Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 5):
Thuốc tím và xanh methylen
Tôi bị viêm da kẽ chân, bác sĩ kê cho tôi đơn thuốc, trong đó có dùng xanh
methylen... Xin hỏi, xanh methylen cũng là thuốc tím có phải không? Dùng nhiều
xanh methylen có nguy hiểm không? Có tác dụng phụ không?
Trước hết phải khẳng định với bạn là thuốc tím không phải là xanh
methylen. Đây là hai loại thuốc hoàn toàn khác nhau. Thuốc tím có thành phần là
kali permanganate. Thuốc tím có tác dụng diệt vi khuẩn do tính ôxy hóa cao, được
chỉ định dùng ngoài chống vi khuẩn, nấm; bơm thụt bàng quang điều trị bệnh niệu
dai dẳng; nấm biểu bì; mụn nước chứng viêm da chân. Thuốc tím có thể ôxy hóa
vài thứ thuốc và nọc độc, có thể dùng để rửa dạ dày, hủy chất độc, trị liệu ngộ độc
chloral hydrrat, barbituric, alcaloid. Thuốc tím có thể điều trị ngứa lá han, chữa
viêm âm đạo, thụt rửa bàng quang, dạ dày, viêm da eczema, bệnh nấm biểu bì và
cả rửa rau sống. Tuy nhiên cần pha dung dịch theo quy định hoặc theo chỉ định
của bác sĩ.
Trong khi đó, xanh methylen có thành phần là methylem blue (tên gọi khác
methylthioninium chloride). Xanh methylen được dùng trong điều trị
methemoglobin huyết do thuốc hoặc không rõ nguyên nhân. Thuốc được chỉ định
trong điều trị triệu chứng methemoglobin huyết (khi nồng độ methemoglobin trên
20%). Ngoài ra, xanh methylen còn có tác dụng sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các
mô. Thuốc chỉ định trong giải độc cyanid, nitroprusiat và các chất gây
methemoglobin huyết, sát khuẩn đường niệu sinh dục, dùng tại chỗ để điều trị
nhiễm virut ngoài da như Herpes simplex, điều trị chốc lở, viêm da mủ, làm thuốc
nhuộm các mô trong một số thao tác chẩn đoán (nhuộm vi khuẩn, xác định lỗ
rò...). Cần lưu ý, xanh methylen có thể gây một số tác dụng phụ không mong
muốn như: thiếu máu, một số triệu chứng ở đường tiêu hoá khi uống hoặc tiêm
tĩnh mạch liều cao. Đôi khi có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng,chóng mặt, đau
đầu, sốt, hạ huyết áp, đau vùng trước tim, kích ứng bàng quang, da có màu xanh...
Nếu dùng liều cao xanh methylen có thể ôxy hoá hemoglobin thành
methemoglobin huyết, hoặc có thể gây đau vùng trước tim, khó thở, bồn chồn, run
và kích ứng đường tiết niệu, có thể tan máu nhẹ kèm tăng biliburin huyết và thiếu
máu nhẹ.
Xử trí cấp cứu khi bị sốc thuốc
Sốc phản vệ còn được gọi là sốc quá mẫn (anaphylactic shock), đây là một
thể đặc biệt của tình trạng dị ứng thuốc. Sốc phản vệ thường xảy ra phần lớn do
sau khi dùng thuốc tiêm. Nó xảy ra tức thì, thường trong hoặc ngay sau khi tiêm
thuốc và là một loại tai biến nghiêm trọng nhất, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng
của bệnh nhân.
Các chất hoạt mạch, đặc biệt là loại histamin được giải phóng nhiều, chủ
yếu từ bạch cầu đa nhân ái kiềm, làm giãn các tiểu động mạch, mao mạch, làm
tăng tính thấm thành mạch dẫn đến giảm đột ngột thể tích máu tuần hoàn, làm co
thắt khí phế quản gây khó thở, tăng tiết các tuyến...
Nhiều loại thuốc có thể gây nên sốc phản vệ như kháng sinh, vaccin và
huyết thanh, một số vitamin tiêm tĩnh mạch, thuốc tê, thuốc chống viêm không
steroide... Phản ứng thường xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch nhưng cũng có thể xảy
ra khi dùng thuốc theo các đường khác như: tiêm bắp thịt, uống, nhỏ mắt, bôi
ngoài da...
Khi bệnh nhân bị sốc phản vệ do dùng thuốc, nhất là thuốc tiêm, phải cấp
cứu thật nhanh lúc tai biến xảy ra vì người bệnh có thể tử vong sau 2- 3 phút. Cho
bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, hai chân hơi cao, đặt garô phía trên
nơi tiêm thuốc. Việc xử trí cấp cứu khi bị sốc phản vệ phải do bác sĩ trực tiếp thực
hiện các biện pháp can thiệp khẩn cấp bằng thuốc adrenaline. Nếu không có
adrenaline có thể dùng dopamine liều cao để nâng và duy trì huyết áp. Ngoài ra,
cần tiến hành các biện pháp hồi sinh tổng hợp; nếu có ngừng tim, ngừng thở phải
xoa bóp tim ngoài lồng ngực, thổi ngạt hoặc bóp bóng hơi hỗ trợ hô hấp. Có thể sử
dụng thuốc nhóm corticoid hỗ trợ thêm cho tác dụng của adrenaline. Nếu có khó
thở thì cho thở ôxy, bóp bóng hơi hỗ trợ hô hấp, dùng aminophyline tiêm tĩnh
mạch... Nếu cần thì đặt nội khí quản và làm hô hấp hỗ trợ, dùng thuốc trợ tim
mạch, cân bằng nước và điện giải... Nên nhớ rằng, xử trí sốc phản vệ là một biện
pháp cần tiến hành khẩn cấp, nhanh, nhạy, kịp thời... tại các cơ sở y tế mới có hy
vọng đưa bệnh nhân ra khỏi tình trạng nguy kịch để tránh tử vong.
Có nên bổ sung calci?
Con trai tôi năm nay 12 tuổi, cháu cao 1m40 nặng 36kg. Hàng ngày cháu
ăn uống bình thường, có uống thêm sữa. so với các bạn cùng lớp cháu thấp hơn.
Tôi nghe nói cho cháu uống thêm viên calci sẽ giúp chiều cao của cháu tốt hơn có
đúng không? Nếu uống calci dài ngày thì có bị tác dụng phụ gì không? Tôi xin
cảm ơn!
Nguyễn Thúy Hạnh(Phú Thọ)
Chiều cao của con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như di truyền, nội
tiết, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Dinh dưỡng hợp lý và chế độ sinh hoạt phù
hợp giúp cho trẻ có được chiều cao tối đa trong giới hạn di truyền và thể lực của
trẻ. Trong đó đáng chú ý có hai giai đoạn liên quan mật thiết đến sự phát triển
chiều cao của trẻ đó là giai đoạn dưới 5 tuổi và giai đoạn dậy thì.
Theo như bạn nói thì con trai của bạn thuộc mức phát triển bình thường của
trẻ em nước ta, các bạn của cháu có thể do dậy thì sớm nên có chiều cao và cân
nặng hơn con bạn. Trong giai đoạn này bạn nên duy trì chế độ ăn và chế độ sinh
hoạt luyện tập hợp lý cho cháu. Ngoài ăn uống với khẩu phần ăn đa dạng, hợp lý
đủ protid, lipid, glucid, rau xanh, hoa quả tươi... thì bạn cũng nên cho cháu uống
sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua. Ngoài cung cấp calci
thì sữa và các chế phẩm từ sữa còn cung cấp protein, chất béo, vitamin D và rất
nhiều vi chất khác cần cho sự phát triển của cơ thể. Nếu với một chế độ ăn hợp lý,
cùng với khoảng 500ml sữa mỗi ngày là cung cấp đủ calci cho sự phát triển của trẻ
mà không cần bổ sung thêm bằng viên calci, vừa tốn kém, vừa không bổ sung đầy
đủ được các vi chất khác cho sự phát triển, hơn nữa nếu sử dụng không đúng cách
còn có thể gặp các tác dụng không mong muốn nhất là khả năng lắng đọng gây sỏi
thận.
Bên cạnh đó bạn cũng nên tạo điều kiện cho cháu có thời gian tiếp xúc với
ánh sáng mặt trời, nhất là vào buổi sáng sẽ bổ sung nhiều vitamin D, tham gia các