Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Học cách lắng nghe hiệu quả pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.15 KB, 10 trang )

Học cách lắng nghe hiệu quả
N2C News // Thứ 3, 23 Tháng 3, 2010 lúc 7:20 pm // Không lời bình
Giao tiếp là cả một nghệ thuật. Chẳng hạn như, qua trò chuyện, chúng ta có thể làm
người đối diện thêm hứng thú hoặc chán ngán hơn; hay tại sao chúng ta lại thích trò
chuyện với người này mà không phải là người khác. Chúng ta thích trò chuyện với một
người, nhiều khi không phải vì những gì họ nói mà vì cách họ nói và lắng nghe chúng ta.
Một người nghe chân thành là người tạo được lòng tin, nói chuyện lôi cuốn, họ sáng suốt
và thấu hiểu. Những người này thường có nhiều bạn cũng như được lòng rất nhiều người.
Một số người cho rằng khả năng lắng nghe là bẩm sinh, trong khi thật sự nó là cả một quá
trình nỗ lực. Đó còn là một kĩ năng mà chúng ta có thể học tập, thực hành và hoàn thiện
từng ngày. Hãy bắt đầu bằng việc hình thành các thói quen, sau đó là thực tập chúng mỗi
ngày. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp chúng ta biết cách lắng nghe một cách chân
thành.
1. Tập trung chú ý: Bao gồm giao tiếp bằng mắt, hướng về phía người nói hay gật nhẹ
đầu biểu lộ sự tán thành và thông hiểu. Điều này cho thấy người nghe đang thật sự chú ý
và lĩnh hội được thông tin.
2. Đáp lại một cách chân thành: Nó nhằm xác nhận những ẩn ý bên trong mà người nói
muốn bày tỏ. Khi giãi bày chuyện gì, điều mà người nói thật sự muốn cho chúng ta biết
chính là thái độ cũng như cảm xúc của họ. Hãy cho họ biết là chúng ta đang thật sự lắng
nghe và thấu hiểu họ bằng những câu như “Chắc hẳn bạn… (giận, buồn, vui, …) lắm”,
“Bạn thấy… (vui, buồn, giận…) lắm đúng không?”, “Mình thấy là bạn…”… Đây chỉ là
một số cách để làm rõ cảm xúc của người nói hay biểu lộ những cảm xúc khác nhau trong
đàm thoại. Đó cũng là những câu hỏi mở để khuyến khích người nói bày tỏ những ý kiến
và cảm xúc riêng.
3. Diễn giải lại điều vừa được chia sẻ: Thường, khi người ta quá phấn khích, họ sẽ chẳng
thể nhận ra là mình đang nói lòng vòng đâu. Thử diễn giải lại một cách ngắn gọn và gợi
mở để họ nói nhiều hơn. Bí quyết này có thể khiến người đối diện bày tỏ những điều họ
thật sự muốn chia sẻ.
4. Đặt câu hỏi: Bí quyết này rất có giá trị nhưng cũng mang khuyết điểm Một câu hỏi
không đúng chỗ có thể làm buổi trò chuyện rơi vào ngõ cụt. Chẳng hạn như một người
bạn đang muốn nói rằng cậu ấy đau khổ như thế nào khi chia tay mà lại nhận được câu


hỏi đại loại như “Sao cậu lại để cô ấy đi? Cô ấy thật đẹp”. Người bạn này dĩ nhiên sẽ
càng buồn hơn. Hầu hết các trường hợp chúng ta không nên hỏi “Tại sao…?” vì nó có vẻ
như một lời trách cứ hay phán xét. Nên hỏi “Cậu cảm thấy như thế nào” “Điều đó rất có ý
nghĩa với cậu đúng không”, “Bây giờ cậu định sẽ thế nào?”. Đó là những ví dụ để khuyến
khích người đối diện bày tỏ nhiều hơn mà không tỏ ý phán xét hay phê phán họ.
5. Cuối cùng, hãy im lặng: Im lặng làm nhiều người cảm thấy không thoải mái. Họ cho
rằng nó thể hiện sự suy tính hoặc đau khổ. Chúng ta thường sợ những khoảnh khắc im
lặng và thường cố nói một điều gì đó. Một người nghe chân thành lại khác, họ cũng sẽ
thoải mái trong lúc im lặng vì biết rằng nó chứa đựng nhiều điều để suy ngẫm. Thỉnh
thoảng, chờ đợi một vài phút sẽ làm cho người nói đi sâu hơn vào những điều muốn bày
tỏ. Đôi khi, chúng ta phải im lặng để người đối diện vượt qua những cảm xúc của mình.
Thực tập những bí quyết trên đây không có nghĩa là một người nghe chân thành thì
không cần phải trình bày những ý kiến cá nhân. Dĩ nhiên, cần phải lắng nghe và nói đúng
lúc. Tuy nhiên, một người nghe chân thành là người biết cách lắng nghe khi người khác
cần được chia sẻ. Những bí quyết này sẽ giúp chúng ta thêm yêu quý và thông cảm nhau
hơn. Lắng nghe sẽ giúp chúng ta thấu hiểu vấn đề một cách sâu sắc cũng như phát triển
các kĩ năng đàm thoại khác
Lắng nghe hiệu quả – không phải chuyện dễ
Gerry Trickle
Để lắng nghe tốt hơn thì trước hết, chúng ta phải hiểu được thế nào là “lắng nghe thật
sự”. Lắng nghe một cách hiệu quả chẳng những tiết kiệm thời gian, hạn chế rắc rối mà
còn thắt chặt hơn các mối quan hệ. Trong học tập, kĩ năng nghe tốt rất cần thiết vì lắng
nghe là phương pháp cơ bản để tập hợp thông tin.
Lắng nghe không đồng nhất với nghe. Nghe chỉ là một hoạt động vô ý thức của con
người. Chúng ta nghe những âm thanh xung quanh nhưng không nhất thiết phải hiểu
chúng. Lắng nghe thì lại khác. Lắng nghe là một khả năng của hệ thần kinh. Khi lắng
nghe chúng ta đã chuyển những gì nghe được thành một dạng dễ hiểu và dễ sử dụng.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, chúng ta sử dụng khoảng 45% thời gian giao tiếp
để lắng nghe. Mặc dù vậy, suốt thời gian học tập và lớn lên chúng ta biết rất ít về “làm
thế nào để lắng nghe tốt”. Suốt quá trình học tập, chúng ta dành 40% thời gian để học

đọc, 35% thời gian để học viết, 25% thời gian để học nói và chẳng có thời gian nào để
học nghe hay giao tiếp.
Hầu hết những rắc rối trong quan hệ giữa người với người xuất phát từ sự yếu kém trong
kĩ năng lắng nghe. Qua thời gian, chúng ta đã hình thành nên những thói quen xấu khi
nghe. Chẳng hạn, thay vì lắng nghe, chúng ta lại nghĩ về điều sắp nói hoặc xao lãng khi
người khác nói do mãi chú ý đến cử chỉ của họ hoặc những gì đang diễn ra xung quanh.
Trong đó thói quen xấu nhất là ngắt lời khi người khác chưa nói xong. Chúng ta cứ ngỡ
đã biết được điều họ định nói trong khi lại không biết được điều họ thật sự muốn nói.
Hoặc là, chúng ta chỉ “nghe đánh giá”, tức là đánh giá người nói, bỏ ngoài tai những điều
họ nói chỉ vì không thích điệu bộ, cử chỉ của họ hay đơn giản là cho rằng những điều đó
không đáng nghe. Hoặc là, chúng ta chỉ nghe những gì mình thích.
Như vậy, lắng nghe không phải dễ. Đó không phải là một hành động thụ động, mà ngược
lại, có sự tương tác qua lại với nhau. Mục tiêu chính để lắng nghe là hiểu, học hỏi,
thưởng thức, giúp đỡ và hỗ trợ. Ngày nay, có quá nhiều thông tin đến nỗi chúng ta
thường bỏ ngoài tai những điều nghe thấy. Vì thế, chúng ta xao lãng với người khác,
không chú ý hay không giao tiếp bằng mắt với họ. Các chuyên gia cho biết, trong quá
trình giao tiếp, 7% là từ ngữ, 55% là những ngôn ngữ không lời như cử chỉ, điệu bộ và
38% là ngữ điệu, giọng nói. Người Mỹ bị xem là những người nghe tệ nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, mọi thói quen xấu đều có thể sữa chữa và mọi người đều có thể học cách lắng
nghe. Đó là một việc khó, đòi hỏi sự luyện tập nhưng rất xứng đáng và có giá trị. Tiến sĩ
Joyce Brothers cho rằng “lắng nghe, chứ không phải bắt chước, là biểu hiện chân thành
nhất của sự ủng hộ hay khen ngợi”.
Lắng nghe là một kĩ năng cần thiết. Bước đầu tiên là quyết định lắng nghe và phải biết
khi nào chúng ta không lắng nghe. Tự hỏi “mình có thể lặp lại, diễn đạt lại hay làm rõ
điều vừa nói hay không?”. Câu trả lời không có nghĩa là chưa thực sự lắng nghe. Sau đây
là những lời khuyên để có được kĩ năng lắng nghe.
-Chuẩn bị lắng nghe bằng cách tập trung sự chú ý vào người nói. Tránh xem TV, nhìn ra
cửa sổ hoặc xung quanh.
-Tạo sự giao tiếp bằng mắt bằng cách nhìn người nói. Nhìn thẳng người nói để hiểu được
những tín hiệu không lời. Nhìn người nói giúp họ biết rằng chúng ta đang thật sự lắng

nghe và vì thế mà truyền đạt tốt hơn. Đáp lại người nói bằng cách gật đầu, hướng người
về phía trước hay mỉm cười. Những dấu hiệu này cho thấy sự lắng nghe một cách chăm
chú.
-Tuyệt đối không nói chuyện riêng hay ngắt lời người nói. Một người nghe tốt phải biết
dành thời gian cho người khác bày tỏ ý kiến cá nhân. Khi muốn nói điều gì, hãy đợi
người nói dứt câu và dừng trong giây lát. Điểm dừng này cho phép chúng ta xem xét lại
những gì vừa trình bày cũng như người nói xem xét cách lắng nghe của chúng ta. Hãy để
ý đến từng lời của người nói bởi vì chúng ta suy nghĩ cũng như lắng nghe đến 1000
từ/phút và tốc độ nói trung bình là 125 từ/phút. Cho người nói biết chúng ta đang chú ý
lắng nghe bằng những từ như “à”, “uh”, “thế à”, “sau đó thế nào”…
-Tránh phán xét hay kết luận. Hầu hết các lý do dẫn đến không lắng nghe là quá chú
trọng đến những kinh nghiệm bản thân và không chú ý đúng mức đến người khác. Tránh
làm một người nghe thụ động, thay vào đó, thử so sánh ý kiến của bản thân và người nói
khi lắng nghe. Cố gắng không át lời hoặc ngắt lời người nói. Đừng bỏ ngoài tai hoặc xem
nhẹ những điều được nói.
-Lắng nghe và tìm hiểu ẩn ý, chú ý vào nội dung được trình bày và cả những điều không
được thể hiện bằng cảm nhận qua giọng điệu, nét mặt hay điệu bộ của người nói.
-Tự đặt câu hỏi, dùng nghi vấn từ ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào để hiểu rõ điều người
nói muốn truyền đạt hơn là chỉ lắng nghe quan điểm của họ. Hỏi lại nếu không chắc về
những điều được trình bày. Diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình và hỏi người nói “tôi hiểu
như thế có đúng không?”.
-Hiểu rõ bản thân, tự biết khi nào chúng ta mất tập trung. Để ý và vượt qua nó.
Lắng nghe là một nghệ thuật và cũng là một tặng vật. Epictetus từng nói với người Hy
Lạp rằng “tạo hoá cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng đến hai cái tai, vì thế chúng ta phải
lắng nghe gấp hai lần nói”. Những người nghe thật sự là những người đã áp dụng lời
khuyên khôn ngoan này.
Biên dịch: Kim Ngân (vn8x).
Bạn đọc bình luận:
Mình thích nhất là câu: “Tạo hoá cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng đến hai cái tai, vì thế
chúng ta phải lắng nghe gấp hai lần nói”.

Mọi người thấy sao?
Hãy chia sẻ cùng mình nhé!
( 19/11/2007 huy )
Để lắng nghe tốt hơn thì trước hết, chúng ta phải hiểu được thế nào là “lắng nghe thật
sự”. Lắng nghe một cách hiệu quả chẳng những tiết kiệm thời gian, hạn chế rắc rối mà
còn thắt chặt hơn các mối quan hệ. Trong học tập, kĩ năng nghe tốt rất cần thiết vì lắng
nghe là phương pháp cơ bản để tập hợp thông tin.
Lắng nghe không đồng nhất với nghe. Nghe chỉ là một hoạt động vô ý thức của con
người. Chúng ta nghe những âm thanh xung quanh nhưng không nhất thiết phải hiểu
chúng. Lắng nghe thì lại khác. Lắng nghe là một khả năng của hệ thần kinh. Khi lắng
nghe chúng ta đã chuyển những gì nghe được thành một dạng dễ hiểu và dễ sử dụng.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, chúng ta sử dụng khoảng 45% thời gian giao tiếp
để lắng nghe. Mặc dù vậy, suốt thời gian học tập và lớn lên chúng ta biết rất ít về “làm
thế nào để lắng nghe tốt”. Suốt quá trình học tập, chúng ta dành 40% thời gian để học
đọc, 35% thời gian để học viết, 25% thời gian để học nói và chẳng có thời gian nào để
học nghe hay giao tiếp.
Hầu hết những rắc rối trong quan hệ giữa người với người xuất phát từ sự yếu kém trong
kĩ năng lắng nghe. Qua thời gian, chúng ta đã hình thành nên những thói quen xấu khi
nghe. Chẳng hạn, thay vì lắng nghe, chúng ta lại nghĩ về điều sắp nói hoặc xao lãng khi
người khác nói do mãi chú ý đến cử chỉ của họ hoặc những gì đang diễn ra xung quanh.
Trong đó thói quen xấu nhất là ngắt lời khi người khác chưa nói xong. Chúng ta cứ ngỡ
đã biết được điều họ định nói trong khi lại không biết được điều họ thật sự muốn nói.
Hoặc là, chúng ta chỉ “nghe đánh giá”, tức là đánh giá người nói, bỏ ngoài tai những điều
họ nói chỉ vì không thích điệu bộ, cử chỉ của họ hay đơn giản là cho rằng những điều đó
không đáng nghe. Hoặc là, chúng ta chỉ nghe những gì mình thích.
Như vậy, lắng nghe không phải dễ. Đó không phải là một hành động thụ động, mà ngược
lại, có sự tương tác qua lại với nhau. Mục tiêu chính để lắng nghe là hiểu, học hỏi,
thưởng thức, giúp đỡ và hỗ trợ. Ngày nay, có quá nhiều thông tin đến nỗi chúng ta
thường bỏ ngoài tai những điều nghe thấy. Vì thế, chúng ta xao lãng với người khác,
không chú ý hay không giao tiếp bằng mắt với họ. Các chuyên gia cho biết, trong quá

trình giao tiếp, 7% là từ ngữ, 55% là những ngôn ngữ không lời như cử chỉ, điệu bộ và
38% là ngữ điệu, giọng nói. Người Mỹ bị xem là những người nghe tệ nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, mọi thói quen xấu đều có thể sữa chữa và mọi người đều có thể học cách lắng
nghe. Đó là một việc khó, đòi hỏi sự luyện tập nhưng rất xứng đáng và có giá trị. Tiến sĩ
Joyce Brothers cho rằng “lắng nghe, chứ không phải bắt chước, là biểu hiện chân thành
nhất của sự ủng hộ hay khen ngợi”.
Lắng nghe là một kĩ năng cần thiết. Bước đầu tiên là quyết định lắng nghe và phải biết
khi nào chúng ta không lắng nghe. Tự hỏi “mình có thể lặp lại, diễn đạt lại hay làm rõ
điều vừa nói hay không?”. Câu trả lời không có nghĩa là chưa thực sự lắng nghe. Sau đây
là những lời khuyên để có được kĩ năng lắng nghe.
-Chuẩn bị lắng nghe bằng cách tập trung sự chú ý vào người nói. Tránh xem TV, nhìn ra
cửa sổ hoặc xung quanh.
-Tạo sự giao tiếp bằng mắt bằng cách nhìn người nói. Nhìn thẳng người nói để hiểu được
những tín hiệu không lời. Nhìn người nói giúp họ biết rằng chúng ta đang thật sự lắng
nghe và vì thế mà truyền đạt tốt hơn. Đáp lại người nói bằng cách gật đầu, hướng người
về phía trước hay mỉm cười. Những dấu hiệu này cho thấy sự lắng nghe một cách chăm
chú.
-Tuyệt đối không nói chuyện riêng hay ngắt lời người nói. Một người nghe tốt phải biết
dành thời gian cho người khác bày tỏ ý kiến cá nhân. Khi muốn nói điều gì, hãy đợi
người nói dứt câu và dừng trong giây lát. Điểm dừng này cho phép chúng ta xem xét lại
những gì vừa trình bày cũng như người nói xem xét cách lắng nghe của chúng ta. Hãy để
ý đến từng lời của người nói bởi vì chúng ta suy nghĩ cũng như lắng nghe đến 1000
từ/phút và tốc độ nói trung bình là 125 từ/phút. Cho người nói biết chúng ta đang chú ý
lắng nghe bằng những từ như “à”, “uh”, “thế à”, “sau đó thế nào”…
-Tránh phán xét hay kết luận. Hầu hết các lý do dẫn đến không lắng nghe là quá chú
trọng đến những kinh nghiệm bản thân và không chú ý đúng mức đến người khác. Tránh
làm một người nghe thụ động, thay vào đó, thử so sánh ý kiến của bản thân và người nói
khi lắng nghe. Cố gắng không át lời hoặc ngắt lời người nói. Đừng bỏ ngoài tai hoặc xem
nhẹ những điều được nói.
-Lắng nghe và tìm hiểu ẩn ý, chú ý vào nội dung được trình bày và cả những điều không

được thể hiện bằng cảm nhận qua giọng điệu, nét mặt hay điệu bộ của người nói.
-Tự đặt câu hỏi, dùng nghi vấn từ ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào để hiểu rõ điều người
nói muốn truyền đạt hơn là chỉ lắng nghe quan điểm của họ. Hỏi lại nếu không chắc về
những điều được trình bày. Diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình và hỏi người nói “tôi hiểu
như thế có đúng không?”.
-Hiểu rõ bản thân, tự biết khi nào chúng ta mất tập trung. Để ý và vượt qua nó.
Lắng nghe là một nghệ thuật và cũng là một tặng vật. Epictetus từng nói với người Hy
Lạp rằng “tạo hoá cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng đến hai cái tai, vì thế chúng ta phải
lắng nghe gấp hai lần nói”. Những người nghe thật sự là những người đã áp dụng lời
khuyên khôn ngoan này.
Mình thích nhất là câu: “Tạo hoá cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng đến hai cái tai, vì thế
chúng ta phải lắng nghe gấp hai lần nói”.
Mọi người thấy sao?
Hãy chia sẻ cùng mình nhé!
Kỹ năng lắng nghe
Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng
“Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”
Vậy thế nào là lắng nghe?
Để hiểu rõ khái niệm, bạn hãy làm bài tập sau đây: Nhắm mắt lại 1 phút. Bạn nghe được
gì? Những gì bạn nghe được là đó gọi là nghe thấy. Nghe thấy là quá trình sóng âm đập
vào màng nhĩ và chuyển lên não. Nghe thấy là quá trình hoàn toàn tự nhiên từ khi bạn
sinh ra đã như vậy rồi. Lúc bạn ngủ thì quá trình đó vẫn xảy ra.
Bây giờ bạn hãy làm bài tập thứ hai: Nhắm mắt lại và cố nghe xem người ở phòng bên
cạnh đang nói gì? Đây chính là quá trình lắng nghe. Quá trình này nối tiếp ngay sau quá
trình nghe thấy. Nó biến đổi sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Quá trình này cần sự tập
trung và chú ý rất cao.
Như vậy lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ
nghĩa.
“Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe”. Có miệng không
có nghĩa là biết nói. Có mắt không có nghĩa là biết đọc. Có tay không có nghĩa là biết

viết. Vậy có tai đâu có nghĩa là biết lắng nghe. Ta được học nói, học đọc, học viết rất
nhiều. Vậy ta học lắng nghe ở đâu và ai dạy ta? Một kỹ năng mà chiếm đến 53% thời
gian giao tiếp lại không được dạy. Từ bé ta được dạy nói, dạy đọc, dạy viết rất nhiều.
Nhưng lắng nghe ta chỉ được dạy vẻn vẹn có vài câu: “Con phải biết nghe lời bố mẹ!”,
“Có nghe không thì bảo?!” Nhưng làm thế nào để nghe hiệu quả thì không bao giờ được
dạy.
Thiên nhiên cho ta 2 tai chỉ để dùng mỗi một việc là lắng nghe. Đôi khi ta dùng vào việc
phụ như đeo khuyên tai, hay để cho người khác kéo tai. Còn chỉ có mỗi một cái miệng để
nói, để ăn và rất nhiều việc phụ khác nữa. Phải chăng ta nên nói ít và nghe nhiều gấp đôi.
Khi ta có kỹ năng lắng nghe tốt thì công việc sẽ thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình vui vẻ
hơn, giải quyết xung đột dễ dàng hơn.
“Nói là gieo, nghe là gặt”. Nhưng một thực tế đáng buồn là ta dùng hơn một nửa thời
gian giao tiếp cho lắng nghe mà hiệu quả chỉ đạt 25 – 30%. Nếu ta thực tế ta đi gặt mà
như vậy thì chắc là… chết đói. Vậy ta còn 75% tiềm năng nữa chưa khai thác. Nếu bạn là
nhà đầu tư khôn ngoan thì tôi tin chắc bạn sẽ đầu tư vào mảnh đất tiềm năng 75% này.
Vậy điều gì làm ta nghe không hiệu quả?
Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường
hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi
cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu
để phản ứng lại.
Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong
giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại.
Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.
Lắng nghe như thế nào?
“Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước nhỏ”. Để nghe hiệu quả bước đầu chúng
ta cần thay đổi một số thói quen nhỏ:
Thay đổi thái độ: Muốn lắng nghe hiệu quả thì đầu tiên phải Muốn. Nếu không muốn
lắng nghe thì mọi kỹ năng đều vô ích.
Thay đổi cử chỉ: Thay vì nhìn lơ đãng thì hãy chú ý vào người nói thể hiện sự mong
muốn lắng nghe. Gật đầu hòa nhịp cùng người nói. Vẻ mặt thể hiện sự hào hứng lắng

nghe. Đơn giản ta có thể tổng kết bằng một câu: “Mắt chớp chớp, mồm đớp đớp, mặt
hóng hớt, đầu gật như lạy phật”.
Thay đổi lời nói: Thay vì ngồi im thì hãy thể hiện cho người nói biết mình đang lắng
nghe họ bằng những tiếng đế: “Tuyệt! Hay quá! Ối giời ơi!…”; tiếng đệm: “Dạ! Vâng!
…”; hoặc câu hỏi: “Vậy à? Thế á? Cái gì cơ? Thật không? Gì nữa?…”. Đơn giản hóa ta
có thể tổng kết bằng một câu: “Thế á! Thật không? Ối giời ơi!”.
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng nghe?
Đối thoại là một nghệ thuật. Mọi người có thể cùng trò chuyện vui vẻ với nhau, hoặc than
phiền với nhau những điều buồn tẻ trong cuộc sống. Khi trò chuyện, điều quan trọng
không hẳn là nội dung bạn sẽ nói những gì mà là khả năng hiểu người khác đến đâu.
Người biết lắng nghe phải tạo cho người đối diện cảm giác họ thật sự bị lôi cuốn, hiểu
được sáng tỏ và sâu sắc những gì mà bạn muốn truyền tải. Có ý kiến cho rằng để trở
thành một người lắng nghe giỏi thì phải biết chịu đựng, điều này tuy khó nhưng rất nên
làm. Lắng nghe là kỹ năng có thể học, luyện tập và hoàn thiện nếu bạn cố gắng. Bạn có
thể bắt đầu rèn luyện theo những bước sau để trở thành một người lắng nghe giỏi.
1. Kỹ năng đầu tiên là thái độ lắng nghe, bao gồm sự tiếp xúc bằng mắt, nhìn hướng về
người đối diện, khẽ gật đầu mỗi khi muốn thể hiện sự đồng ý hoặc tán thành. Những cử
chỉ đó phải được thực hiện nhịp nhàng theo lời nói, và phải phù hợp với thông tin đang
trình bày.
2. Bước thứ hai là sự phản hồi. Điều này có nghĩa là bạn đang muốn xác định lại những
cảm nghĩ mà người đối diện đã thể hiện thông qua bài đối thoại vừa rồi. Khi trò chuyện,
ai cũng đều muốn người khác lắng nghe suy nghĩ của mình, do đó hãy sử dụng những kỹ
thuật để khiến cho họ biết rằng bạn cũng đang thực sự chăm chú lắng nghe. Sự đáp lại
một cách thông cảm thường bắt đầu bởi: “Dường như bạn đang …………… (tức giận,
thất vọng, hứng khởi…); Bạn đang cảm thấy …………… (chán nản, buồn bã, hồi
hộp…); Tôi có thể cảm nhận được bạn đang …………… (mong muốn ai đó quan tâm,
thất vọng…)”. Đây là vài ví dụ về cách xác định cảm xúc của người nói. Mỗi câu có thể
được dùng để làm rõ nhiều cảm xúc khác nhau. Hãy dùng chúng thường xuyên trong
cuộc đối thoại.
3. Hãy diễn giải nội dung bạn muốn trình bày. Thường thì khi bạn không nắm vững một

vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách
chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ
dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ
thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà
bạn thật sự muốn diễn đạt.
4. Đặt câu hỏi. Đây cũng là một công cụ có giá trị nhưng rất nguy hiểm. Nếu đặt câu hỏi
sai, có thể buổi nói chuyện sẽ kết thúc không tốt đẹp. Nếu một người thanh niên đang
mong chờ sự thông cảm về nỗi đau sau cuộc chia tay với người yêu, nhưng câu hỏi dành
cho anh ta là: “Tại sao anh lại để cô ấy ra đi? Đó là một cô gái tuyệt đẹp”, thì anh ta sẽ
càng buồn hơn vì cảm thấy mình là một người thất bại. Trong hầu hết các trường hợp,
người nói không muốn được hỏi những câu bắt đầu bởi: “Tại sao…” vì thường thường
những câu như thế mang ý nghĩa trách móc hoặc phê bình. Những câu hỏi tốt sẽ là: “Anh
cảm thấy thế nào về chuyện đó?”, “Điều đó có nghĩa gì đối với anh?”, “Tiếp theo anh sẽ
đi đâu?” Tất cả những ví dụ này đều nhằm khơi gợi để khám phá chứ không hề có ý đánh
giá hoặc nhận xét gì cả.
5. Kỹ thuật cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, đó là sự im lặng. Im lặng làm cho
người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là
nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó.
Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết
những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn
đã thành công. Rèn luyện những kỹ năng này để trở thành một người lắng nghe tốt,
nhưng một người như thế không có nghĩa là họ không thể diễn tả những cảm xúc của họ
để đáp lại. Phải có lúc nào đó để nói, và lắng nghe. Sự quan tâm đến người khác thể hiện
ở chỗ, bạn cố gắng lắng nghe họ khi họ đang trong tình trạng khủng hoảng. Những kỹ
thuật này rất quan trọng và cực kỳ hiệu quả nếu bạn muốn phát triển mối quan hệ bạn bè
thân thiết hoặc có thể là quan hệ tình cảm. Cố gắng lắng nghe sẽ giúp bạn nâng cao khả
năng hiểu và thông cảm mọi người, cũng như có cải thiện những kỹ năng giao tiếp tổng
quát.
Học cách lắng nghe
Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người

nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng
và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt bạn có thể áp dụng để trở thành một
người thực sự biết lắng nghe, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện.
Lắng nghe một cách chủ động
Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy
rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.
Tập trung
Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những quan điểm, ý kiến
của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang
nghe. Vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng hay sự xao nhãng. Dĩ nhiên bạn
không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày
hết quan điểm của mình.
Đặt câu hỏi
Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra
những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, mà cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm
với người nói. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng
đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi
sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là
làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe
luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người
nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn
cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ
không tập trung vào những gì người kia đang nói.
Hãy biết hưởng ứng người nói
Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất
chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: “Vậy ý của bạn là…” hay “Để xem tôi
có hiểu đúng ý bạn không…” Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là
một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng cách
Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách

giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng
không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào
những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo.
Hãy thực sự chú tâm vào người nói.
Những vật cản vật chất như vậy sẽ trở thành những rào cản tâm lý cho những cuộc trò
chuyện. Nếu bạn áp dụng nhhững kĩ thuật trên, những người nói chuyện với bạn sẽ càng
quý trọng bạn hơn vì họ cảm thấy được tôn trọng và quan tâm. Hơn nữa tin chắc rằng bạn
sẽ học được nhiều hơn cả những gì bạn nghe, vì bạn đã thực sự lắng nghe hơn là chỉ nghe
thoáng qua

×