Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH Gio Mỹ
2
I.Đặt vấn đề:
Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người.Không biết đọc con người
không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại.Nhờ biết đọc, con người có thể tự học,
học nữa học mãi, học suốt đời.Chính vì vậy, dạy đọc ở trường tiểu học rất quan trọng,
nhất là các lớp đầu cấp.
Trong khi đó, ở trường tiểu học, việc dạy đọc luôn là mối trăn trở lớn của các giáo
viên.Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Cần đọc bài tập đọc với
giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em
đọc nhanh hơn, hay hơn, làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc. . .
Qua những năm dạy học ở tiểu học, tôi xin trình bày những kinh nghiệm của mình
trong quá trình dạy tập đọc cho học sinh.Hi vọng đây sẽ là những bài học bổ ích góp
phần vào thành công của việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
II.Giải quyết vấn đề:
1.Yêu cầu về năng lực và hiểu biết của giáo viên tiểu học về kĩ năng đọc
a.Gv cần có kĩ năng đọc mẫu tốt.
Muốn dạy học sinh đọc tốt trước hết người giáo viên phải có giọng đọc tốt. Điều
đó đòi hỏi một quá trình rèn luyện của người giáo viên.Giáo viên phải có ý thức rèn
luyện, điều chỉnh để có giọng đọc ngày càng hay hơn.Phải cố gắng trau chuốt giọng đọc
của mình.Giáo viên cần quan tâm đến cách phát âm của mình: tự quan sát cách nói, cách
đọc của mình để dạy đọc có hiệu quả hơn.
b.Biết quan sát giọng đọc của học sinh
Sau bước làm mẫu tốt việc tiếp theo giáo viên phải làm là quan sát giọng đọc của
học sinh, biết nghe học sinh đọc; có khả năng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng
mẫu, đồng thời nhanh chóng nhận ra những chỗ học sinh đọc sai so với mẫu của giáo
viên.
c.Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và đọc mẫu:
Ngoài việc đọc mẫu tốt giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh một cách rõ ràng,
cụ thể về cách đọc: đọc to hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn, chậm lại, nhấn giọng, ngắt giọng,
hạ giọng, lên giọng, …chỗ này chỗ kia.
Phối hợp nhịp nhàng giữa lời mô tả và đọc mẫu nghĩa là có sự hài hoà giữa những
lời yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của giáo viên.
d.Giáo viên phải có vốn sống, có năng lực cảm thụ văn học:
Vốn sống và năng lực cảm thụ văn học sẽ giúp giáo viên thâm nhập vào tác
phẩm, hiểu sâu sắc và tái hiện được hình tượng tác phẩm. Như vậy, muốn luyện đọc cho
học sinh thành công trước hết giáo viên phải hiểu và cảm thụ tốt tác phẩm.
2.Những công việc cần làm để luyện đọc tốt cho học sinh tiểu học:
Từ khi bước vào nhận lớp(lớp 3- 30 HS), tôi đã có kế hoạch nắm bắt số lượng
học sinh, phân chia đối tượng đọc.Qua những tiết tập đọc đầu, tôi theo dõi sát sao việc
đọc bài của các em, phân chia các em thành các nhóm:
+ Nhóm A: đọc lưu loát, có khả năng hiểu bài đọc nhanh(7HS)
GV: Đặng Thị Xuân Diệu Page 1
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH Gio Mỹ
2
+ Nhóm B: đọc lưu loát, khả năng trả lời câu hỏi tìm hiểu bài còn chậm(8 HS)
+Nhóm C: Đọc chậm chưa năm bắt được nội dung bài(13 HS)
+ Nhóm D: chưa thuộc một số mặt chữ (2 HS)
Từ việc phân chia thành các nhóm như trên đã giúp tôi chủ động hơn trong việc lên
kế hoạch luyện đọc cho các em.Sau việc phân chia đối tượng tôi bắt tay ngay vào việc
xếp chỗ ngồi phù hợp cho các em.(15em ở nhóm A, B ngồi kèm 15 em ở nhóm C, D).
Trong các tiết dạy tập đọc hàng tuần tôi tiếp tục quan sát cách đọc của các em.Tức là
có khả năng nhanh chóng nhận ra được những gì HS đọc đúng mẫu, đồng thời nhanh
chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em với mẫu của thầy.Từ đó mới chỉ rõ
được những khuyết điểm tồn tại ở học sinh.
Tiếp đó, tôi sẽ giúp các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan.Tức là
phải chỉ ra được:”Em đang đọc như thế này…và bây giờ chúng ta cần đọc như thế
này…
a.Chuẩn bị cho việc đọc
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc.Tư thế ngồi ngay ngắn khi đọc, khoảng
cách từ mắt đến sách đảm bảo từ 30-35cm, người thẳng, thở ra chậm để lấy hơi.
Tạo cho học sinh không khí học tập thân mật, để học sinh bình tĩnh tự tin khi đọc.
b.Rèn đọc cho từng nhóm đối tượng học sinh.
Đối với HS nhóm D: (2em)
Đây là nhóm đối tượng cần chú ý quan tâm nhất.Làm sao để các em bắt kịp tốc độ
đọc của các bạn, để các em đạt yêu cầu đọc tối thiểu của học sinh lớp 3.
Quan sát cách đọc của các em tôi thấy em Phong còn đánh vần từng tiếng một, em
Ba chưa nhận được mặt các con chữ ghép như: ph, ngh, kh, nh, tr, nh, . . . Đây quả là
một khó khăn lớn cho giáo viên chủ nhiệm khi dạy một lớp có nhiều nhóm đối tượng
đọc. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải kiên nhẫn, tâm huyết để rèn đọc cho học sinh.
Tôi liền chọn ra 2 em nhóm A kèm cặp cho 2 em nhóm D suốt năm học.Ngoài giờ
học chính khoá, tôi tăng cường rèn đọc cho các em vào đầu giờ, giờ ra chơi, giờ học
chiều.Em Ba thì phải bắt đầu từ việc học lại các chữ ph, nh, tr, …
Đối với HS nhóm C:
Đầu tiên tôi luyện cho Hs làm chủ tia mắt khi đọc.Trước hết phải luyện cho học sinh
đọc không bỏ sót tiếng, không thêm tiếng, không lạc dòng.Giáo viên đọc mẫu rồi kết
hợp các hình thức đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp.Khi các em đã làm chủ, tự tin
đọc, có tiến bộ, giáo viên “cầm càng” giữ nhịp cho học sinh đọc theo mẫu, đọc nối tiếp,
luyện đọc các câu dễ nói nghịu.
Đối với HS nhóm A, B:
Giáo viên tổ chức tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực sẵn có của mình
trong giờ tập đọc.Kết hợp luyện đọc diễn cảm cho các em.
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận ra thể loại của văn bản, hiểu ý đồ của tác giả,
xác định giọng điệu chung của cả bài.Nếu đọc thơ phải chú ý đến nhịp điệu của ngôn
ngữ thơ ca. Đọc văn xuôi thì phải xác định sự vận động tư tưởng của tác giả.Nội dung
chính của bài đọc sẽ giúp học sinh xác định giọng đọc chung của cả bài.
Học sinh lập dàn ý và xác định giọng đọc của từng đoạn.
GV: Đặng Thị Xuân Diệu Page 2
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH Gio Mỹ
2
Học sinh tập luyện để thể hiện giọng đọc của tựng câu, đoạn, bài.
Tập luyện thể hiện là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành
công khi đọc trước người nghe.
Khi luyện tập giáo viên cần chỉ ra những chỗ khó đọc, những "điểm nút" trong bài
đòi hỏi học sinh phải hiểu được mới tìm cách thể hiện được điều đó trong giọng đọc.
Trong bước luyện tập, học sinh phải thảo luận, nhận xét về giọng đọc, giải thích vì
sao đọc như thế là hay, đọc như thế là chưa hay, chỗ nào trong cách đọc của thầy, trong
cách đọc của bạn làm mình thích.
Cuối cùng học sinh phải luyện đọc cá nhân. Ở nhiều bài có thể cho học sinh phân vai
để làm sống lại những nhân vật của tác phẩm, để đọc phân biệt lời tác giả và lời nhân
vật, phân biệt lời của các nhân vật khác nhau.
c.Tổ chức dạy HS tìm hiểu bài.
*Xây dựng hệ thống câu hỏi phụ
Một khi HS đã đọc lưu loát, diễn cảm thì việc hiểu nội dung bài đọc trở nên dể dàng
hơn.Tôi thưòng tiến hành cho các em tìm hiểu bài bằng cách bám sát nội dung câu hỏi ở
SGK. Song bên cạnh đó hệ thống câu hỏi phụ không thể thiếu trong bất kì tiết dạy tập
đọc nào của tôi.Xây dựng hệ thống câu hỏi phụ tôi luôn cân nhắc làm sao để các em dễ
nắm bắt, dễ tiếp cận để từ đó các em thông hiểu nội dung bài một cách dễ dàng.Hệ
thống câu hỏi trong một bài tập đọc phải phù hợp với các nhóm đối tượng HS trong lớp.
*Tìm hiểu tên bài
Tên bài thường ngắn nhưng nói với chúng ta nhiều điều.Nó giúp chúng ta xác định
phần nào nội dung văn bản.Khi tìm hiểu tên bài, giáo viên có thể yêu cầu HS chỉ ra
những ý nghĩa này bằng cách đặt tên bài trong khác cho bài đọc.Ví dụ ở bài tập đọc lớp
3: “Buổi học thể dục”-Sách Tiếng việt 3 tập 2 có bài tập: Em hãy tìm tên mới cho câu
chuyện, HS tỏ ra rất thích thú trong việc tìm tên mới cho câu chuyện: Quyết tâm của
Nen-li, cậu bé can đảm, chiến thắng bệnh tật…Hay bài tập nâng cao:”Hãy chọn tên bài
em cho là hay nhất trong ba tên sau:Rừng cọ của tôi, Mặt trời xanh của tôi, Mặt trời
xanh và nói rõ vì sao em cho tên đó là hay nhất.”(Bài Mặt trời xanh của tôi-TV 3)
*Tìm hiểu từ ngữ trong bài
Để hiểu nội dung bài phải xác định được từ quan trọng, từ “chìa khoá” của bài.Do đó
giáo viên trong quá trình tìm hiểu bài phải tổ chức cho các em tìm từ mới, từ ngữ quan
trọng của bài bằng cách:
Đọc to hoặc đọc thầm toàn bài.
Đánh dấu các từ chưa biết nghĩa trong từng câu.
Phát hiện những từ quan trọng trong bài
Sau đó giáo viên tổ chức cho các em làm rõ nghĩa từ bằng cách đặt câu, giải thích
GV: Đặng Thị Xuân Diệu Page 3
Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH Gio Mỹ
2
nghĩa, dùng tranh minh hoạ, tìm từ gần nghĩa, đồng nghĩa, .v.v…
*Tìm hiểu câu đoạn
Giáo viên tiến hành cho các em:
Xác định những câu quan trọng
Làm rõ nội dung câu, đoạn.
III.Kết luận:
Qua gần một năm học, với những cố gắng, tâm huyết của mình cùng với những kinh
nghiệm trên qua kiểm tra, rà soát kết quả đọc của các em như sau:
+ Nhóm A: đọc lưu loát,diễn cảm có khả năng hiểu bài đọc nhanh(22 HS)
+ Nhóm B: đọc lưu loát, khả năng trả lời câu hỏi tìm hiểu bài còn chậm(6 HS)
+Nhóm C: Đọc chậm chưa năm bắt được nội dung bài( 2 HS)
+ Nhóm D: chưa thuộc một số mặt chữ (0 HS)
Rèn kĩ năng đọc cho học sinh tiểu học là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa
đối với mỗi giáo viên tiểu học.
Có biện pháp và kế hoạch dạy học tốt, hợp lý sẽ giúp học sinh luyện đọc tốt hơn. Từ
đó nâng cao chất lượng đọc của học sinh trong lớp. Để làm được điều đó đòi hỏi ở mỗi
giáo viên sự kiên trì, linh hoạt và sáng tạo trong mỗi tiết dạy. Hy vọng rằng với một chút
kinh nghiệm trên đây sẽ mang lại đôi điều bổ ích cho mỗi giáo viên chúng ta. Rất mong
nhận được sự góp ý, trao đổi của các đồng nghiệp để việc dạy môn tập đọc ngày càng
thành công.
Gio Mỹ, ngày 02 tháng 4 năm 2009
GIÁO VIÊN
Đặng Thị Xuân Diệu
GV: Đặng Thị Xuân Diệu Page 4