Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.96 KB, 13 trang )

Tiểu luận luật kinh tế.
Tiểu luận môn luật kinh tế
Đề tài:
Những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp
1
Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí
Minh
Khoa luật kinh tế
o0o
Tiểu luận luật kinh tế.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:









2
GVHD: Dương Mỹ An
Lớp : Qtkd 9 K34
Nhóm:
Trần Văn Duy
Võ Tá Cường
Tiểu luận luật kinh tế.



















Mục lục:
1. Lời mở đầu…………………………………………………… 4
2. Phần nội dung………………………………………………… 4
2.1. Những điều luật về đặt tên doanh nghiệp………………… 4
2.2. Những nghị định sửa đổi bổ sung………………………… 6
2.3. Những bất cập trong việc đặt tên doanh nghiệp……………. 8
3. Phần kết luận…………………………………………………… 12
4. Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………… 13
3
Tiểu luận luật kinh tế.
1. Lời mở đầu.
Nền kinh tế Việt Nam chúng ta đã mở cửa và đang đứng trước xu thế hội
nhập, giao thương với các cường quốc kinh tế trên thế giới. Điều đó đã mở ra
nhiều cơ hội, thách thức cho nền kinh tế nước ta nói chung, các doanh nghiệp
nói riêng, dẫn đến việc các doanh nghiệp mới được thành lập trong thời kì này
là một tất yếu, nhằm tìm kiếm cơ hội trong thời kì đầu hội nhập.

Để đáp ứng nhu cầu hội nhập WTO, luật doanh nghiệp 2005 ra đời, đã một
phần đáp ứng lại sự mong đợi của các doanh nghiệp, nó tạo bản lề và là kim
chỉ nam cho sự thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp.
4
Tiểu luận luật kinh tế.
Mỗi doanh nghiệp, cũng như con người chúng ta, khi đựơc khai sinh đều
phải có tên, địa chỉ…. Việc đặt tên một doanh nghiệp mới là một vấn đề rất
quan trọng cho sự khởi đầu một thương hiệu lớn. Nó có ảnh hưởng không nhỏ
tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Vì tầm quan trọng của việc đặt tên doanh nghiệp lớn như vậy nên nhóm
chúng em mạnh dạn thực hiện bài tiểu luận này, tìm hiểu các điều luật liên
quan đến việc đặt tên doanh nghiệp và những rào cản còn gặp phải, với tên đề
tài là: “ những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp”
Trong quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em đã nhận nhiều sự chỉ bảo tận
tình của thầy cô bộ môn, nhưng do kiến thức có hạn nên không thể nào không
có thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn tận tình góp ý và giúp đỡ.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Những điều luật về đặt tên doanh nghiệp: (luật doanh nghiệp 2005)
Luật doanh nghiệp 2005 có những điều luật qui định về việc đặt tên doanh
nghiệp như sau:

Điều 31: Tên doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số
và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn
phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết
trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát

hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ
quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của
doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối
cùng.

Điều 32: Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
5
Tiểu luận luật kinh tế.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một
phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ
quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và
thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 33: Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của
doanh nghiệp:
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng
tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài,
tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng
sang tiếng nước ngoài.
2. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ
nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp
hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp
phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên
viết bằng tiếng nước ngoài.


Điều 34: Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng
tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh
nghiệp đã đăng ký:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như
tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh
nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của
doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên
bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay
sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng
ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
6
Tiểu luận luật kinh tế.
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của
doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền
tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh
nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.

2.2. Những nghị định sửa đổi bổ sung:
Sau khi luật doanh nghiệp 2005 ra đời được một năm thì chính phủ ban

hành nghị định SỐ 88/2006/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2006, có một
số thay đổi, bổ sung về việc đặt tên doanh nghiệp như sau:

Điều 10. Tên doanh nghiệp:
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số
và ký hiệu, phát âm được và phải có hai thành tố sau đây:
a) Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm
hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ
phần, từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, từ hợp danh có thể
viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, từ tư nhân có thể viết tắt là TN;
b) Thành tố thứ hai: Tên riêng của doanh nghiệp;
Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng tên riêng bằng
tiếng nước ngoài đã đăng ký để cấu thành một phần hoặc toàn bộ tên riêng của
doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư hay
yếu tố phụ trợ khác để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp
có đăng ký kinh doanh ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức
đó. Khi không còn kinh doanh ngành, nghề hoặc thực hiện hình thức đầu tư đã
dùng để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đăng ký
đổi tên.
3. Nếu tên riêng của doanh nghiệp sử dụng các thành tố có tính chất mô tả
xuất xứ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì phải được cơ quan quản lý nhà nước
xác nhận.

Điều 11. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp
khác đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy
định này không bao gồm doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
7

Tiểu luận luật kinh tế.
2. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân
dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc
một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ
quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá,
đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng
cho doanh nghiệp.
4. Không được sử dụng tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác đã đăng ký
bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp trừ trường hợp được sự chấp
thuận của chủ sở hữu tên thương mại đó. Doanh nghiệp phải tự chịu trách
nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định này. Trường hợp tên của doanh
nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký
đổi tên.
Điều 12. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và
đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh
nghiệp khác:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như
tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh
nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu "&"; ký hiệu "-" ; chữ "và";
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của
doanh nghiệp khác đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên
bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số các số tự nhiên, số thứ tự hoặc một

hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C, ) ngay sau tên riêng của doanh
nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con
của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước, hoặc "mới" ngay sau tên của doanh
nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký bởi các từ "miền Bắc", "miền Nam", "miền Trung", "miền
Tây", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh
nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
8
Tiểu luận luật kinh tế.
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng
ký.
Điều 13. Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên trùng
hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác theo quy định tại Điều 12
Nghị định này không bị buộc phải đăng ký đổi tên. Khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự
thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.
2. Căn cứ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Luật Doanh nghiệp và
quy định tại Chương này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp
thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp và quyết định của cơ quan đăng
ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
3. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các
công ty đang hoạt động lưu giữ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi
doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

2.3. Những bất cập trong việc đặt tên doanh nghiệp:
Luật doanh nghiệp 2005 ra đời đã tạo tiện đề, cơ sở cho việc đặt tên doanh

nghiệp. Nhưng vẫn còn những khúc mắc trong các điều luật, làm cản trở, khó
khăn khi khai sinh cho các doanh nghiệp.
Đối với những công ty thường xuyên giao dịch với đối tác nước ngoài hoặc
muốn đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, việc đặt tên doanh nghiệp bằng
tiếng nước ngoài là rất cần thiết. Tuy nhiên con đường xúc tiến thủ tục để đặt
một cái tên ưng ý lại rất gian nan.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài muốn sử dụng tên bằng tiếng nước ngoài thì chỉ được dùng tên của công
ty mẹ. hay khi một số doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Tp.HCM, Sở
Kế hoạch và Đầu tư của thành phố đã không tiếp nhận hồ sơ mà yêu cầu phải
đổi tên doanh nghiệp lại bằng tiếng Việt và cũng yêu cầu tên tiếng Việt đã đổi
phải phát âm được.Chính vì quy định này mới nảy ra những tình huống dễ gây
“cười” khi có những tên nước ngoài dịch sang tiếng Việt Nam hoàn toàn
không mang một ý nghĩa nào: Công ty Hậu cần quyền lực (Power Logistics
Corporation), Công ty Chuyên nhân tạo (Artifial Pro Inc.), Công ty Sản xuất
phim bạc (Silver Production), v.v…
9
Tiểu luận luật kinh tế.
Một vấn đề khác liên quan đến tên riêng của doanh nghiệp là việc bảo hộ tên
doanh nghiệp. Theo quy định hiện nay, tên hộ kinh doanh được bảo hộ trong
phạm vi quận, huyện; còn tên doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, cổ
phần và hợp danh được bảo vệ trong phạm vi của tỉnh, thành phố nơi doanh
nghiệp kinh doanh.
Vì sự bảo hộ trong phạm vi tỉnh, thành phố, nên dẫn tới có quá nhiều doanh
nghiệp cùng tên giữa các tỉnh, thành phố, ví như ở Hải Phòng có công ty
Hasico, ở Hà Nội cũng có công ty Hasico. Theo một số ý kiến thì không nên
để tình trạng trên tái diễn vì việc kiểm soát các doanh nghiệp trùng tên là điều
không quá khó, trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay.
Theo quy định, tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt và không
được có những từ mang tính khẳng định chất lượng. Vì vậy một công ty

chuyên về dịch thuật tại TP HCM đã may mắn khi chộp được cơ hội đăng ký
cái tên độc đáo B.E.S.T. Đương nhiên là có dấu chấm hay không có dấu chấm
giữa các chữ cái thì thiên hạ vẫn gọi là công ty BEST…
Một trường hợp khác, dấu chấm đã cứu một bàn thua trông thấy cho doanh
nghiệp. Anh T. quyết định thành lập doanh nghiệp mang tên của thương hiệu
thời trang mà anh đã gây dựng nên tên tuổi. Tuy nhiên quy định không cho
phép đặt tên công ty là TONY. Riêng chữ TONY thì không cách gì dịch tiếng
Việt được, thế là anh phải thêm dấu chấm để chẻ thành chữ T.O.N.Y và diễn
giải đây là tên viết tắt của các thành viên công ty. Đương nhiên bước tiếp theo
anh sẽ phải hợp thức hoá sao cho trong hồ sơ phải có đủ danh sách có bốn cái
tên kể trên.
Còn nhiều công ty phải chịu đựng một cái tên tiếng việt rất ầu ơ để có một cái
tên tiếng anh có ý nghĩa. Đơn giản vì đối tác của những công ty này thường là
các nhà đầu tư nước ngoài, các giao dịch quốc tế nên tên tiếng Anh quan trọng
hơn.Đương nhiên là tiếng Việt không thiếu những từ độc đáo, có ý nghĩa để
đặt tên doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, tên nào hay thì đã bị đăng kí và
thậm chí những tên như Rồng Vàng, Rạng Đông, Bình Minh, Thăng Long,
Hồng Hà… thì có đến hàng trăm doanh nghiệp, văn phòng luật sư, nhà hàng
khách sạn đua nhau đặt.
Để giải quyết chuyện trùng tên, tháng 4/2004, Nghị định 109 về đăng kí kinh
doanh ra đời hướng dẫn cụ thể việc đặt tên cho doanh nghiệp. Sau đó một
thông tư hướng dẫn chi tiết hơn được ban hành. Theo đó, tên doanh nghiệp
không được trùng với tên doanh nghiệp cùng loại hình đã đăng ký kinh doanh
10
Tiểu luận luật kinh tế.
trước đó. Như vậy, vẫn có thể tồn tại và phát sinh công ty TNHH A, doanh
nghiệp tư nhân A, công ty cổ phần A…Như vậy hết sức nguy hiểm vì đến một
lúc nào đó cơ sở sản xuất A thành lập trước, muốn chuyển thành công ty
TNHH A nhưng đã có công ty TNHH A, hay công ty TNHH B muốn thành
công ty cổ phần B thì giải quyết thế nào? Ai sẽ nhường ai?”

Ngoài ra việc đặt tên doanh nghiệp chỉ bị rà soát trùng tên trong phạm vi tỉnh,
thành chứ không bị rà soát trên toàn quốc. Nếu một doanh nghiệp A nào đó
thành lập sau nhưng đăng ký độc quyền tên thương mại của mình thì các
doanh nghiệp có tên A (khác loại hình doanh nghiệp) được thành lập trước có
phải đổi tên hay không ?
Hiện vẫn chưa có quy định hay hướng dẫn mới. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang
mong có một hướng dẫn mới cụ thể, chặt chẽ nhưng thoáng hơn để doanh
nghiệp có thể hoà hợp được tên tiếng Anh, tên tiếng Việt và tránh được những
tranh chấp đáng tiếc.
Nếu hai DN có trụ sở ở hai tỉnh (thành phố) khác nhau, nhưng có tên giống
nhau thì rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Nếu chỉ dựa vào tên DN, khách
hàng sẽ khó phân biệt được đâu là DN mà mình cần. Quy định này sẽ tạo kẽ
hở: DN này dễ lấy tên thương mại của DN khác để tiến hành những hoạt động
không hợp pháp, gây ra tổn hại cho DN khác cùng tên.
Theo Nghị định 88, hai DN có cùng ngành nghề kinh doanh vẫn có thể đặt tên
trùng nhau, chỉ cần đóng trên địa bàn khác nhau. Điều này dẫn đến nguy cơ
cạnh tranh không lành mạnh giữa hai DN đó với nhau.
Nếu DN muốn mở văn phòng đại diện hay chi nhánh tại một tỉnh khác, thì CN
hoặc VPĐD có được mang tên của DN đó hay không? Quy định trên gây khó
cho DN, vì nếu lấy tên của DN thì vấp phải rào cản của pháp luật, còn nếu
không lấy tên của DN thì tên của VPĐD, hoặc CN sẽ phải đặt như thế nào
đây? Còn nếu như phải mang tên khác, thì việc mở CN hoặc VPĐD hỏi còn ý
nghĩa gì?
Quy định “không dùng tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp” còn
nhiều điều phải bàn.
Thứ nhất , từ “dùng” được hiểu như thế nào cho đúng? Một người đặt tên
doanh nghiệp theo tên của mình có khác với việc dùng tên danh nhân để đặt
cho doanh nghiệp?
11
Tiểu luận luật kinh tế.

Thứ hai, “tên danh nhân” được hiểu như thế nào? Theo tập quán của Việt
Nam, tên được hiểu chỉ là âm tiết cuối cùng trong dòng chữ bao gồm cả họ và
tên. Nhà làm luật phải quy định rõ “không được dùng họ và tên đầy đủ của
danh nhân để đặt tên cho doanh nghiệp” mới đúng.
Thứ ba, giới hạn phạm vi được hiểu là danh nhân như thế nào? Một danh nhân
thường có nhiều tên gọi khác nhau .Vậy danh nhân được lấy theo tên nào, hay
lấy tất cả các tên gọi được sử dụng?
Thứ tư, việc “không dùng tên danh nhân đặt tên cho doanh nghiệp” chỉ áp
dụng cho các doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
2005 hay áp dụng cho cả các chủ thể kinh doanh khác như: hộ kinh doanh cá
thể, hợp tác xã ?
Hiện nay, có rất nhiều biển hiệu như nhà sách Nguyễn Văn Cừ, kính mắt
Phạm Ngọc Thạch, phòng vé Đinh Tiên Hoàng mà không thấy cơ quan có
trách nhiệm can thiệp! Doanh nghiệp bị cấm dùng tên danh nhân để đặt tên,
còn các cơ sở giáo dục, tổ chức khác thì sao?
Quy định chung chung về việc đặt tên cho doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng
tùy tiện xử lý của các cơ quan đăng ký kinh doanh và phụ thuộc vào “cảm
quan” của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
3. Phần kết luận.
Đặt tên cho một ngừơi đã khó, việc đặt tên cho mot65 doanh nghiệp cũng
không phải là dễ dàng. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời đã tạo đường lối cho
cơ sở đặt tên doanh nghiệp. Mạc dù vẫn còn những bất cập trong thực hiện
nhưng không htể vì vậy mà làm trái được.
Mong rằng luật pháp Việt Nam sẽ nhanh chóng hoàn thiện, đặc biệt là luật
Doanh nghiệp, để tạo tiền đề cho sự phát triển chung của cả nước , trong đó
phát triển kinh tế là điều không thể thiếu.
12
Tiểu luận luật kinh tế.
Mong rằng kinh tế Việt Nam sẽ sớm hội nhập cùng các nước phát triển trên
thế giới.

5. Danh mục tài liệu tham khảo.
Giáo trình luật kinh tế. ts Lê Văn Hưng (cb)_ NXB.Đại học quốc gia TPHCM.
Luật Doanh Nghiệp 2005.
Nghị định SỐ 88/2006/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2006
Websites www.luatviet.org

phapluatvietnam.wordpress.com
www.luatvietnam.vn


13

×