Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Ôn TẬP THI TN THPT LỊCH SỬ VN - TG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.49 KB, 26 trang )

Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
ÔN THI LỊCH SỬ THẾ GIỚI 2009-2010
Câu 1 : Hội nghị Ianta và việc thành lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh ?
* Hoàn cảnh triệu tập hội nghị:
- Đầu 1945 chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều tranh chấp mâu thuẫn nội bộ phe đồng
minh cần được giải quyết :
+ Nhanh chóng đánh bại các nước phát xít
+ Tổ chức lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh
+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nuớc thắng trận
- Từ 4 - 11/2/1945 tại Ianta – LX đã diễn ra hội nghị cấp cao giữa ba cường quốc LX, ANH, MĨ.
* Những QĐ của HNghị Ianta:
+ Tiêu diệt tận gốc CNPX Đức, CNQP Nhật
+ Thành lập tổ chức LHQ nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới
+ Thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít phân chia phạm vi ảnh
hưởng ở châu Âu và châu Á
* Vai trò : Những quyết định của HN Ianta đã trở thành khuôn khổ cho trật tự thế giới từng bước
được thiết lập sau chiến tranh- Trật tự 2 cực Ianta
Câu 2 : Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc ? Vai trò của Liên
Hợp Quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay ?
* Sự thành lập
Từ 25/4 – 26/6/1945 đại biểu của 50 nước họp ở Sanphranxixco (Mĩ) đã thông qua hiến chương và
tuyên bố thành lập tổ chức LHQ (UN)
* Mục đích :
- Duy trì hoà bình và an ninh thế giới
- Đấu tranh để thúc đẩy, phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn
trọng quyền bình đẳng và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
* Nguyên tắc hoạt động :
+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của tất cả các nước.


+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
+ Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa năm cường quốc ( LX, ANH, MĨ, PHÁP, TQ ).
* Các cơ quan chủ yếu : HỘI ĐỒNG BẢO AN, BAN THƯ KÍ, UNESCO, WHO, UNICEF, FAO…
* Vai trò của LHQ :
+ Duy trì nền hoà bình và an ninh thế giới
+ Thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình
+ Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế
+ Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế văn hoá giáo dục y tế nhân đạo …
1
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
Câu 3 : Nêu những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc xây đựng CNXH ở Liên xô và Đông
Âu từ 1945 đến nửa đầu 1970 ?
1/ Liên Xô
* Hoàn cảnh
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù là nước thắng trận nhưhg LX lại bị chiến tranh tàn phá nặng
nề nhất : 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 7 vạn làng mạc, 32000 xí nghiệp bị tàn phá . Do vậy
LX phải thực hiện kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục lại nền kinh tế 1946-1950 và tiếp tục xây dựng
CNXH từ 1950 đến nửa đầu 1970.
* Thành tựu
- Kinh tế :
+ 1947 công nghiệp được phục hồi
+ 1950 tổng sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh
+ Nửa đầu những năm 1970 Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mĩ, đi
đầu trong các ngành công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân
- Khoa học kĩ thuật :
+ 1949 LX chế tạo thành công bơm nguyên tử phá vỡ thế độc quyền của Mĩ
+ 1957 LX là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
+ 1961 LX phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.
- Văn hóa, xã hội : có nhiều biến đổi trình độ học vấn nâng cao, chúnh trị ổn định

+ Đối ngoại : thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, giúp đỡ các nước XHCN.
* Ý nghĩa : những thành tựu đạt được đã củng cố và tăng cường nhà nước Xô Viết, nâng cao uy tín
và vị thế của LX trên trường thế giới.là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới
2/ Đông Âu
* Hoàn cảnh : sau chiến tranh Đông Âu gặp nhiều khó khăn : xuất phát ở trình độ thấp, bị các nước
đế quốc bao vây kinh tế và chống phá
* Thành tựu :
- 1945 – 1949 các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
- 1950 – 1975 các nước Đông Âu thực hiện các kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sơ vật chất cho
CNXH
- Được sự giúp đở của LX nhân dân Đông Âu giành được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên
- Ý nghĩa : Đông Âu trở thành cường quốc công nông nghiệp, tăng cường sức mạnh cho hệ thống
CNXH.
Câu 4 : Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng
hoảng chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu
* Sự khủng hoảng của XHCN ở Liên Xô
- 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới bùng nổ đã tác động đến tình hình KT, CT, tài chính các
nước. LX chậm đề ra những biện pháp sửa đổi dể thích ứng với tình hình do đó đến cuối những năm
70 đầu những năm 80 LX lâm vào suy thoái kinh tế và chính trị
- 3/1985, M. Gooc - ba – chop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước LX, tiến hành công cuộc
cải tổ đất nước .
+ Nội dung : tập trung vào “cải cách kinh tế triệt để “ , sau là cải cách hệ thống chính trịvà đổi mới
tư tưởng.
2
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
+ Kết quả : Do phạm nhiều sai lầm nên tình hình trở nên nghiêm trọng.
* Kinh tế : Chuyển sang kinh tế thị trường vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nước nên đã gây ra sự
rối loạn, thu nhập quóc dân giảm nghiêm trọng

* Chính trị : Thực hiện chế độ Tổng thống nắm mọi quyền lực, đa nguyên chính trị dẫn đến chính trị
và xã hội hỗn loạn.
 LX lâm vào khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng.
- 19/8/1991 một cuộc đảo chính diễn ra đòi lật đổ Goocbachop nhưng thất bại.
- Đảng cộng sản LX bị đình chỉ hoạt động
-21/12/1991 : 11nước cộng hoà tuyên bố tách khỏi liên bang Xô viết và thành lập cộng đông các
quốc gia độc lập SNG, liên bang Xô viết tan rã.
- 25/12/1991 tổng thống Goocbachop từ chức, CNXH ởLX sụp đổ.
* Nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng của XHCN ở LX và Đông Âu
- Mô hình xây dựng chứa đựng nhiều khuyết điểm và thiếu xót : lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, nóng
vội, cơ chế tập quan liêu trung bao cấp, thiếu dân chủ công bằng xã hội.
- Không vận dụng các tiến bộ KHKT
- Khi cải tổ đã phạm phải sai lầm, xa rời nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Câu 5 : Những sự kiện chính trong những năm 1946 – 1949 dẫn đến sự ra đời nhà nước cộng hòa
dân chủ nhân dân Trung Hoa ? Ý nghĩa của sự ra đời nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân
Trung Hoa ?
- Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc nội chiến bùng nổ giữa ĐCS và Quốc dân Đảng (1946-1949).
- 20/7/1946 Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến chống Đảng cộng Sản
- Từ 7/1946 đến 6/1947 Đảng cộng sản thực hiện chiến lượt phòng ngự tích cực
- Từ 6/1947 Đảng cộng sản chuyển sang phản công lần lượt giải phóng các vùng do Quốc dân đảng
kiểm soát
- Cuối 1949 nội chiến kết thúc với sự thắng lợi của Đảng cộng sản
- 1/10/1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập
- Ý nghĩa:
+ Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, chấm dứt sự nô dịch và thống trị của đế
quốc xóa bỏ tàn tích phong kiến.
+ Đưa nhân dân Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH
+ Tăng cường lực lượng cho CNXH và cổ vũ phong trào cách mạng thế giới
Câu 6 : Thành tựu của 10 năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959 ) ? Công cuộc cải cách mở

cửa hiện nay của Trung Quốc
* Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959)
- Nhiệm vụ : Đưa TQ thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu vươn lên phát triên mọi mặt
- Thành tựu :
+ 1950-1952 hoàn thành khôi phục kinh tế, cách mạng ruộng đất, phát triển văn hóa giáo dục
+ 1953-1957 hoàn thành kế hoạch 5 năm đầu tiên kinh tế văn hóa giáo dục có bước phát triển mạnh.
- Đối ngoại : Tích cực, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới
- 12/1978 Đặng Tiểu Bình khởi xướng đường lối đổi mới và được nâng lên thành đường lối chung.
* Công cuộc cải cách mở cửa từ 1978 - 2000
3
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
- Nội dung :
+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung dang nền kinh tế thị trường XHCN nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang màu sắc
TQ nhằm biến TQ thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
* Thành tựu :
+ Kinh tế : GDP hàng năm tăng trên 8% năm 2000 GDB đạt trên 1000 tỉ USD. Thu nhập bình quân
đầu người tăng vọt, các ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng ngày càng chiếm ưu thế.
+ Khoa học kĩ thuật : 1964 thử thành công bom nguyên tử, phóng thành công tàu vũ trụ đưa con
người bay vào không gian
+ Văn hóa giáo dục : đạt nhiều thành tựu đời sống của nhân dân được nâng cao.
+ Đối ngoại :
- Bình thường hóa quan hệ với LX, VN, Mông Cổ, An Độ .
- Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới
- Giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế
- Vì vậy địa vị quốc tế của TQ được nâng cao
- TQ đạ thu hồi được Hồng Kông 1997, Ma Cao 1999. Đài Loan vẫn duy trì chính quyền riêng.
* Ý nghĩa :
+ Những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa đã chứng minh sự đúng đắn cuả đường

lối cải cách đất nước TQ làm tăng cường vị thế TQ trên thế giới
+ Là bài học quý cho công cuộc xây dựng và
đổi mới đất nước trong đó có Việt Nam
Câu 7 : Những biến đổi về kinh tế, chính trị và xã hội ở Đông Nam Á trước và sau chiến
tranh thế giới thứ hai ?
- Đông Nam Á bao gồm 11 nước : Thái Lan, Mianma, Việt Nam, Lào, Cambuchia, Malaysia,
Singapo, Inđônêsia, Philippin, Brunei, Đông Timo
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết Đông Nam Á là thuộc địa của thực dân Phương Tây
- Sau chiến tranh Đông Nam Á có những biến đổi :
+ Biến đổi 1: Đến nay các nước Đông Nam Á đều giành độc lập
+ Biến đổi 2: Sau khi giành độc lập các nước ra sức xây dựng đất nước và đạt nhiều thành tựu
(Singapo, Thái Lan, Việt Nam …)
+ Biến đổi 3: Đến 4/1999 hầu hết các nước đã gia nhập ASEAN
Câu 8 : Hoàn cảnh, sự thành lập, mục tiêu và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN ? Cơ
hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chúc này
* Hoàn cảnh ra đời :
- Sau khi giành độc lập sự phát triển kinh tế của các nước gặp khó khăn nên cần có sự hợp tác giữa
các nước - Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu
vực.
- Nhiều tổ chúc hợp tác mang tính khu vực xuất hiện ngày càng nhiều đã thúc đẩy các nước ĐNA hợp
tác với nhau. Sự thành công của EU đã tác động mạnh đến các nước ĐNA.
* Sự thành lập : -8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông nam á ( ASEAN ) được thành lập tại Băng Cốc
(Thái Lan) gồm 5 nước : Thái Lan, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-si-a, Sin-ga-po, Phi-lip-pin.
4
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
* Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác giữa các nước thành viên trên tinh
thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực cùng phát triển.
* Quá trình phát triển:
+ 1967-1975 ASEAN là tổ chức non yếu, tổ chúc lỏng lẽo chua có vị trí trên trường quốc tế

+ 2/1976 tại hội nghị cấp cao lần nhất của ASEAN tại Bali – In-đô-nê-si- a, hiệp ước Bali được kí kết
với nội dung chính là tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á
+ 1979 ASEAN có quan hệ đối đầu với 3 nước Đông Dương
+ Cuối thập niên 80 ASEAN chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác với 3 nước Đông Dương
+ Các nước còn lại lần lượt gia nhập ASEAN: Brunei 1984, Việt Nam 7/1995, Lào và Myanma
9/1997, Campuchia 4/1999.
* Cơ hội :
* Thách thức:

Câ0u 9: Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở châu phi
từ 1945 đến nay ?
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi bùng nổ – Được mệnh
danh là lục địa mới trổi dậy.
+ Từ 1945-1954:
Phong trào nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi, mở đầu là cuộc chính biến của sĩ quan Ai Cập 1952 thắng lợi
thành lập nên nước CH Ai Cập 18/6/1953, Li Bi 1952
+ Từ 1954-1960:
Hầu hết các nước Bắc và Tây Phi đều giành được độc lập : Tuynidi 1956, Ma-rôc 1956, Xu-Đăng
1956
+ Từ 1960-1975:
- 1960 được xem là năm châu Phi với 17 quốc gia giành độc lập
- Phong trào lên cao và lan rộng với những thắng lợi: An-giê-ri 1962, Ê-ti-ô-pi-a 1974, An-gô-la
1975 đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
+ Từ 1975 đến nay là giai đoạn các nước châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người :
- Các nước CH ra đời ở Dim-ba-bu-ê 1980, Namibia 1991
- Ở Nam Phi cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apatthai giành thắng lợi
- Sau khi giành độc lập các nước châu Phi tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và thu được những
thành tựu .
- Tuy nhiên hiện nay châu Phi gặp nhiều khó khăn :

+ Xung đột sắc tộc và tôn giáo, nội chiến diễn ra liên miên
+ Bệnh tật, mù chữ
+ Sự bùng nổ dân số
+ Đói nghèo, nợ nước ngoài
Câu 10 : Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Mỹ La
Tinh từ 1945 đến nay ?
-Sau chiến tranh thế giới thứu hai, Mĩ tìm cách biến MLT thành sân sau của Mĩ và xây dựng chế độ
độc tài thân Mĩ. Vì vậy phong trào đấu tranh chống chế độ thân MĨ bùng nổ và phát triển.
- 1/10/1959 cách mạng Cu Ba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen-cax-trô đã lật đổ chế độ độc tài Batixta
nước CH Cu Ba được thành lập . Cơn bảo táp cách mạng bùng nổ
5
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
- Từ thập niên 60-70 phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ngày càng phát triển
và giành niều thắng lợi :
+ Nhân dân Panama đã thu hồi được chủ quyền kênh đào Panama (1964-1999)
+ 1883 ở vùng Caribe có 13 nước giành độc lập
- Hình thức đấu tranh :
+ Bãi công của công nhân ở Chi Lê, nổi dậy của nông dân ở Pê Ru, đấu tranh nghị trường ở
Achentina, Goatemala…, đặt biệt là đấu trannh vũ trang giành được độc lập chủ quyền dân tộc ở Chi
Lê, Pê Ru, Vê-nê-xuê-la, Nicagagoa…
Câu 11 : Tình hình Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ?
1/ Kinh tế :
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt.
+ SLCN chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới 1948 là hơm 56 %.
+ SLNN 1949 bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật công lại
+ Nắm hơn 50 % tàu bè đi lại trên biển
+ Nắm ¾ dự trữ vàng của thế giới
+ Kinh tế Mĩ chiếm 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới
- Trong 20 năm sau chiến tranh Mĩ trở thành trunng tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

- Nguyên nhân :
+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ KHKT cao, năng
động sáng tạo
+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu quân sự hóa nền kinh tế , thu lợi từ buôn bán vũ khí
+ Không bị chiến tranh tàn phá
+ Ứng dụng những thành tựu của cách mạng KHKT
+ Tập trung sản xuất và tập trung tư bản ở mức cao
+ Có chính sách và biện pháp điều tiết hợp lí của nhà nước
2/ Khoa học kĩ thuật
- Mĩ là nước khởi đầu cách mạng KHKT hiện đại và đạt nhiều thành tựu :
+ Chế tạo công cụ sản xuất mới máy tính điện tử máy tự động
+ Chế tạo vật liệu mới : po6lime, vật liệu tổng hợp
+ Tìm ra nguồn năng lượng mới : nguyên tử, nhiệt hạch
+ Chinh phục vũ trụ : đưa người lên mặt trăng
+ Đi đầu trong cách mạng xanh trong nông nghiệp
3/ Chính sách đối ngoại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai trải qua các đời tổng thống Tru – man, Aixenhao, Ken-nơ-đi, Giôn-
xơn, Ních-xơn, Ri-gân… Mĩ đều thực hiện chiến lượt toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới
* Mục tiêu :
+ Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt CNXH
+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới (phong trào công nhân, PT GPDT, phong trào cộng sản quốc
tế).
+ Khống chế chi phối các nước tư bản đồng minh
* Biện pháp thực hiện :
- Mĩ phát động chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh tổng lực
- Lập các khối quân sự : NATO, SEATO, CENTO…
- Gây chiến tranh xâm lượt ở nhiều nơi : TQ, Triều tiên, Việt Nam… can thiệp lật đổ chính quyền ở
nhiều nơi .
6
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010

http//violet.vn/nhuangvcbq
- Mĩ còn bắt tay với các nước lớn : 2/1972 thăm TQ, 5/1972 thăm Liên Xô thực hiện hòa hoản với 2
nước này nhằm chống lại phong trào cách mạng thế giới .
* Kết quả :
- Đạt được một số mưu đồ :
+ Lập các khối quân sự : NATO, SEATO, CENTO…
+ Khống chế một số nước đồng minh, hất cẳng Anh – Pháp ra khỏi Đông Nam Á và Trung Đông
+ Góp phần làm sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu
- Thất bại : ở Trung Quốc 1949, Cuba 1959, chiến tranh ở Việt Nam 1975
Câu 12 : Tình hình Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ?
1/ Kinh tế :
- Hoàn cảnh :
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Nhật bị kiệt quệ :
+ Khoảng 3 tr người chết và mất tích
+ 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc bị phá hủy
+ Bị quân đội MĨ chiếm đóng từ 1945-1952.
- Công cuộc khôi phục kinh tề :
+ Giải tán các Đaibatxu
+ Cải cách ruộng đất
+ Dân chủ hóa lao động
+ Nhận viện trợ của Mĩ 1950-1951 kinh tế Nhật được phục hồi
- Từ 1952 – 1960 kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng
- Từ 1960 – 1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 1960 – 1973 là 10,8 %
+ 1968 kinh tế Nhật vươn lên vượt qua các nước Tây Au đứng thứ hai trong thế giới tư bản sau Mĩ
+ Đầu thập niên 1970 Nhật trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới
+ Nhật dẫn đầu thế giới trong các ngành công nghiệp dân dụng : Ti vi, tủ lạnh, ô tô, xe máy …
- Nguyên nhân phát triển:
+ Tính tự lực tự cường của con người là nhân tố quyết định
+ Vai trò lãnh đạo quản lí có hiệu quả của nhà nước

+ Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất
+ Chi phí cho quốc phòng thấp
+ Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài
+ Các công ty Nhật năng động có tiềm lực và sức cạnh tranh cao
- Hạn chế :
+ Cơ cấu kinh tế Nhật mất cân đối: giữa công nghiệp và nông nghiệp
+ Phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu
+ Chịu sự cạnh tranh của Mĩ và Tây Au
2/ Khoa học kĩ thuật :
+ Chính phủ Nhật coi trọng việc đầu tư cho giáo dục và KHKT
+ Tìm cách mua các bằng phát minh
+ KHKT và công nghệ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp dân dụng
3/ Chính trị – xã hội
- Đối nội :
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, xét xử tội phạm chiến tranh.
+ Hiến pháp mới được công bố và có hiệu lực từ 3-5-1947 qui định Nhật theo thể chế quân chủ lập
hiến.
7
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
+ Cam kết từ bỏ chiến tranh, không duy trì quân đội thường trực
- Đối ngoại :
+ Liên minh chặt chẽ với Mĩ
+ 8/8/1951 hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết chế độ chiếm đóng của đồng minh chám dứt.
+ 1956 Nhật bình thường hóa quan hệ với Liên xô và gia nhập vào LHQ
+ Từ nửa sau 1970 NB đưa ra chính sách đối ngoại mới : tăng cuòng quan hệ kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN
+ 21/9/1973 NB thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
+ Coi trọng quan hệ với Tây Au mở rộng hợp tác với các nước khác trên thế giới
Câu 13 : Chiến tranh lạnh và âm mưu của Mĩ ?

* Nguyên nhân :
- Lo sợ ảnh hưởng ngày càng lớn của LX và CNXH nên Mĩ và các nước tư bản phương Tây tìm cách
để đối phó
- Xuất phát từ âm mưu của Mĩ muốn vươn lên bá chủ thế giới
- 3/1947 tổng thống Truman trình bày trước quốc hội Mĩ “ Học thuyết Truman “ chính thức phát
động chiến tranh lạnh để chống LX và các nước CNXH để thiết lập sự thống trị toàn cầu của Mĩ
* Biện pháp thực hiện :
+ 6/1947 Mĩ thực hiện kế hoạch Massan, viện trợ cho các nước Tây Âu để lôi kéo đồng minh
+ Bao vây kinh tế, cô lập chính trị… chống lại các nước CNXH
+ Thành lập các khối quân sự : NATO, SEATO, CENTO…
+ Chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến trannh tổng lực
+ Can thiệp vũ tranng và phát động chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi
- Chính sách chiến tranh lạnh của Mĩ và Phương Tây làm cho tình hình thế giới căng thẳng quan hệ
quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai trở nên phức tạp
Câu 14: Chiến tranh lạnh chấm dứt, sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta và xu thế của thế
giới sau chiến tranh lạnh ?
1/ Xô – Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh
- Từ nửa sau những năm 1980 quan hệ Xô – Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác
- 12/1989 tại cuộc gặp cấp cao giữa Bush và Goocbachop hai bên đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh
lạnh
* Nguyên nhân :
+ Chiến tranh lạnh đã làm suy giảm thế mạnh của 2 nước Xô – Mĩ .
+ Sự vươn lên và cạnh tranh quyết liệt của Nhật và Tây Âu đối với Mĩ
+ Thập niên 80 LX càng lâm vào khủng hoảng và trì trệ
Cả 2 nước cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình
* Từ sau 1991 tình hình thế giới phát triển theo xu hướng sau :
+ Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng “ đa cực “
+ Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lượt phát triển, tập trung phát triển kinh tế để xây dựng sức
mạnh thực lực của mỗi nước
+ Mĩ đang ra sức thiết lập trật tự thế 1 cực song rất khó khăn

+ Hòa bình thế được thiết lập nhưng nội chiến, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi
+ Sang thế kỉ XXI xu thế hòa bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố, nhất là sự kiện 11/9/2001 đã tác động mạnh đến tình hình
chính trị và quan hệ quốc tế
Câu 15 : Nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ từ những năm 1940 đến nay ?
8
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
- Nguồn gốc :
+ Xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất vá tinh thần
ngày càng cao của con người
+ Do bùng nổ dân số mà nguồn tài nguyên vơi cạn nghiêm trọng
+ Phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ hai
* Đặc điểm:
Đặc điểm lớn nhất là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học và kĩ thuật có sự liên
kết chặt chẽ, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
Chia ra 2 giai đoạn:
+ Từ 1940 – 1970 diễn ra trên lĩnh vực khoa học và kĩ thuật
+ Từ 1970 đến nay chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ
Những thành tựu tiêu biểu
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã đạt được những thành tựu kì diệu trên mọi lĩnh vực :
- Khoa học cơ bản :
+ 3/1997 bằng phương pháp sinh sản vô tính đã tạo ra cừu Đô Li
+ 4/2003 đã giãi mã được bản đồ gen người
- Lĩnh vực công nghệ :
+ Tìm ra nguồn năng lượng mới : Mặt trời, nguyên tử, nhiệt hạch
+ Chế tạo ra vật liệu mới như : Pô-li-me
+ Công cụ sản xuất mới : Máy tính, Máy tự động, hệ thống máy tự động
+ Công nghệ sinh học có bước đột phá lớn trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi

sinh …
+ Phát minh ra những phương tiện thông tin liên lạc hiện đại và giao thông tin liên lạc : cáp quang,
máy bay siêu âm, tàu siêu tốc ….
+ Chinh phục vũ trụ : Đưa con người lên mặt trăng
* Tác động :
- Tích cực :
+ Tăng năng suất lao động
+ Không ngừng năng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người
+ Đưa ra những đòi hỏi phải thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực , chất lượng giáo
dục
+ Nền kinh tế – văn hóa – giáo dục thế giới có sự giao lưu quốc tế hóa ngày càng cao
- Hạn chế :
Gây ra những hậu quả cho đến nay con người chưa thể khắc phục
+ Tai nạn lao động và giao thông
+ Ô nhiễm môi trường,
+ Vũ khí hủy diệt
+ Bệnh tật
9
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1 : Những biến chuyển của các giai cấp Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác
thuộc địa lần 2 của Pháp ?
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa các giai cấp ở Việt Nam bị phân hóa sâu sắc
+ Giai cấp địa chủ : tiếp tục bị phân hóa một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia phong trào dân
tộc dân chủ
+ Giai cấp nông dân : chiếm số đông trong xã hội bị đế quốc, phong kiến cướp đoạt ruộng đất, bị
bần cùng nên căm thù đế quốc và phong kiến . Đây là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách
mạng
+ Giai cấp tiểu tư sản : HS, SV viên chức, trí thức, buôn bán nhỏ… Tăng nhanh về số lượng có tinh

thần dân tộc, hăng hái đấu tranh là lực lượng quan trọng của cách mạng
+ Giai cấp tư Sản :
- Ra dời sau chiến tranh thế giới thứ nhất ngày càng đông , ban đầu họ làm thầu khoán, trung gian cho
Pháp
- Trong quá trình phát triển Tư sản bị phân hóa thành 2 bộ phận
 Tư sản mại bản – có quyền lợi gắn với tư sản Pháp
 Tư sản dân tộc vừa ra đời bị tư sản chèn ép, muốn kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân
tộc và dân chủ
+ Giai cấp công nhân :
- Ra đời sớm không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng năm 1929 có 22 vạn người
- Sống tập trung trong các trung tâm kinh tế của đế quốc
- Công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng với công nhân quốc tế :
 Bị 3 tầng áp bức ( PK, Đế quốc, Tư sản người Việt )
 Quan hệ gắn bó với nông dân
 Thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc
- Công nhân Việt Nam ra đời sớm tiếp thu chủ nghĩa Mac – Lê Nin, chịu tác động của trào lưu cách
mạng vô sản nên trở thành động lực của phong trào dân tộc dân chủ
 Là giai cấp lãnh đạo cách mạng
Câu 2 : Hoạt động của Nguyễn Ai Quốc từ 1919 – 1925 ?
- Cuối 1917 NAQ trở lại Pháp
- 1919 NAQ gia nhập Đảng Xã Hội Pháp
- 6/1919 NAQ gửi tới hội nghị Vec-xai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp công nhận các quyền tự do
dân chủ cho nhân dân Việt Nam
- 7/1920 người đọc luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã tìm ra con
đường giành độc lập tự do cho dân tộc.
- 12/1920 dự đại hội Tua , tán thành việc gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng cộng sản
Pháp và trở thành đảng viên Đảng cộng sản
- 1921 người sáng lập hội liên hiệp các dân thuộc địa ở Pari, ra báo người cùng khổ làm cơ quan ngôn
luận cho hội.
- Ngoài ra người còn viết bài cho báo nhân đạo , Đời sống công nhân, đặt biệt là viết cuốn bản án chế

độ thực dân Pháp ( xuất bản 1925 )
- 6/1923 Người sang LX dự hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành
- 1924 Người dự và đọc tham luận tại Đại hội V của Quốc tế cộng sản
- 11/1924 người về Quảng Châu – TQ tiếp tục tuyên truyền, giáo dục lí luận xây dựng tổ chức cách
mạng giải phóng cho dân tộc
10
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
* Công lao của NAQ :
+ Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc
+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản.
Câu: Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng? Nội dung bản cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng CSVN? Ý nghĩa của việv thành lập Đảng?
* Hoàn cảnh:
- 1929 Ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng rẽ thậm chí công kích nhau phong trào cách
mạng Việt Nam có nguy cơ chia rẽ yêu cầu phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng duy
nhất để lãnh đạo cách mạng.
- Cuối 1929 được sự ủy nhiệm của QT cộng sản, NAQ từ Xiêm về Hương Cảng (TQ) chuẩn bị thống
nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng duy nhất
- Nội dung hội nghị thành lập Đảng:
- Ngày 06/01/1930 NAQ hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra tại Hương Cảng (TQ)
+ NAQ nghiêm túc phê phán sự chia rẽ của 3 tổ chức CS.
+ Thống nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam
+ Thông qua chính cương, sách lượt vắn tắt do NAQ soạn thảo (cương lĩnh chính trị đầu tiên của dân
tộc Việt Nam), ra Báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận.
+ Bầu ra BCH trung ương lâm thời gồm 7 đồng chí.
+ 8/2/1930 các đại biểu về nước.
- 24/02/1930 Đông Dương cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
* Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của NAQ:
+ Chiến lược cách mạng Việt Nam: cách mạng tưu sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã

hội cộng sản
+ Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và Tư sản phản cách mạng làm cho Việt Nam hoàn
toàn độc lập, thành lập chính quyền công nông binh tiến hành cách mạng ruộng đất
+ Lực lượng: Công – Nông là lực lượng chính, Trung, Tiểu Tư sản, phong kiến tìm cách lôi kéo hoặc
trung lập.
+ Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản
+ Quan hệ: Cách mạng Việt Nam phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới
Nhận xét : Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo kết hợp được 2 nhiệm vụ dân
tộc và dân chủ, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
* Ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam :
- Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam
- Là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê Nin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước
- Tạo bước ngoặt vĩ đại cho lịch sử cách mạng Việt Nam:
+ Đối với giai cấp công nhân chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách
mạng
+ Đối với dân tộc chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và vai trò lãnh đạo cách mạng. Từ đây
cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS với đường lối đúng đắn khoa học sáng
tạo
+ Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng
Việt Nam
+ Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăn khích của cách mạng thế giới
11
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
Câu 4 : Nguyên nhân, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ?
* Nguyên nhân :
- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đời sống của nhân dân Việt Nam vô cùng
khó khăn. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt
- Sau khởi nghĩa Yên Bái Pháp tiến hành khủng bố đàn áp cách mạng dã man làm cho tinh thần cách

mạng lên cao.
- Giữa lúc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng
Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931
- Khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng là đúng đắn, Đảng càng trưởng thành trong
thực tiễn đấu tranh. Được quốc tế cộng sản công nhận là bộ phận độc lập trực thuộc QTCS
- Dưới dự lãnh đạo của Đảng khối liên minh công nông hình thành và đoàn kết trong đấu tranh
- Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Đảng : công tác tư tưởng, khối liên minh công
nộng, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh….
- Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám
Câu 5 : Hoàn cảnh lịch sử, những chủ trương lớn, những phong trào tiêu biểu trong thời kì
1936 -1939 ?
* Thế giới :
- Đầu những năm 30/XX CNFX hình thành ở 1 số nước chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới
- 7/1935 Đại hội lần V của QTCS xác định kẻ thù nguy hiểm là CNFX từ đó xác định nhiệm vụ của
cách mạng thế giới là chống phát xít, chống chiến tranh chủ trương thành lập mặt trận nhân dân
chống phát xit ở mỗi nước, đòi quyền tụ do dân chủ.
- 6/1936 chính phủ mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp đã ban bố các chính sách tiến bộ
cho các nước thuộc địa
* Trong nước :
- 7/1936 hội nghị BCH Trung ương Đảng họp ở Thượng Hải (TQ)
* Nội dung hội nghị :
+ Nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến
tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình…
+ Phương pháp đấu tranh : kết hợp hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp Pháp
+ Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đến tháng 3/1938 đổi
thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương – gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương
* Những phong trào tiêu biểu :
a) Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ
- Giữa 1936 Đảng tổ chức phong trào Đông Dương đại hội để thu thập nguyện vọng của quần chúng
nhân dân

- 1937 nhân dịp phái viên và toàn quyền Pháp sang Đông Dương, Đảng đã tổ chức quần chúng mit
tinh đưa bản dân nguyện và biểu dương lục lượng
- Phong trào tiếp tục nổ ra thu hút các tầng lớp ND tham gia (Công chức, HS, tiểu thương tiểu chủ)
- 1/5/1938 nhân dân ở Hà Nội tổ chức Mit tinh công khai tại khu Đấu Xảo với 25.000 người tham gia
b) Đấu tranh nghị trường
- Đảng tổ chức đưa người của Mặt trận Dân chủ đông Dương ra ứng cử vào các cơ quan chính quyền
của thực dân. Đảng còn sử dụng báo chí tuyên truyền vận động cử tri bỏ phiếu cho người của Đảng
c) Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
- Đảng ra nhiều tờ báo công khai tuyên truyền dân sinh dân chủ : Tiền phong, dân chúng, lao động,
tin tức
- Giác ngộ cho các tầng lớp nhân dân về con đường cách mạng của Đảng.
12
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
d) Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939
- Đây là phong trào quần chúng rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng
+ Phong trào đã buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách của nhân dân
+ Quần chúng được giác ngộ tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất, trở thành lực lượng chính trị
hùng hậu của cách mạng
+ Đội ngũ cán bộ cách mạng được rèn luyện và ngày càng trưởng thành
+ Đảng đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, uy tín và ảnh hưởng của Đảng ngày càng rộng lớn
- Là cuộc tập dượt lần 2 cho cách mạng tháng Tám
Câu 6 : Sự chuyển hướng đấu tranh của ĐCS Đông Dương - Hội nghị BCH trung ương Đảng
Cộng Sản Đông Dương tháng 11/1939
- 11/1939 Hội nghị BCH Trung ương Đảng được triệu tập.
* Nội dung hội nghị :
+ Nhiệm vụ : đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương
hoàn toàn độc lập
+ Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc,
địa chủ và tay sai, chống tô cao lãi nặng. Thay khẩu hiệu lập chính phủ công nông binh bằng khẩu

hiệu lập chính phủ cộng hòa
+ Mục tiêu chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang chống chính quyền đế quốc và tay sai, từ
đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật
+ Chủ trương thành lập mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương ( MT phản đế ĐD ) thay
cho MT dân chủ ĐD
* Ý nghĩa : Hội nghị 11/1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng đặt nhiệm vụ giải phóng dân
tộc lên hàng đầu.
Câu 7 : Sự chuyển hướng đấu tranh của ĐCS Đông Dương - Hội nghị BCH trung ương Đảng
Cộng Sản Đông Dương tháng 5/1941
Hoàn cảnh
+ Thế giới
- Pháp đầu hàng Đức 6/1940
- Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô
+ Trong nước
Nhân dân rên xiết dưới 2 tầng áp bức Pháp - Nhật
- 28/1/1941 Nguyễn Ai Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng
- Từ 10 – 19/5/1941 Nguyễn Ai Quốc triệu tập Hội Nghị trung ương Đảng lần 8 tại PắcPó(Cao Bằng)
* Nội dung hội nghị :
+ Kẻ thù : Pháp - Nhật
+ Nhiệm vụ : đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
+ Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu “ giảm tô, giảm thuế, chia lại
ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng
+ Thành lập Mặt Trận Đồng Minh ( 19/5/1941 ) thay cho Mặt Trận dân chủ Đônng Dương
+ Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm
* Ý nghĩa :
- Hội nghị trung ương lần 8 đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh đã đề ra từ hội nghị
lần 6 tháng 11/1939.
13
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq

Câu 8 : Thời cơ, diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ?
a)Thời cơ :
- 15/8/1945 Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh
- Ở Đông Dương quân Nhật rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang
- Từ 13/8/1945 tổng bộ Việt Minh lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra bản quân lệnh số 1 phát động
lệnh Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.
- Từ 14 – 15/8/1945 Hội nghị Đảng toàn quốc ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch Tổng
khởi nghĩa
- Từ 16 – 17/8/1945 Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào tán thành lệnh Tổng khởi nghĩa, thông qua 10
chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra ủy ban giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu.
b) Diễn biến cuộc Tổng khởi:
- Đến giữa tháng 8/1945 ở một số địa phương đã phát động khởi nghĩa
- Chiều 16/8/1945 Võ Nguyên Giáp chỉ huy 1 đơn vị giải phóng từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã
Thái Nguyên mở đầu cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- 18/8/1945 có 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất : Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
* Ở Hà Nội :
- 17/8/1945 quần chúng nhân dân tổ chúc mít tinh tại nhà Hát lớn
- 18/8/1945 Cờ đỏ sao vàng xuất hiện khắp các đường phố Hà Nội
- Tối 19/8/1945 Hà Nội giành chính quyền
* Ở các nơi khác :
- 23/8/1945 Huế giành chính quyền
- 25/8/1945 Sài Gòn giành chính quyền
- 28/8/1945 giành chính quyền trong cả nước
- 30/8/1945 Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến sụp đổ
- 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Câu 9: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám
1945 ?
1/ Nguyên nhân thắng lợi
+ Nguyên nhân chủ quan :
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí quật khởi vì vậy khi Đảng phát động khởi nghĩa cả dân tôc

nhất tề đứng lên
- Sự lãnh đạo của Đảng và Bác với đường lối đúng đắn và sáng tạo
- Toàn Đảng, toàn dân nhất trí đồng lòng, với sự chỉ đạo sáng suốt và linh hoạt
+ Nguyên nhân khách quan :
Quân đồng minh thắng phát xít kẻ thù trực tiếp của nhân dân đã ngã gục, tạo điều kiện cho ta nổi dậy
giành chính quyền ít đổ máu
2/ Ý nghĩa lịch sử
+ Đối với dân tộc :
- Mở ra bước ngoặc trong lịch sử dân tộc Việt Nam
+ Phá 2 tầng áp bức Pháp – Nhật, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa
+ Đưa dân ta từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước
+ Mở ra kỉ nguyên mới : Kỉ nguyên độc lập, tự do, giải phóng xã hội gắn liền với giải phóng xã hội
+ Đảng cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền
+ Đối với thế giới :
- Góp phần vào sự thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống phát xít
14
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
- Cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh tự giải phóng
3/ Bài học kinh nghiệm :
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, vận dung sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lê Nin
- Tập hợp rộng rãi lực lượng têu nướctrong mặt trận dân tộc thống nhất, cô lập kẻ thù
- Chỉ đạo linh hoạt, kết cấu đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần tiến tới
Tổng
khởi nghĩa, chớp thời cơ
Câu 10 : Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám có những khó khăn và thuận lợi
gì ?
1/ Khó khăn :
* Chính trị

- Chính quyền còn non trẻ, các nước đồng minh kéo vào.
- Miền Bắc : 20 vạn quân Tưởng kéo vào theo sau là bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách
- Miền Nam : Anh giúp Pháp trở lại xâm lược nước ta, tay sai Pháp ra sức chống phá cách mạng
* Kinh tế : bị chiến tranh tàn phá, kiệt quệ nạn đói cũ chua khắc phục nạn đói mới lại đe dọa, công
nghiệp, chưa phực hồi…
* Tài chính : ngân sách trống rỗng, ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay Pháp, nền tài chính
nước ta bị rối loạn.
* Văn hóa : 90 % dân số mù chữ, tệ nạn xã hội đầy rẫy
 Đất nước trước tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc “
2/ Thuận lợi
- Nhân dân giành được chính quyền, hưởng tự do nên quyết tâm bảo vệ chính quyền
- Có Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo sáng suốt
- Trên thế giới phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc, hệ thống
chủ nghĩa xã hội đang hình thành
Câu 11 : Bước đầu xây dựng chính quyền mới, đấu tranh chống giắc đói, giặc dốt giải quyết
khó khăn về tài chính sau cách mạng tháng Tám
1/ Xây dựng chính quyền cách mạng
- 6/1/1946 cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước
- 2/3/1946 quốc hội họp phiên đầu tiên thông qua ban dự thảo hiến pháp và danh sách chính phủ liên
hiệp kháng chiến do HCM đứng đầu
- Cuộc bầu cử hội đồng nhân các cấp cũng được tiến hành ( Miền Bắc và Miền Trung )
- 9/11/1946 hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH được thông qua
- Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng, chấn chỉnh.
* Ý nghĩa :
+ Giáng 1 đòn mạnh vào bọn đế quốc và tay sai
+ Tạo cơ sở pháp lí cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
+ Là cuộc vận động chính trị rộng lớn biểu thị sự đoàn kết toàn dân lóng yêu nước của nhân dân
2/ Diệt giặc đói, giặc dốt, giải quyết khó khăn về tài chính
a. Diệt giặc đói :
- Kêu gọi nhân dân “nhường cơm sẻ áo”, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức ngày đồng tâm, diều hòa lúa gạo

giữa các địa phương.
- Kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất, giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng đất công ….
- Kết quả : sản xuất nông nghiệp phục hồi, nạn đói được đẩy lùi
b. Diệt giặc dốt :
15
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
- 8/9/1945 chủ tịch HCM ký sắc lệnh thành lập “nha bình dân học vụ “, kêu gọi nhân dân tham gia
xóa mù chữ
- Các trường tiểu học và trung học phát triển mạnh
- Nội dung giáo dục đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ
- Kết quả : đến cuối 1946 cả nước tổ chức được 75000 lớp học, xóa mù chữ hơn 2,5 triệu người.
c. Giải quyết khó khăn về tài chính
- Chính phủ kêu gọi nhân dân quyên góp : xây dựng quỹ độc lập, phát động “ tuần lễ vàng “.
- Kết quả : trong thời gian ngắn đã quyên góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào quỹ độc lập.
- 31/1/1946 chính phủ phát hành tiền Việt Nam
 Nền tài chính được ổ định
Câu 12 : Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng.
1/ Chủ trương của Đảng và chính phủ trước 6/3/1946 : Đánh Pháp hòa Tưởng
* Đánh Pháp xâm lượt trở lại ở Nam Bộ
- Đêm 22 rạng 23/9/1945 Pháp đánh úp trụ sở Uy ban Nam bộ ở Sài Gòn mở đầu cho cuộc xâm lượt
Việt Nam lần 2
- Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn và nhân dân Nam Bộ dứng lên đánh Pháp bằng mọi hình thức
- 10/1945 Pháp được viện binh và mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ
- Trung ương Đảng, chính phủ và chủ tịch HCM quyết tâm lãnh đạo kháng chiến, huy động cả nước
chi viện cho Nam Bộ. Hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội phong trào Nam tiến sôi nổi
* Chống Tưởng và tay sai ở Miền Bắc :
- Chủ trương của Đảng, chính phủ và Hồ Chí Minh là tạm thời hòa hoãn tránh xung đột cùng lúc với
nhiều kẻ thù.
- Đối với Tưởng : nhượng một số quyền lợi kinh tế , cung cấp lương thực thưc phẩm, phương tiện

giao thông vận tải, nhận tiêu tiền Trung Quốc
- Đối với tay sai Tưởng :
+ Nhượng cho chúng 70 ghế trong quốc hội không qua bầu cử.
+ Kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chi rẽ, phá hoại của chúng
+ Ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn an bọn phản cách mạng
2/ Chủ trương của Đảng và chính phủ sau 6/3/1946 : Hòa Pháp để đuổi Tưởng
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ đến đầu 1946 Pháp vạch kế hoạch đưa
quân ra Bắc thôn tính cả nước nhưng gặp một số khó khăn : Tưởng còn ở MB, sự kháng cự quyết liệt
của nhân dân ta.
- 28/2/1946 Pháp – Tưởng kí với nhau hiệp ước Hoa – Pháp
- Hiệp định Hoa – Pháp đặt Việt Nam trước hai con đường : đánh Pháp hay là hòa Pháp
- Ta chọn giải pháp “ hòa để tiến “.
- 6/3/1946 Hồ Chí Minh đã kí với đại diện chính phủ Pháp bản hiệp định sơ bộ
* Nội dung hiệp định sơ bộ – 6/3/1946
- Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện
riêng, quân đội riêng nhưng nằm trong khối liên hiệp Pháp
- Chính phủ VNDCCH cho 15000 quân Pháo ra Bắc thay cho Tưởng làm nghĩa vụ đồng minh, số
quân này sẽ rút dần trong 5 năm
- Hai bên ngừng bắn ở MN tạo không khí thuận lợi tiến tới đàm phán chính thức
* Ý nghĩa :
+ Ta đuổi 20 vạn quân tưởng và tay sai về nước
+ Tránh xung đột vũ trang quá sớm gây bất lợi cho ta
+ Tranh thủ thời gian hòa hoãn chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để đánh lâu dài với Pháp.
16
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
* Tạm ước 14/9/1946
- Sau hiệp định sơ bộ quan hệ ngoại giao Pháp – Việt căng thẳng
- 14/9/1946 Chủ Tịch HCM kí với Pháp bản tạm ước nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế
, văn hóa.

* Ý nghĩa : tạo thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để đánh lâu dài với Pháp
Câu 13 : Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng từ ngày toàn quốc kháng
chiến
Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cách sinh và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới
+ Toàn dân : huy động toàn dân tham gia kháng chiến, dựa vào nhân dân để kháng chiến
+ Toàn diện : đánh Pháp trên mọi lĩnh vực Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao
+ Lâu dài : ban đầu Pháp mạnh ta yếu nên phải đánh lâu dài để co thời gian xây dựng va phát triển
lực lượng
+ Tự lực cánh sinh : dựa vào sức mình là chính đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ
thế giới
Câu 14 : Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 ?
a. Am mưu của Pháp :
- 3/1947 Pháp cử Bô-la-ec sang làm cao ủy Pháp ở Đông Dương thực hiện kế hoạch tấn công lên VB
nhằm :
+ Tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta
+ Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
b. Diễn biến :
- 7/10/1947 Pháp huy động 12.000 quân tấn công lên VB bằng 3 cánh quân :
+ Cánh 1 : cho quân nhảy dù xuống chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới….
+ Cánh 2 : Từ Lạng Sơn theo đường số 4 đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Cạn theo đường số
3 bao vây VB từ phía Đông và phía Bắc.
+ Cánh 3 : 9/10/1947 cho 1 binh đoàn thủy và bộ từ Hà Nội ngược Sông Hồng và Sông Lô đánh lên
Tuyên Quang, Chiêm Hóa bao vây VB ở phía Tây.
- Ta chủ trương : Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp
+ Tại Bắc Cạn, Chợ Mới ta tập kích tiêu diệt cánh quân dù
+ Trên mặt trận đường số 4 : ta chặn đánh địch và thắng lớn ở đèo Bông Lau thu nhiều vũ khí quân
trang quân dụng
+ Ở mặt trận phía Tây : ta chặn đánh địch ở Sông Lô và thắng lớn ở Đoan Hùng, Khe Lau đánh chìm
nhiều tàu chiến và ca nô
- Cùng với chiến dịch VB ta mở các chiến trường phối hợp ở Hà Nội, Gài Gòn giành được nhiều

thắng lợi
- 19/12/1947 Pháp rút khỏi Việt Bắc
c. Kết quả Ta diệt 6000 tên, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu phá hủy nhiều phương tiện chiến
tranh
d. Ý nghĩa :
- Bảo vệ được cơ quan đầu não của ta
- Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành
- Pháp từ đánh nhanh thắng nhanh phải chuyển sang đánh lâu dài với ta
Câu 15 : Chiến dịch Biên Giới Thu – Đông 1950 ?
1/ Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến
- Thuận lợi :
+ 1/10/1949 cách mạng Trung Quốc thành công nước CHND Trung Hoa ra đời
17
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
+ 1/1950 lần lượt các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta
- Khó khăn : Pháp thực hiện kế hoạch Rơve gây khó khăn cho ta.
+ Tăng cường phòng ngự đường số 4 ( Lạng Sơn – Cao Bằng )
+ Pháp thiết lập hành lang Đông – Tây ( Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La )
+ Chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần 2 nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
2/ Chiến dịch Biên Giới năm 1950
a. Chủ trương của ta : 6/1950 Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm :
+ Tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch
+ Khai thông biên giới Việt Trung
+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc
b. Diễn biến :
- 16/9/1950 ta tấn công Đông Khê  tiêu diệt được cứ điểm Đông Khê hệ thống phòng ngự đường
số 4 bị cắt làm đôi. Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập
- Pháp thực hiện cuộc hành quân kép :
+ Cho quân từ Hà Nội tấn công lên Thái Nguyên để thu hút bộ đội chủ lực của ta

+ Cho quân từ Thất Khê đánh lên Đông Khê để doán cánh quân từ Cao Bằng rút về  Đoán được ý
đồ đó ta kiên nhẫn mai phục chặn đánh địch ở nhiều nơi làm cho 2 cánh quân này không gặp được
nhau
- Từ ngày 13/10 – 22/10 Phápb rút chạy khỏi hệ thống phòng thủ đường số 4 : Thất Khê, Na Sầm,
Lạng Sơn…
- Cuộc hành quân lên Thái Nguyên của giặc cũng bị ta đập tan
- Cùng lúc ta mở chiến trường phối hợp : Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, Liên Khu V, Nam Bộ
c. Kết quả:
+ Ta diệt 8000 tên
+ Giải phóng đường biên giới dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.
+ Chọc thủng hành lang Đông Tây
d. Ý nghĩa :
- Khai thông biên giới Việt – Trung ta có thể liên lạc với bên ngoài
- Quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính ( Bắc Bộ ) mở ra bướ phát triển mới
của cuộc kháng chiến.
Câu 16 : Cuộc tiến công chiến lượt của ta trong Đông Xuân 1953 –
1954 ?
* Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 – 1954 : tấn công địch vào những hướng
quan trọng nhưng địch tương đối yếu nhằm tiêu hao sinh lực địch, giải phóng đất, buộc địch phân tán
lực lượng để đối phó với ta.
- Các cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 :
+ 12/1953 ta mở chiến dịch Tây bắc : diệt 24 đại đội, giải phóng Lai Châu , Pháp cho quân nhảy dù
xuống Điện Biên Phủ ( 2 )
+ 12/1953 ta phối hợp với Lào mở chiến dịch Trung Lào : giải phóng Thà Khẹt uy hiếp Xê Nô ( 3 )
+ 1/1954 ta phối hợp với Lào mở chiến dịch Thượng Lào : giải phóng Phong Xa Lì uy hiếp
Lu Uông Pha Băng ( 4 )
+ Cuối 1/1954 ta mở chiến dịch Tây Nguyên : giải phóng Kon Tum uy hiếp Plây Cu ( 5 )
 Kế hoạch Na Va bước đầu bị phá sản
Câu 17 : Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 ?
* Am mưu của Pháp và Mĩ :

18
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
- Na Va xây dựng ĐBP thành 1 tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Lực lượng của Pháp ở đây
là 16200 tên bố trí thành hệ thống phòng ngự mạnh gồm 49 cứ điểm chia thành 3 phân khu : Bắc –
Trung Tâm – Nam. ĐBP la trung tâm của kế hoạch Na Va. Là điểm quyết chiến lược giữa ta và địch
* Chủ trương của ta :
- 12/1953 Bộ chính trị và trung Ương Đảng quyết định mở chiến dịch ĐBP
- Ta huy động mọi phương tiện và lực lượng lớn vận chuyển hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, 27000
tấn gạo… ra mặt trận với tinh thần “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng “
- Đầu 3/1954 công tác chuẩn bị đã hoàn tất
* Diễn biến : chiến dịch diễn ra từ 13/3 – 7/5 1954
+ Đợt 1 : từ 13/3 – 17/3/1954 ta tấn công cứ điểm Him Lam và toàn phân khu Bắc , diệt gần 2000 tên.
+ Đợt 2 : từ 30/3 – 26/4/1954 ta đồng loạt tấn công các cứ điểm ở phía Đông phân khu trung tâm,
cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trên các ngọn đồi A 1, C 1, D 1…… ta chiếm phần lớn các cứ điểm của
địch tạo thế trận bao vây chia cắt địch.
+ Đợt 3 : từ 1/5 – 7/5/1954 ta đồng loạt tiến công vào khu trung tâm va phân khu Nam tiêu diệt các
cứ điểm còn lại. Chiều 7/5 ta tân công vào sở chỉ huy địch đến 17 giờ 30 phút ta bắt sống Đờ Cát và
toàn bộ Bộ Tham mưu
- Các chiến trường trên toàn quốc phối hợp chặt chẽ làm phân tán, tiêu hao lực lượng địch tạo điều
kiện cho ĐBP giành được thắng lợi.
* Kết quả :
- Trong Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch ĐBP ta đã diệt 128.200 tên, thu 19.000 súng các loại,
162 máy bay, 81 đại bác giải phóng nhiều vùng rộng lớn
- Riêng ĐBP ta diệt va bắt sống 16200 tên , 62 máy bay thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến
tranh.
* Ý nghĩa :
- Đây là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp
- Đập tan kế hoạch Na Va, giáng 1 đòn quyết định váo ý chí xâm lược của thực dân Pháp
- Góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao của ta

Câu 18 : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cũa cuộc kháng chiến chống Pháp
1/ Nguyên nhân thắng lợi
- Có Đảng, Bác lãnh đạo vời đường lối chính trị quân sự đúng đắn
- Sự đoàn kết toàn Đảng toàn quân toàn dân
- Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng
- Lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh
- Hậu phương vững chắc về mọi mặt
- Tinh thần đoàn kết chiến đấu của 3 nước ĐD và sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
2/ Ý nghĩa lịch sử :
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lượt va đặt ách thống trị của thực dân Pháp gần 1 thế kỉ trên đất
nước ta
- Giải phóng Miền Bắc đưa Miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, tạo điều kiện để tiến tới giải phóng
Miên Nam thống nhất đất nước
- Giáng 1 đòn mạnh vào tham vọng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống
thuộc địa của chúng
- Cổ vũ phong trào giải phóng ở Á, Phi, Mĩ La Tinh
Câu 19 : Phong trào đồng khởi 1959 – 1960 ?
* Nguyên nhân : chính sách Tố Cộng – Diệt Cộng làm cho cách mạng MN bị tổn thất nặng nề –
hàng vạn cán bộ Đảng viên, hàng chục vạn đồng bào bị bắt bị tù đày .
19
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
- 1/1959 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 đã quyết định : để nhân dân MN dùng bạo lực cách
mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Phương hướng là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân
dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu vũ trang.
* Diễn biến :
- Từ những cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ ở Bắc Ai ( 2/1959 ), Trà Bồng ( 8/1959 ) cách mạng phát triển
thành cao trào.
- 17/1/1960 nhân dân Bến Tre nổi dậy phá đồn bót, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch lập chính
quyền cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân chia ruộng đất cho nhân dân.

- Từ Bến Tre phong trào lan rộng ra các tỉnh Nam Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên
* Kết quả :
- Ở Nam Bộ cách mạng làm chủ 600 xã.
- Ở Trung Trung Bộ cách mạng làm chủ 904 xã.
- Ở Tây Nguyên : cách mạng làm chủ 3200 xã
* Ý nghĩa :
- Giáng 1 đòn mạnh vào chính xâm lược thực dân mới của Mĩ
- Làm lung lay chế độ Mĩ – Diệm
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng MN từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng MN ra đời
Câu 20 : Am mưu thủ đoạn của Mĩ – Chính quyền Sài Gòn trong việc thực hiện chiến lược
“chiến tranh đặc biệt (1961-1965) “? Quân dân Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến
tranh đặc biệt của Mĩ như thế nào ?
1/ Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam.
* Hoàn cảnh ra đời :
-Từ cuối 1960 hính thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại  Mĩ
buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “ chiến tranh đặc biệt ”.
* Hình thức :
- Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân
đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ dựa vào vũ khí và trang bị kĩ thuật hiện đại. Nhằm chống
lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
* Am mưu cơ bản : dùng người Việt đánh người Việt
* Biện pháp thực hiện : bằng kế hoạch Stalay Taylo nhằm bình định MN trong vòng 18 tháng và kế
hoạch Giôn Xơn – Mắc Namara bình định có trọng điểm Miền Nam trong voàng 2 năm.
+ Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm : đưa cố vấn Mĩ và vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện
đại vào MN : trực thăng vận, thiết xa vận.
+ Tăng cường lực lượng ngụy quân
+ Dồn dân lập ấp chiến lược ( dụ định dồn 10 triệu dân vào 16.000 ấp, kìm kẹp nhân dân, bình định
Miền Nam
+ Mở các cuộc hành quân càng quét tiêu diệt lực lượng cách mạng và tiến hành chiến tranh phá hoại

MB, phong tỏa biên giới.
2/ Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
+ 20/12/1960 MT dân tộc giải phóng MN được thành lập
+ 1/1961 Trung Ương cục Miền Nam được thành lập
+ 2/ 1961 các lực lượng vũ trang thống nhất thành quân giải phóng Miền Nam
* Chủ trương của Đảng : đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn kết hợp dấu tranh vũ
trang, tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược, phối hợp 3 mũi giáp công.
20
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
+ Trên mặt trận bình định : diễn ra quyết liệt giữa lập ấp và phá ấp chiến lược từng mảng lớn ấp
chiến lược bị ta phá vỡ. Đến cuối 1962 tên nửa tổng số ấp với 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm
soát.
+ Trên mặt trận chính trị : diễn ra ở các đô thị lớn Huế – Đà Nẳng – Sài Gòn thu hút đông đảo
quần chúng tham gia làm lung lay ngụy quyền Trung ương buộc Mĩ phải đảo chính lật đổ Diệm Nhu.
( 1/11/1963 )
+ Trên mặt trận quân sự :
- 2/1/1963 ta giành thắng lợi trong trận Ap Bắc – Mĩ Tho . chứng tỏ nhân dân Miền Nam có khả
năng đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt. Mở ra phong trào thi đua ấp Bắc giết giặt lập công trên
toàn Miền Nam.
- Trong Đông Xuân 1964 – 1965 ta giánh thắng lợi lớn Bình Giã đánh bại chiến thuật trực thăng vận,
thiết xa vận chiến tranh đặc biệt cơ bản bị phá sản.
- Tiếp đó quân ta giành thắng lợi ở An Lão – Bình Định, Ba Gia – Quãng Ngãi, Đồng Xoài – Bình
Phước…chiến tranh đặc biệt hoàn toàn bị phá sản.
* Ý nghĩa :
+ Cách mạng Miền Nam giữ vững thế chủ động tấn công giặc
+ Mĩ thất bại trong việc sử dụng Miền Nam cho 1 loại hình chiến tranh để đàn áp cách mạng thế giơí
Câu 21 : : Am mưu thủ đoạn của Mĩ – Chính quyền Sài Gòn trong việc thực hiện chiến lược
“chiến tranh cục bộ (1965-1968) “? Quân dân Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến
tranh cục bộ của Mĩ như thế nào ?

1/ Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam.
+ Hoàn cảnh : Sau thất bại của chiến tranh đặc biệt từ giữa 1965 Mĩ chuyển sang thực hiện chiến
lược chiến tranh cục bộ.
+ Hình thức : Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng lưc
lượng quân Mĩ, đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn với vũ khí, kĩ thuật phương tiện chiến tranh
hiện đại.
+ Am mưu : Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ
động trên chiến trường, đẩy quân ta vào thế phòng ngự, tiến tới kết thúc chiến tranh.
+ Biện pháp thực hiện :
- Ồ ạt đưa quân Mĩ và đồng minh vào miền Nam
- Mở ngay các cuộc hành quân tìm diệt vào căn cứ quân ta ở Vạn Tường – Quảng Ngãi.
- Mở 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 để “tìm diệt” và “bình định”
vào căn cứ kháng chiến của ta.
2/ Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
* Chiến thắng Vạn Tường – Quảng Ngãi.
- 8/1965 Mĩ huy động 9000 quân và vũ khí hiện đại tấn công vào Vạn Tường.
- Sau 1 ngày chiến đấu, ta đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch diệt 900 tên cùng nhiều phương tiện
chiến tranh.
* Ý nghĩa :
+ Chiến thắng Vạn Tường được coi là Ap Bắc đối với Mĩ mở ra khả năng ta có thể thắng Mĩ trong
chiến tranh cục bộ.
+ Mở đầu cáo trào “Tìm ngụy mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam
* Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966.
- Cuộc phản công mùa khô 1965 – 1966 :
+ Mĩ huy động 72 vạn quân ( trong đó có 22 vạn quân Mĩ và đông minh ) mở 450 cuộc hành quân lớn
nhỏ trong đó có 5 cuộc hành quân để “ tìm diệt “ vào hướng chính là Đông Nam Bộ và liên khu V
21
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
+ Ta với thế trận chiến tranh nhân dân đánh địch ở mọi lúc mọi nơi diệt 104 000 tên và nhiều phương

tiện chiến tranh
- Cuộc phản công mùa khô 1966 – 1967 :
+ Mĩ huy động 98 vạn quân ( trong đó có 44 vạn lính Mĩ và đồng minh ) mở 895 cuộc hành quân lớn
nhỏ trong đó có 3 cuộc hành quân “ tìm diệt “ và “ Bình định “ vào căn cứ Dương Minh Châu –
Bắc Tây Ninh. Nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.
+ Ta mở hàng loạt cuộc mở hàng loạt cuộc phản công vào Đông Nam Bộ bẻ gãy 3 cuộc hành quân
lớn diệt 151 000 tên và nhiều phương tiện chiến tranh
* Những thắng lợi trên mặt trãn chính trị :
- Nông thôn : nhân dân trừng trị ác ôn, phá ấp chiến lược.
- Thành thị : đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ ở Huế, Đà Nẳng, Sài Gòn.
 Vùng giải phóng mở rộng uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng MN Việt Nam được nâng cao.
3/ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
* Điều kiện lịch sử :
+ Ta giành thắng lợi sau 2 mùa khô 1965 – 1966, 1966 – 1967.
+ Lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ, năm bầu cử tổng
thống 1968
- Ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn MN, trọng tâm là các đô thị nhằm tiêu
diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, đánh sập ngụy quyền Sài Gòn, giành chính quyền về tay
nhân dân.
* Diễn biến : đêm 30 rạng 31/1/1968 ta tấn công hầu hết các đô thị ở MN. Cuộc Tông tiến công và
nổi dậy xuân 1968 chia ra làm 3 đợt : Đợt 1 từ 30/1 – 25/2. đợt 2 từ tháng 5 tháng 6, đợt 3 từ tháng 8
tháng 9/1968
- Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ ngày càng mở rộng.
* Kết quả :
+ Đợt 1 : ta diệt 147 000 tên, phá hủy khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh.
+ Đợt 2 và đợt 3 : Địch tập trung lực lượng lớn tổ chức phản công. Ta gặp nhiều khó khăn và tổn thất.
* Ý nghĩa
- Làm lung lay ý chí xâm lược của quân MĨ
- Chiến tranh cục bộ cơ bản bị phá sản buộc MĨ phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược Việt
Nam.

- Chấm dứt chiến tranh phá hoại MB và ngồi vào bàn đàm phán với ta.
Câu 22 : : Am mưu thủ đoạn của Mĩ – Chính quyền Sài Gòn trong việc thực hiện chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1972) “? Quân dân Miền Nam chiến đấu chống chiến lược
Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ như thế nào ?
1/ Chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh “ và “ Đông Dương hóa chiến tranh “ của Mĩ.
* Hoàn cảnh : Sau thất bại của “ chiến tranh cục bộ “ từ 1969 Mĩ chuyển sang chiến lược
“ Việt Nam hóa chiến tranh “ và “ Đông Dương hóa chiến tranh “.
* Hình thức : là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ được tiến hành bằng quân
đội Sài Gòn là chủ yếu dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân nhằm
chống lại cách mạng và nhân dân ta.
* Am mưu : ” dùng người Việt đánh người Việt.”, “ dùng người Đông Dương đánh người Đông
Dương “.
* Biện pháp thực hiện :
- Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự giúp chính quyền ngụy Sài Gòn xây dựng lực lượng chủ lực
mạnh,
22
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
- Mở rộng chiến tranh phá hoại MB, mở rộng xâm lược Lào và Campuchia để hỗ trợ “ Việt Nam hóa
chiến tranh “.
- Bắt tay với các nước lớn ( TQ ) để cô lập cách mạng Việt Nam.
2/ Chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh “ và “ Đông Dương hóa chiến tranh
“.
* Mặt trận chính trị :
- 6/6/1969 chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập được 23
nước công nhận và 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
- 24 – 25/4/1970 3 nước Lào, Việt Nam, Campuchia họp đã biểu thị tình đoàn kết chiến đấu chống
MĨ của nhân dân 3 nước.
* Mặt trận quân sự :
- Từ 30/4 – 30/6/1970 quân đội Việt Nam phối hợp Campuchia đập tan cuộc hành quân của 10 vạn

Mĩ ngụy Sài Gòn.
- Từ 12/2 – 23/3/1971 quân đội Việt Nam phối hợp với Lào đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam
sơn – 719” của 4.5 vạn Mĩ ngụy Sài Gòn.
- Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi ở các đô thị miền Nam : Huế, Đà Nẳng, Sài Gòn…
- Ở nông thôn : diễn ra phong trào phá ấp chiến lược, chống bình định.
* Ý nghĩa : những thắng lợi trên đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch có lợi cho ta tạo
thời cơ để ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972.
3/ Cuộc tiến công chiến lược 1972.
- 30/3/1972 quân ta mở cuộc tiến công chiến lược với hướng chính là Quảng Trị rồi phát triển khắp
chiến trường MN.
- Kết quả : Ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ loại khỏi vòng chiến 20 vạn tên, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân.
- Ý nghĩa : Giáng 1 đòn mạnh vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh buộc MĨ phải tuyên bố Mĩ
hóa trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 23 : Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam
Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam
- Cuối 1974 đầu 1975 tình hình so sánh lực lượng ở MN thay đổi mau lẹ có lợi cho ta. Bộ Chính Trị
và Trung Ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976.
- Kế hoạch nhấn mạnh : Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam
ngay trong năm 1975
Câu 24 : Diễn biến, kết quả của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
a.Chiến dịch Tây Nguyên ( 4/3 – 24/3/1975 )
+ Hoàn cảnh : Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng giữa ta và địch, do phán đoán sai lầm
hướng tiến công của ta nen địch bố trí ở đây sơ hở. BCT quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến
công chủ yếu trong năm 1975.
+ Diễn biến :
- 4/3/75 ta đánh nghi binh ở Plâycu, Kontum.
- 10/3/75 ta tấn công Buôn Mê Thuộc và giành được thắng lợi.
- 12/2/75 địch phản công chiếm lại Buôn Mê Thuộc nhưng thất bại
- 14/3/75 địch rút chạy về giữ tuyến Duyên Hải miền Trung.

- 24/3/75 chiến dịch kết thúc thắng lợi, giải phóng Tây nguyên với 60 vạn dân
* Ý nghĩa : chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công chiến lược sang Tổng tiến công chiến lược.
b.Chiến dịch Huế – Đà Nẳng (21/3 – 29/3)
23
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
- 19/3/75 ta giải phóng Quảng Trị, địch co cụm ở Huế.
- 21/3/75 ta đánh thẳng vào căn cứ của địch, chặn đương rút chạy, bao vây chúng trong thành phố.
- 25/3/75 ta tấn công vào cố đô Huế
- 26/3/75 ta giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
- 29/3/75 ta giải phóng Đà Nẳng.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh ( 26/4 – 30/4 ).
- Cuối tháng 3/1975 BCT và TW Đảng nhận định “ Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn
thành sớm quyết tâm giải phóng MN “.
- 8/4/75 bộ chỉ huy chiến dịch được thành lập.
- 9/4/75 ta đánh Xuân Lộc.
- 16/4/75 ta giải phóng Phan Rang
- 17/4/75 Pnôm-pênh được giải phóng
- 21/4/75 giải phóng Xuân Lộc.
- 17 giờ 26/4/75 quân ta nổ súng ở hướng Đông mở đầu chiến dịch.
- 27/4/75 từ 5 hướng quân ta đồng loạt tấn công vào vùng ven Sài Gòn.
- 28/4/75 ta siết chặt vòng vây quanh SG, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
- 10 giờ 45 phút 30/4/75 Sài Gòn giải phóng, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
* Ý nghĩa : tạo điều kiện cho ta giải phóng các tỉnh còn lại ở MN
- 2/5/75 MN hoàn toàn giải phóng.
Câu 25 : Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước
* Nguyên nhân thắng lợi :
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị - quân sự
- ngoại giao đúng đắn sáng tạo.

- Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm bất khuất.
- Sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
- Hậu phương vững chắc : MB
- Sụ đoàn kết của 3 nước Đông Dương
- Sự giúp đỡ của các nước XHCN và nhân dân tiến bộ thế giới.
* Ý nghĩa lịch sử
+ Đối với Việt nam
- Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ và 30 năm giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc.
- Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới : độc lập, thống nhất, tiến lên chủ nghĩa xa hội.
+ Đối với Mĩ : là cuộc chiến tranh hao người tốn của nhất thất bại nặng nề nhất trong lịch sử nước
Mĩ, tác động sâu sắc đến tình hình nước Mĩ
+ Đối với thế giới
- Cỗ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới.
Câu 26 : Tại sao phải đổi mới ? Nội dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng ? Những thành
tựu và ý nghĩa của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 2000 ?
- Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ trong viện ngăn chặng CNXH ở Đông Nam Á
* Tại sao phải đổi mới :
- Do yêu cầu phát triển của đất nước, do phải khắc phục những sai lầm khuyết điểm trong 10 năm xây
dựng CNXH, Đảng ta tiến hành đổi mới.
24
Ôn tập lịch sử 2009 – 2010
http//violet.vn/nhuangvcbq
- Do tình hình thế giới có nhiều biến đổi : sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông
Au, sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật, nhiều nước trên thế giới tiến hành đổi mới như :
TQ, LX…
* Nội dung đường lối đổi mới :
- Từ 15 – 18/12/1986 đại hội toàn quốc lần 6 của Đảng họp tại Hà Nội.
- Nội dung : vạch ra đường lối đổi mới đất nước
+ Kinh tế : Xóa bỏ nền kinh tế bao cấp, hình thành nền kinh tế thị trường, xây dựng nền kinh tế quốc

dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, mở rộng kinh tế đối ngọai.
+ Chính trị : xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước của dân, do dân,vì dân. Phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện chính đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình hợp
tác
* Thành tựu của công cuộc đổi mới 1986 – 1990
Trước hết là 3 chương trình kinh tế lớn ( Sản xuất lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu
+ Về lương thực phẩm : từ chỗ thiếu ăn đến năm 1990 sản xuất đủ lương thực tiêu dùng, có dự trữ
và xuất khẩu. Sản lượng lương thực tăng nhanh.
+ Hàng hóa : nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng lưu thông thuận lợi chất lượng ngày càng cải
tiến
+ Ngoại thương : xuất khẩu nhiều mặt hàng với khối lượng lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng
mới sản xuất.
+ Kiềm chế được lạm phát, tạo điều kiện hạch toán kinh doanh, giảm bớt khó khăn trong đời sống
nhân dân
* Ý nghĩa :
+ Thể hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được Đảng đề ra tại đại hội
VI đã đi vào cuộc sống thực tiễn và mang lại kết quả tích cực.
+ Khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
2/ Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991 – 1995.
- Đại hội VII diễn ra từ 24 – 27/6/1991 đề ra nhiệm vụ mục tiêu kinh tế – xã hội của kế hoạch 5 năm
(1991 – 1995)
* Thành tựu
+ Kinh tế tăng trưởng nhanh : GDP tăng bình quân 8.2%, công nghiệp tăng 13.3%, nông nghiệp tăng
4.5%.
+ Lạm phát đẩy lùi xuống còn 12.7%
+ Xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, quan hệ mậu dịch trên 100 nước.
+ Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh bình quân là 50%.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện

+ Chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố.
+ Quan hệ đối ngoại được mở rộng : 7/1995 Việt Nam – Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao. 7/1995
Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
3/ Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 – 2000.
- Đại hội Đảng lần VIII diễn ra từ 28/6 – 1/7/1996 đề ra chủ trương nhiệm vụ trong thời kì mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Thành tựu
+ Kinh tế :
25

×