Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN- Hỗ trợ HS học Ngữ văn thông qua một số ứng dụng công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.78 KB, 18 trang )

LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) chiếm vò trí quan trọng trong
đời sống xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã và đang làm thay đổi
cuộc sống con người. Với máy vi tính, CNTT đã trở nên ngày càng phổ biến
trong giáo dục. Công nghệ thông tin được ứng dụng để giải quyết hầu hết các
nhiệm vụ quản lý, điều hành và giảng dạy trong nhà trường. Ứng dụng CNTT
vào dạy-học nói chung và dạy học Ngữ Văn nói riêng là một xu thế tất yếu.
Tuy nhiên thực sự là, hiệu quả dạy học với sự hỗ trợ của máy tính vẫn chưa
được như những gì chúng ta mong muốn.
1. Những điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) trong dạy học Ngữ Văn.
Nghò quyết TW2 của Đảng, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều
kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh ”
Xuất phát từ đònh hướng đó, hiện nay các trường phổ thông đều trang bò
phòng máy, phòng trình chiếu đa năng, nối mạng Internet và Tin học được
giảng dạy chính thức, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá
trình dạy học của mình. Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được
kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả
Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi
và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng
hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong
giao lưu.
Một bộ phận lớn học sinh có điều kiện làm quen tiếp xúc với máy tính
và Internet từ khá sớm. Các em thực sự say mê với những ứng dụng công
nghệ thông tin. Như vậy, nếu biết ứng dụng CNTT hợp lý sẽ thúc đẩy sự hứng
thú, yêu thích môn Ngữ Văn trong học sinh.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các


phương pháp và hình thức dạy học. Tất cả điều kiện đó tác động đến việc dạy
và học môn Ngữ Văn. Người giáo viên Ngữ Văn ngày nay không thể tiếp tục
giảng dạy chỉ bằng những phương pháp dạy học truyền thống trong khi yêu
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 1
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
cầu đổi mới phương pháp dạy học đặt ra cho giáo viên những nhiệm vụ mới
phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
2. Những khó khăn đặt ra cho việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
trong dạy học Ngữ Văn.
Trước hết người giáo viên Ngữ Văn phải chấp nhận một thực tế là một
bộ phận không nhỏ học sinh ngày càng có xu hướng không thích học Văn nói
riêng và khoa học xã hội nói chung, năng lực tự học hạn chế, thiếu sáng tạo,
ít say mê với môn Văn.
Từ trước đến nay việc tổ chức hướng dẫn học sinh chiếm lónh tri thức
văn chương thường đi theo cách thức truyền thống khiến giờ học thiếu sinh
động, học sinh nhàm chán.
Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học
nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ
trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ đặc biệt đối với một bộ
môn cần nhiều cảm xúc như môn Ngữ Văn. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là
kết hợp như thế nào để hài hòa giữa phương pháp dạy học truyền thống với
việc vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ Văn. Những mạch kiến
thức đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương
pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kó năng cho học sinh như đọc
diễn cảm, cảm nhận về tác phẩm
Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có
chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường
truyền. Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất
nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một

cách có hiệu quả
Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi và các khó khăn trên, chúng tôi
mạnh dạn đặt vấn đề cần phải hỗ trợ học sinh học Ngữ Văn thông qua một
số ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến hiện nay với mong muốn tạo cho
học sinh niềm hứng thú khi học tập bộ môn, bước đầu tạo cho học sinh làm
quen với cách học tập trong đó đòi hỏi sự sáng tạo, biết cách tự học, chủ động
tìm kiếm tư liệu học tập dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 2
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Chiến lược
và Chương trình giáo dục, được thực hiện trong 2 năm (2003-2005) thì có 4
mức ứng dụng CNTT cơ bản nhất căn cứ vào hoạt động của quản lý, của
người dạy và người học:
- Mức 1: Sử dụng CNTT để trợ giúp giáo viên trong một số thao tác nghề
nghiệp như soạn giáo án in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu,… nhưng chưa sử dụng
CNTT trong tổ chức dạy học các tiết học cụ thể của môn học.
- Mức 2: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong
toàn bộ quá trình dạy học
- Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức dạy học một chương, một số
tiết, một vài chủ đề môn học
- Mức 4: Tích hợp CNTT vào quá trình dạy học.
Như vậy việc hỗ trợ học sinh học Ngữ Văn thông qua một số ứng dụng
công nghệ thông tin thực chất là triển khai mức 2, 3 và 4. Điều này đặt ra cho
người thực hiện những yêu cầu khá cao và cần có một lộ trình hợp lý, vừa sức
phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng của học sinh. Chính vì thế các
việc làm của người giáo viên không thể vội vàng và ép buộc học sinh phải
thực hiện. Do vậy, trình tự của các bước thực hiện việc hỗ trợ học sinh có thể
diễn ra như sau:
1. Điều tra thực trạng sự dụng công nghệ thông tin trong học sinh

Với điều kiện kinh tế xã hội phát triển trong những năm gần đây, nhiều
gia đình đã mua sắm máy vi tính, nối mạng internet phục vụ cho các mục đích
khác nhau. Vì thế đối với học sinh, máy vi tính đã không còn xa lạ. Nhiều em
đã biết sử dụng thành thạo để chơi điện tử, chat với bạn bè, nghe nhạc, xem
phim ngoài ra một số học sinh đã biết sử dụng máy vi tính, internet cho các
mục đích học tập. Tuy nhiên không phải em nào cũng sử dụng thành thạo, do
vậy người giáo viên cần phải điều tra thực trạng sử dụng công nghệ thông tin
để nắm bắt trình độ và khả năng sử dụng máy vi tính của học sinh để có các
giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Việc điều tra có thể tiến hành thông qua các bước sau:
+ Tìm hiểu qua giáo viên dạy tin học: Hiện nay Tin học được giảng dạy
ở nhà trường chủ yếu qua các giờ học tự chọn. Học sinh được học một cách
hệ thống kó năng cơ bản sử dụng máy tính, sử dụng các phần mềm văn phòng
và một số phần mềm khác. Thông qua giáo viên dạy Tin học có thể nắm bắt
trình độ sử dụng máy tính của học sinh.
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 3
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
+ Lập bảng điều tra: Lập bảng điều tra, hướng dẫn học sinh trả lời để
có sự phản hồi chính xác trung thực. Bảng điều tra được phát đến từng học
sinh gồm có các nội dung sau:
- Nhà em có máy vi tính không ?
- Em có biết sử dụng máy vi tính không ?
- Em thường sử dụng máy vi tính để làm gì ?
- Em thường chơi các trò chơi điện tử nào ?
- Máy vi tính nhà em có kết nối internet không ?
- Bố mẹ em có kiểm sóat việc em sử dụng máy vi tính không ?
- Em thường sử dụng máy vi tính bao nhiêu giờ trong tuần,
- Em thường sử dụng máy vi tính ở đâu ?
- Em thường sử dụng các ứng dụng nào ?
- Em có đòa chỉ email không ? Đòa chỉ email của em là gì ?

- Em có sẵn sàng sử dụng máy vi tính vào mục đích học tập
không ?
- Những khó khăn trở ngại của em khi dùng máy vi tính là gì ?
+ Tổng hợp và thống kê kết quả điều tra: Kết quả điều tra phản ánh
được thực trạng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin của từng cá nhân
học sinh. Thống kê kết quả điều tra để có đònh hướng hỗ trợ học sinh học tập.
Từ kết quả điều tra giáo viên quyết đònh các hình thức hỗ trợ học sinh. Qua
quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy:
- 90% số học sinh thường xuyên sử dụng máy tính ở nhà hoặc ở
điểm dòch vụ Internet. Thời gian sử dụng máy tính trung bình là
30 phút mỗi ngày.
- 80% gia đình học sinh có máy vi tính trong đó 50% có kết nối
internet.
- 90% phụ huynh cho phép con em mình sử dụng máy vi tính tại
nhà vào các mục đích học tập và giải trí.
- 100% học sinh cho biết sẵn sàng sử dụng máy vi tính để học tập
nếu có hướng dẫn.
(Kết quả điều tra 43 học sinh lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Du)
Từ kết quả điều tra chúng tôi quyết đònh chủ yếu nghiên cứu và vận dụng
việc hỗ trợ học sinh học Ngữ Văn ở các khâu:
- Tìm tư liệu học tập thông qua mạng internet,
- Tăng cường làm bài tập ở nhà qua trao đổi email với giáo viên,
- Củng cố kiến thức bằng trò chơi ô chữ.
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 4
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
2. Công tác chuẩn bò:
a. Giáo viên:
Nắm vững chương trình và sách giáo khoa, linh hoạt trong vận dụng
phương pháp giảng dạy. Tìm hiểu và lên kế hoạch dự kiến sẽ hỗ trợ học sinh
ở các bài nào, vấn đề gì một cách cụ thể. Sử dụng tương đối thành thạo các

phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến như Microsoft Word,
Microsoft PowerPoint, hiểu biết cơ bản trong việc sử dụng Internet để tìm
kiếm thông tin, sưu tầm đòa chỉ các trang WEB có ích, sử dụng thành thạo
việc trao đổi thông tin qua email (thư điện tử). Tham gia vào các diễn đàn có
liên quan trên mạng Internet. Nếu có điều kiện giáo viên nên lập Blog ( một
hình thức trang WEB) để thông tin cho học sinh những nội dung cần thiết và
nhận sự phản hồi từ học sinh.
Thu thập đòa chỉ email của học sinh. Thông báo với Ban giám hiệu nhà
trường, Hội phụ huynh học sinh các công việc mà giáo viên tiến hành. Phổ
biến cho học sinh những yêu cầu của giáo viên khi sử dụng internet
Trong quá trình giảng dạy người giáo viên bổ sung vào bài giảng các
kênh hình, tiếng, màu sắc, các hiệu ứng để tăng tính hấp dẫn sinh động cho
giờ học Ngữ Văn. Tuy nhiên không được biến giờ học Ngữ Văn thành giờ
trình diễn. Kết hợp các phương pháp dạy học đổi mới, tích cực, giáo viên tổ
chức các hoạt động dạy học đa dạng phong phú bằng phương pháp dạy học
trình chiếu, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án để giờ học sinh động,
hiệu quả, học sinh chủ động nắm bắt kiến thức.
b. Học sinh:
Tự học hỏi rèn luyện kó năng sử dụng máy vi tính. Có ý thức sử dụng
máy vi tính và các ứng dụng CNTT vào những việc có ích.
Lập hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng để trao đổi thông tin.
Nếu có điều kiện trang bò những phương tiện cần thiết như USB.
Cam kết với giáo viên và phụ huynh sử dụng máy tính đúng mục đích.
Thường xuyên thông báo kòp thời cho giáo viên những bạn trong lớp có những
biểu hiện sử dụng internet, trao đổi thông tin không lành mạnh.
3. Các hình thức hỗ trợ học sinh học tập Ngữ Văn thông qua một số ứng
dụng công nghệ thông tin:
a. Hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin trên internet.
- Mục đích: Thông qua hoạt động này giúp học sinh tìm kiếm, bổ sung
những kiến thức, thông tin về bài học mà sách giáo khoa chưa có điều kiện

cập nhật. Ví dụ như thông tin và ảnh tác giả văn học, toàn bộ tác phẩm văn
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 5
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
học, lời bình từ những người yêu thích tác phẩm. Từ những thông tin này học
sinh sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm, việc làm này cũng tương tự
như giáo viên giao cho học sinh tìm tài liệu trong thư viện. Ngoài ra hoc sinh
có thể dựa vào các nguồn thông tin từ các trang WEB chuyên đề để làm bài
tập bổ sung.
- Cách tiến hành: Trong mỗi tiết học Ngữ văn đều có phần hướng dẫn
về nhà. Đây là công đoạn mà giáo viên đònh hướng công việc về nhà cho học
sinh như làm các bài tập, tìm tư liệu để soạn bài. Giáo viên có thể kết hợp để
hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin. Các thông tin cần tìm kiếm có thể là:
Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả văn học (phần này SGK thường trình bày
rất ngắn gọn), những tác phẩm có giá trò nhất của nhà văn, đánh giá của các
nhà chuyên môn và độc giả về giá trò của tác phẩm, toàn bộ tác phẩm, hình
ảnh về tác giả, các bài hát có thể phục vụ minh họa cho tác phẩm Những tư
liệu này thường được trình bày trong những trang WEB như:
- (bách khoa toàn thư Việt
Nam) mục Văn học
- />- trang WEB của hội nhà văn Việt Nam
-
-
-
-
-
- />- />Trên đây là một số trang WEB của các tổ chức uy tín mà chúng tôi đã
kiểm chứng về tính chân thực của thông tin, không vi phạm thuần phong mó
tục cũng như không có những bài viết chống phá đất nước. Người giáo viên
có thể yêu cầu học sinh tìm kiếm một vài vấn đề cụ thể mà sách giáo khoa
chưa đề cập, không để học sinh tự do tìm kiếm dẫn đến thông tin sai lạc,

không phù hợp. Ví dụ như: Nguyên bản truyện ngắn Chiếc lược ngà của
Nguyễn Quang Sáng, cập nhật năm mất của các tác giả Chính Hữu, Nhà thơ
Phạm Tiến Duật, Có các bản in Truyện Kiều khắc gỗ nào ? Tìm tranh vẽ về
truyện Kiều Chân dung một số nhà văn, tìm bài hát ca ngợi biển đảo Việt
Nam Đây là việc làm cần hướng dẫn cụ thể vì thông tin trên internet rất đa
dạng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau do vậy giáo viên cần cung cấp
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 6
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
đòa chỉ từng trang web cụ thể chứa thông tin cần thiết chứ không để học sinh
tự tìm.
Một vài thông tin Internet:
Dữ liệu về Nguyễn Tuân trên wikipedia.org
Dữ liệu về Huy Cận trên thivien.net
Giao công việc tìm kiếm thông tin cho từng nhóm hoặc cá nhân cụ thể.
Yêu cầu học sinh ghi lại thông tin lấy từ nguồn nào để giáo viên kiểm chứng.
Tập hợp các thông tin tìm kiếm được, xử lý và lấy thông tin cần thiết. Giáo
viên xem trước và chỉnh sửa báo cáo của học sinh. Trong giờ học gọi các em
trình bày hoặc yêu cầu học sinh lưu trữ để dùng khi cần thiết.
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 7
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
Việc hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin trên mạng Internet có
những mặt tích cực như kích thích việc chủ động tìm tòi của học sinh, tạo cho
các em hứng thú khi học tập, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, theo
dự án Tuy nhiên giáo viên phải chú ý theo dõi, đònh hướng kó càng cho học
sinh bằng các yêu cầu chọn lọc, vừa sức, không chiếm nhiều thời gian và
quan trong hơn là không truy cập vào các thông tin nhạy cảm liên quan đến
chủ trương đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, đến thuần phong mó
tục Thông qua việc tìm kiếm thông tin, giáo viên dần dần hình thành cho
học sinh thói quen sưu tầm các tác phẩm văn chương có giá trò về nội dung và
nghệ thuật.

b. Sử dụng thư điện tử để tăng cường bài tập cho học sinh
- Mục đích: Hiện nay, với thời gian cho một tiết học trên lớp người giáo
viên Ngữ Văn khó có thể đồng thời kiểm tra việc làm bài tập của học sinh.
Điều này dẫn đến tình trạng có học sinh không biết cách làm bài hoặc làm
bài sai mà giáo viên vẫn không biết ngoài ra vì ít được thực hành kiểm tra
trắc nghiệm nên khi làm bài, kó năng lựa chọn đáp án của học sinh cũng
không được thuần thục. Từ thực tế trên giáo viên có thể tăng cường cho học
sinh rèn luyện thông qua hệ thống bài tập bổ sung sau mỗi đơn vò bài học hay
mỗi tuần học. Sử dụng thư điện tử, người giáo viên có thể trao đổi trực tiếp
với từng học sinh để giao bài tập thêm. Học sinh tranh thủ thời gian sử dụng
máy tính để hòan thành bài tập và gửi cho giáo viên chấm. Hình thức hỗ trợ
này giúp học sinh làm thêm các bài tập cần thiết đa dạng. giúp học sinh tiếp
cận cách học tập hiện đại.
- Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng thư điện tử
(email) sẵn có ( có thể dùng email hoặc nickname mà học sinh đang sử dụng
để chơi các trò chơi trên mạng internet) liên lạc với giáo viên. Tập hợp thành
danh sách đòa chỉ email của học sinh, giáo viên chia thành nhiều nhóm học
sinh theo từng trình độ từ đó có sự điều chỉnh bài tập cho hợp lý. Đối với học
sinh khá giỏi đề ra phải thể hiện được mục tiêu bồi dưỡng, còn đối với nhóm
học sinh trung bình yếu thì chú ý đến mục tiêu phụ đạo với hệ thống câu hỏi
thiên về kiến thức cơ bản. Giáo viên soạn đề theo tiêu chí đã đặt ra. Bài tập
tổng hợp theo đơn vò kiến thức mà các em đã được học trong tuần. Đề ra
không được quá dài và chủ yếu ở dạng trắc nghiệm để học sinh có thể làm
nhanh. Đề bài kiểm tra được giáo viên gửi thẳng vào hộp thư điện tử của học
sinh trong đó có hướng dẫn làm bài cụ thể, qui đònh thời gian nộp bài. Giáo
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 8
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
viên soạn bảng trả lời để đính kèm vào bài tập, học sinh trả lời bằng cách
điền vào bảng trả lời sau đó gửi lại cho giáo viên. Thông qua ứng dụng Excel
giáo viên có thể tạo ra bảng lọc đáp án đúng. Với cách này giáo viên có thể

chấm bài rất nhanh, nhận xét bài làm, yêu cầu học sinh xem xét chữa những
câu sai, sau đó gửi kết quả bài làm cho học sinh,
Một ví dụ về đề kiểm tra:


Thời gian làm bài: phút;
(10 câu trắc nghiệm)


 Có người cho rằng chân dung của Th Vân, Th Kiều là những chân dung tính cách số
phận. Đúng hay sai?
!"Đúng. "Sai.
# Các ph2p tu từ đã sử dụng nhằm thể hiện vẻ đẹp gì của Th Vân?
!"Q phái. "Phúc hậu.
"Gợi sự hồ hợp êm đềm. $"Cả A ,B đều đúng.
% Theo em với cách miêu t@ Th Kiều, Nguyễn Du dự báo cuộc đời Kiều diễn ra theo chiều h-
ướng nào?
!"Trắc trở đau khổ. "Giàu sang phú q.
"Hạnh phúc vinh hiển. $"Bình lặng sn sẻ.
 Bốn câu thơ đầu của đoạn trích “Chị em Th Kiều” có tác dụng gì?
!"Gợi tả vẻ đẹp của Th Kiều. "Gợi tả vẻ đẹp của Th vân.
"Giới thiệu khái qt các nhân vật. $"Cả A, B, C đều đúng.
& Đoạn “Chị em th Kiều” nói về những nhân vật nào?
!"Th Kiều và Kim Trọng. "Th Kiều và Từ Hải.
"Th Kiều và Vương Quan. $"Th Kiều và Th Vân.
' Câu thơ “Kiều càng sắc s@o mặn mà”giới thiệu vẻ đẹp Th Kiều ở phương diện nào?
!"Nụ cười và giọng nói. "Trí tuệ và tâm hồn.
"Làn da và mái tóc. $"Khn mặt và hàm răng.
( “Mai cốt cách tuyQt tinh thần” - câu thơ ý nói c@ hai chị em:
!"đều trắng như tuyết "đều xinh đẹp như cây mai

"đều dun dáng, thanh cao trong trắng $"cả A, B, C đều sai
) Khi miêu t@ vẻ đẹp của Th Vân, tác gi@ khơng sử dụng ph2p tu từ nào?
!"Xn dụ. "Nhân hố. "So sánh. $"Liệt kê.
* Điểm chung trong cách t@ hai nhân vật Th Vân và Th Kiều là:
!"Tả hình dáng để thể hiện tính cách, dự báo số phận.
"Dùng thủ pháp ước lệ.
"Lấy vẻ đẹp Th Vân làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người.
$"Cả ba ý trên .
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 9
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
+ Đoạn “Chị em Th Kiều” nằm ở phần nào của Truyện Kiều.
!"Gia biến lưu lạc. "Gặp gỡ và đính ước.
"Đồn tụ với gia đình. $"Cả A,B đều đúng.

HẾT
, -,/01.2,345,678,9:;4<1..2,4=>?,0/01:6@7012
made cauhoi dapan
CETK4 1
CETK4 2
CETK4 3
CETK4 4
CETK4 5
CETK4 6
CETK4 7
CETK4 8
CETK4 9
CETK4 10

Ngoài ra, thông qua thư điện tử, giáo viên trả lời, giải quyết các các
thắc mắc của học sinh khi thời gian trên lớp không cho phép. Giáo viên cũng

có thể gửi cho học sinh các tư liệu văn học có liên quan
c. Vận dụng trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức Ngữ Văn:
- Mục đích: Tạo ra một hoạt động có khả năng thu hút sự chú ý của học
sinh trong những phút cuối của tiết dạy, sinh động hóa giờ học. Học sinh được
chơi một trò chơi ngôn ngữ đòi hỏi sự tư duy nhưng không khô cứng và quá
hàn lâm. Nội dung của các từ hàng ngang, hàng dọc trong ô chữ là nội dung
học sinh đã tìm hiểu trong các hoạt động dạy - học trước đó. Bằng cách này
góp phần khắc sâu kiến thức thay vì đặt câu hỏi hoặc thuyết giảng. Môn
Ngữ Văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Kiến thức của nó liên
quan mật thiết đến ngôn ngữ và dựa trên ngôn ngữ. Do vậy áp dụng một trò
chơi ngôn ngữ để khắc sâu kiến thức là việc làm cần thiết. Theo quan điểm
dạy học mà sách giáo khoa mới đã đề ra, học sinh được phát huy tối đa tính
tích cực, tính sáng tạo thông qua các hoạt động, trò chơi chính là “đất lành”
để các em thể hiện.
- Cách tiến hành: Khi thiết kế ô chữ giáo viên tập trung vào nội dung
kiến thức học sinh được học trước đó. Kiến thức phải trọng tâm. Tốt nhất là
kiến thức có trong sách giáo khoa. Kiến thức phải có cả phần văn bản, đọc
hiểu văn bản, nội dung tiếng Việt và nội dung tập làm văn. Vì thời gian cho
phần củng cố của mỗi tiết học khá ít ( thông thường là 5phút) nên tổng số
các từ hàng ngang và hàng dọc không nên quá 8 từ, đối với bài tổng kết cả
tác phẩm thì không quá 20 từ. Cụm từ không quá dài. Các gợi ý phải được
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 10
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
diễn đạt rõ ràng, trong sáng về ngữ nghóa. dễ hiểu, nhưng không được dùng
chính các từ có thể tiết lộ thông tin của cụm từ. Nên gợi ý bằng cách hiểu
vui, bất ngờ.
Trong bài viết này xin trình bày một kinh nghiệm thực hiện nhanh và
có hiệu quả nhất mà người viết đã lựa chọn trong nhiều cách. Đó là sử dụng
phần mềm tin học HOT POTATOES phiên bản 6.0 - sản phẩm giáo dục của
trung tâm máy tính và truyền thông thuộc đại học Victoria Humanities –

Đòa chỉ website Phần mềm
này cũng đã được TS Vũ Hùng giới thiệu trên trang tài nguyên mạng
edu.net.vn ( mạng giáo dục – Bộ GDĐT). Đây là phần mềm miễn phí. Sau
khi cài đặt phần mềm này, chúng ta chọn Jcross trên thẻ Potatoes. Để
chương trình có thể tự động giúp tạo ô chữ chúng ta chọn lệnh Automatic
Grid – Maker sau đó đánh các cụm từ đa lựa chọn vào và nhấn nút lệnh
Make the grid máy sẽ tự động tạo ra ô chữ. Sửa chữa các lỗi về Font tiếng
Việt xong chúng ta sẽ có một ô chữ hoàn chỉnh. Mọi hoạt động chỉ mất
khoảng 5 phút để hoàn thành ô chữ. Kết hợp trình chiếu để hướng dẫn học
sinh củng cố bài học. Giáo viên cũng có thể sử dụng các ô chữ phức tạp hơn
để gửi bài tập cho học sinh.
Ô chữ được thiết kế bằng phần mềm Hotpotatoes
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 11
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
Sau đây là ô chữ tổng kết Truyện Kiều- Giáo viên đã sử dụng ô chữ
này như một bài tập gửi cho học sinh qua thư điện tử:
ABCDC
Ơ chữ gồm 16 hàng ngang và 1 cụm từ chìa khóa ở hàng dọc.
Em hãy xem gợi ý bên dưới và điền vào ơ chữ. ( chú ý từ khơng dấu và khơng có khỏang cách,
vd: THUYKIEU ) Hoặc điền ơ chữ vào bảng trả lời bên dưới phần gợi ý rồi gửi mail cho thầy.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
1. Thúy Kiều đã khen người này là “khơn ngoan đQn mực nói năng ph@i lời”
2. Người “thơng minh tài mạo tót vời”
3. Người cưu mang giúp đỡ Thúy Kiều
4. Người bị lừa chết đứng giữa trận tiền
5. Nguyễn Du đã dùng điệp ngữ này miêu tả tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích
6. Nơi Thúy Kiều hết kiếp đoạn trường
7. Tên một bản nhạc mà Thúy Kiều đã chơi
8. Người có vẻ đẹp “trang trọng khác vời”
9. Người cùng kiếp hồng nhan bạc mệnh như Kiều
10. Đối tượng ghen hờn trước vẻ đẹp của Kiều
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 12
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
11. Một ngày hội trong truyện Kiều
12. Địa danh q hương của Nguyễn Du
13. Nơi Tú Bà đưa Kiều đến giam lỏng
14. Người bạn đồng mơn với Kim Trọng
15. Tên chữ của Nguyễn Du
16. Kẻ đã phơ bày bộ mặt con bn xảo trá đê tiện trong cuộc mua bán Kiều

EEFG
H! EFG

#
%


&
'
(
)
*
+

#
%

&
'
0,69I>0 """""
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 13
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
III. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả:
Từ đầu năm học 2008 – 2009 chúng tôi bắt đầu sử dụng các ứng dụng
công nghệ thông tin hỗ trợ học sinh học Ngữ Văn. Đến nay tổng số học sinh
được hỗ trợ mới được 44 học sinh. Trong số này 2/3 học sinh thường xuyên
trao đổi trực tiếp với giáo viên qua email, số còn lại vì không có điều kiện
dùng máy tính ở nhà nên các em trao đổi với giáo viên trên lớp.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn, học sinh đã thực hiện 8
chuyên đề tìm kiếm thông tin (Nguyễn Du và truyện Kiều, những mẩu chuyện
về lối sống giản dò của Hồ Chí Minh, một số tác phẩm trong Vũ Trung tùy bút
của Phạm Đình Hổ, thành ngữ trong Truyện Kiều, Tiểu sử các nhà thơ hiện
đại: Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Huy Cận, Nguyễn Duy, Các bài thơ tám
chữ, Nguyễn Quang Sáng nói về nghề văn và học văn, Nguyễn Đình Chiểu và

Văn tế nghóa só Cần Giuộc) nội dung phong phú: văn bản, hình ảnh, âm
thanh
Giáo viên bộ môn cũng đã thực hiện việc giao bài tập bổ sung cho học
sinh qua thư điện tử được 6 bài ( 4 bài trắc nghiệm và hai bài viết cảm nhận
tác phẩm văn học.
Đối với việc củng cố kiến thức bằng trò chơ ô chữ: Từ năm học 2005-
2006 đến nay chúng tôi đã tiến hành thực hiện việc vận dụng trò chơi ô chữ
để củng cố tiết dạy môn Ngữ Văn 6 và một số tiết lớp 7. Đến nay số tiết có
sử dụng trò chơi này là 10 tiết trong đó :
- Dạy bình thường: 5 tiết
- Dạy trong tiết thanh tra tại trường : 04 tiết ( được xếp loại Giỏi :3 tiết)
- Dạy thao giảng cụm: 01 tiết ( vận dụng ở lớp 7)
Trong các tiết học sau đó ởû các lớp học áp dụng trò chơi chúng tôi đều
sử dụng chính các nội dung kiến thức trong ô chữ để kiểm tra bài cũ kết quả
như sau:
Số HS được
kiểm tra
Trả lời
đúng-nhanh
Trả lời
đúng
Trả lời
chưa đúng
20 10 7 3
Ở các lớp không áp dụng trò chơi:
Số HS được
kiểm tra
Trả lời
đúng-nhanh
Trả lời

đúng
Trả lời
chưa đúng
20 7 8 5
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 14
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
Theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, giờ học có sử dụng trò chơi ô
chữ sôi nổi và hứng thú hơn. Cho đến nay mặc dù đã tiến hành được gần ba
năm học nhưng hoạt động này vẫn còn mang tính thử nghiệm nên việc tổng
kết chưa thể tiến hành. Tuy nhiên có thể khẳng đònh các mục đích đặt ra ban
đầu đều có kết quả tốt.
2. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn vận dụng việc hỗ trợ học sinh thông qua các ứng dụng
CNTT những năm học vừa qua và trong học kì I năm học 2008-2009 tại
trường THCS Nguyễn Du, chúng tôi đã bước đầu tổng kết và rút ra một số bài
học kinh nghiệm sau đây:
- Muốn làm tốt việc hỗ trợ học sinh học Ngữ Văn thông qua các ứng
dụng công nghệ thông tin, người giáo viên phải nắm vững nội dung chương
trình, sách giáo khoa và vận dụng tốt phương pháp dạy học môn Ngữ Văn.
Ngoài ra người giáo viên cần phải có kó năng sử dụng công nghệ thông tin
tương đối thành thạo.
- Kó năng sử dụng máy tính và các ứng dụng internet là việc làm mới
mẻ và tương đối khó nên đối tượng sử dụng phải là học sinh lớp 8, 9 và áp
dụng có chọn lọc đối với học sinh lớp 6, 7.
- Giáo viên phải lập kế hoạch, nghiên cứu bài một cách hệ thống. Chọn
lựa những đơn vò kiến thức thật phù hợp để áp dụng. Các thao tác phải tiến
hành cẩn thận. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, tư vấn, hướng dẫn
học sinh chứ không làm thay học sinh.
-Phải tận dụng được thế mạnh của các phần mềm tin học giáo dục.
Thường xuyên tìm hiểu, cập nhật kiến thức công nghệ thông tin. Đề xuất bàn

bạc với lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn để tranh thủ được kinh nghiệm
cũng như những sự hỗ trợ cần thiết.
- Giáo viên phải nắm được năng lực thật sự của học sinh để thiết kế
chương trình hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng.
- Quán triệt yêu cầu tích hợp 3 phân môn Văn – Tiếng Việt và Tập
Làm Văn trong quá trình xây dựng chương trình hỗ trợ để hoạt động này thực
sự bổ ích cho các em khi học Ngữ Văn trong một chỉnh thể hoàn chỉnh. Mục
tiêu cuối cùng của hoạt động phải là giúp học sinh tiếp thu kiến thức Ngữ
Văn và rèn luyện kó năng học tập một cách toàn diện, từng bước tiếp cận với
phương pháp dạy học hiện đại.
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 15
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai
IV. KẾT LUẬN
Học môn Ngữ Văn đối với học sinh trước hết phải là một niềm vui. Hỗ
trợ các em học tốt sẽ nhen nhóm niềm vui ấy trở thành ngọn lửa đam mê sau
này. Nó góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy, học trong
nhà trường phổ thông. Kết quả mà chúng tôi có được chưa nhiều nhưng cũng
đủ để chúng tôi đủ tự tin và tiếp tục mạnh dạn áp dụng. Chúng tôi đánh giá
rằng một số vấn đề về mặt lý luận vẫn chưa được làm rõ trong đề tài này vì
tài liệu tham khảo còn quá ít, khả năng nghiên cứu còn có hạn tuy nhiên nó
sẽ là tiền đề để chúng tôi tiếp tục làm rõ và áp dụng trong thời gian sắp đến.
Với tinh thần cầu thò chúng tôi xin được lắng nghe ý kiến đóng góp từ
các thầy cô giáo, đồng nghiệp xa gần để đề tài này có thể được đưa vào sử
dụng rộng rãi trong quá trình dạy học ở trường phổ thông.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, các đồng
nghiệp trong tổ Ngữ Văn đã giúp đỡ chúng tôi về tư liệu, phần mềm, phương
tiện, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho đề tài này.
Pleiku, tháng 12 năm 2008
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 16
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai

TA
-  !
- "#$ !
- %&'()*+, /01.2345
6789+:4&'8;!!0<
- *=7.>?@ABC
- D7.>E-F !3GD")H<
- I%>.I)JKGDIIF
- 49>@I9II8GD4FJ>)I
- %LFMF%NOP
- QIJ@.I RSSQQQOTJI)@T.Q>IOFS..SO
- QIJ@.I RSS..9.O>S
- QIJ@.I
- QIJ@.I
KU.@AVNDNW$X9
Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 17
LÊ HỮU TUẤN ANH – Trường THCS Nguyễn Du, Pleiku, Gia Lai

Hổ trợ HS học Ngữ văn thông qua 1 số ứng dụng công nghệ thông tin Trang 18

×