Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề tài " chi ngân sách nhà nước " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.79 KB, 33 trang )

Đề tài
Chi ngân sách nhà nước
Contents
t iĐề à 1
Chi ngân sách nh n cà ướ 1
Contents 2
Lời mở đầu

Bất kì Nhà nước nào đều mang trong mình bản chất giai cấp. Nhà nước xuất
hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội. Để
thực hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn tài chính. Bằng quyền lực công cộng,
Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, bắt công dân phải đóng góp lập ra quỹ tiền tệ riêng
_quỹ ngân sách Nhà nước(NSNN)_để chi tiêu cho bộ máy nhà nước quân đội, cảnh sát,…
NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và
sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn
tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
Cũng như các nhà nước khác, Nhà nước Việt Nam có quỹ tiền tệ riêng để duy trì và thực
hiện các chức năng của mình thông qua việc chi NSNN cho đầu tư, cho sự nghiệp kinh tế,
cho y tế, cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa hoc,…
Ngân sách quốc gia là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển
sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội và là công cụ
định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới,kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và
chống độc quyền thông qua các chính sách chi NSNN.
Để tìm hiểu việc chi đó có mang lại hiệu quả và đạt được mục đich đã đề ra của
chính phủ hay không, chúng ta cần nắm vững lý luận chung về chi NSNN và phân tích,
đánh giá tình hình thực trạng chi NSNN ở nước ta hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp
khắc phục yếu kém, sai lầm.
Dựa trên sở lý thuyết về chi NSNN, đồng thời kết hợp với việc tìm hiểu thực
trạng việc chi NSNN ở nước ta những năm gần đây, chúng tôi có đưa ra một số nhận xét
đánh giá và giải pháp nâng cao việc chi NSNN có hiệu quả. Bài tiểu luận bao gồm 3 nội
dung chính:


A. Lý luận chung về chi NSNN.
B. Thực trạng chi NSNN.
C. Giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN.
A. Lý luận chung về chi NSNN.
I. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN:
1.Khái niệm:
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các
chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và
đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vì thế, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng
lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công
việc thuộc chức năng của Nhà nước.
2.Đặc điểm:
- Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế chính trị, xã hội
mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ.
-Chi NSNN gắn với quyền lực của Nhà nước.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao
nhất quyết định qui mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN và phân bổ vốn NSNN cho các mục
tiêu quan trọng nhất, bởi vì Quốc hội là cơ quan quyết định các nhiệm vụ kinh tế, chính
trị, xã hội của quốc gia. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý, điều hành
các khoản chi NSNN.
-Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó
được xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…dựa
vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…mà các khoản
chi NSNN đảm nhận.
-Chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp. Các khoản chi cấp phát
từ NSNN cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người
nghèo. Không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp phân biệt các
khoản chi NSNN với các khoản tín dụng. Tuy nhiên, NSNN cũng có những khoản chi
cho việc thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc
với lãi suất rất thấp hoặc không có lãi (chi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…)

-Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liến với sự
vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tín dụng, thuế, tỉ giá hối
đoái…
3.Nội dung:
Do tính đa dạng và phức tạp nên chi NSNN có rất nhiều khoản mục khác nhau bao
gồm :
- Chi đầu tư phát triển: bao gồm các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;
chi cho các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; chi hỗ trợ các doanh nghiệp
Nhà nước, góp vốn liên doanh, liên kết; chi bổ sung dự trữ nhà nước.
-Chi sự nghiệp kinh tế.
-Chi cho y tế.
-Chi cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.
-Chi cho văn hóa thể dục thể thao.
-Chi về xã hội.
-Chi quản lí Nhà nước, Đảng, đoàn thể.
-Chi cho an ninh, quốc phòng.
-Chi khác như chi viện trợ, cho vay, trả nợ gốc và lãi.
II.Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN.
Chi NSNN có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia. Việc bố trí các khoản chi NSNN một cách tùy tiện, thiếu sự phân tích hoàn cảnh
cụ thể sẽ có một ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do
vậy, việc tổ chức các khoản chi NSNN phải đươc tổ chức theo những nguyên tắc nhất
định.
1.Gắn chặt khoản thu để bố trí các khoản chi.

Chi NSNN dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế. Nó đòi hỏi mức độ
chi và cơ cấu các khoản chi phải dựa vào khả năng tăng trưởng GDP của đất nước . Nếu
vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng bội chi NSNN, một nguyên nhân dẫn đến
bùng nổ lạm phát, gây mất ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
2.Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chỉ tiêu của

NSNN.
Các khoản chi NSNN nói chung có đặc điểm là bao cấp với khối lượng chi tiêu
lớn. Và lại, trong thực tế, trải qua một thời gian dài với quan điểm chi với bất cứ giá nào
đã gây ra tình trạng lãng phí, kếm hiệu quả trong việc sử dụng các khoản chi NSNN, đặc
biệt là các khoản chi xây dựng cơ bản. Do vậy cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và
hiệu quả trong các khoản chi NSNN.
3.Tập trung có trọng điểm.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn NSNN phải căn cứ vào chương
trình trọng điểm của nhà nước, vì việc thực hiện thành công các chương trình này có tác
động dây chuyền, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phat triển.
4.Phân biệt rõ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền theo luật định để bố trí
các khoản chi chồng chéo, khó kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động
của các cấp.
5.Tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỉ giá
hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của kinh tế vĩ mô.
III.Bội chi NSNN.
Thăng bằng giữa thu và chi NSNN, cân đối NSNN, là nguyên tắc quản lý NSNN xuất
phát từ yêu cầu khách quan của ổn định tiền tệ, ổn định sản xuất, đời sống và nó còn là
điều kiện để tạo dựng môi trường tài chính vĩ mô ổn định.Vì vậy, thăng bằng thu chi
NSNN phải được coi trọng và giữ vững.
Tuy nhiên, số thu NSNN có hạn, trong khi đó, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại không
ngừng tăng lên, dẫn đến sự mất cân bằng giữa thu và chi, bội chi NSNN xảy ra. Bội chi
NSNN là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu. Bội chi NSNN có thể xảy ra do sự thay đổi
chính sách thu – chi cua nhà nước, người ta gọi là bội chi cơ cấu; hoặc có thể do sự biến
động của chu kỳ kinh tế, người ta gọi là bội chi chu kỳ. Ngày nay, bội chi NSNN trở
thành phổ biến đối với hầu hết các quốc gia, tuy ở những mức độ khác nhau. Bội chi
NSNN trên quy mô lớn, tốc độ cao được coi là một nguyên nhân trực tiếp và quyết định
gây ra lạm phát, tác hại đến sự phát triển kinh tế, đến đời sống của dân cư.
IV.Vai trò của chi NSNN.
1.Điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ngân sách quốc gia là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích
thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng
hoạt động cuả các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định
để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và
bền vững. Thông qua hoạt động chi NSNN, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ
sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó
tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng
không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong
những biện pháp căn bản để chống độc quyền và tránh cho thị trường khỏi rơi vào tình
trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong
ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp,
đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý
hơn.
2.Giải quyết các vấn đề xã hội:
Chính sách ngân sách, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi ngân sách, góp
phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm
việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh, quốc
phòng; giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định
đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước.
Nhà nước trợ giúp trực tiếp giành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn
cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các
mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc
làm, chống mù chữ….
3.Góp phần ổn định thị trường chống lạm phát.

Đối với thị trường hàng hóa, hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực hiện
thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại
hàng hóa, vật tư chiến lược ) được hình thành từ nguồn thu của NSNN. Một cách tổng

quát,cơ chế điều tiết là khi giá cả của một loại hàng hóa nào đó lên cao, để kìm hãm và
chống đầu cơ,Chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, trên cơ sở đó
sẽ bình ổn giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây lạm phát chung cho nền
kinh tế. Và khi giá cả của hàng hóa đó giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hại cho người
sản xuất và tạo ra xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ bỏ tiền ra để
mua các hàng hóa đó theo một giá nhất định nhằm đảm bảo cho người sản xuất.
Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động,…hoạt động
điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài
chính, tiền tệ giá cả…trong đó công cụ ngân sách với các biện pháp như phát hành công
trái, chi trả nợ, các biện pháp chi tiêu dùng của Chính phủ cho toàn xã hội, đào tạo…
Còn khi có lạm phát xảy ra, giá cả hàng hóa tăng lên do cung mất cân đối (cung
nhỏ hơn cầu), Chính phủ có thể sử dụng biện pháp thuế như tăng thuế tiêu dùng giảm
thuế đối với đầu tư và thắt chặt chi tiêu của NSNN, nhất là các khoản chi cho tiêu dùng để
nâng đỡ cung và giảm bớt cầu.
4.Tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh.
NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt
động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến xã, phường ở nước ta, nguồn NSNN hầu
như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy nhà nước đến các cơ
quan quyền lực,cơ quan hành chính Nhà nước đến các cơ quan tư pháp. NSNN còn cung
ứng nguồn tài chính cho Đảng cộng sản lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội
mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo. Như vậy chi NSNN có vai trò
quan trọng trong việc quản lý và duy trì hệ thống chính trị của nước ta.

B. Thực trạng chi NSNS
I.Bảng cân đối NSNN
1.Thu NSNN
Đơn vị : tỷ đồng
STT Nội dung
DT
2007

UTH
2008
DT
2008
A B 1 2 3
A THU CÂN ĐỐI NSNN 281.900 287.900 323.000
I Thu nội địa 151.800 159.500 189.300
1 Thu từ kinh tế quốc doanh 53.954 53.963 63.159
2 Thu từ DN có vốn ĐTNN ( không kể dầu thô) 31.041 30.378 40.099
3 Thuế CTN và dịch vụ NQD 27.667 30.508 38.347
4 Thuế sử dụng dất nông nghiệp 81 97 82
5 Thuế thu nhập với người có thu nhập cao 6.119 6.859 8.135
6 Lệ phí trước bạ 3.750 4.493 5.194
7 Thu phí xăng dầu 4.693 4.640 4.979
8 Các loại phí, lệ phí 3.885 4.364 4.889
9 Các khoản thu về nhà, đất 18,.43 21.724 21.792
_ Thuế nhà đất 584 644 698
_Thuế chuyển quyền sử dụng đất 1.249 1.739 1.974
_Thu tiền thuê đất 967 1.600 1.569
_Thu tiền sử dụng đất 14.500 16.000 16.500
_Thu bán nhà ở thuộc sở hữu NN 843 1.741 1.051
10 Thu ngân sách khác 1.804 1.811 1.937
11 Thu đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 663 663 687
II Thu từ dầu thô 71.700 68.500 56.600
III Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK 55.400 56.500 64.500
1 Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 69.900 74.000 84.500
_Thuế XNK và TTĐB hàng hoá nhập khẩu 23.800 25.000 26.200
_Thuế GTGT hàng hoá NK 46.100 49.000 58.300
2 Hoàn thuế GTGT và kinh phí quản lý thu thế 14.500 17.500 20.000
IV Thu viện trợ 3.000 3.400 3.600

B THU CHUYỂN NGUỒN 19.000 23.940 9.080
C THU QUẢN LÝ QUA NSNN 32.616 26.550 47.698
D VAY VỀ CHO VAY LẠI 11.650 28.100 12.800
TỔNG CỘNG (A+B+C+D)
345.16
6
366.49
0 392.578
2. Chi NSNN
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Nội dung chi DT 2007 UTH
2007
DT 2008
A B 1 2 3
A Chi cân đối ngân sách 357.400 368.340 398.980
I Chi đầu tư phát triển 99.450 101.500 99.730
Trong đó :chi đầu từ phát triển cơ bản 95.230 97.280 96.110
II Chi trả nợ và viện trợ 49.160 49.160 51.200
1 Trả nợ trong nước 37.990 37.990 39.700
2 Trả nợ ngoài nước 10.400 10.700 10.700
3 Chi viện trợ 770 770 800
III Chi thường xuyên 174.550 206.000 208.850
1 Chi SN giáo dục- đào tạo 47.280 53.720 54.060
2 Chi y tế 14.660 16.425 16.643
3 Chi dân số KHH gia đình 590 602 615
4 Chi khoa học, công nghệ và môi trường 3.580 3.700 3.827
5 Chi văn hoá thông tin 2,250 2.374 2.440
6 Chi phát thanh và truyền hình 1.310 1.397 1.420
7 Chi thể dục, thể thao 820 880 880

8 Chi đảm bảo xã hội 26.800 36.310 35.793
9 Chi sự nghiệp kinh tế 12.830 14.609 15.647
10 Chi quản lý HC, Đảng đoàn thể 24.800 28.075 28.438
11 Chi bù giá hàng chính sách 690 750 763
12 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 3.500 3.637 3.883
IV Chi tinh giảm biên chế, lao động dôi dư 500 500 _
V Hỗ trợ tài chính kinh doanh xăng dầu _ 2.000 _
VI Chi dự phòng 9.040 0 10.700
VII Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 100 100
VIII Chi cải cách tiền lương 24.600 0 28.400
IX Chi chuyển nguồn _ 9.080 _
B QUẢN LÝ QUA NSNN 32.616 26.550 47.698
C VAY NN VỀ CHO VAY LẠI 11.650 28.100 12.800
TỔNG CỘNG (A+B+C) 401.666 422.990 459.478
II.Phân tích đánh giá chi NSNN
1. Đánh giá chung:
Báo cáo của Bộ Tài Chính cho biết tổng chi ngân sách Nhà nước trong tháng 8 ước
đạt 29.105 tỷ đồng, tăng 1.440 tỷ đồng so với thực hiện tháng 7; luỹ kế chi đến hết tháng
8/2007 ước đạt 221.630 tỷ đồng, đạt 62% dự đoán, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2006.
Chi cho đầu tư phát triển ước đạt 55,7% dự đoán, tăng 12,9%; chi trả nợ và viện
trợ ước đạt 69,3% dự đoán, tăng 21,2%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quốc
phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, toàn thể (bao gồm chi cải tiến tiền lương và thực
hiện chính sách với lao động dôi dư) ước đạt 65,9%, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm
2006.
Về những thống kê trên, Bộ Tài Chính cho rằng thu – chi ngân sách Nhà nước đó
chịu tác động của nhiều yếu tố và dự báo sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong những tháng cuối
năm.
2. Chi đầu tư phát triển
Dự đoán 99.230 tỷ đồng, ước cả nắm đạt 101.500 tỷ đồng, tăng 2,1% (2.050 tỷ
đồng) so với dự đoán, chiếm 27,6% tổng chi NSNN và đạt 8,9% so với GDP.

Chi đầu tư phát triển từ NSNN 2007-2008
Nội dung chi
Dự đoán
2007
Ước thưc hiện
2007
Dự đoán
2008
Tổng chi cân đối NSNN 357,400 368,340 398,980
Tổng chi đầu tư phát triển 99,450 101,500 99,730
Tỷ lệ chi phát triển so với GDP (%) 8.7 8.9 7.5
Trong đó, chi đầu tư XDCB 95,230 97,280 96,110
Tỷ lệ chi XDCB trong tổng chi ĐTPT(%) 95.8 95.8 96.4
2.1 Chi đầu tư XDCB:
Dự đoán 95.230 tỷ đồng, ước cả năm đạt 97.280 tỷ đồng, tăng 2,2% (2.050 tỷ
đồng) so với dự toán, tăng 19% so với năm 2006. Vốn đầu tư XDCB năm 2007 được ưu
tiên thực hiện các công trình, dự án kết cấu hạ tầng quan trong phục vụ chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế từng vùng, từng ngành. Nhất là hạ
tầng các tỉnh miền núi phía Bắc, miền núi phía tây các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Tây
Nam bộ; các địa phương sử dụng dự phòng NSĐP và nguồn vượt thu NSĐP (nhất là vượt
thu tiền sử dụng đất) để đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trong trên địa bàn theo
đúng chế độ quy định.
Trong tổ chức thực hiện, do nhiều nguyên nhân khác nhau như : giá nguyên vật
liệu tăng , quy định của pháp luật hướng dẫn triển khai các dự án đầu tư XDCB còn
vướng mắc, năng lưc của các đơn vị đầu tư còn hạn chế, giải phóng mặt bằng chậm… nên
vấn đề thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCN những tháng đầu năm 2007 còn chậm.
Sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 836/CTT-TTg ngày 02/07/2007 về tăng
cường quản lý đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước 6 tháng cuối năm 2007, với giải pháp
mạnh mẽ để khắc phục những yếu kém trong quản lý đầu tư và xây dựng, giảm thiểu sự
chồng chéo trong kiểm tra, xét duyệt giữa khâu kiểm soát chi với khâu xét duyệt khác…

thì tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đã được đẩy nhanh hơn. Nhờ vậy, dự kiến đến hết
năm 2007 nhiều dự án quan trọng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy tác dụng
tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
Năm 2007 huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông,
thuỷ lợi trọng điểm và tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, thuỷ lợi
miền núi và đường giao thông đến các trung tâm các xã. Tuy nhiên, do khả năng hấp thụ
vốn không cao và tiến độ giải ngân vốn chậm, nên vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện
trong năm ước đạt trên 70% mức dự kiến đầu năm. Kết hợp nguồn vốn trái phiếu Chính
phủ, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết với nguồn vốn bố trí trong cân đối NSNN, thì tổng
chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước năm 2007 ước đạt 31,7% tổng chi NSNN,
chiếm 10,8% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNn, cùng với vốn của cá nhân nhà đầu tư
trong và ngoài nước đã góp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2007 đạt
40,4% GDP, tăng 16,2% so với năm 2006.
Theo bộ kế hoạch và đầu tư, trong mười năm gần đây, Nhà nước đã đầu tư gần 85
tỷ đồng cho đầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó NSNN hơn 49
nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn có tính chất ngân sách gần 33 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn tín
dụng gần 9 nghìn tỷ đồng, vốn đặc biệt hơn 5 nghìn tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 17
nghìn tỷ đồng và vốn đầu tư bán quyền thu phí 1 nghìn 5 trăm tỷ đồng.
Nhờ được quan tâm đầu tư, nâng cấp, chất lượng đường giao thông được nâng lên
một bước. Hiện mạng lưới đường bộ cả nước có 233 nghìn km, trong đó có 17 nghìn km
đường quốc lộ, chiếm 7,63; tỉnh lộ 23 nghìn km, chiếm 10,37% , còn lại là đường đô thị,
đường chuyên dụng và đường xã.
Một số dự án Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực giao thông:
1. Đường cao tốc vành đai 3 Hà Nội : đoạn Nội Bài-Mai Dịch. Vốn đầu tư dự kiến là
540 triệu USD, hình thức đầu tư BOT
2. Đường cao tốc Tp HCM-Thủ Dầu Một, đoạn Tp HCM- Bình Dương với chiều dài
40km, 4-6 làn xe. Vốn đầu tư dự kiến 125 USD, hình thức đầu tư BOT.
3. Đường cao tốc Nội Bài- Hạ Long- Móng Cái, Hà Nội-Bắc Ninh- Quảng Ninh với
chi tiết Nội Bài- Hạ Long 110 km, 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến 655 triệu USD hình
thức đầu tư BOT.

4. Đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn: đoạn đường Hà Nội-Bắc Ninh-Lạng Sơn với
118 km, 4 làn xe, vốn đầu tư dự kiến 855 triệu USD.
5. Tuyến đường sắt Bảo Lâm-Phan Thiết : đoạn đường Bình Thuật- Lâm Đồng chiều
dài 110 km, vốn đầu tư dự kiến 500 triệu USD.
2.2 Đầu tư đặc thù kinh tế.
-Khu kinh tế mở Chu Lai: Nhà nước đầu tư một phần và tạo điều kiện để thu hút
đầu tư vào 3 dự án lớn : Dự án xây dựng và sửa chữa máy bay hạng nặng tái sân bay Chu
Lai với tổng nguồn vốn đầu tư 500 triệu USD; Nhà máy sản xuất phân đạm và máy nông
nghiệp với vốn đầu tư 400 triệu USD và nhà máy dệt công suất 300 MW, tổng vốn đầu tư
hơn 400 triệu USD. Toàn bộ 3 dự án này đang được xúc tiến đầu tư và triển khai đồng bộ
trong năm 2005. Được biết, các dự án này khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết cho khoảng
10000 lao động tại chỗ, đóng góp khoảng 21000 tỷ đồng Việt Nam mỗi năm.
-Khu kinh tế mở Dung Quất: Theo báo cáo ban đầu của Ban Quản Lý khu kinh tế
Dung Quất, tính đến giữa tháng 8/2007, khu kinh tế này đã thu hút nguồn vốn đầu tư hơn
5,4 tỷ USD của 119 dự án đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó có 34 dự án đã đi vào
hoạt động, 45 dự án đang triển khai xây dựng. Khu kinh tế Dung Quất là địa điểm thu hút
vốn đầu tư cao nhất hiện nay trong 8 khu kinh tế được thành lập trên toàn quốc, với tổng
số vốn đăng kí đạt 3,4 tỷ USD với 94 dự án. Tính đến thời điểm hiện nay tại khu kinh tế
Dung Quất đã có 27 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư khoảng 647.040 tỷ
VND, giải quyết việc làm cho hơn 20000 lao động. Bên cạnh đó, hơn 29 dự án đã được
cấp phép đầu tư và 45 dự án đã được chấp thuận đầu tư, trong tương lai khi đi vào hoạt
động các dự án này sẽ giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động.
2.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng doanh nghiệp
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố được tính đến khi quyết định đầu tư các
dự án. Bởi vậy, phát triển cơ sở hạ tầng cũng chính là bước tạo đà cho sự tăng trưởng
kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với khó khăn lớn là cơ sở hạ tầng chưa đủ
đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế.
Trước nhu cầu phát triển nhanh của đất nước, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng
còn góp phần làm nên diện mạo mới cho các đô thị. Hiện nay, nhiều yếu tố phục vụ kinh
doanh như điện năng có thời điểm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất cho các trung

tâm công nghiệp. Bên cạnh đó là hàng loạt các hạn chế như: chi phí cho điện năng và viễn
thông vẫn còn cao; chất lượng đường xá kém và không đồng đều; cấp thoát nước thiếu
đồng bộ…. Do đó ngoài việc lập quy hoạch sớm, các ngành chức năng cần có sự phối
hợp để cùng triển khai các dự án hạ tầng, tránh tình trạng lãng phí.
Trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu
tiên về đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt là
ngày 26/09/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục 136 dự án quốc gia kêu
gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010. Danh mục này chính là sự cụ thể hoá các kế
hoạch thu hút đầu tư nước ngoài đã được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
đến năm 2010. Đây là những dự án quan trong đã được Chính phủ phê chuẩn về phương
thức đầu tư.
Trong đó tổng số vốn đầu tư cho các dự án ước tính trên 61 tỷ USD bao gồm:
khoảng 53 tỷ USD cho 109 dự án công nghiệp- xây dựng; trên 7,8 tỷ USD cho 47 dự án
thuộc lĩnh vực du lịch- dịch vụ; số còn lại dành cho 6 dự án nông- lâm- ngư- nghiệp. Từ
những số liệu này cho thấy điểm nhấn quan trọng nhất của danh mục thu hút đầu tư là ưu
tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; đặc biệt là có 47 dự án thuộc lĩnh vực giao thông
vận tải. Trong danh sách này, nhiều dự án kêu gọi lương vốn đầu tư rất lớn như: nhà máy
lọc dầu Nghi Sơn( Thanh Hoá) khoảng 5 tỷ USD, Nhà máy lọc dầu số 3 (Bà Rịa- Vũng
Tàu) cần 5-6 tỷ USD; dự án sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) khoảng 5 tỷ USD
cho giai đoạn I; Khu càng Lạch Huyền (Hải Phòng) khoảng 2 tỷ USD; Đường vành đai 3
Tp HCM ước tính khoảng 1,55 tỷ USD….
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% nhất là việc gia nhập WTO, nhu
cầu đầu tư vào các cơ sở hạ tầng của Việt Nam sẽ phải tăng lên khoảng 11-12% GDP
thay vì 9-10% như hiện nay. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực huy động nguồn lực từ ngân
sách và vốn ODA nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ
tầng. Với những hạn chế về ngân sách và nhất là khi Việt Nam sắp hết hạn hưởng nguồn
tài chợ ưu đãi thì khả năng tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân cho cơ sở hạ
tầng (ước tính khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm ) sẽ trở thành vấn đề cấp bách.
3.Các khoản chi NSNN khác
3.1 Chi trả nợ và chi viện trợ:

Dự đoán 49.160 tỷ đồng, ước cả năm đạt 49.160 tỷ đồng, bằng mức dự đoán, đảm
bảo thực hiện các nghĩa vụ nợ đến hạn NSNN, không để tác động đến kinh tế vĩ mô
3.2 Chi thường xuyên:
Bao gồm: Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế, giáo dục-đào tạo, y tế, khoa học,
công nghệ, thể dục thể thao, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà
nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả cải cách tiền lương).
Chi tiết các khoản mục chi thường xuyên của NSNN 2007:

Dự toán 2007
Ước thực hiện
2007
Thực hiên so
với dự toán
2007 (%)
Dự toán
2008
Tỷ
đồng %
Tỷ
đồng %
Tổng chi thường xuyên 174.550 100 206.000 100 118 100
Chi đảm bảo xã hội 26.800 15,4 36.310 17,6 135,5 17,1
Chi sự nghiệp kinh tế 12.830 7,4 14.609 7,1 113,9 7,5
Chi giáo dục đào tạo 47.280 27,1 53.720 26,1 113,6 25,9
Chi quản lý h/c Đảng, đoàn thể 24.800 14,2 28.075 13,6 113,2 13,6
Chi y tế 14.660 8,4 16.425 8 112 8
Chi bù giá chính sách 690 0,4 750 0,4 108,7 0,4
Chi thể dục thể thao 820 0,5 880 0,4 107,3 0,4
Chi phát thanh và truyền hình 1.310 0,8 1.397 0,7 106,6 0,7
Chi văn hoá thông tin 2.250 1,3 2.374 1,2 105,5 1,2

Chi bảo vệ môi trường 3.500 2 3.637 1,8 103,9 1,9
Chi khoa học công nghệ 3.580 2,1 3.700 1,8 103,4 1,8
Chi dân số KHH gia đình 590 0,3 603 0,3 102,0 0,3
Dự toán 199.150 tỷ đồng (đã bao gồm chi tiêu thực hiện tiền lương tối thiểu theo
mức 450.000 đồng/ tháng); ước thực hiện chi cả năm đạt 206.000 tỷ đồng, tăng 3,4 %
(6.850 tỷ đồng) so với dự toá, tăng 26,7% so với năm 2006; đảm bảo các nhiệm vụ chi
theo dự toán như: chi cho lĩnh vực đào tạo đạt 20%; chi cho khoa học công nghệ cao đạt
2% và chi sự nghiệp môi trường đạt 1% tổng chi NSNN; đồng thời tăng chi để đáp ứng
những nhiệm vụ mới phát sinh hoặc nhiệm vụ đã bố trí dự toán nhưng chưa đủ so với yêu
cầu thực tế, như: khắc phục hậu quả thiên tai (hạn hán, lũ lụt….); phòng chống bệnh dịch
với gia súc gia cầm…
Năm 2007, nhiều chế độ chi tiêu NSNN và đổi mới quản lý tài chính trong các đơn
vị sử dụng ngân sách đang được hoàn thiện hoặc triển khai, bước đầu đã có những kết quả
đáng khích lệ. Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nươc theo nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/09/2005 của Chinh phủ; cơ chế giao quyền đối với đơn vị sự
nghiệp công lập theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 và nghị định số
115/2005/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính phủ; chính sách khuyến khích xã hội hoá,
thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cung ứng dịch vụ ngoài công lập theo
Nghị định số 53/2006/NĐ-Cp ngày 25/05/2006 của Chính phủ đã được chú trọng, tạo
bước chuyển mới trong hoạt động và quản lý tài chính với khu vực này. Công tác kiểm tra
thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng NSNN và tài sản công được tăng
cường, góp phần củng cố kỷ cương , kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ngấn sách.
4. Bội chi ngân sách nhà nước
Từ các số liệu trên, có thể tính lại các số liệu theo mục tiêu năm 2007 như sau:
Tổng thu ngân sách nhà nước là 298 nghìn tỷ đồng ( tăng 15,5% so với năm 2006), so với
GDP đạt khoảng 26,3% (chứ không phải 24,2% như mục tiêu; năm 2006 cũng đã đạt
26,6%).
Bội chi NSNN cân khống chế ở mức 5% nên mức bội chi sẽ khoảng 57 nghìn tỷ

đồng ( bằng mức bội chi năm 2006, nhưng tỷ lệ bội chi so với GDP thì thấp hơn). Với
mức bội chi nhu trên thì tồng ngân sách nhà nước sẽ vào khoảng 355 nghìn tỷ đồng( Bằng
298 nghìn tỷ đồng cộng với 57 nghìn tỷ đồng), tăng 12,7% so với năm 2006.
GS-TSKH Tào Hữu Phùng, Phó Chủ Nhiệm Uỷ ban kinh tế và ngân sách của
Quốc Hội nêu rõ: Cân đôi NSNN đã được đảm bảo bằng các quy phạm mang tính nguyên
tắc. Tuy nhiên, việc thực hiện Luật NSNN đã xuất hiện mốt số vướng mắc, tồn tại, trong
đó vấn đề về phạm vi cân đối và cách tính bội chi NSNN còn có một số điểm chưa rõ
ràng, chưa đúng với quy định với luạt NSNN, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Hồng Anh Tuấn nểu rõ cách xác định bội chi NSNN
hiện nay của Việt Nam bao gồm toàn bộ các khoản vay để bù đắp, có nghĩa là chi ngân
sách đối với các khoản vay này được thực hiện 2 lần: Lần thứ nhất sử dụng nguồn vay
cho các mục tiêu nhiệm vụ của NSNN; Lần thư 2 bố trí chi ngân sách để trả nợ (gốc và
lãi) khi các khoản vay đến hạn trả. Do đó, mức bội chi ngân sách của Việt Nam thường
cao hơn so với phương pháp tính bội chi theo thông lệ quốc tế và trùng lặp khi bố trí chi
ngân sách 2 lần đối với các khoản vay bù đắp bội chi. Theo thông lệ quốc tế, việc xác
định bội chi chỉ bao gồm trả nợ lãi trong và ngoài nước, không bao gồm trả nợ gốc,
nhưng bao gồm cả các khoản vay để cho vay lại
III.Hiệu quả chi tiêu NSNN ở một số nước Châu Á:
Niên giám thống kê các chỉ số chủ chốt của các nước đang phát triển Châu Á-
Thái Bình Dương 2002 của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) xuất bản năm 2002 có
số liệu thống kê các hoạt động kinh tế của 38 nước đang phát triển trong khu vực:
Tăng
trưởng
Chi
thường
xuyên
Chi đầu tư Tổng chi
ĐT và TX
Chi TX/chi
ĐT(lần)

Hàn Quốc
Singapore
Đài Loan
Inđônêxia
Malaixia
Thái Lan
Ấn Độ
Bănglađét
Srilanka
Nêpan
Philipin
Tonga
Fiji
7,03
6,92
6,65
6,56
6,26
6,14
5,38
4,47
4,23
4,20
2,87
2,15
1,82
14,12
15,39
11,40
10,96

20,03
12,57
15,21
6,56
21,67
7,90
15,23
33,16
29,48
3,01
6,49
4,34
7,71
6,60
4,15
2,24
5,87
8,04
11,64
2,71
5,92
5,18
17,1
21,9
15,7
18,7
26,6
16,7
17,4
12,4

29,7
19,5
17,9
39,1
34,7
4,7
2,4
2,6
1,4
3,0
3,0
6,8
1,1
2,7
0,7
5,6
5,6
5,7

Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tốc đọ tăng trưởng kinh tế giữa các nước trong
bảng số liệu này, có thể thấy rằng trong vòng 20 năm qua, chi tiêu chính phủ của 13 nước
Châu Á hoàn toàn không tương đồng với tốc độ phát triển. Mức chi cao, đặc biệt là khoản
chi thường xuyên thể hiện ảnh hưởng tiêu cực rõ ràng đến tăng trưởng kinh tế. Gần 20
năm là quãng thời gian đủ dài để các dự án đầu tư phát triển về kinh tế, xã hội phát huy
tác dụng của chúng; thế nhưng tốc đọ chi tiêu cao liên tục trong thời gian ấy không đẩy
mạnh được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia này.
Trong đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, một số điều kiện kinh tế, xã hội của Philipin
không khác biệt lớn so với Inđônêxia và Đài Loan. Tuy nhiên, có thể thấy rằng qui mô
chi tiêu của chính phủ Philipin là khá lớn, đặc biệt Philipin có mức chi thường xuyên cao
gấp 5,6 lần mức chi cho đầu tư. Tỷ lệ này của Inđônêxia hoặc Đài Loan chỉ là 1,4 và 2,6

lần. Mức chi thường xuyên cao đặc biệt có thể thấy được ở Tonga và Fiji, tuy khoản chi
đầu tư của 2 nớưc này không nhỏ. Qua số liệu ta có thể thấy rõ ảnh hưởng của khoản chi
thường xuyên làm hạn chế tốc độ tăng trưởng.
Gwartney, Lawson và Holcombe (1998) nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi tiêu
của chính phủ và tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp phát triển đã chỉ ra
rằng: sau khi loại trừ ảnh hương của các yếu tố như quyền sở hữu, lạm phát, giáo dục và
đầu tư; mức chi tiêu cao của chính phủ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng GDP.
Nghiên cứu này còn cho thấy 5 quốc gia có mức phát triển nhanh nhất thế giới trong
khoảng 1980-1995 có mức chi tiêu chính phủ trung bình là 20,1% thấp hơn một nửa mức
chi tiêu trung bình của các nước OECD. Một kết luận quan trọng trong nghiên cứu này là:
chính phủ các nước OECD chỉ sử dụng 15% GDP vào các chức năng đích thực của chính
phủ. Việc chi tiêu vượt quá các chức năng chủ chốt này đều đem lại hiệu ứng tiêu cực cho
nền kinh tế.
Như vậy có thể thấy rằng có sự nhất quán giữa sự chi tiêu chính phủ của các nước
đang phát triển cũng như phát triển liên quan tới vấn đề hiệu quả chi tiêu. Qua số liệu
hoạt động chi tiêu trung và dài hạn của 13 nước Châu Á, có thể thấy rằng tình trạng chi
tiêu thiếu hiệu quả của các nước này thể hiện qua tác động tiêu cực rõ rệt của qui mô tổng
chi ngân sách và tỷ trọng của khoản chi thường xuyên. Khoản chi thường xuyên thể hiện
sự can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có việc cung cấp
các hàng hóa công không thuần tuý cho xã hội. Phần chi tiêu này càng lớn càng gây thất
thoát và tổn hại lớn cho nền kinh tế.Chính phủ buộc phải tăng chi tiêu nói lên nhiều vấn
đề, trong đó một mặt phản ánh áp lực chính trị xã hội buộc chính phủ phải tăng cường các
chức năng không đích thực của mình, mặt khác phản ánh nguy cơ giảm hiệu quả của
chính phủ cùng với chiều hướng phát triển tham nhũng, quan liêu.
Từ việc phân tích các lí luận và thực tế của 13 nước Châu Á, rút ra kết luận: qui
mô chi tiêu của chính phủ, đặc biệt là phần chi thường xuyên càng lớn càng làm hạn chế
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong thực tế của Việt Nam hiện nay, chi đầu tư phát triển có mức tăng thấp (chỉ
tăng 2,1% so với dự toán) do tỷ lệ giải ngân các dự án đầu tư năm 2007 đều ở mức độ rất
thấp, nhất là các dự án giao thông. Các hạng mục khác thực hiện thấp hơn dự toán là do

không thực hiện các khoản chi cải cách tiền lương như dự toán đã bố trí 24.600 tỷ đồng.
Tổng chi thường xuy ên tăng 18% (thực hiện so với dự toán 2007) chủ yếu là do tất cả
các hạng mục chi thường xuyên đều thực hiện vượt dự toán, trong đó các hạng mục có
qui mô lớn tăng mạnh hơn các hạng mục có qui mô nhỏ.
Mức độ bố trí tăng chi 2007-2008 (%)
Thực hiện
2007 so với dự
kiến 2007
Dự toán
2008 so với dự
toán 2007
Dự toán
2008 so với thực
hiện 2007
Chi đầu tư phát triển
Chi thường xuyên
Chi trả nợ và viện
trợ
Các hạng mục khác
Tổng cộng
102,1
118,0
100,0
34,1
103,1
100,3
119,7
104,1
114,5
111,6

98,3
101,4
104,1
335,6
108,3
Dựa vào các số liệu trên ta thấy, mức độ bố trí tăng chi NSNN ở nước ta chưa phù
hợp với xu hướng chung. Tốc độ tăng chi thường xuyên còn cao hơn rất nhiều so với chi
đầu tư. Do đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong thời gian trung và dài hạn.
C. Giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN
Từ những nhận xét trên, cần đưa ra những giải pháp để phát huy những mặt tích
cực, hạn chế những mặt tiêu cực để thực hiện chi ngân sách một cách có hiệu quả hơn.
1/ Xác định mục tiêu chiến lược quản lý chi tiêu công
Với tư cách là một công cụ trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia, liên quan
đến việc thực hiện phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính công, nên vấn đề xuyên
suốt của quản lý chi tiêu công phải thực hiện các mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ IX của
Việt Nam đề ra, đó là:
• Giữ kỉ luật tài chính tổng thể. Đảm bảo qui mô chi NSNN vào khoảng 24-25% GDP,
trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 25-25%, chi trả nợ 17-18% và chi thường xuyên
57-58%. Theo đó, khống chế bội chi NSNN 4-5% GDP; bù đắp bội chi ngân sách
bằng nguồn vốn trong nước khoảng 3-5% GDP và vay nước ngoài 1-1,5% GDP.
• Phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với những ưu tiên chiến lược về tăng trưởng
kinh tế và giảm nghèo; đảm bảo công bằng phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN.

×