Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

MORIHEPAMIN (Kỳ 5) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.01 KB, 5 trang )

MORIHEPAMIN
(Kỳ 5)
TƯƠNG TÁC THUỐC
Dùng cùng lúc thuốc kháng cholinergic có thể làm mất tác dụng điều trị ăn
không tiêu của Motilium hỗn dịch và Motilium-M.
Thuốc kháng axit và kháng tiết axit không được dùng kết hợp với Motilium
hỗn dịch vì chúng làm cho khả dụng sinh học đường uống thấp hơn (xem Thận
trọng lúc dùng).
Con đường chuyển hóa chính của domperidone qua CYP3A4. Các dữ liệu
in vitro đề cập đến các thuốc sử dụng phối hợp mà gây ức chế mạnh men này có
thể dẫn đến kết quả là tăng nồng độ domperidone trong máu.
Ví dụ chất ức chế CYP3A4 như :
- thuốc kháng nấm azole,
- kháng sinh họ macrolid,
- thuốc ức chế HIV protease,
- nefazodone.
Theo lý thuyết, vì domperidone có tác động lên vận động dạ dày, nó có thể
ảnh hưởng sự hấp thu các thuốc uống đồng thời, đặc biệt là các thuốc giải phóng
hoạt chất kéo dài hoặc thuốc tan tại ruột. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân đang dùng
digoxin hoặc paracetamol, việc dùng đồng thời với domperidone không ảnh hưởng
nồng độ của những thuốc này trong máu.
Motilium hỗn dịch và Motilium-M có thể kết hợp với thuốc :
- hướng thần kinh, mà không làm gia tăng tác dụng của các thuốc này,
- thuốc đồng vận dopamin (bromocriptine L-dopa) nhằm giảm nhẹ các tác
dụng phụ ngoại biên của chúng như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn ói.
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
Tác dụng phụ rất hiếm, vài trường hợp co thắt ruột thoáng qua được ghi
nhận. Hiện tượng ngoại tháp hiếm thấy ở trẻ nhỏ và không gặp ở người lớn. Nếu
có, hiện tượng này sẽ phục hồi hoàn toàn và nhanh chóng ngay sau khi ngưng
thuốc.
Bởi vì tuyến yên nằm ngoài hàng rào máu não, Motilium có thể làm tăng


nồng độ prolactine trong máu. Trong những trường hợp hiếm gặp này, sự tăng
prolactine trong máu có thể gây ra hiện tượng liên quan nội tiết - thần kinh như
chứng vú to, sự tăng tiết sữa bất thường. Khi hàng rào máu não chưa trưởng thành
(như trẻ nhũ nhi) hoặc bất thường, tác dụng phụ thần kinh trung ương không hoàn
toàn được loại trừ. Hiếm gặp các trường hợp dị ứng, như là phát ban và nổi mề
đay.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Ăn không tiêu mạn :
Người lớn : mỗi lần 1 viên hoặc 10 ml hỗn dịch x 3 lần/ngày, 15-30 phút
trước bữa ăn và nếu cần thêm 1 lần trước khi đi ngủ.
Trẻ em : mỗi lần 1/2 viên hoặc 2,5 ml hỗn dịch/10 kg cân nặng, 3 lần/ngày
trước bữa ăn và nếu cần thêm 1 lần trước khi đi ngủ.
Nếu kết quả chưa hài lòng, liều trên có thể tăng gấp đôi ở người lớn và trẻ
em trên 1 tuổi.
Trong các trường hợp cấp và bán cấp (đặc biệt là buồn nôn và nôn) :
Người lớn : mỗi lần 2 viên hoặc 20 ml hỗn dịch, 3-4 lần trước bữa ăn và
trước khi đi ngủ.
Trẻ em từ 5-12 tuổi : mỗi lần 1 viên hoặc 2 x 2,5 ml/10 kg cân nặng, 3-4 lần
trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Trẻ em dưới 5 tuổi : không nên dùng dạng viên mà chỉ nên dùng Motilium
hỗn dịch.
Lưu ý :
- Nên uống thuốc trước bữa ăn. Nếu uống sau khi ăn, sự hấp thu thuốc có
thể bị chậm lại.
- Bệnh nhân suy thận, liều thường dùng nên giảm (xem Thận trọng lúc
dùng).
QUÁ LIỀU
Triệu chứng :
Triệu chứng quá liều bao gồm ngủ gà, mất định hướng và phản ứng ngoại
tháp, đặc biệt ở trẻ em.

Điều trị :
Trong trường hợp quá liều, cần điều trị với than hoạt và theo dõi sát bệnh
nhân.
Các thuốc kháng tiết cholin, thuốc điều trị parkinson, hay thuốc kháng
histamin với đặc tính kháng tiết cholin có thể giúp ích trong việc kiểm soát các
phản ứng ngoại tháp.
BẢO QUẢN
Bảo quản ở nhiệt độ 15-30
o
C



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×