và làm da phồng lên.
o Phỏng độ 3: tổn thương lan rộng sâu vào mô
dưới da, có thể làm da chuyển sang màu nâu xám
hoặc đen, và người bệnh có thể không còn biết
đau. Vết phỏng sâu và diện tích phỏng lan rộng rất
cần điều trị, chăm sóc y tế ngay vì có nhiều nguy cơ
nhiễm trùng.
Phỏng nặng là những vết phỏng sâu và diện tích vết
phỏng lan rộng đối với người lớn khoảng 1/10 diện


tích cơ thể (ước độ một nửa diện tích của lưng), đối
với trẻ em khoảng 1/5 diện tích cơ thể (ước độ tổng
diện tích của 5 bàn tay trẻ bị nạn) hoặc là phỏng ở
những vị trí như mặt, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh
dục (dù diện tích vết phỏng không lớn nhưng nguy
hiểm). Phỏng nặng rất cần được điều trị, chăm sóc tại
cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt vì có
nhiều nguy cơ nhiễm trùng, gây khó thở hoặc có di
chứng, ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ hoặc chức năng
hoạt động về sau.
3. Xử trí như thế nào khi bị phỏng?
- Trấn an người bị nạn
- Làm nguội vết phỏng và giảm đau cho người bị nạn
- Hô hấp nhân tạo nếu cần thiết
- Hạn chế các khả năng làm nhiễm trùng vết phỏng
- Đưa người bị nạn đến cơ sở y tế
Cụ thể là sơ cứu như sau:
 Đặt người bị nạn nằm trên tấm drap hoặc vải
sạch, để chỗ bị phỏng lên trên. Nếu trẻ đang bị cháy,
dập tắt lửa càng mau càng tốt bằng cách:
o Nếu có sẵn xô nước hãy hắt nước lên người
trẻ để dập tắt ngọn lửa
o Chụp kín trẻ bằng tấm vải hay mền (không
dùng nylon vì sẽ cháy) hoặc lăn trẻ trên nền đất, làm
như vậy sẽ hạn chế oxy gặp lửa nên lửa sẽ tắt
 Cởi bỏ quần áo bị cháy, bị dính hóa chất, nước
nóng …
 Dội nước lên vết thương liên tục trong khoảng 10
phút để làm mát ngay vùng bị phỏng, không cho nhiệt
gây tổn thương thêm cho da

 Đắp lên vết phỏng băng, gạc hoặc vải sạch
không có lông tơ để tránh nhiễm trùng. Nếu không có
sẵn băng hay gạc, bạn có thể dùng túi nhựa bao vùng
bị phỏng ở tay chân lại.
 Nếu vết phỏng nhẹ, sau khi rửa sạch vết phỏng
có thể bôi pommade Silver Sulfadiazine (gồm Nitrat
bạc và kháng sinh Sulfamide như Siliverine, Silvirine,
Flammazine hoặc Silvadence ) sẽ giúp vết thương
mau lành và tránh bội nhiễm.
 Nếu vết phỏng rộng và trẻ không nôn mửa, hãy
cho trẻ uống nước để bù phần dịch bị mất qua vết
phỏng
 Nếu vết phỏng nhỏ, phỏng nông độ 1, luôn quan
sát vết phỏng ít nhất 24-48 giờ để phát hiện dấu hiệu
nhiễm trùng vết phỏng như: đỏ, sưng, đau. Nếu có,
thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế
 Nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế
khi thấy có các dấu hiệu nguy hiểm sau:
o Ngất xỉu, bất tỉnh
o Tay chân lạnh
o Khó thở
o Phỏng diện rộng, phỏng sâu vì người bị nạn
có thể bị mất một lượng lớn dịch tiết qua vết phỏng có
thể đưa đến sốc phỏng do thiếu dịch
o Phỏng ở những vị trí nguy hiểm như mặt,
bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục vì gây sưng,
nghẽn đường thở làm khó thở (phỏng vùng mặt, trong
miệng) hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng
hoạt động.
4. Những điều gì không nên làm trong sơ cứu?

 Không làm bể các vết phỏng bọng nước vì như
vậy có thể gây nhiễm trùng thêm vết phỏng.
 Không dùng đá lạnh hoặc bôi bất cứ thuốc
pommade nào (ngoại trừ pommade Silver
Sulfadiazine), hóa chất hoặc bất kỳ chất nào khác
như nước mắm, giấm, mỡ, kem đánh răng, bùn non
lên vết phỏng.
 Không nên bôi các thuốc chống sẹo vì thường
không hiệu quả và sẹo thường là do hậu quả của
chăm sóc vết phỏng không đúng cách làm nhiễm
trùng vết phỏng.
 Không cần thiết phải cử ăn các loại thực phẩm
như tôm, cua, bò, gà, rau muống, cam vì ăn những
thực phẩm này không hề gây sẹo. Trái lại, nếu cử
kiêng quá mức sẽ gây thiếu chất dinh dưỡng (đặc
biệt là chất đạm) làm chậm lành vết phỏng.
 Không dùng các loại băng bằng bông có lông tơ
mịn hoặc các loại băng dính dán lên vùng bị phỏng
 Trong trường hợp phỏng điện, không được chạm
vào hoặc tới gần người bị nạn cho tới khi dòng điện
được ngắt.
5. Phòng ngừa như thế nào?
 Không nên sử dụng những bình ga nhỏ (dùng
cho bếp ga mini) được sạc đi sạc lại nhiều lần vì có
nhiều nguy cơ gây cháy nổ.
 Không nên châm thêm alcol hoặc dầu lửa vào
bếp lửa (dù nghĩ rằng bếp đã tắt) khi đang nấu nướng
thức ăn.
 Không nên để đèn dầu hoặc đèn cầy gần mùng.
 Không cho trẻ tiếp xúc với lửa, diêm, thuốc lá,

xăng, dầu hôi, đèn dầu, đèn cầy, diêm quẹt, hộp
quẹt
 Đặt bếp lên một nơi bằng phẳng, cao hơn tầm
với của trẻ. Không nên để bếp trên sàn nhà.
 Quay các quai cầm của nồi hoặc chảo vào phía
mà trẻ không với tới được.
 Chấp hành nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn
về mắc điện và sử dụng điện. Thường xuyên kiểm tra
hệ thống điện. Không để các dụng cụ điện, dây dẫn
điện, ổ cắm điện ngang tầm tay trẻ em.

×