Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhân giống invitro lan Hồ điệp (tt) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.3 KB, 6 trang )


Nhân giống invitro
lan Hồ điệp (tt)



* Khởi tạo PLB từ mô lá
Các mẫu lá thu được từ các chồi
sinh dưỡng được cắt theo kích
thước 5 x 5 mm. Các mẫu lá được
đặt nuôi trên môi trường MS 1/2 bổ
sung các chất điều hoà sinh trưởng
thực vật NAA 1mg/l, BA 10 mg/l,
Adenin 10 mg/l
Sau 10 tuần nuôi cấy:
- Các PLB được hình thành chủ yếu
từ các mảnh lá ở phần gốc và ít ở
các mảnh lá phần đỉnh. Lá và thân
mặc dù có những nét giống nhau về
hình thái giải phẫu nhưng khác
nhau về cách sinh trưởng và cách
sắp xếp các mô. Lá có sinh trưởng
tận cùng hữu hạn. Do đó, để có sự
phát sinh hình thái mới, đỉnh lá
cũng cần phải có sự phân hoá của
các tế bào nhu mô để trở về trạng
thái mô phân sinh.
- Sau một thời gian, các chồi xuất
hiện xung quanh mép lá (nơi có vết
thương) tiếp tục phát triển trong khi
phần mô lá ban đầu bị hoại đi.


Phiến lá ban đầu được sử dụng như
nguồn dinh dưỡng khởi đầu cho
PLB và cho chồi sau này nhưng hệ
thống mạch của chồi được hình
thành thì hoàn toàn độc lập với hệ
thống mạch của mô mẹ.

Sự tạo PLB từ mô lá
* Sự tái sinh chồi từ PLB
Theo nhiều tác giả khi tái sinh
thành cây con từ PLB chỉ cần sử
dụng các môi trường khoáng có bổ
sung nước dừa, peptone, khoai
tây…mà không sử dụng bất kỳ chất
điều hòa tăng trưởng nào. Tanaka
và Sakanishi (1985) và Tanaka
(1987) đã sử dụng môi trường
Knudson C cải tiến, môi trường
Hyponex cải tiến, còn Haas-von
Schmude (1983,1985) sử dụng môi
trường MS trong việc tái sinh cây
con từ PLB. Griesbach (1983) sử
dụng môi trường Murashige và
Skoog cho việc tái sinh cây con từ
PLB, trong khi Lin (1986) sử dụng
môi trường Knudson C cải tiến có
bổ sung BA (1 mg/l) để chuyển
PLB thành cây con.
* Sự ra rễ
Thông thường các chồi tái sinh từ

PLB sẽ ra rễ và phát triển mạnh
trên môi trường có bổ sung nước
dừa, chuối, khoai tây… mà không
cần bất kỳ chất điều hòa tăng
trưởng nào hết. Tuy nhiên, việc này
còn tùy thuộc vào giống. Có một ít
giống rất dễ đẻ chồi nách làm chồi
chính phân nhánh không phát triển
rễ được, lá nhỏ, thân chồi kéo dài,
vì vậy, chồi thường tồn tại ở dạng
cụm chồi. Để khắc phục điều này,
cấy từng chồi riêng lẻ lên môi
trường có hormone tăng trưởng
IBA với nồng độ 0.5-1 mg/l, chồi
sẽ ra rễ dài, lá to. Sau 3-4 tháng
nuôi cấy có thể đem cây con ra
trồng ngoài ườn ươm.
Nguyễn Văn Hiếu
Tài liệu tham khảo:
- Cung Hoàng Phi Phượng, Nguyễn
Văn Hiếu, Nguyễn Quốc Thiện,
Dương Hoa Xô, Nguyễn Quốc
Bình (2007) ỨNG DỤNG HỆ
THỐNG NUÔI CẤY NGẬP
CHÌM TẠM THỜI TRONG
NHÂN GIỐNG CÂY LAN HỒ
ĐIỆP LAI (Phalaenopsis hybrid)
- Joseph Arditti, Robert Ernst,
Micropropagation of orchids
-

.v
n/content/view/122/48/lang,en/

×