Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Công sở: Đối phó khi đồng nghiệp... "chơi xấu" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.27 KB, 4 trang )

Công sở: Đối phó khi đồng nghiệp "chơi xấu"
Đời sống công sở là sự tổng hợp của nhiều tính cách, nhiều thành phần với những
trình độ khác nhau và không phải cứ làm ầm lên là xong mọi chuyện.

Dù biết rõ đang bị đồng nghiệp chơi xấu, bạn cũng đừng nên nóng giận (Ảnh minh họa)
Tìm được việc làm đã khó nhưng để giữ được công việc ổn định, lâu dài lại càng
khó hơn. Nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, việc các công ty
thường xuyên cắt giảm nhân sự, tiền lương, thưởng cũng là điều dễ hiểu.
Thế nhưng, nhiều lúc chính bản thân bạn đã bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp hay tự huỷ
hoại công việc của mình. Có rất nhiều cách mà nhiều khi chỉ do vô tình, không để
ý, bạn đã bỏ lỡ, ví dụ như bạn không đòi hỏi tăng lương sau một thời gian dài cống
hiến, bạn quên để lại số điện thoại, email liên lạc khi gửi CV cho nhà tuyển dụng
hay không theo dõi kết quả phỏng vấn
Những việc đó là do chính bạn gây ra và dù hối tiếc, bạn cũng cảm thấy dễ chịu
hơn rất nhiều so với việc bị đồng nghiệp chơi khăm, cảm giác khó chịu, ngột ngạt
khi ai đó đang cố tình gây khó dễ cho mình. Dù biết rõ như vậy nhưng đối phó thế
nào lại không phải vấn đề đơn giản. Có những người thẳng tính "nói toạc móng
heo" vào mặt đối phương, nhưng cũng có người giữ im lặng bởi nghĩ rằng, dù sao
họ vẫn còn là đồng nghiệp của nhau và gây bất hòa không phải là giải pháp tối ưu.
Bạn nên hiểu rằng, đời sống công sở là sự tổng hợp của nhiều tính cách, nhiều
thành phần với những trình độ khác nhau và không phải cứ làm ầm lên là xong
mọi chuyện. Các chuyên gia tư vấn về giải quyết xung đột nơi công sở khuyên
rằng, khi biết rõ sếp hoặc một đồng nghiệp nào đó đang cố tình gây khó dễ cho
bạn, họ nói xấu bạn, chê bai bạn, mục đích làm cho hình ảnh của bạn xấu đi trong
mắt mọi người. Khi đó, bạn đừng nóng giận mà hãy nghĩ cách kết bạn với người
này như một chiến lược lâu dài và cố gắng tìm ra những điểm tốt ở người ta. Hãy
bố trí một cuộc gặp để nói chuyện trực tiếp và nhớ rằng, trước khi có cuộc gặp
này, bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của người kia để hiểu một phần tâm tư của họ.

Khi bị đồng nghiệp phá hoại, hãy cố gắng tìm hiểu mục đích của họ là gì để có
hướng giải quyết phù hợp (Ảnh minh họa)


Thực sự, khi nói không tốt hay cố tình gây cản trở công việc cho bạn, người đó
không phải có ý muốn chống lại bạn mà là đang tìm cho mình một lối đi tốt hơn,
đơn giản hơn. Đó có thể là muốn mọi người công nhận năng lực, muốn có sự kính
trọng của cả nhóm, hay xa hơn là muốn được thăng tiến. Vì thế, hãy nói với người
đó rằng, bạn đã nhận thấy có một số điểm chung giữa hai người và nếu kết hợp
làm việc cùng nhau sẽ cho kết quả tốt đẹp. Phương pháp này được coi như là cách
giúp bạn tìm hiểu đối phương chứ không phải đối đầu bằng những mâu thuẫn "nổ
lửa". Hãy mời người ta hợp tác một cách chân thành để cùng nhau giai quyết
những khó khăn, loại bỏ bất đồng .
Tuy nhiên, không phải lúc nào cảm nhận của bạn về việc bị đồng nghiệp chơi xấu
cũng đúng. Nhiều khi, những khó khăn trong cuộc sống và công việc khiến bạn
cảm thấy căng thẳng, rồi khi gặp những việc không thuận lợi, bạn dễ nghĩ rằng
mình đang bị người khác phá hoại. Vì thế, đừng để mình rơi vào trạng thái hoang
tưởng về việc bị người khác chơi khăm, phá hoại. Tốt hơn là nếu bạn cảm thấy bạn
đang bị "chơi xấu" ở công ty, đây là 5 cách để bạn đối đầu với nó:
- Check với một người bạn thân, đáng tin cậy để chắc chắn rằng bạn không bị
hoang tưởng.
- Tìm xem liệu người kia có thể phá hoại bạn vì động cơ gì.
- Sắp xếp một cuộc gặp với người mà bạn cho là đang cố tính phá hoại bạn.
- Nghĩ xem bạn có thể giúp người đó việc gì và người ta có thể đáp ứng nhu cầu
của bạn, hợp tác để trao đổi quyền lợi.
- Đừng để mọi việc ảnh hưởng đến tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn.
Những cách làm này sẽ giúp bạn thận trọng và chin chắn hơn trong cách xử lý với
đồng nghiệp để tìm ra một hướng đi chung mà không còn những bất đồng.

×